intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương bài giảng Kinh doanh sản phẩm thời trang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương bài giảng Kinh doanh sản phẩm thời trang gồm có những nội dung: Chương I: định hướng kinh doanh sản phẩm thời trang; chương II: phân tích cơ bản trước khi kinh doanh sản phẩm thời trang; chương III: các loại hình, tên, vị trí doanh nghiệp; chương IV: hoạt động hỗ trợ sự hiện diện của doanh nghiệp; chương V: internet trong kinh doanh sản phẩm thời trang; chương VI: quản lý tài trợ và dòng tiền trong kinh doanh sản phẩm thời trang; chương VII: kế hoạch marketing trong kinh doanh sản phẩm thời trang; chương VIII: hoạt động xúc tiến trong kinh doanh sản phẩm thời trang; chương IX: kế hoạch kinh doanh sản phẩm thời trang. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương bài giảng Kinh doanh sản phẩm thời trang

  1. MỤC LỤC Chƣơng I: ĐỊNH HƢỚNG KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG .............. 1 I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG .................... 1 II. KHÁM PHÁ Ý TƢỞNG KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG .................. 2 III. XÁC ĐỊNH KỸ NĂNG, SỞ THÍCH VÀ TÍNH CÁCH CÁ NHÂN ....................... 4 Chƣơng II: PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRƢỚC KHI KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG ............................................................................................................... 8 I. TẠO MỘT Ý TƢỞNG KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG KHẢ THI ..... 8 1. Môi trƣờng kinh doanh sản phẩm thời trang............................................................... 8 2. Nghiên cứu thị trƣờng ................................................................................................. 9 3. Tìm kiếm thị trƣờng mục tiêu ................................................................................... 10 II. THU THẬP DỮ LIỆU ............................................................................................. 11 1. Dữ liệu thứ cấp .......................................................................................................... 11 2. Dữ liệu sơ cấp............................................................................................................ 11 III. PHÂN TÍCH THỊ TRƢỜNG .................................................................................. 12 IV. PHÂN TÍCH CẠNH TRANH ................................................................................ 13 V. HỢP NHẤT CÁC THÔNG TIN .............................................................................. 16 Chƣơng III: CÁC LOẠI HÌNH, TÊN, VỊ TRÍ DOANH NGHIỆP........................ 18 I. LOẠI HÌNH KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG ..................................... 18 1. Doanh nghiệp tƣ nhân ............................................................................................... 18 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ........................................................... 18 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên ............................................ 19 4. Công ty cổ phần ........................................................................................................ 21 5. Hộ kinh doanh cá thể................................................................................................. 23 6. Tổ chức nhân sự trong kinh doanh thời trang ........................................................... 26 II. TÊN KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG ................................................. 27 III. CHỌN VỊ TRÍ KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG ............................... 28 1. Đánh giá vị trí ............................................................................................................ 28 2. Trung tâm mua sắm ................................................................................................... 29 Chƣơng IV: HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SỰ HIỆN DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP 32 I. NHẬN DIỆN ............................................................................................................. 32 II. DANH THIẾP .......................................................................................................... 33 III. TÀI LIỆU QUẢNG CÁO ....................................................................................... 33 IV. ẤN PHẨM THƢƠNG MẠI ................................................................................... 34 Chƣơng V: INTERNET TRONG KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG . 36 I. KẾT NỐI INTERNET ............................................................................................... 36
  2. II. TRUYỀN THÔNG VỚI KHÁCH HÀNG VÀ NHÀ CUNG CẤP ......................... 36 III. TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET ....................................................... 36 IV. MUA SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN .............................................. 37 V. PHÁT TRIỂN MỘT WEBSITE .............................................................................. 37 1. Cách sử dụng một website ........................................................................................ 37 2. Khởi tạo một trang mạng .......................................................................................... 38 Chƣơng VI: QUẢN LÝ TÀI TRỢ VÀ DÒNG TIỀN TRONG KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG ...................................................................................... 41 I. QUẢN LÝ TÀI TRỢ TRONG KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG ........ 41 1. Tài trợ từ hoạt động vay mƣợn ................................................................................. 41 2. Nguồn lực sẵn có ...................................................................................................... 42 II. QUẢN LÝ DÒNG TIỀN TRONG KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG . 42 1. Báo cáo dòng tiền ..................................................................................................... 43 2. Sử dụng bảng tính để xây dựng báo cáo dòng tiền ................................................... 43 Chƣơng VII: KẾ HOẠCH MARKETING TRONG KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG ............................................................................................................ 47 I. KẾ HOẠCH SẢN PHẨM THỜI TRANG ............................................................... 47 1. Định nghĩa sản phẩm thời trang................................................................................ 47 2. Sản phẩm thời trang .................................................................................................. 47 3. Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm thời trang .................................................... 48 4. Định vị sản phẩm thời trang ..................................................................................... 48 II. KẾ HOẠCH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM THỜI TRANG ........................................ 49 1. Định nghĩa phân phối sản phẩm thời trang............................................................... 49 2. Kế hoạch phân phối sản phẩm thời trang ................................................................. 49 III. KẾ HOẠCH GIÁ SẢN PHẨM THỜI TRANG..................................................... 50 1. Định nghĩa giá sản phẩm thời trang .......................................................................... 50 2. Các phƣơng pháp định giá sản phẩm thời trang ....................................................... 51 3. Tiến trình định giá sản phẩm thời trang.................................................................... 52 IV. KẾ HOẠCH XÚC TIẾN SẢN PHẨM THỜI TRANG ......................................... 52 1. Định nghĩa xúc tiến sản phẩm thời trang .................................................................. 52 2. Mục đích của xúc tiến ............................................................................................... 52 3. Tầm quan trọng của xúc tiến .................................................................................... 53 4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến xúc tiến .......................................................................... 53 5. Các thành phần trong xúc tiến .................................................................................. 53 6. Tiến trình thực hiện xúc tiến ..................................................................................... 56 Chƣơng VIII: HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN TRONG KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG ............................................................................................................ 59
  3. I. PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO TRONG KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG .................................................................................................. 59 1. Định nghĩa ................................................................................................................. 59 2. Phƣơng tiện quảng cáo .............................................................................................. 60 II. PHƢƠNG PHÁP THAY THẾ ................................................................................. 62 1. Hiển thị (Displays) .................................................................................................... 62 2. Sự tham gia của cộng đồng (Community Involvement) ........................................... 62 3. Mạng lƣới (Networking) ........................................................................................... 62 4. Hội chợ và triễn lãm thƣơng mại (Trade Show and Exhibit).................................... 62 5. Thƣ trực tiếp (Direct Mail)........................................................................................ 62 6. Thƣ điện tử trực tiếp (Direct Email) ......................................................................... 63 8. Giảm giá (Discounts) ................................................................................................ 63 9. Promotional Gimmicks ............................................................................................. 63 III. MARKETING TRÊN WEBSITE CHO SẢN PHẨM THỜI TRANG .................. 63 Chƣơng IX: KẾ HOẠCH KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG .............. 66 I. PHÁT THẢO KẾ HOẠCH KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG .............. 66 1. Trang bìa (The Cover Sheet) ..................................................................................... 66 2. Tóm tắt quan trọng (The Executive Summary) ........................................................ 66 3. Mục lục (Table of Contents) ..................................................................................... 66 4. Phần I: Kế hoạch tổ chức .......................................................................................... 66 5. Phần II: Kế hoạch marketing..................................................................................... 67 6. Phần III. Tài liệu tài chính......................................................................................... 67 7. Phần IV. Tài liệu hỗ trợ ............................................................................................. 68 II. CHỈNH SỬA KẾ HOẠCH KINH DOANH ............................................................ 68 III. ĐỊNH DẠNG BẢNG KẾ HOẠCH KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG ....................................................................................................................................... 68
  4. Chương I: Định hƣớng kinh doanh sản phẩm thời trang 1 Chương I: ĐỊNH HƢỚNG KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG Chương I trình bày các nội dung liên quan đến định hướng kinh doanh như: xác định mục tiêu kinh doanh, khám phá ý tưởng kinh doanh, xác định kỹ năng, sở thích và tính cách cá nhân. I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG Trƣớc khi kinh doanh một sản phẩm thời trang thì cần tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh, khái niệm kinh doanh thời trang, đặc điểm sản phẩm thời trang. Hoạt động kinh doanh bao gồm bất kỳ hoạt động nào mà doanh nghiệp tham gia với mục đích chính là tạo ra lợi nhuận. Đây là một thuật ngữ chung bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế đƣợc thực hiện bởi một công ty trong quá trình kinh doanh. Hoặc theo Cambridge Learner’s Dictionary (2012), thì kinh doanh là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ do một công ty cụ thể làm điều này, hoặc công việc làm để kiếm tiền. Từ những nhận định trên có thể hiểu kinh doanh thời trang là những hoạt động mà một doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện mua và bán hàng hoá hoặc dịch vụ liên quan đến sản phẩm thời trang nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp hoặc cá nhân đó. Khi bắt đầu kinh doanh sản phẩm thời trang cũng nên tìm hiểu về những đặc điểm của ngành hàng thời trang theo quan điểm của ngƣời mua. Sản phẩm thời trang có nhiều loại ví dụ nhƣ quần áo, giày dép, đồ thể thao, đồ thời trang truyền thống nhƣ áo dài, kimono, hoặc đồng phục, thời trang ở nhà, phụ kiện thời trang, … Tuy nhiên giới hạn trong nội dung học phần chỉ này đề cập đến hàng thời trang liên quan đến sản phẩm quần áo. Đầu tiên, khi tiến hành kinh doanh cần phải trả lời câu hỏi “Tại sao nên bắt đầu kinh doanh?”. Tất nhiên, động cơ thúc đẩy một cá nhân tiến hành kinh doanh thì có rất nhiều lý do cho việc này nhƣ: muốn làm chủ, xây dựng tƣơng lai, theo đuổi giấc mơ, kiếm thật nhiều tiền. Nếu động cơ thúc đẩy để bắt đầu kinh doanh là lợi nhuận thì ngƣời khởi sự kinh doanh nên phân tích lợi nhuận của một doanh nghiệp khi kinh doanh mặc hàng thời trang đƣợc hình thành từ đâu. Có nghĩa là một doanh nghiệp khi kinh doanh phải trang trải tất cả chi phí, thanh toán tất cả các khoản chi phí phát sinh, trang trải những nhu cầu tài chính cá nhân của ngƣời khởi sự kinh doanh và có doanh thu ròng đủ lớn để việc kinh doanh phát triển. Hãy tập trung vào vai trò của việc kinh doanh này đối với các tình huống tài chính cá nhân bằng cách trả lời những câu hỏi sau: Việc kinh doanh này sẽ tạo ra nguồn thu nhập đáng kể hay không? Việc kinh doanh này sẽ gia tăng thu nhập hiện tại không? Trƣớc khi thực hiện những giai đoạn tiếp theo cho ý tƣởng kinh
  5. Chương I: Định hƣớng kinh doanh sản phẩm thời trang 2 doanh sản phẩm thời trang nên xem lại những nhu cầu tài chính cá nhân. Để hỗ trợ xem xét nhu cầu tài chính cá nhân nên lập bảng chi phí cá nhân hàng tháng sẽ giúp tính toán tổng chi phí hàng tháng cho cuộc sống cá nhân. Thông tin trong bảng chi phí cá nhân sẽ giúp xác định đƣợc tài sản sở hữu và sử dụng tiền mặt để thanh toán cho hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động kinh doanh sản phẩm thời trang thành công cho phép tạo ra lợi nhuận mong muốn và đƣợc làm một công việc mà ngƣời kinh doanh yêu thích. Hãy nghiên cứu cẩn thận và lên kế hoạch thực hiện kinh doanh sản phẩm thời trang mà đáp ứng đƣợc nhu cầu, mang lại niềm vui, tự hào và tạo ra doanh thu đủ lớn để đáp ứng đƣợc nhu cầu cá nhân, thanh toán cho những nhu cầu cá nhân và tạo ra lợi nhuận nhằm phát triển tƣơng lai. Từ khoá nội dung trong xác định mục tiêu kinh doanh sản phẩm thời trang là nghiên cứu và hoạch định. Hãy liên tục nghiên cứu và tạo ra giá trị gia tăng cho hoạt động kinh doanh sản phẩm thời trang. II. KHÁM PHÁ Ý TƢỞNG KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG Ý tƣởng cho việc kinh doanh sản phẩm thời trang đến từ nhiều nguồn nhƣ sở thích, những trải nghiệm cá nhân, những hoạt động giải trí… Ngƣời khởi sự kinh doanh có thể phát triển một dòng sản phẩm thời trang đặc biệt theo ý tƣởng của ngƣời khởi sự kinh doanh cho một phân khúc thị trƣờng nào đó. Ví dụ ngƣời khởi sự kinh doanh có thể kinh doanh sản phẩm thời trang dành cho phụ nữ mang bầu, nếu ngƣời khởi sự kinh doanh có kiến thức và chuyên môn trong ngành dệt, thiết kế thì có thể xem xét việc bắt đầu kinh doanh quần áo cho bà bầu vì các bà mẹ cũng muốn mình trông thật tuyệt vời và phong cách khi mang bầu. Hãy bán những gì mà ngƣời kinh doanh biết về sản phẩm thời trang. Bất cứ một kiến thức hay kỹ năng đặc biệt nào đều có thể chuyển thành hoạt động kinh doanh. Ngƣời kinh doanh hoàn toàn có thể thiết kế một bộ sƣu tập của riêng mình, viết một cuốn sách, mở một cửa hàng chuyên bán quần áo do chính tay ngƣời kinh doanh thiết kế, thậm chí có thể mở một buổi trình bày về xu hƣớng thời trang trong năm tới. Những kiến thức giống nhau có thể đƣợc sử dụng để truy xuất thông tin hữu ích cho nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau. Ngƣời kinh doanh có thể chuẩn bị nghiên cứu về nhân khẩu học, cơ sở dữ liệu, khảo sát thị trƣờng và danh sách các nguồn thông tin. Ngƣời kinh doanh có thể phát triển hoạt động kinh doanh sản phẩm thời trang dựa trên kiến thức và sự am hiểu về công nghệ, thiết bị mà ngƣời kinh doanh có lợi thế. Ví dụ ngƣời kinh doanh có thể thiết kế một mẫu áo trên máy vi tính bằng các phần mềm chuyên dụng sau đó ngƣời kinh doanh có thể bán mẫu áo cho ngƣời khác sản xuất, thậm chí ngƣời kinh doanh chắc chắn với ý tƣởng của mình, ngƣời kinh doanh có thể tìm kiếm nhà sản xuất và rồi tự bán sản phẩm đã thiết kế ra. Một lý do khác để ngƣời khởi sự kinh doanh sản phẩm thời trang là sử dụng kỹ
  6. Chương I: Định hƣớng kinh doanh sản phẩm thời trang 3 năng đƣợc tích luỹ từ việc đi làm để thực hiện hoạt động kinh doanh cho riêng mình. Ví dụ nhƣ, kế toán, quản lý hệ thống tiền lƣơng, ngƣời viết sách, chuyên gia máy tính, thậm chí là sinh viên mới ra trƣờng lấy kinh nghiệm từ những năm tháng đi học và đi làm tích luỹ kinh nghiệm và tài chính để theo đuổi đam mê của mình. Nếu ngƣời kinh doanh có đam mê lĩnh vực thời trang, có kiến thức về thời trang, đã từng làm việc tại các công ty hay cửa hàng thời trang thì hoàn toàn có lý do chính đáng để khởi sự kinh doanh về lĩnh vực thời trang do chính cá nhân làm chủ. Hoặc, khi những công ty cắt giảm quy mô (downsize) và thuê ngoài (outsource), những cơ hội mới sẽ tăng lên cho các cá nhân muốn trở thành ngƣời làm công cho chính mình. Ngoài ra, ngƣời kinh doanh muốn khám phá một ý tƣởng kinh doanh về sản phẩm thời trang mà lĩnh vực này hoàn toàn mới. Nếu ngƣời kinh doanh chƣa có nhiều thông tin về lĩnh vực thời thời trang mà ngƣời kinh doanh muốn khởi sự kinh doanh thì hãy tham gia một lớp học, hoặc đi học việc, hoặc làm việc trong lĩnh vực mà bạn quan tâm. Nếu muốn kinh doanh trong lĩnh vực thời trang có thể học tất cả các khía cạnh kinh doanh liên quan đến lĩnh vực thời trang, hoặc thậm chí có thể làm việc trong những công ty thời trang để tích luỹ kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn chẳng hạn nhƣ cách đặt hàng các nhà cung cấp nhƣ thế nào, tổ chức việc giao hàng nhƣ thế nào, kiểm soát hàng tồn kho ra sao, xử lý các hoá đơn và đơn đặt hàng nhƣ thế nào? Điểm mạnh của doanh nghiệp hoặc cửa hàng thời trang là gì? Có thể cải thiện hoạt động kinh doanh nhƣ thế nào? Bởi vì ngƣời kinh doanh không thể sao chép kế hoạch kinh doanh của đơn vị khác đƣợc. Khi ngƣời kinh doanh học ngành thiết kế thời trang sẽ cảm nhận và hiểu đƣợc các thuật ngữ trong ngành và các qui trình trong ngành thời trang. Ngƣời kinh doanh sẽ thật sự tìm thấy những vấn đề mà họ yêu thích công việc với ngành thời trang từ đó thúc đẩy họ muốn kinh doanh sản phẩm thời trang của riêng mình. Một doanh nhân có sự sáng tạo có thể phát triển một sản phẩm thời trang có phong cách mới hoặc cải thiện một sản phẩm thời trang đang hiện hữu trên thị trƣờng bởi vì bây giờ là thời đại mà ngƣời kinh doanh phải tìm kiếm nhu cầu và thoả mãn nhu cầu đó. Một sản phẩm mới thƣờng tạo ra từ trí tƣởng tƣợng và nếu ngƣời kinh doanh không nghĩ đến một thứ gì đó mới thì hãy nhớ rằng rất nhiều sản phẩm thời trang đang tồn tại có thể đƣợc cải tiến liên tục để tạo ra tính mới cho sản phẩm thời trang mà khách hàng sẽ đón nhận sản phẩm nếu điều đó đáp ứng đƣợc thị hiếu, sở thích, phù hợp với xu hƣớng thời trang hiện hành hoặc chí ít thì nó phù hợp với thu nhập của họ. Một số ý tưởng kinh doanh sản phẩm thời trang có thể tham khảo như: 1. Dịch vụ in và thêu: Các nhà thiết kế thời trang hoặc công ty may mặc luôn cần hoàn thiện sản phẩm với các chi tiết thêu, đính, in họa tiết v.v.. Nếu chọn mô hình kinh doanh này, ngƣời kinh doanh sẽ phải đầu tƣ một số trang thiết bị và đào tạo nhân công về mặt kỹ thuật.
  7. Chương I: Định hƣớng kinh doanh sản phẩm thời trang 4 2. Cho thuê quần áo: Cho thuê quần áo là một hình thức kinh doanh thời trang còn khá mới mẻ và chƣa phổ biến ở Việt Nam (ngoại trừ thời trang cƣới). Tuy nhiên, ở nƣớc ngoài, có rất nhiều doanh nghiệp bắt đầu bằng việc cho ngƣời nổi tiếng thuê các trang phục cao cấp đƣợc thiết kế riêng cho các sự kiện. 3. Sản xuất và thiết kế đồng phục: Ngƣời có thể sản xuất đồng phục cho các trƣờng học, các đội thể thao, nhà máy và các tổ chức xã hội… Nếu có lực lƣợng thiết kế tốt, chỉn chu trong in ấn, chất liệu vải trung thực và giá cả phải chăng, ngƣời kinh doanh hoàn toàn có thể tìm đƣợc lƣợng khách hàng dồi dào và đều đặn hàng năm. 4. Quần áo vintage: Bên cạnh những cửa hàng thời trang hiện đại luôn cập nhật những xu hƣớng mới nhất thì những cửa hàng bán quần áo mang hơi hƣớm cổ điển cũng rất đƣợc ƣa chuộng. Trong vài năm trở lại đây, thời trang vintage đã trở lại và đƣợc đón nhận nồng nhiệt. 5. Bán quần áo cũ: Ngày nay, quan niệm về thời trang và quần áo đã thay đổi khá nhiều. Nếu trƣớc kia, chỉ những ngƣời lao động nghèo mới mua đồ “cũ” ngoài chợ trời thì bây giờ ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng quần áo cũ vì rất nhiều yếu tố: đẹp, độc, bền và rẻ. Mặc dù vậy, để tìm đƣợc một món đồ ƣng ý, ngƣời mua phải ra các khu chợ đồ cũ, kiên nhẫn ngụp lặn hàng giờ trong đống quần áo cũ. Vì vậy, nếu ngƣời kinh doanh đầu tự bán quần áo cũ đã đƣợc chọn lọc với nguồn hàng đa dạng, chắc chắn sẽ có nhiều ngƣời tìm đến cửa hàng. 6. Thƣơng hiệu quần áo riêng: Ngƣời kinh doanh cũng có thể xem xét việc bắt đầu kinh doanh thời trang với thƣơng hiệu riêng. Nhƣng cần phải có nguồn tài chính đủ mạnh và thời gian để làm điều này. 7. Dịch vụ sửa chữa hoặc phục hồi quần áo: Đôi khi một ngƣời giảm cân và quần áo của họ trở nên rộng hoặc có ngƣời rất thích một chiếc váy nhƣng cỡ của nó lại hơi nhỏ so với họ, đó là lý do họ cần những dịch vụ sửa chữa quần áo. Ngƣời kinh doanh có thể giúp họ khắc phục vấn đề may mặc một cách chuyên nghiệp hơn bằng cách thêm vào các dịch vụ tƣ vấn, lƣu trữ thông tin và chế độ hậu mãi v.v… III. XÁC ĐỊNH KỸ NĂNG, SỞ THÍCH VÀ TÍNH CÁCH CÁ NHÂN Bây giờ là thời gian chúng ta quay trở lại và xác định mục tiêu mà chúng ta muốn tìm kiếm những gì ở phía trƣớc. Hãy luôn nhớ rằng làm chủ một cửa hàng nói chung và làm chủ hoạt động kinh doanh sản phẩm thời trang nói riêng không phải dành cho tất cả mọi ngƣời. Khi một số ngƣời có thể có động lực và mong muốn làm chủ, họ có thể không có thời gian hoặc không có nhiều kiến thức, kỹ năng để điều tra những đặc điểm và khả năng nghiên cứu của họ về ý tƣởng kinh doanh. Hãy đánh giá cẩn thận kỹ năng của ngƣời khởi sự kinh doanh, sự quan tâm và tính cách có thể giúp họ xác định có phù hợp để làm chủ và vận hành một hoạt động kinh doanh thời trang hay không. Kỹ năng là khả năng sử dụng thành thạo kiến thức. Sự quan tâm là những thứ mà
  8. Chương I: Định hƣớng kinh doanh sản phẩm thời trang 5 ngƣời kinh doanh thích làm và điều đó mang lại cho họ sự vui vẻ. Tính cách là những đặc điểm và đặc trƣng của cá nhân mà nó làm cho họ trở nên độc đáo. Theo Moloi (2014), một số tính cách cá nhân cần có cho một ngƣời khi muốn khởi sự kinh doanh thời trang là chấp nhận rủi ro (Risk taking), tự tin (Self- confidence), tham vọng (Ambition), động lực (Motivation), thái độ tích cực (Positive attitude), sáng tạo và đổi mới (Creative and Innovation), nhận biết cơ hội (Opportunity recognition), cam kết (Commitment). Ngƣời kinh doanh có thể có những những kỹ năng hàng ngày, sự quan tâm hàng ngày, tính cách cá nhân có thể phát triển và tận dụng cho mục đích kinh doanh. Khi ngƣời kinh doanh hoàn tất đánh giá cá nhân thì họ đã sẵn sàng đƣa ra ý tƣởng kinh doanh phù hợp với cá nhân đó. Khả năng một ngƣời làm tốt việc kinh doanh của họ có thể mang lại nhiều lợi ích cho họ nhƣng nếu họ không thích công việc đó nó sẽ sớm trở thành gánh nặng. Ngoài ra, ngƣời kinh doanh nên đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của chính họ để có thể chỉ ra lĩnh vực mà ở đó họ thiếu những kỹ năng phù hợp. Ngƣời kinh doanh không có một sự thành thạo phù hợp để bắt đầu kinh doanh, nhƣng họ phải có sự am hiểu thực tế về điểm mạnh và điểm yếu. Hãy nhớ rằng không một ngƣời chủ nào biết tất cả mọi thứ. Vì thế ngƣời khởi sự kinh doanh nên phân tích thông qua đánh giá điểm mạnh và điểm yếu sẽ hỗ trợ nhận biết đƣợc những vấn đề đó và có giải pháp phù hợp nếu họ thực sự muốn gia nhập vào lĩnh vực kinh doanh sản phẩm thời trang. Nếu ngƣời khởi sự kinh doanh xác định đƣợc lĩnh vực mà trong đó mà họ cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia khác. Khi họ có ý tƣởng cho loại hình kinh doanh thời trang hãy tham gia các lớp học để học toàn bộ những gì mà họ cần khi chọn một lĩnh vực kinh doanh. Hãy tìm một công việc trong lĩnh vực mà họ quan tâm và làm phong phú chuyên môn của họ. Khi tham gia các lớp học hoặc các chủ đề kinh doanh nhƣ lƣu trữ hồ sơ, marketing, tài chính và kế hoạch kinh doanh. Hãy nhìn nhận điểm mạnh và điểm yếu nhƣ một ngƣời chủ và ngƣời kinh doanh từ đó đƣa ra những ý tƣởng kinh doanh phù hợp với loại hình và sản phẩm muốn kinh doanh. Hãy làm điều này trƣớc khi quyết định từ bỏ công việc hiện tại, trƣớc khi đầu tƣ tiền hoặc trƣớc khi bỏ thời gian để theo đuổi hoạt động kinh doanh sản phẩm thời trang. Khi ngƣời khởi sự kinh doanh quyết định thực hiện kinh doanh hãy trả lời các câu hỏi sau: - Ngƣời khởi sự kinh doanh có những kỹ năng cần thiết để điều hành hoạt động kinh doanh của mình hay không? - Ngƣời khởi sự kinh doanh có biết mình cần những gì và tìm kiếm sự hỗ trợ đó ở đâu? - Ngƣời khởi sự kinh doanh có đủ thời gian học những thứ mà họ cần biết hay
  9. Chương I: Định hƣớng kinh doanh sản phẩm thời trang 6 không? - Ngƣời khởi sự kinh doanh có đủ tiền để để thuê nhân viên hoặc trả tiền cho tƣ vấn viên hay không? - Ngƣời khởi sự kinh doanh có thích thú về những hoạt động kinh doanh mà họ dự định kinh doanh cụ thể hay không? - Ngƣời khởi sự kinh doanh có cam kết là họ sẽ kinh doanh thành công hay không? - Ngƣời khởi sự kinh doanh có sẵn sàng cống hiến thời gian cần thiết để phát triển một doanh nghiệp thành công hay không? - Có đủ khách hàng có nhu cầu để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của họ hay không? - Ngƣời khởi sự kinh doanh có thể cạnh tranh hiệu quả trong thị trƣờng mà họ muốn kinh doanh hay không? - Ngƣời khởi sự kinh doanh có thể hiểu đƣợc báo cáo tài chính cũng nhƣ dòng tiền, lãi lỗ, và bảng cân đối kế toán hay không? - Ngƣời khởi sự kinh doanh có thể phát triển một bảng kế hoạch kinh doanh mà họ sử dụng cho hoạt động kinh doanh của họ hay không? Để trở thành một ngƣời chủ điều hành một doanh nghiệp thành công, ngƣời kinh doanh phải trả lời “Có” cho tất cả các câu hỏi trên. Nghiên cứu ý tƣởng kinh doanh và hiểu đƣợc sự phù hợp nhƣ thế nào với tính cách và nền tảng mà ngƣời kinh doanh đang sở hữu. Hãy chỉ ra đƣợc điểm mạnh và điểm yếu của ngƣời kinh doanh sau đó lên kế hoạch để hạn chế điểm yếu của họ. Nếu cần thiết phải tham gia lớp học hoặc thuê tƣ vấn viên hãy tính toán cả chi phí và thời gian liên quan, ngƣời kinh doanh cố gắng xây dựng bảng dự trù chi phí phải trả cho kế hoạch kinh doanh của mình. Ngƣời kinh doanh nên trì hoãn việc kinh doanh của mình cho đến khi bạn có đƣợc kiến thức và hỗ trợ đƣợc những thứ mà họ cần.
  10. Chương I: Định hƣớng kinh doanh sản phẩm thời trang 7 CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Hãy đƣa ra ít nhất 2 ý tƣởng kinh doanh sản phẩm thời trang và mô tả lý do tại sao bạn lại chọn ý tƣởng kinh doanh này? Câu 2: Xác định kỹ năng, sở thích và tính cách của bạn có phù hợp với ý tƣởng kinh doanh mà bạn muốn kinh doanh hay không?
  11. Chương II: Phân tích cơ bản trƣớc khi kinh doanh sản phẩm thời trang 8 Chương II: PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRƢỚC KHI KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG Chương II trình bày những nội dung phân tích cơ bản trước khi kinh doanh như: tạo một ý tưởng kinh doanh khả thi, thu thập dữ liệu, phân tích cạnh tranh, hợp nhất các thông tin phân tích cơ bản trước khi quyết định thực hiện những giai đoạn tiếp theo của hoạt động kinh doanh. I. TẠO MỘT Ý TƢỞNG KINH DOANH SẢN PHẨM THỜI TRANG KHẢ THI Nếu ngƣời kinh doanh chƣa có một ý tƣởng kinh doanh, họ nên khảo lƣợc lại những trải nghiệm của họ trong quá khứ. Ngƣời kinh doanh nên trả lời những câu hỏi sau: Người khởi sự kinh doanh có sở thích cụ thể nào không? Người khởi sự kinh doanh có những kiến thức độc đáo nào không? Người khởi sự có đam mê đối với thứ gì đó chẳng hạn như thời trang trẻ em, thời trang người lớn tuổi, quan tâm những vấn đề xã hội hoặc chính trị hay không? Người kinh doanh đã trải qua bao nhiêu năm làm việc trong ngành thời trang hoặc một chức năng công việc nào đó trong ngành thời trang hay không? Người kinh doanh có những kỹ năng đặc biệt nào trong lĩnh vực thời trang hay không? Thỉnh thoảng điều này sẽ hỗ trợ ngƣời kinh doanh nhận đƣợc những phản hồi từ ngƣời mà biết họ là một ngƣời nhƣ thế nào. Hãy hỏi họ về điểm mạnh và điểm yếu của ngƣời khởi sự kinh doanh trong ngành thời trang. Hãy tìm kiếm ý tƣởng kinh doanh thời trang từ phƣơng pháp công não mà nó phù hợp với nền tảng và sự quan tâm về vấn đề khởi sự kinh doanh thời trang. Nó là một điểm quan trọng mà ý tƣởng kinh doanh thời trang mà ngƣời kinh doanh biết và thích, đam mê với điều đó. Sau đó, ngƣời kinh doanh sẽ trải qua thời gian khó khăn để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh tiềm năng, biết về khách hàng của họ, ngƣời kinh doanh viết kế hoạch kinh doanh và điều hành kinh doanh của họ. Ngƣời kinh doanh sẽ cảm thấy tốt hơn khi mọi việc này hoàn thành theo sự mong muốn của họ. Để có một ý tƣởng kinh doanh sản phẩm thời trang khả thì ngƣời khởi sự kinh doanh cần thực hiện các nội dung sau đây: 1. Môi trƣờng kinh doanh sản phẩm thời trang 1.1. Môi trường vĩ mô Các yếu tố liên quan đến môi trƣờng vĩ mô nhƣ chính trị và pháp lý, công nghệ, nhân khẩu học, văn hoá và xã hội, kinh tế không những ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh sản phẩm thời trang mà còn ảnh hƣởng lên môi trƣờng marketing của hoạt động kinh doanh. 1.2. Môi trường vi mô Môi trƣờng vi mô gồm có 5 yếu tố nhƣ nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà trung
  12. Chương II: Phân tích cơ bản trƣớc khi kinh doanh sản phẩm thời trang 9 gian, ngƣời tiêu dùng và công chúng. Mỗi yếu tố đều liên quan và có vai trò khác nhau. Chẳng hạn nhà cung cấp là ngƣời có ý tƣởng cho sản phẩm thời trang mới, nhà sản xuất tạo ra sản phẩm thời trang hàng loạt, còn nhà trung gian làm cho ngƣời tiêu dùng mua sản phẩm thời trang. 2. Nghiên cứu thị trƣờng Nghiên cứu thị trƣờng liên quan đến việc chỉ ra mong muốn và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm thời trang và xác định cách mà doanh nghiệp của ngƣời khởi sự kinh doanh có thể thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng về sản phẩm thời trang. Ngƣời kinh doanh sẽ cần xác định năng lực đối thủ cạnh tranh và sự thành công trên thị trƣờng ngành hàng thời trang của đối thủ. Dựa trên kết quả nghiên cứu, ngƣời kinh doanh sẽ tạo ra doanh thu – tổng số tiền mà đi vào từ hoạt động kinh doanh của họ – và chi phí – tổng số tiền mà họ cần phải thanh toán. Nghiên cứu thị trƣờng cung cấp đầy đủ thông tin về thị trƣờng thời trang mà điều này sẽ giúp ngƣời tiêu dùng quyết định là ý tƣởng kinh doanh thời trang của họ có khả thi hay không. Bắt đầu bằng việc thu thập dữ liệu mà dữ liệu này là dữ liệu ứng dụng trong hoạt động kinh doanh mặt hàng thời trang. Có hai loại thông tin ngƣời kinh doanh cần thu thập. Đầu tiên, hãy bắt đầu bằng việc quan sát tổng quát về môi trƣờng và phân tích xu hƣớng, loại dữ liệu sử dụng trong giai đoạn này là dữ liệu thứ cấp (Secondary Data). Một khi ngƣời kinh doanh xác định đƣợc tổng quan về môi trƣờng, giai đoạn tiếp theo cần thông tin chi tiết và chính xác hơn về thị trƣờng thông qua những phản hồi của cá nhân, dữ liệu ngƣời kinh doanh sử dụng trong giai đoạn này là loại dữ liệu sơ cấp (Primary Data). Tuy nhiên, ngƣời kinh doanh không nhất thiết phải thực hiện công việc này vì có những đại lý hoặc cá nhân sẽ thay họ thực hiện nghiên cứu thị trƣờng. Họ thực hiện nghiên cứu tổng quan về môi trƣờng, thực hiện khảo sát thị trƣờng, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và đƣa ra những khuyến nghị hay những hàm ý quản trị cho họ. Điều này sẽ làm cho chi phí kinh doanh của họ tăng lên và trở thành gánh nặng chi phí cho những doanh nghiệp nhỏ vừa khởi sự kinh doanh. Để giảm bớt chi phí hoạt động nghiên cứu thị trƣờng do bên thứ ba thực hiện ngƣời kinh doanh có thể tự thực hiện nghiên cứu thị trƣờng điều này mang lại cho họ lợi thế là am hiểu nhiều hơn về ngành hàng và khách hàng của họ. Ngƣời kinh doanh cũng muốn xác định xu hƣớng trong thị trƣờng mà họ hƣớng đến để phục vụ cho khách hàng. Một số xu hƣớng thị trƣờng mà ngƣời kinh doanh có thể quan tâm nhƣ: Công nghệ: đổi mới công nghệ hiện tại cho phép ngƣời kinh doanh chạm đến thị trƣờng nhanh hơn và dễ dàng hơn. Thƣơng mại điện tử cho phép mua bán sản phẩm và dịch vụ thông qua internet. Hội thảo từ xa cho phép thực hiện các cuộc họp mà không
  13. Chương II: Phân tích cơ bản trƣớc khi kinh doanh sản phẩm thời trang 10 cần rời khỏi văn phòng. Thƣơng mại quốc tế: Ngôn ngữ không phải là một rào cản quá lớn trong thƣơng mại. Thƣơng mại quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội tuyệt vời cho những doanh nghiệp nhỏ. Thị trƣờng khách hàng trẻ tuổi phát triển nhanh: tốc độ tăng trƣởng dân số cao tạo ra cơ hội kinh doanh cho một số các sản phẩm nhƣ: đồ chơi, trò chơi, quần áo, sản phẩm chăm sóc hàng ngày, thể thao, và những hoạt động thể chất ngoài trời. Điều kiện môi trƣờng mà ngƣời kinh doanh muốn bắt đầu hoạt động kinh doanh là gì? Hãy tìm kiếm xu hƣớng trong ngành của ngƣời kinh doanh? Hợp đồng thƣơng mại và hiệp hội chuyên nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh của ngƣời kinh doanh xác định nhu cầu cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang xem xét thƣơng mại hoá. Những tổ chức này có thể cung cấp những thông tin về mức chấp nhận giá hiện tại và doanh thu trung bình theo từng danh mục. 3. Tìm kiếm thị trƣờng mục tiêu Mục đích của nghiên cứu thị trƣờng là tìm kiếm khách hàng tốt nhất cho hoạt động kinh doanh. Thị trƣờng mục tiêu là những cá nhân hay nhóm có khả năng trở thành khách hàng. Khách hàng có những đặc điểm và nhu cầu giống nhau mà hoạt động kinh doanh có thể thoả mãn đƣợc. Mục đích nghiên cứu thị trƣờng là phát triển một tệp khách hàng đối với sản phẩm của. Thu thập dữ liệu thông qua nghiên cứu nhân khẩu học và tâm lý học. Từ nhân khẩu học ám chỉ thông tin thống kê nhƣ tuổi, giới tính, giáo dục, nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân, và vị trí địa lý. Khi phân tích cần quan tâm đến những vấn đề nhƣ phân phối tổng thể, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn về thị trƣờng. Thị trƣờng cũng đƣợc xác định thông qua phân tích tâm lý học. Đó là những đặc điểm tâm lý học của thị trƣờng và cũng quan trọng nhƣ là nhân khẩu học. Thật vậy, kết quả nghiên cứu tâm lý thƣờng đƣa ra thông tin thuộc về bản chất bên trong nhƣ tại sao mọi ngƣời lại mua sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Nghiên cứu tâm lý học nghiên cứu về lối sống, hành vi cá nhân, tự nhận thức, hành vi mua. Lối sống ám chỉ cách thức một ngƣời đối với cuộc sống. Nó là danh mục rộng và liên quan đến đặc điểm cá nhân. Lối sống liên qua đến hoạt động khách hàng, sự quan tâm, quan điểm. Nó phản ánh thời gian nhàn rỗi đƣợc sử dụng nhƣ thế nào? Hành vi cá nhân thể hiện giá trị của cá nhân nhƣ mức độ gắn kết với cộng đồng, hoạt động chính trị,… phản ánh tính chất tâm lý của một ngƣời. Tự nhận thức ám chỉ cách mà chúng ta hiểu chính cá nhân và hy vọng ngƣời khác cũng nhìn thấy vấn đề của cá nhân chủa họ. Nhân khẩu học nhƣ quy mô gia đình, vị trí địa lý, nghề nghiệp và mức thu nhập có thể chỉ ra một cá nhân có thể mua một sản phẩm nào đó. Hành vi mua trong thị trƣờng cực kỳ quan trọng. Khách
  14. Chương II: Phân tích cơ bản trƣớc khi kinh doanh sản phẩm thời trang 11 hàng thƣờng đƣa ra quyết định mua nhƣ thế nào? Có lý do cụ thể nào cho việc mua hoặc không mua hay không? Một sản phẩm mới đƣợc mua lần đầu tiên bởi một cá nhân, ngƣời mà cảm nhận đƣợc họ là ngƣời mua mạo hiểm hoặc là ngƣời mua khai phá. II. THU THẬP DỮ LIỆU 1. Dữ liệu thứ cấp Thông tin marketing đƣợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Phụ thuộc vào loại thông tin mà ngƣời kinh doanh đang tìm kiếm, họ có thể thu thập dữ liệu từ các báo cáo thống kê đƣợc xuất bản bởi tổng cục thống kê, hƣớng dẫn kinh doanh, công ty nghiên cứu thị trƣờng độc lập, các tổ chức khác nhau cung cấp thông tin mà ngƣời kinh doanh cần dùng. Ngƣời kinh doanh cũng có thể cân nhắc thu thập thông tin từ báo đài, tivi, tạp chí, … 2. Dữ liệu sơ cấp Sau khi ngƣời kinh doanh xác định đƣợc ý tƣởng, đánh giá đƣợc xu hƣớng kinh doanh và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, phân tích môi trƣờng kinh doanh, ngƣời kinh doanh muốn tìm kiếm chính xác hơn những thông tin liên quan đến khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh đó. Nghiên cứu về bản chất của nhu cầu chẳng hạn nhƣ sản phẩm có tính chất mùa vụ hay không? Sản phẩm hay dịch vụ cung cấp có mang tính trào lƣu hay không? Có chỗ trống nào cho sự phát triển hoạt động kinh doanh hay không? Ngƣời kinh doanh có thể nghĩ đến những sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan để làm đa dạng danh mục sản phẩm hay không? Nếu nghiên cứu thứ cấp của ngƣời kinh doanh chỉ ra rằng thị trƣờng mục tiêu của họ là những khách hàng nhƣ thế nào, hãy xác định chính xác đối tƣợng khách hàng mà ngƣời kinh doanh có thể tiếp cận đƣợc họ, khảo sát họ, và xác định đƣợc nhu cầu của họ hay không? Ngoài ra, ngƣời kinh doanh có thể cân nhắc tham dự một hội chợ thƣơng mại hoặc hội thảo mà thu hút những khách hàng tiềm năng của ngƣời kinh doanh đến đó. Việc tham dự hội chợ thƣơng mại có thể ngƣời kinh doanh sẽ thấy những sản phẩm hoặc dịch vụ mới, nhận đƣợc các chỉ hƣớng về nhu cầu của khách hàng và cho phép ngƣời kinh doanh gặp gỡ những nhà cung cấp. Những nhà cung cấp cũng cho ngƣời kinh doanh những thông tin rất phong phú. Thậm chí, ngƣời kinh doanh có thể cân nhắc thực hiện các kiểm định marketing đối với sản phẩm hoặc đƣa ra dịch vụ miễn phí đổi lại ngƣời kinh doanh sẽ thu thập đƣợc số liệu phục vụ cho các kiểm định marketing của mình. Phƣơng pháp thƣờng sử dụng nhất và hiệu quả chi phí nhất của việc thu thập thông tin thị trƣờng mục tiêu là thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi. Khảo sát là một phƣơng tiện tuyệt vời cho việc xác định những phản hổi về những gì mà ngƣời kinh
  15. Chương II: Phân tích cơ bản trƣớc khi kinh doanh sản phẩm thời trang 12 doanh cung cấp và một bảng câu hỏi là phƣơng tiện phổ biến nhất để thu thập dữ liệu. Liên hệ với bộ phận kinh doanh của trƣờng cao đẳng hoặc đại học trong lĩnh vực kinh doanh của ngƣời khởi sự kinh doanh. Sinh viên chuyên ngành marketing có thể đƣợc yêu cầu thực hiện nghiên cứu thị trƣờng và hoạt động kinh doanh của ngƣời khởi sự có thể tìm thấy những thứ mà họ cần cho hoạt động kinh doanh. Thông qua bảng câu hỏi ngƣời kinh doanh có thể nhận đƣợc phản hồi những thông tin liên quan đến nhân khẩu học, tâm lý của nhóm nghiên cứu. Hãy chắc chắn rằng bảng câu hỏi phải tạo ra đƣợc những thông tin mà họ cần. Một bảng câu hỏi tốt phải liên quan đến 4 vấn đề. Thứ nhất, sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của ngƣời kinh doanh bao gồm những câu hỏi nhắm đến việc xác định nhu cầu cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Thứ hai, nhân khẩu học những câu hỏi có cấu trúc để chỉ ra khách hàng của ngƣời kinh doanh là những ngƣời nhƣ thế nào. Những câu hỏi thu thập thông tin nhân khẩu học và tâm lý trên thị trƣờng kinh doanh của ngƣời kinh doanh ví dụ nhƣ: Khoảng biến thiên độ tuổi khách hàng? Khách hàng có làm việc xa nơi mua sắm hay không? Khách hàng có mua sắm nơi họ làm việc hay không? Khách hàng có mua sắm nơi mà họ sinh sống hay không? Mức giá nào khách hàng sẵn sàng thanh toán cho sản phẩm này? Thứ ba, phƣơng tiện để tiếp cận thị trƣờng câu hỏi đƣợc đặt ra nhằm tìm hiểu cách mà ngƣời kinh doanh tiếp cận đƣợc thị trƣờng kinh doanh. Ví dụ, khách hàng thƣờng đọc loại báo nào? Khách hàng thƣờng nghe kênh radio nào? Chƣơng trình tivi nào mà khách hàng thƣờng xem? Khách hàng có thƣờng sử dụng các phiếu giảm giá hay không? Khách hàng thƣờng đặt hàng thông qua catalogue hay không? Khách hàng có mua sắm trên internet hay không? Khách hàng mong muốn mua sản phẩm ở đâu? Thứ tƣ, cạnh tranh bao gồm những câu hỏi về cạnh tranh có thể chỉ ra cho khách hàng cách mà một doanh nghiệp có thể có sự độc đáo và thu đƣợc lợi ích từ khách hàng. Những câu hỏi nên đặt ra nhƣ: Khách hàng đang sử dụng sản phẩm của công ty nào? Khách hàng thích điều gì về sản phẩm hay dịch vụ mà họ đang sử dụng? Sản phẩm hay dịch vụ mà khách hàng đang sử dụng có thể cải thiện nhƣ thế nào? III. PHÂN TÍCH THỊ TRƢỜNG Phân tích thị trƣờng là thông qua đánh giá thị trƣờng của một ngành công nghiệp cụ thể, chẳng hạn nhƣ phân tích thị trƣờng ngành hàng thời trang. Khi ngƣời kinh doanh tiến hành phân tích, họ sẽ nghiên cứu về những yếu tố động trong thị trƣờng của họ nhƣ khối lƣợng, giá trị, phân khúc khách hàng tiềm năng, hành vi mua, cạnh tranh và những yếu tố khác. Thông qua phân tích thị trƣờng ngƣời kinh doanh cần trả lời những câu hỏi sau:  Ai là khách hàng tiềm năng?  Thói quen mua sắm của khách hàng tiềm năng là gì?
  16. Chương II: Phân tích cơ bản trƣớc khi kinh doanh sản phẩm thời trang 13  Độ lớn của thị trƣờng mục tiêu?  Khách hàng sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho sản phẩm?  Ai là đối thủ cạnh tranh chính?  Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. IV. PHÂN TÍCH CẠNH TRANH Cạnh tranh trực tiếp là một doanh nghiệp cung cấp cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ cho cùng một thị trƣờng thông qua những kênh phân phối giống nhau. Cạnh tranh gián tiếp là một công ty với cùng một sản phẩm hay dịch vụ đƣa ra thị trƣờng thông qua những kênh phân phối khác nhau. Ví dụ, một cửa hàng thời trang độc lập có thể có sự cạnh tranh trực tiếp từ những cửa hàng thời trang khác trong khu vực địa lý mà cửa hàng đang kinh doanh. Ngoài ra, cửa hàng cũng gặp những đối thủ cạnh tranh gián tiếp từ các kênh thƣơng mại điện tử nhƣ Lazada, Cửa hàng, Tiki, Sendo, … Hãy liên tục quan sát, theo dõi các đối thủ cạnh tranh là ai và họ đến từ đâu điều này giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc thay đổi để gia tăng sức cạnh tranh. Sự cạnh tranh có thể đƣợc xác định bằng nhiều cách khác nhau. Bảng câu hỏi và khảo sát có thể chỉ ra thị trƣờng mục tiêu của công ty hiện tại là gì? Hãy tạo ra một danh sách các đối thủ cạnh tranh và danh sách các câu hỏi cần trả lời. Lên kế hoạch xem xét từng đối thủ cạnh tranh và thu thập dữ liệu. Chẳng hạn, xem xét về cấu trúc định giá của họ. Chỉ ra thị phần của họ trong toàn bộ thị trƣờng là bao nhiêu. Ngƣời khởi sự kinh doanh có thể tạo ra biểu mẫu đánh giá riêng và hãy hoàn thành nó riêng biệt đối với từng đối thủ cạnh tranh. Khi phân tích đánh giá, hãy tìm kiếm điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ mang những điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh để thực hiện cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và học đƣợc từ điểm yếu của họ. Khi xử lý đƣợc những điểm yếu của đối thủ cạnh tranh thì có thể dẫn đến sự thành công cho hoạt động kinh doanh. Điểm mấu chốt là tìm cách hƣớng đến sự độc đáo trong hoạt động kinh doanh. Điều này sẽ giúp ngƣời khởi sự kinh doanh hiểu đƣợc việc xác định lợi ích mang lại cho khách hàng của là gì. Thông tin này giúp nắm bắt đƣợc thị phần của doanh nghiệp và có thể hỗ trợ doanh nghiệp lấy đƣợc một phần thị trƣờng từ đối thủ cạnh tranh. Ví dụ về phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành hàng thời trang. Đối thủ mà doanh nghiệp nhận định đƣợc chia làm hai nhóm: 1. Đối thủ online Các trang web kinh doanh thời trang Hiện nay môi trƣờng internet có rất nhiều trang mạng kinh doanh mặt hàng thời trang nhƣng đa phần chủ yếu theo hình thức quảng cáo qua các trang rao vặt, chợ online, … Tuy nhiên, thông qua khảo sát xác định đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là zanado.com
  17. Chương II: Phân tích cơ bản trƣớc khi kinh doanh sản phẩm thời trang 14 Do đó chúng tôi chọn đối thủ này để phân tích và đƣa ra những quyết định cho kế hoạch kinh doanh. Phạm vi hoạt động Đây là một đối thủ mà trang mạng đƣợc hình thành từ rất lâu là một trang chuyên cung cấp quần áo trực tuyến có đƣợc lƣợng khách hàng đông đảo. Qua khảo sát, sản phẩm của trang mạng hầu hết là các sản phẩm quần áo bình dân giá rẻ, hƣớng tới đối tƣợng bình dân. Ngoài ra các loại quần áo thì còn bán các phụ kiện nhƣ balo, đồng hồ, … Hoạt động kinh doanh chủ yếu trên môi trƣờng trực tuyến và không có cửa hàng truyền thống. Phạm vi giao hàng trải rộng từ Bắc đến Nam. Đối tƣợng mà hoạt động kinh doanh này nhắm đến là tất cả mọi ngƣời có nhu cầu quần áo bình dân. Website Ấn tƣợng ban đầu là bố cục sáng sủa, hình ảnh bắt mắt với lƣợng quần áo lớn. Các thẻ danh mục hàng bố trí khá dày đặt chia ra nhiều loại sản phẩm. Tốc độ truy cập tƣơng đối nhanh, hình ảnh về sản phẩm khá rõ nét, phông chữ đẹp rõ ràng. Trình bày đẹp, tạo ấn tƣợng tốt cho khách hàng, những thao tác thuận tiện, dễ sử dụng đƣợc zanado trình bày, tạo sự thoải mái lớn nhất khi mua hàng. Những thông tin liên hệ với cửa hàng đƣợc trình bày rất dễ nhìn, tƣơng tác ngƣời dùng đơn gian, hợp lý. Sản phẩm Cung cấp các sản phẩm quần áo cho giới trẻ. Không chỉ có vậy, trang này còn cung cấp nhiều sản phẩm liên quan đến thời trang nhƣ phụ kiện đồng hồ, túi xách, giày dép, đồ lót, … các sản phẩm cực kỳ đa dạng, nhắm đến những nhu cầu khác nhau của ngƣời tiêu dùng về chủng loại, màu sắc, kiểu dáng sản phẩm, tuy nhiên hầu hết các sản phẩm đều có chất lƣợng không cao, không có thƣơng hiệu, hoặc là các thƣơng hiệu
  18. Chương II: Phân tích cơ bản trƣớc khi kinh doanh sản phẩm thời trang 15 bình dân, ít ngƣời biết đến, thƣơng hiệu trong nƣớc. Các sản phẩm này hầu hết đều có xuất sứ từ Trung Quốc chứ không phải sản phẩm chính hãng hay hàng xuất khẩu. Dịch vụ Trang web có hỗ trợ trực tuyến và theo ý kiến của một số khách hàng đã qua sử dụng thì đánh giá trang web này có dịch vụ khá tốt trong các khâu đặt hàng, giao hàng. Những khâu này đƣợc website đầu tƣ trau chuốt khá tỉ mỉ. Nhìn chung chất lƣợng dịch vụ online của website khá tốt. Giá cả và thanh toán Các sản phẩm đƣợc đăng lên web có giá tốt, bình quân là rẻ hơn so với các trang web kinh doanh khác và cửa hàng quần áo dành cho giới trẻ khác. Trang web hỗ trợ nhiều phƣơng thức thanh toán: tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán trực tuyến, hỗ trợ thanh toán quốc tế. Điểm mạnh Là đối thủ đi trƣớc trong kinh doanh trực tuyến sản phẩm quần áo thời trang nên có nhiều kinh nghiệm. Phạm vi hoạt động rộng, có nhiều chủng loại hàng hoá đáp ứng cho những nhu cầu khác nhau của khách hàng. Giá cả cạnh tranh, thậm chí là tốt hơn mức trung bình. Điểm yếu Phƣơng thức thanh toán chƣa thực sự tiện lợi cho khách hàng Trang web bán hàng thiết kế chƣa thực sự chuyên nghiệp Chất lƣợng hàng hoá không đảm bảo do chỉ là hàng bình dân, hoặc những thƣơng hiệu không nổi tiếng. 2. Đối thủ ngoại tuyến Đối thủ ngoại tuyến của doanh nghiệp là tất cả các cửa hàng trên địa bàn. Nói chung đối thủ ngoại tuyến cực kỳ đa dạng và sau đây là điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ này: Điểm mạnh: Nhiều loại mặt hàng, nhiều loại sản phẩm Có thể kiểm chứng sản phẩm tại nơi mua Tạo lòng tin cho khách hàng hơn so với hình thức kinh doanh online, khi khách hàng có thể tận mắt chứng kiến nhìn nhận, và thử chọn sản phẩm Có thể tác động đến tâm lý của ngƣời tiêu dùng, tạo nên tâm lý thoải mái cho khách hàng khi mua sản phẩm. Điểm yếu Không tập trung vào mặt hàng quần áo Phạm vi khách hàng phục vụ bị bó hẹp
  19. Chương II: Phân tích cơ bản trƣớc khi kinh doanh sản phẩm thời trang 16 Không cập nhật đƣợc nhiều mẫu mới cho khách hàng biết Khách hàng khó so sánh về giá cả Sự tƣơng tác trao đổi thông tin với khách hàng thấp Bất lợi về sự ghé thăm của khách hàng. V. HỢP NHẤT CÁC THÔNG TIN Điều quan trọng của nghiên cứu thị trƣờng là thu thập thông tin hữu ích, thông tin đó phải đảm bảo mặt thời gian và có độ tin cậy. Bảng thông tin thị trƣờng mục tiêu trình bày kết quả sử lý dữ liệu từ khảo sát thị trƣờng. Bảng câu hỏi có thể thu thập thông tin từ phỏng vấn, thƣ tín đƣợc gởi đến khách hàng. Ví dụ về thông tin thị trƣờng mục tiêu là giới trẻ, thu nhập trung bình khá trở lên. Giới trẻ ngày nay rất năng động, tự tin, … họ thích thể hiện bản thân và tạo sự khác biệt. Vì vậy những sản phẩm quần áo thuộc dòng cao cấp của các thƣơng thƣơng hiệu lớn nhƣ Zara, Forever 21, H7M, Milano sẽ đáp ứng đƣợc tâm lý giới trẻ. Không chỉ với giới trẻ doanh nghiệp hƣớng đến khách hàng độ tuổi trung niên hay công sở, ngoài ra còn có sản phẩm phục vụ nhu cầu đi chơi hay du lịch. Một bảng nghiên cứu thị trƣờng chỉ ra cách mà ngƣời quản lý kinh doanh có thể chuyển đổi kết quả của nghiên cứu thành kế hoạch hành động. Phân tích những kết quả tìm kiếm đƣợc trong chỉ tiêu doanh thu tiềm năng nằm trong các ví dụ ở trên. Hãy nhớ rằng marketing là một quy trình động. Khách hàng sẽ dịch chuyển, lối sống thay đổi và thu nhập thì đa dạng. Để làm việc hiệu quả, nghiên cứu thị trƣờng phải diễn ra liên tục trong quá trình kinh doanh. Luôn luôn theo dõi đối thủ cạnh tranh, sản phẩm mới và dịch vụ, sự dịch chuyển của tổng thể và xu hƣớng mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2