intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại: Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

150
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nối phần 1, phần 2 tài liệu trình bày chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như hoạt động của quốc tế I, II và phong trào công nhân thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga 1905 - 1907, chiến tranh thế giới thứ nhất và trình bày lịch sử cận đại phương Đông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại: Phần 2

  1. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 26 CHƯƠNG III HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC TẾ I, II VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN THẾ GIỚI CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 1. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN THẾ GIỚI SAU CÔNG XÃ PARI 1.1 SỰ TAN RÃ CỦA QUỐC TẾ I Sau khi Công xã Pari thất bại, Mác đã ra lời kêu gọi giai cấp công nhân thế giới trong đó phân tích hoạt động và ý nghĩa lịch sử của Công xã. Giai cấp tư sản các nước thấy rõ sự nguy hiểm của Quốc tế I và những hoạt động của Mác nên đã tăng cường khủng bố các phân bộ của Quốc tế và đàn áp các cuộc đấu tranh của công nhân. Trước tình hình ấy, Quốc tế I đã tiến hành Hội nghị ở Luân Đôn (từ 17 đến 23- 9-1871) thông qua nghị quyết quan trọng về việc thành lập những chính đảng độc lập của giai cấp vô sản ở tất cả các nước. Đại hội La Hay (ngày 2-9-1872) đã thông qua nghị quyết dời trụ sở Tổng hội sang Mỹ, khai trừ những kẻ phản bội ra khỏi Quốc tế và nhấn mạnh nhiệm vụ thành lập những chính đảng của giai cấp vô sản các nước. Hội nghị cuối cùng của Quốc tế họp tại Philadelphia (ngày 15-7-1786) chính thức tuyên bố giải t1an Quốc tế I. Quốc tế I là một tổ chức quốc tế đầu tiên của giai cấp vô sản toàn thế giới. Hoạt động của Quốc tế dưới sự lãnh đạo của Mác – Ăngghen đã đấu tranh không khoan nhượng với các trào lưu tư tưởng phi Mác xít, chuẩn bị về lý luận cho việc tổ chức đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới. 1.2. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN THẾ GIỚI VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA QUỐC TẾ II Sau khi Quốc tế I giải tán, Mác và Ăngghen vẫn tiếp tục nỗ lực lãnh đạo phong trào công nhân thế giới. Điểm nóng của phong trào công nhân thế giới chuyển về Đức. Giai cấp công nhân Đức đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Xã hội Dân chủ Đức trở thành ngọn cờ đầu trong phong trào công nhân quốc tế. Mác và Ăngghen đã có những đóng góp to lớn trong chỉ đạo cả về thực tiễn lẫn lý luận trong phong trào công nhân quốc tế. Dưới sự dẫn dắt của hai ông, Đảng Công nhân Pháp được thành lập (1879); các nhóm xã hội của công nhân Anh, Mỹ, Nga... đã ra đời. Tác phẩm Tư bản tập I và nhiều tác phẩm, thư từ, bài báo của hai ông đã có tác dụng lớn lao trong việc đánh bại học thuyết tiểu tư sản của Proudhon, Latsan, Bacunin để hướng cuộc đấu tranh của công nhân vì lợi ích giai cấp mình và lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Điều đó đã dẫn tới kết quả là sự ra đời của các đảng công nhân các nước Âu, Mỹ chứng tỏ sự lớn mạnh của phong trào công nhân các nước. Thực tiễn đó đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế mới để lãnh đạo công nhân các nước đấu tranh. Sau khi Mác mất (14-3-1883), Ăngghen và những người cộng sản trong các đảng công nhân các nước tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế. Ngày 14-7- 1889, hai đại hội quốc tế của giai cấp công nhân đồng thời diễn ra tại Pari. Quốc tế II được thành lập tại đại hội do Ăngghen và những người Mácxít triệu tập gồm 395 đại biểu của công nhân hầu hết các nước Âu, Mỹ. Đại hội nêu lên 4 vấn đề cơ bản: 1. Vấn đề hoạt động hợp pháp của giai cấp công nhân; 2. Vấn đề thủ tiêu quân đội thường trực; 3. lấy ngày 1-5 làm ngày kỷ niệm hàng năm quốc tế lao động; 4. Vấn đề đấu tranh kinh tế và chính trị của giai cấp công nhân. Ngay trong đại hội lần này, cuộc đấu tranh chống phái vô chính phủ đã diễn ra gay gắt. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
  2. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 27 2. HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC TẾ II Sự thành lập Quốc tế II có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với phong trào công nhân quốc tế. Giai cấp công nhân thế giới lại có một tổ chức lãnh đạo trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Dưới sự lãnh đạo của Ăngghen, Quốc tế II đã tiến hành 3 đại hội : lần 2 ở Brúcxen (Bỉ), lần 3 ở Xuyrích (Thuỵ sĩ). Nội dung của các cuộc họp này là chống lại quan điểm của chủ nghĩa vô chính phủ và nêu lên sự cần thiết của việc thành lập chính đảng của giai cấp công nhân. Trong đại hội lần 4 họp ở Luân Đôn (1896), những phần tử vô chính phủ bị đuổi khỏi Quốc tế II, đại hội đã nêu lên rõ mục tiêu đấu tranh chính trị là giành chính quyền về tay giai cấp công nhân. Từ đại hội lần thứ 5 trở đi, vai trò của V.I.Lênin ngày càng rõ rệt trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại. V.I.Lênin đã phân tích cơ sở ra đời của chủ nghĩa cơ hội, xét lại một cách khoa học. Người cho rằng khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã mua chuộc một bộ phận trong tầng lớp công nhân lớp trên – đây chính là cơ sở xã hội của nó; tầng lớp tiểu tư sản, trí thức có địa vị lãnh đạo mang ảo tưởng cải tạo xã hội bằng con đường hoà bình; một số đảng công nhân giành được thắng lợi trong các cuộc bầu cử vào nghị viện dẫn đến nhận thức mơ hồ về nền tự do tư sản mà quên mất bản chất của đấu tranh giai cấp. Chủ nghĩa cơ hội, xét lại đứng đầu là Berstainer lên tiếng đòi sửa đổi chủ nghĩa Mác, chống lại cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản, chứng minh sự hoà hoãn có thể được giữa tư sản và vô sản, phủ nhận quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp và sự hình thành các tổ chức lũng đoạn sẽ tránh được khủng hoảng... âm mưu biến chủ nghĩa Mác thành một trào lưu tư tưởng cải lương tầm thường. V.I.Lênin một mặt nêu cao ngọn cờ đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại, mặt khác Người nêu lên sự cần thiết phải xây dựng một đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Thực tế lịch sử đã chứng minh tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc và chiến tranh xâm lược thuộc địa đồng thời chứng minh sự đúng đắn trong lập trường của Lênin. Tại đại hội Stutga (1907), Lênin được bầu vào chủ tịch đoàn. Do sự đấu tranh kiên quyết của Lênin và những người Mácxít, nghị quyết chống chiến tranh xâm lược thuộc địa đã được thông qua với đa số phiếu. Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng Nga 1905-1907, những vấn đề nổi bật như : quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản, liên minh công nông, cách mạng không ngừng, ... được thảo luận sôi nổi. Nội bộ Quốc tế II chia làm 3 phái : ™ Phái cơ hội, xét lại đứng đầu là Bestainer, Walkoln công khai phản đối quyền lãng đạo của đảng vô sản trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản và bác bỏ tư tưởng của Lênin về cách mạng không ngừng. ™ Phái trung gian (phái giữa) đứng đầu là Cauxky cho rằng, giai cấp vô sản chỉ có thể giành được thắng lợi tạm thời vì giai cấp vô sản chưa phải là lực lượng chiếm đa số trong dân cư , chống lại bãi công chính trị. ™ Phái Mácxít đứng đầu là Lênin, lãnh tụ của cách mạng Nga, có lý luận sắc bén, thực tế đấu tranh phong phú đã sáng tạo nguyên tắc Mácxít phản ánh trong việc lãnh đạo cách mạng Nga. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
  3. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 28 Đại hội bất thường của Quốc tế II diễn ra ở Copenhagen (1912) thông qua bản tuyên ngôn kêu gọi công nhân quốc tế đoàn kết chống chiến tranh đế quốc đang đến gần. Tuy nhiên, các phần tử cơ hội, xét lại trong Quốc tế II đã không thực hiện lời tuyên ngôn đó, chiến tranh thế giới nổ ra và trên thực tế Quốc tế II đã bị phá sản. Lênin và những người cộng sản Nga đã thực hiện sáng tạo đường lối cách mạng theo nguyên lý chủ nghĩa Mác lãnh đạo cách mạng tháng 10 Nga thành công. Tóm lại: Quốc tế II thành lập và hoạt động trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, giai cấp vô sản lớn mạnh chưa từng thấy. Học thuyết Mác giành được thắng lợi lớn trong phong trào công nhân và hạn chế tác hại của chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Trong cuộc đấu tranh đó nổi bật lên vai trò to lớn của Ăngghen và Lênin. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
  4. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 29 CHƯƠNG IV CUỘC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ TƯ SẢN NGA 1905 - 1907 1. TÌNH HÌNH NƯỚC NGA TRƯỚC CÁCH MẠNG 1.2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ-Xà HỘI - Sau cải cách nông nô 1861, nước Nga còn tồn tại hầu như nguyên vẹn bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến cũ. Nga hoàng và giai cấp quý tộc phong kiến khống chế hầu như toàn bộ nền chính trị nước Nga. Do lệ thuộc quá nhiều vào tư bản nước ngoài, nước Nga là thành viên không bình đẳng của chủ nghĩa đế quốc. Giai cấp tư sản Nga chưa là một lực lượng chính trị mạnh và không hề có quyền lợi chính trị. - Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với những tàn dư của chế độ nông nô lạc hậu ngày càng trầm trọng. ƒ Giai cấp địa chủ phong kiến bị mất ¼ ruộng đất trong cải cách ruộng đất tỏ ra bất mãn và quay lại chống chính phủ Nga hoàng. Một bộ phận tư sản hoá thành lập Đảng “Xã hội Cách mạng” đề ra cương lĩnh không tưởng, phản động “ chủ nghĩa Dân tuý” chủ trương phát triển tư bản chủ nghĩa theo con đường tiểu nông, thoả hiệp cải lương, khủng bố cá nhân. ƒ Giai cấp nông dân được giải phóng khỏi thân phận nông nô nhưng hầu hết không có tiền chuộc để nhận khẩu phần ruộng đất ít ỏi được chia vẫn phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ với những điều kiện cay nghiệt. Họ bị bần cùng hoá, bị phá sản và một bộ phận phải bán sức lao động để trở thành công nhân công, nông nghiệp. Giai cấp nông dân đòi hỏi cao về ruộng đất đã tích cực tham gia đấu tranh cách mạng để tiêu diệt quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ. ƒ Giai cấp tư sản và trí thức không có quyền lợi về chính trị, yếu về kinh tế bị tư sản mại bản và quý tộc tư sản tài chính chèn ép nên mâu thuẫn gay gắt với chính quyền phong kiến đòi đẩy mạnh hơn nữa cải cách xã hội. Một bộ phận thành lập Đảng “Dân chủ Lập hiến” chủ trương đấu tranh cải lương đòi tự trị địa phương, tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc, phá hoại sự đoàn kết trong phong trào công nhân và các dân tộc vùng biên cương và lợi dụng phong trào quần chúng để đạt mục đích chính trị. ƒ Giai cấp công nhân Nga không ngừng lớn mạnh về số lượng (riêng công nhân cơ khí có 1,5 triệu người), sống khá tập trung và có tinh thần đấu tranh cách mạng rất cao. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào công nhân Nga phát triển mạnh mẽ dưới tác động của nhiều trào lưu tư tưởng. Chủ nghĩa cơ hội, xét lại tràn vào Nga với chủ nghĩa “kinh tế” thông qua các tờ báo, văn kiện để làm chệch hướng đấu tranh của công nhân. Trong giai đoạn này, chủ nghĩa Mác ảnh hưởng vào Nga và nhanh chóng giành được ưu thế. Năm 1883, nhóm Mácxít đầu tiên ra đời “Giải phóng lao động” do Plekhanov lãnh đạo. Trong khi truyền bá chủ nghĩa Mác và chống lại tư tưởng của phái Dân tuý, ông lại sai lầm nghiêm trọng khi không đánh giá đúng mức vai trò của nông dân trong cách mạng vô sản. Sai lầm này làm xuất hiện quan điểm Mensevich trong Đảng Xã hội Dân chủ Nga sau này. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
  5. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 30 V.I.Lênin (1870 –1924) cũng tham gia tuyên truyền chủ nghĩa Mác từ sớm. Năm 1895, ông hợp nhất các tổ chức Mácxít của công nhân ở Peterburg thành “Hội những người đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”, tiền thân của chính đảng vô sản Nga. Tháng 3-1898, tại Minxcơ, Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập. Tuy nhiên, đây không được coi là đại hội thành lập Đảng vì ngay sau đó, toàn bộ Ban chấp hành trung ương đều bị bắt, Lênin lại đang bị đày ở Xibêri. Năm 1900, báo “Tia Lửa” của Lênin được xuất bản làm vũ khí tuyên truyền sắc bén. Tháng 7-1903, đại hội II của Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga được triệu tập tại Luân Đôn. Đây được coi là đại hội thành lập Đảng. Đại hội đã thông qua cương lĩnh của Đảng và khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thành lập chuyên chính vô sản. Nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ chính phủ Nga hoàng thành lập nước cộng hoà, thi hành cải cách dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Đại hội đã thông qua điều lệ Đảng. Khi bầu cử Ban chấp hành trung ương, đã phân ra làm 2 phái : Đa số (Bônsêvích) theo Lênin và Thiểu số (Mensêvích) theo Máctốp. Sự thành lập Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga có một ý nghĩa to lớn làm cơ sở cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thực hiện những nhiệm vụ của cuộc cách mạng vô sản. Đồng thời, nêu lên một mẫu mực cơ bản về cương lĩnh cách mạng và tổ chức đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. - Mâu thuẫn giữa các dân tộc bị chính phủ Nga hoàng áp bức với chính phủ Nga hoàng cũng ngày càng sâu sắc. Họ không ngừng nổi dậy đấu tranh đòi quyền tự trị. 1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ Kinh tế công, nông, thương nghiệp Nga phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Mặc dù còn nhiều tàn dư của quan hệ nông nô, nhưng với sự giải phóng sức lao động, nền kinh tế Nga vẫn có những bước tăng trưởng như những nước khác ở châu Âu. Quá trình tích luỹ tư bản và tập trung sản xuất đã hình thành nhiều công ty độc quyền, lũng đoạn các ngành kinh tế. Tuy là một nước lạc hậu về kinh tế và bị lệ thuộc vào tư bản nước ngoài (năm 1900, tư bản nước ngoài chiếm 48,9% cổ phần trong ngành chế biến kim khí và chế tạo máy, 87,7% công nghiệp khai thác mỏ, con nợ của tư bản Pháp...) nhưng tư bản Nga vẫn chú ý xuất khẩu tư bản sang các nước ở viễn Đông, Ban căng… để thu lại lợi nhuận từ sự nô dịch và thống trị các dân tộc khác. Tóm lại: Nước Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là nơi tập trung những mâu thuẫn gay gắt nhất của chủ nghĩa đế quốc. Nó chính là sự kết hợp đủ mọi hình thức tàn khốc nhất của chủ nghĩa tư bản với chế độ phong kiến nông nô man rợ. V.I.Lênin đã gọi Nga là “đế quốc phong kiến quân sự”. Phong trào đấu tranh cuả nhân dân Nga đang sôi sục, Nước Nga đang đứng trước một cơn bão táp cách mạng. 2. QUÁ TRÌNH CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 2.1. CUỘC CÁCH MẠNG BÙNG NỔ Đầu thế kỷ XX, những mâu thuẫn trong xã hội Nga phát triển đến đỉnh điểm. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1900-1903 tác động vào nước Nga càng làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân lâm vào cảnh cùng cực. Cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904- 1905) đã đẩy nước Nga vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Để có được khoản chiến phí, chính phủ Nga hoàng đã tăng cường bóp nặn nhân dân bằng cách tăng thuế và vay Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
  6. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 31 nợ nước ngoài. Để tăng cường lực lượng quân đội, Nga hoàng đã ra lệnh tổng động viên, rút phần lớn công nhân ra khỏi nhà máy, xí nghiệp làm dấy lên cao trào phản chiến ở khắp mọi nơi. Từ cuối năm 1904, phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân đã diễn ra khắp toàn quốc mà đi đầu là giai cấp công nhân. Tiêu biểu cho các phong trào này là cuộc bãi công chính trị của công nhân dầu mỏ Bacu dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Bônsêvích, cuộc tổng đình công của 15 vạn công nhân Peterburg. Trước tình hình đó, Sở mật thám Peterburg đã ra lệnh cho linh mục Gapon đứng ra thành lập “Tổng hội thợ thuyền các nhà máy Nga” âm mưu đẩy công nhân vào một cuộc đấu tranh mang tính chất manh động và dìm cuộc khởi nghĩa trong biển máu. Gapôn đưa ra một đề nghị khiêu khích là vào ngày chủ nhật (9-1-1905), toàn thể công nhân Peterburg sẽ tập trung kéo đến cung điện Mùa Đông dâng lên Nga hoàng lá đơn thỉnh nguyện. Uỷ ban Bônsêvích đã vạch trần âm mưu ấy và kêu gọi công nhân Nga hãy cảnh giác vũ trang lật đỗ chính phủ Nga hoàng. Uỷ ban yêu cầu bổ sung kiến nghị đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, triệu tập hội nghị lập hiến, bình đẳng trước pháp luật, ngày làm 8 giờ, giao ruộng đất cho nông dân... Trong khi đó, phái Mensêvích lại gieo rắc trong công nhân lòng tin vào chính phủ Nga hoàng. Ngày chủ nhật (9-1-1905), hơn 14 vạn công nhân tay không vũ khí mang tượng thánh, chân dung Nga hoàng, đơn thỉnh nguyện, cờ và biểu ngữ tiến đến cung điện Mùa Đông. Nga hoàng đã ra lệnh cho quân đội và cảnh sát bắn vào đoàn biểu tình làm hơm 1000 người chết, 9000 người bị thương. Ngày 1 - 5 - 1905 được lịch sử nước Nga gọi là “ngày chủ nhật đẫm máu”. Hành động tàn ác, dã man của chính phủ Nga hoàng đã gây nên một làn sóng đấu tranh sôi nổi khắp thủ đô. Dưới sự lãnh đạo của những người Bônsêvích, chỉ trong tháng 1-1905 đã có hơn 44 vạn công nhân tham gia đấu tranh hơn cả 10 năm trước cộng lại. 2.2. CUỘC CÁCH MẠNG TRONG GIAI ĐOẠN CAO TRÀO Sự kiện ngày chủ nhật đẫm máu đã vạch trần bộ mặt của chính phủ Nga hoàng và dạy cho giai cấp công nhân Nga về tính chiến đấu của mình. Đại hội lần thứ III của Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga diễn ra từ ngày 12/4 đến ngày 27/4/1905 tại Luân Đôn chỉ có những người Bônsêvích tham dự. Đại hội đã đề ra khẩu hiệu của cuộc cách mạng là lật đổ chính phủ Nga hoàng thành lập nước cộng hoà dân chủ, tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày, thực hiện ngày làm việc 8 giờ. Đại hội cũng đề ra nhiệm vụ trước mắt là lãnh đạo công nhân tiến hành khởi nghĩa vũ trang và tham gia chính phủ để thực hiện triệt để những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản... Ngày 1/5/1905, hơn 20 vạn công nhân luyện kim ở Bacu đã biểu tình và xung đột vũ trang với quân đội và cảnh sát. trong khi đó, công nhân và nông dân khắp nước Nga liên tục nổi dậy đấu tranh vũ trang chống chính phủ Nga hoàng. Nông dân nổi dậy ở 87 quận, giết địa chủ, đốt các văn tự, khế ước phong kiến.Đáng chú ý là phong trào đấu tranh vũ trang ở các tỉnh như Pêtécbua, Matxcơva, Vácxava, Riga, Bacu. Ngày 4/6/1905, binh lính trên chiến hạm Pôtemkin ở hải cảng Ôđétxa đã làm cuộc binh biến. Điều này chứng tỏ công cụ của chính phủ Nga hoàng đã bị lung lay và khả năng binh vận đã xuất hiện. Từ ngày 22 đến ngày 24/6/1905, 70 ngàn công nhân ở Lốt, Vôdơnétrenxcơ đã khởi nghĩa vũ trang và lập ra Xô viết đầu tiên ở Nga. Tháng Muời năm 1905 nổ ra một cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân toàn Nga mà quyết liệt nhất là cuộc bãi công của hơn 1 triệu công nhân bưu điện , điện lực và đường sắt. Toàn bộ nước Nga bị tê liệt, Nga hoàng run sợ vội vàng cử Vitơ làm Thủ Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
  7. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 32 tướng chính phủ và triệu tập “Hội nghị Đuma Nhà nước có quyền lập pháp không tư vấn”. Chính phủ Vitơ ra tuyên ngôn 17/10, hứa hẹn ban bố một số quyền tự do dân chủ. Giai cấp tư sản, Đảng Xã hội cách mạng, phái Mensêvích vội vàng tuyên bố Nga hoàng đã đầu hàng nhân dân và kêu gọi ngừng đấu tranh ủng hộ Chính phủ lập hiến. Trên thực tế, chính phủ Nga hoàng chỉ ân xá bọn tội phạm hình sự để chúng lập ra tổ chức “Trăm Đen” làm công cụ để khủng bố các chiến sĩ cách mạng. Ngày 13/11/1905, Lênin về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng. Người đặc biệt nhấn mạnh là cần phải giành quyền lãnh đạo các Xô viết về tay Đảng Bônsêvích để hợp nhất cơ quan lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang với chính quyền cách mạng thành cơ quan dân chủ chuyên chính của giai cấp vô sản và nhân dân. Người lập kế hoạch khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền vào tháng Chạp năm 1905 ở Pêtécbua và Mátxcơva. Theo đúng kế hoạch, ngày 7 tháng Chạp năm 1905, cuộc khởi nghĩa vũ trang đã diễn ra ở Mátxcơva dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Bônsêvích. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt trong 9 ngày và bị dìm trong biển máu. Nguyên nhân thất bại là do thiếu kinh nghiệm đấu tranh vũ trang, thiếu vũ khí, thiếu sự phối hợp thống nhất trong toàn quốc, thiếu sự phối hợp với binh lính và nông dân. Ở Pêtécbua, phái Mensêvích khống chế quyền lãnh đạo các Xô viết nên cố tình phá hoại công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở đây đã không diễn ra như kế hoạch. Tuy nhiên, phong trào vẫn diễn ra ở nhiều nơi khác như Nam Cápcadơ do Xtalin lãnh đạo, ở Xêvaxtôphôn, Crônxtát, Ucraina, Léttôni, Gioócgi, Phần Lan, Balan, Xibêri... 2.3. CUỘC CÁCH MẠNG TRONG GIAI ĐOẠN THOÁI TRÀO Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa tháng Chạp, phong trào khởi nghĩa vũ trang bước vào giai đoạn thoái trào. Năm 1906 chỉ còn hơn 1 triệu người tham gia đấu tranh. Ngày 27/6/1906, Nga hoàng triệu tập kỳ họp thứ nhất của Đuma Nhà nước (ĐuMa I) để khởi thảo Hiến pháp. Đảng Dân chủ lập hiến đề nghị cải cách chính trị nhằm bóp chết cách mạng. Đại biểu nông dân chiếm 25% đề nghị dự thảo pháp luật ruộng đất nhằm tiêu diệt quyền sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ bằng cách quốc hữu hoá ruộng đất. Đề nghị của nông dân đưa ra trong khi 50% số huyện của nước Nga đang diễn ra đấu tranh làm cho Nga hoàng hoảng sợ tuyên bố giải tán Đuma I vào ngày 8/6/1906 và cử Stôcưphen Bộ trưởng Bộ nội vụ lên làm Thủ tướng để thi hành chính sách tàn bạo của chế độ độc tài quân sự. Năm 1907 còn hơn 74 vạn người tham gia đấu tranh. Ngày 20/2/1907, Nga hoàng triệu tập cuộc họp Đuma lần thứ hai, đại biểu nông dân và công nhân đòi bãi bỏ xác lệnh 9/11/1916. Tức là không phải nộp tiền chuộc khi được chia ruộng đất. Ngày 3/6/1907, Nga Hoàng ra lệnh giải tán Đuma II và bắt 65 đại biểu Đảng công nhân Xã hội Dân chủ đầy đi Xibêri. Việc giải tán Đuma II đánh dấu sự thất bại của cuộc cách mạng Dân chủ tư sản Nga 1905 – 1907. 3. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ 3.1. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI Về chủ quan: Giai cấp công nhân Nga chưa đủ mạnh, Đảng công nhân Xã hội dân chủ Nga thiếu sự đoàn kết thống nhất. Những tư tưởng của Lênin và những người Bônsêvích bị bọn Mensêvích phá hoại nghiêm trọng làm cho giai cấp công nhân không phát huy hết vai trò lãnh đạo lôi kéo các tầng lớp nhân dân lao động tham gia. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
  8. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 33 Các cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân diễn ra không đồng đều về thời gian và không gian. Quyền lãnh đạo cách mạng ở một số nơi còn rơi và tay Mensêvích nên cuộc đấu tranh bị cô lập. Các cuộc đấu tranh của nông dân còn mang tính tự phát nên họ chưa ý thức được về vai trò đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản. Phong trào chưa lôi kéo được một bộ phận binh lính trong quân đội Nga hoàng. Về khách quan: Cuộc cách mạng diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa đế quốc đang phát triển nên các nước đế quốc hoảng sợ và rảnh tay can thiệp dập tắt phong trào. 3.2. Ý NGHĨA LỊCH SỬ Đối với nước Nga, đây là cuộc cách mạng dân chủ nhân dân đầu tiên đã làm cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga giác ngộ cao hơn rất nhiều về chính trị thấy rõ bộ mặt của Nga hoàng và thái độ của giai cấp tư sản cũng như vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản, chứng tỏ nông dân lao động là lực lượng cách mạng to lớn, uy tín của Lênin và Đảng Bônsêvích ngày càng lớn. Giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ tư sản làm suy yếu chế độ Nga hoàng và báo trước một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra. Là cuộc tổng diễn tập đầu tiên cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười. Đối với thế giới, mở đầu cho một giai đoạn bão táp cách mạng mới, ảnh hưởng sâu rộng đến phong trào công nhân các nước tư bản chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc thế giới. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
  9. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 34 CHƯƠNG V CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT 1. NGUYÊN NHÂN VÀ TÍNH CHẤT 1.1. NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân sâu xa: chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa làm cho mâu thuẫn của nó ngày càng phát triển gay gắt: mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc, giữa giai cấp vô sản với tư sản, giữa đế quốc với thuộc địa. Nguyên nhân trực tiếp: ngày 28/6/1914, một sinh viên Xecbi là Prinxip, đảng viên một tổ chức sinh viên ái quốc đã ám sát hai vợ chông viên đại công kế vị Áo – Hung. Lợi dụng việc đó, Đức, Áo – Hung liền tiến hành cuộc chiến tranh với Xecbi mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. 1.2. TÍNH CHẤT. Đây là cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa mang tính chất phi nghĩa phản động, kế tục chính sách cướp bóc nô dịch nhân dân thuộc địa phản ánh cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản 2. QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN 2.1. GIAI ĐOẠN I Cuộc chiến tranh bùng nổ từ ngày 28/7/1914, chiến sự diễn ra ở hai mặt trận: phía Tây và phía Đông. Ở mặt trận phía Tây, quân Đức tập chung 70 sư đoàn tấn công nước Pháp qua Bỉ. Trái với dự đoán của Pháp, quân Bỉ đã kìm chân Đức làm cho quân Đức chỉ chiếm được Bỉ và 10 quận Đông – Bắc nước Pháp. Ở mặt trận này, hai bên Pháp - Đức ở vào thế giằng co dọc chiến tuyến dài tới 800 km. Ở mặt trận phía Đông, gồm có 25 sư đoàn quân Đức và quân Áo - Hung. Quân Nga dành được ưu thế và chiếm được một phần Đông Phổ. Đến cuối năm 1914, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Đức bị phá sản 2.2. GIAI ĐOẠN II Năm 1915, chiến sự diễn ra ác liệt ở mặt trận Nga, liên quân Đức - Áo - Hung đẩy quân Nga ra khỏi Đông Phổ. Cuối năm 1915, Ý tham gia phe hiệp ước. Quân liên minh đánh bại Xécbi và lập một trục tuyến từ Đức đến Thổ Nhĩ Kỳ. So sánh lực lượng hai bên ngang bằng. Năm 1916, quân Đức chuyển mặt trận sang phía Tây. Phe Hiệp ước mở ba cuộc tấn công lớn đẩy quân Đức vào thế phòng ngự bị động. 2.3. GIAI ĐOẠN CUỐI Đầu năm 1917, Đức tiến hành cuộc chiến tranh bằng tàu ngầm để phong toả hải quân Anh. Tháng 4/1917, Mỹ tuyên chiến với Đức. Thế trận nghiêng về phe hiệp ước. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga tuyên bố rút khỏi cuộc chiến. Năm Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
  10. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 35 1918, Cách mạng Đức bùng nổ. Ngày 29/9/1918, Bungari tuyên bố đầu hàng; ngày 30/10/1918, Thổ Nhĩ Kỳ đầu hàng. Ngày 1/11/1918, Đức ký hiệp ước đình chiến. Ngày 2/11/1918, Áo - Hung tuyên bố đầu hàng; ngày 9/11/1918, nền cộng hoà Đức tuyên bố thành lập. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. PHẦN II LỊCH SỬ CẬN ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG CHƯƠNG I NHẬT BẢN 1. TIỀN ĐỀ CỦA CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN 1.1. KINH TẾ Về nông nghiệp: Quan hệ ruộng đất phong kiến vẫn tồn tại đậm nét. Đất đai nằm trong tay các Đaimiô. Nông dân lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho Đaimiô. Quan hệ này tương đối giống quan hệ ruộng đất ở Tây Âu trung cổ. Sự phát triển của kinh tế hàng hoá đã tác động phá vỡ tính chất tự nhiên của nền kinh tế nông nghiệp. Nhiều vùng chuyên canh hàng nông phẩm: dâu, bông, chè, gạo… xuất hiện đẩy nhanh sự giao lưu hàng hoá. Trong nông nghiệp xuất hiện chế độ làm thuê và sự phá sản của nông dân góp phần bổ sung lực lượng lao động ở thành thị. Tô tiền là Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
  11. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 36 chủ yếu, sản xuất nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào giá cả thị trường… làm cho tiền đề của chủ nghĩa tư bản xuất hiện. Rõ ràng, trên mặt trận nông nghiệp Nhật Bản, quan hệ phong kiến đang trên đà tan rã, quan hệ kinh tế hàng hoá thâm nhập mạnh mẽ làm cho tình trạng kinh tế nông nghiệp bền vững không còn nữa và hình thành những quan hệ mới mang tính chất tư bản chủ nghĩa. Về công thương nghiệp: Công thương nghiệp đóng vai trò quan trọng, các ngành công nghiệp truyền thống như dệt lụa, đồ gốm, bông sợi, giấy,… đều phát triển mạnh về quy mô. Các ngành công nghiệp khai mỏ luyện kim đã sử dụng tiến bộ kỹ thuật mới. Năm 1860, lò cao đã xuất hiện khá phổ biến. Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng sử dụng lao động làm thuê. Ngành đóng tàu đặc biệt phát triển ở các công quốc phía Nam như Chiuxiu, Toxa, Saxuma, Hốclát. Ở Nhật Bản đã hình thành các trung tâm thương nghiệp rất lớn. Ở Osaka có 1300 thương đoàn lúa gạo, 1700 thương đoàn nấu rượu. Mỗi thương đoàn gồm nhiều thương nhân và những thương nhân này trở thành mạch nối thị trường trong nước và nước ngoài. Nhiều thương điếm của Nhật được xây dựng ở các nước châu Á. Thành thị: Thành thị Nhật Bản mang tính chất châu Âu. Yêđô có tới 56 vạn dân là pháo đài chống lại chính quyền phong kiến. Các thành thị tồn tại những quan hệ mới mang tính chất tư bản chủ nghĩa. Vào thế kỷ 19 có ba trung tâm lớn: Yêđô là trung tâm chính trị (nơi đóng đô của Mạc phủ), Kyoto là trung tâm văn hoá (nơi đóng đô của Thiên hoàng), Osaka là trung tâm kinh tế. 1.2. CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI Về chính trị: Nhật Bản là một nước phong kiến. Đứng đầu Nhà nước là Thiên hoàng nhưng chỉ là hư vị. Quyền hành tập trung trong tay Mạc phủ Tôcưgaoa. Bên dưới là một hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương. Ở các địa phương, các Đaimiô là những lãnh chúa phong kiến theo kiểu châu Âu. Nhân dân lao động bị bóc lột nặng nề bằng địa tô và thuế khóa. Về giai cấp và xã hội: Nông dân bị mất đất đai, bị bóc lột nặng nề phải đổ ra thành thị trở thành thị dân, làm thuê cho địa chủ phong kiến nên nổi dậy đấu tranh. Võ sĩ (Samurai) mặc dù đã tồn tại rất lâu, phục vụ cho các lãnh chúa bằng thanh gươm và ngòi bút, được trả lương nhưng dưới tác động của nền kinh tế hàng hóa, họ không đủ sống, phải đi buôn bán và làm mọi nghề khác nhau. Họ trở thành tư sản và tiểu chủ quay lại chống quan hệ phong kiến. Thiên hoàng có danh mà không có thực quyền, yêu cầu tập trung quyền lực thống nhất đất nước, đoàn kết dân tộc để chống lại bên ngoài. Đaimiô có thế lực kinh tế và chính trị, đoàn kết xung quanh Tướng quân có tư tưởng bảo thủ chống lại các thành phần kinh tế mới để duy trì quyền lợi. Đây là đối tượng của cách mạng. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
  12. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 37 1.3. TƯ TƯỞNG - Phái Hà Lan học chủ trương dịch sách và học tập kỹ thuật phương Tây. Đề nghị Mạc phủ mở rộng cánh cửa đất nước để giao lưu với tư bản phương Tây, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Đại biểu là Aôki Takamô. - Phái tư tưởng Ấn Độ xuất hiện giữa thế kỷ XVIII. Đây là phái tư tưởng đại biểu cho giới bình dân. Họ chủ trương xoá bỏ giai cấp, bình đẳng xã hội cùng làm cùng hưởng. Đại biểu là Siôêki. - Phái tư tưởng phục hồi văn hoá cổ đại, chủ trường đề cao dân tộc Nhật Bản, khẳng định Nhật là dân tộc có vị trí cao, có sứ mệnh thống trị châu Á phản ánh tư tưởng xô vanh tư sản. Đòi hỏi sự thống nhất quyền lực vào trong tay Thiên hoàng. - Phái tư tưởng thị dân, có chỗ dựa vững chắc là tầng lớp thị dân đông đảo, họ nêu lên luật thuyết tâm học thành thị: công thương xứng đáng như sĩ nông và thậm chí còn cao hơn. Họ đề cao đức tính tiết kiệm cho bản thân và đất nước, đề cao tinh thần lao động sáng tạo cần lao. Họ nêu lên hai nguyên tắc kinh doanh là nghiêm túc trong kinh doanh và thật thà trong giao dịch. Đại biểu cho phái này Ishê Baizan (1685 - 1744). 2. CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN 2.1. SỰ XÂM NHẬP CỦA TƯ BẢN PHƯƠNG TÂY VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ Giữa thế kỷ 19, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm nhập Nhật Bản. Năm 1853, Mỹ đưa 4 tàu chiến đến vịnh Yêđô yêu cầu Nhật Bản mở cửa thông thương. Năm 1854, Đô đốc hải quân Mỹ Perry chỉ huy bốn chiến thuyền uy hiếp buộc Nhật Bản phải mở hai cảng Shimôđa và Hakôđatê cho Mỹ tự do ra vào. Năm 1858, Mỹ ký hiệp ước bất bình đẳng buộc Nhật mở thêm các cảng Yêđô, Nigata, Kôbe, Yôkôhama, Ôsaka, và Nagasaki, đồng thời giành được sự lãnh sự tài phán và tối huệ quốc về quan thuế. Các nước đế quốc khác cũng theo gương Mỹ ký những điều ước tương tự. Những điều ước nói trên biến Nhật Bản trở thành thị trưởng chung của chủ nghĩa tư bản. Nền kinh tế của Nhật Bản lâm vào cảnh hết sức khó khăn. Các giai tầng xã hội bị ảnh hưởng, quyền lợi dân tộc bị xâm phạm nghiêm trọng. Mâu thuẫn giai cấp phát triển đến đỉnh điểm. 2.2. NHỮNG PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN Trước các hành động đầu hàng của Mạc Phủ, quần chúng nhân dân đã nổi lên đấu tranh đòi bình đẳng với người nước ngoài, tập trung quyền lực vào tay Thiên hoàng. Ngày 9/11/1867, tướng quân đã xin trao trả quyền hành cho Thiên hoàng Minh Trị (Mutsuhitô) mới 15 tuổi. Ngày 3/1/1868, Thiên hoàng ra lệnh tước quyền Tướng quân và giao cho đại diện Samurai đứng ra thành lập chính quyền mới. Nhận thấy việc tính toán của mình đã nhầm, Tướng quân huy động được 1,5 vạn quân tuyên chiến với lực lượng của Thiên hoàng nhưng bị thất bại. Ngày 4/5/1868, lực lượng của Tướng quân hoàn toàn tan rã. Thiên hoàng dời đô về Yêđô và đổi tên thành phố này thành Tokyo nay là thủ đô của Nhật Bản. 2.3. CẢI CÁCH MINH TRỊ Về chính trị: Thiên hoàng đã thành lập một chính phủ mới, trong đó Thiên hoàng là ngưới có quyền lực cao nhất, Samurai tư sản hoá là thành phần chủ yếu. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
  13. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 38 Thiên hoàng cũng thay đổi các tước hiệu quý tộc: Đaimiô thành Kadoku (Hoa tộc), Samurai thành Shidoku (Sĩ tộc) và Xodudoku (Tốt tộc), các tầng lớp khác là bình dân. Tuỳ theo đẳng cấp, Thiên hoàng cử các bộ trưởng và người đứng đầu các huyện. Thiên hoàng đã xoá bỏ sự tồn tại của các công quốc và chia cả nước thành 72 huyện. Đứng đầu mỗi huyện là một viên Tri huyện, tương ứng là các chức vụ thấp hơn ở các đơn vị hành chính cơ sở. Về kinh tế: Chính phủ Minh trị đã cho phép việc tự do buôn bán ruộng đất. Thuế đất là 3% được nộp bằng tiền. Chủ đất có quyền tự do trồng trọt loại cây nào có lãi nhất. Chính phủ Minh trị cũng tiến hành cải các chế độ tiền tệ, đo lường, quan thuế, khuyến khích việc đầu tư kỹ thuật tạo diều kiện cho kinh tế công thương nghiệp phát triển. Chính phủ còn bỏ vốn đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp giao cho tư nhân quản lý, trả nợ dần. Về văn hoá giáo dục: Chính phủ Minh Trị quy định chế độ cưỡng bức giáo dục ở bậc tiểu học nhưng trên cơ sở đóng góp của phụ huynh. Mức đóng góp là 50 yên/em/năm, trong khi thu nhập của nông dân chỉ tương đương. Tóm lại: những cải cách của chính phủ Minh Trị đã thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng trì trệ của phương Đông. Nhật Bản gia nhập hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa. 3. ĐẾ QUỐC NHẬT 3.1. KINH TẾ Về công nghiệp : Chính phủ tiếp tục quản lý ngành công nghiệp quân sự và đóng tàu ở các trung tâm Tokyo, Osaka, Itabaxi đồng thời quản lý ngành luyện kim và khai mỏ ở Xaro, Ikudo, Kanashi, Mizưike … Các cơ sở công nghiệp nhẹ và tiêu dùng phần lớn do chính phủ đầu tư và giao cho công nhân quản lý. Ngành ngân hàng ban đầu do Nhà nước quản lý sau đó nhượng lại cho tư nhân. Công ty Misubishi được giao quản lý toàn bộ tầu thuyền của công quốc Tôxa và lập ra công ty tàu biển Nhật Bản. Công ty Mitsui được giao độc quyền về ngân hàng. Các công ty này trở thành những công ty lũng đoạn đầu tiên ở Nhật Bản và ngày càng có thế lực, chi phối cả về chính trị. Về nông nghiệp: Song song với sự phát triển công nghiệp. nông nghiệp Nhật Bản cũng chuyển mạnh theo hướng kinh doanh tư bản chủ nghĩa, sử dụng lao động làm thuê, cơ giới hoá, cải tiến kỹ thuật chăm bón thuốc trừ sâu … Sản xuất theo cơ chế thị trường. Về thương nghiệp: Nhật Bản mở rộng sự phát triển trong lĩnh vực này trên cơ sở thị trường nội địa thống nhất và hướng châu Á – Thái Bình Dương. Sự phát triển kinh tế đã dẫn tới sự tập trung sản xuất và tư bản hình thành nên các công ty tư bản độc quyền lớn. Sự dung hợp giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp hình thành nên các tập đoàn tư bản tài chính. Một phần lớn số vốn được xuất khẩu ra nước ngoài như: Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan mang lại nguồn lợi nhuận kếch xù cho tư bản Nhật. Đầu thế kỷ XX, hai tập đoàn Mitsui và Misubishi sở hữu hơn 50% tổng số vốn tư bản và chi phối nhiều ngành sản xuất. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
  14. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 39 3.2. CHÍNH TRỊ Về đối nội : Minh Trị đã thành lập một bộ máy chính quyền gồm hai cơ quan hành pháp và lập pháp trong đó Thiên hoàng và quý tộc giữ địa vị thống trị. Về cơ bản, thế chế chính trị Nhật Bản vẫn là quân chủ chuyên chế. Giai cấp tư sản không có quyền lợi về chính trị đã không ngừng đấu tranh đòi cải biến theo xu hướng quân chủ lập hiến. Họ làm dấy lên một phong trào gọi là đòi dân quyền và tự do. Đại biểu cho phong trào này là Itagaki và Kiđo. Tháng 10/1881, Itagaki thành lập Đảng Tự do đại diện cho quyền lợi của địa chủ nhỏ, phú nông và tư sản công thương nghiệp. Năm 1882, Okuma thành lập Đảng Cải tiến Lập hiến đại biểu cho lợi ích của tư sản công thương, trí thức tư sản ngân hàng. Các đảng này không ngừng đấu tranh đòi lập nghị viện tư sản. Năm 1883, Itô Hirobumi từ Đức về nước khởi thảo bản hiến pháp 1889 dựa theo hiến pháp Đức: dành cho Thiên hoàng quyền lực cao nhất; quốc hội gồm có hai viện: viện quý tộc có 368 đại biểu, viện dân biểu có 300 đại biểu được bầu cử theo chế độ hạn chế. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nông dân lao động đã diễn ra mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Hội nghiên cứu chủ nghĩa xã hội (1898), Đảng xã hội dân chủ Nhật (1901), Đảng Xã hội Nhật Bản (1906). Chính phủ Nhật Bản đàn áp và ban hành đạo luật “cảnh sát trị an”. Tuy nhiên phong trào vẫn diễn ra mạnh mẽ: Năm 1907 có 57 cuộc bãi công, 1912 có 46 cuộc, 1914 có 50 cuộc, 1915 có 64 cuộc, 1916 có 108 cuộc, và năm 1917 có tới 198 cuộc bãi công. Năm 1918, Đảng Cộng sản ra đời. Về đối ngoại: Nhật Bản đấu tranh đòi quyền bình đẳng xoá bỏ những điều ước đã ký trước đây với tư bản phương Tây. Vị thế của Nhật Bản không ngừng tăng lên, Nhật Bản tích cực tham gia vào những cuộc chiến tranh giành giật thị trường như chiến tranh Nhật – Trung (1894 - 1895), Nhật – Nga (1904 - 1905). Nhật Bản cũng tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược Đài Loan 1874, Triều Tiên 1872 và tham gia phân chia thị trường Trung Quốc. Đồng thời Nhật Bản cũng tích cực chạy đua vũ trang chuẩn bị tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất Nhật Bản tham gia phe Hiệp ước. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
  15. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 40 CHƯƠNG II TRUNG QUỐC 1. CUỘC CHIẾN TRANH THUỐC PHIỆN LẦN THỨC NHẤT. 1.1. TÌNH HÌNH TRUNG QUỐC CUỐI TRIỀU MÃN THANH Về chính trị: Triều đại Mãn - Thanh là một triều đại phong kiến ngoại tộc tồn tại dựa trên sự cấu kết giữa quý tộc Mãn và quý tộc Hán. Mâu thuẫn dân tộc thường trực, cơ cấu quân sự ngày càng lỏng lẻo, quân lính bạc nhược, quan lại tham nhũng bất tài. Sự bảo thủ lạc hậu của quan hệ phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội Trung Quốc làm cho Trung Quốc không đủ sức chống lại sự xâm nhập của tư bản phương Tây. Về kinh tế : cơ sở của nên kinh tế là nông nghiệp dựa trên tính chất tự nhiên phong kiến. Nền kinh tế hành hoá vẫn phát triển hình thành nên các vùng như Giang Tây, Hán Châu dệt lụa làm sắt, mây tre. Các trung tâm buôn bán ở Quảng Châu, Quảng Đông, Thượng Hải, … đã phá vỡ kết cấu kinh tế tự nhiên nhưng bị chính quyền phong kiến kìm hãm. Về xã hội và giai cấp: xã hội Trung Quốc ra ba bộ phận cấu thành. Giai cấp nông dân chiếm tới 90% dân số là đối tượng bóc lột chủ yếu của phong kiến bị bạc đãi nghèo đói liên tục nổi dậy đấu tranh nhưng chưa tìm được giải đáp. Giai cấp địa chủ phong kiến bảo thủ lạc hậu, phản động không chấp nhận sự tiến hoá. Nhưng về mặt xa xỉ và đồ truỵ vào loại bậc nhất thế giới, không chăm lo sản xuất là lực lượng đẩy nhanh sự thối nát và tha hoá của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Tầng lớp công thương chủ yếu mang tính truyền thống không tạo nên nhân tố mới. Xã hội Trung Quốc do đó đã bất lực trước sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Triều đình Mãn Thanh cũng thi hành chính sách đóng cửa để bảo vệ quyền lợi giai cấp và dân tộc. 1.2. THUỐC PHIỆN, CÔNG CỤ MỞ CỬA TRUNG QUỐC Sau khi hoàn thành công cuộc xâm lược Ấn Độ, Thực dân Anh đã tìm thấy ở Ấn Độ một loại nông phẩm đặc biệt là thuốc phiện. Anh lại phát hiện ra ở Trung Quốc một thị trường rộng lớn để tiêu thu hàng hoá và cung cấp nguyên liệu, Trung Quốc lại là một nước lạc hậu phân tán tha hoá, thi hành chính sách đóng cửa. Tư bản Anh và phương Tây bán thuốc phiện vào Trung Quốc thu lại nguồn lợi nhuận lớn. Mọi giai tầng trong xã hội Trung Quốc đổ xô vào việc mua bán thuốc phiện. Phương tiện để trao đổi là bạc trắng đã dẫn đến tình trạng chảy máu bạc trắng. Quan lại địa chủ bắt nông dân nộp thuế bằng bạc trắng, quân lính cưỡp bóc nhân dân để lấy bạc đổi lấy thuốc phiện … Giai cấp thống trị chỉ lo ăn chơi bán rẻ quyền lợi dân tộc. Trước tình hình đó, trong triều đình Mãn - Thanh chia làm ba phái. - Phái thoả hiệp, chủ trương chỉ cấm quan lại mà không cấm nhân dân hút thuốc phiện. - Phái đầu hàng đứng đầu là Xixan chủ trương cho tự do buôn bán thuốc phiện. - Phái kiên quyết có ý thức dân tộc, được nhân dân ủng hộ chủ trương chống lại xu hướng đầu hàng, chống lại tư bản nước ngoài để bảo vệ quyền lợi dân tộc và giành được ưu thế. Đại biểu là Lâm Tắc Từ và Hoàng Tước Tư. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
  16. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 41 Ngày 31/12/1838, vua Đạo Quang phái Lâm Tắc Từ làm Khâm sai đại thần xuống Quảng Châu để triệt để ngăn cấm việc bán thuốc phiện. Ông bắt thương nhân Anh và các nước nộp hết số thuốc phiện và cam kết không buôn bán thuốc phiện nữa, đồng thời củng cố lực lượng quân sự tăng cường phòng ngự các cửa biển, tổ chức lực lượng dân binh. Kết quả ông đã thu được hơn 2 vạn hòm thuốc phiện (20 kg/ hòm) và thiêu cháy tại Hổ Môn. Đây chính là phát pháo hiệu của cuộc chiến tranh. 1.3. QUÁ TRÌNH CUỘC CHIẾN TRANH VÀ ĐIỀU ƯỚC NAM KINH Tháng 6/1840, quân Anh gồm 15 ngàn quân và 41 tầu chiến nổ súng tiến công Quảng Châu, cuộc chiến tranh diễn ra ác liệt ở phía Nam Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc tự vũ trang chống lại sự xâm lược của quân Anh. Mùa hạ năm 1841, phong trào Bình Anh Đoàn ở Tam Nguyên Lý đánh bại cuộc tiến công của quân Anh. Giữa lúc đó phái đầu hàng thắng thế chủ trương thỏa hiệp. Không thoả mãn, quân Anh tiếp tục mở rộng cuộc chiến tranh lên phía Bắc và uy hiệp Bắc Kinh. Sợ hãi trước sức mạnh của quân Anh, Triều đình Mãn Thanh đã phải ký hiệp ước Nam Kinh vào ngày 29/8/1842. Nội dung chủ yếu của Hiệp ước Nam Kinh là: - Trung Quốc phải mở 5 cửa biển cho Anh tự do thông thương: Quảng Châu, Phúc Châu, Ninh Ba, Hạ Môn và Thượng Hải. - Trung Quốc phải cắt Hương Cảng cho Anh. - Trung Quốc phải bồi thường cho Anh 21 triệu bảng - Thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của Anh do hai bên bàn bạc. - Anh được hưởng quyền lãnh sự tài phán ở Trung Quốc . Các nước tư bản khác cũng noi gương Anh buộc Trung Quốc phải ký những điều ước tương tự. Mỹ ký Hiệp ước Vọng Hạ (7/1884), Pháp ký Hiệp ước Hoàng Phố (10/1884), Bỉ, Bồ Đào Nha, Thuỵ Điển, Na Uy, Nga,… cũng ký những điều ước tương tự. Trung Quốc bị biến thành nước phong kiến nửa thuộc địa. 1.4. HỆ QUẢ - Cuộc chiến tranh thuốc phiện đã chọc thủng cánh của Trung Quốc làm cho Trung Quốc trở thành một bộ phận của chủ nghĩa tư bản, điều này được thể hiện rõ ràng bằng quyền bất khả xâm phạm của các tô giới nước ngoài. Anh lập tô giới ở Thượng Hải diện tích 830 ha (1845), Mỹ (1847). - Xác lập sự buôn bán không công bằng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của Anh và các nước tư bản thấp nhất thế giới (5%), thuốc phiện 12% làm cho cuối thế kỷ XIX, hàng thuốc phiện của Anh lên tới gần 6 vạn hòm lợi nhuận là 25 triệu bảng tương đương 1/6 giá trị ngoại thương. Nền kinh tế của Trung Quốc ngày càng khủng hoảng kiệt quệ. - Cuộc chiến tranh thuốc phiện đã làm tan rã nhanh hơn xã hội Trung Quốc đồng thời đã cấy lên những mầm mống của xã hội phương Tây ở Trung Quốc. Giai cấp tư sản và công nhân ra đời. - Đẩy mâu thuẫn dân tộc Trung Quốc phát triển lên đỉnh điểm mà nông dân là lực lượng đi đầu chống lại ách thống trị của quý tộc phong kiến Mãn Thanh. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
  17. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 42 2. PHONG TRÀO NÔNG DÂN THÁI BÌNH THIÊN QUỐC 2.1. NGUYÊN NHÂN Những hệ quả của chiến tranh thuốc phiện đã tác động trực tiếp đến xã hội Trung Quốc mà mâu thuẫn tập trung ở miền Nam Trung Quốc. Đây là nơi tiếp xuca trực tiếp với chủ nghĩa tư bản phương Tây, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt, ý thức dân tộc Hán trỗi dậy mạnh mẽ. 2.2. DIỄN BIẾN - Hồng Tú Toàn và Hội Thượng đế, Hồng Tú Toàn sinh ngày 1/1/1814 trong một gia đình nông dân ở Quảng Đông. Là một người thông minh nhưng thi mãi không đậu lại thấy được sự bất công của xã hội phong kiến đương thời. Ông tình cờ tiếp xúc với tư tưởng bình đẳng của đạo Kitô trong tác phẩm “những lời dạy thế”. Năm 1844, ông về quê chuẩn bị lý luận cho cuộc nổi dậy của nông dân trong đó hình thành hai giải đáp lớn: bình đẳng xã hội không phân biệt nam nữ, đẳng cấp và mơ ước xây dựng một xã hội thái bình. Tư tưởng đó phản ánh nguyện vọng, mơ ước chống lại sự bất công của người nông dân. Năm 1848, Hồng Tú Toàn thành lập Hội Thượng đế gồm có Phùng Vân Sơn, Dương Tú Thanh, Vi Xương Huy, … Đây là một hình thức tôn giáo để tổ chức và tập hợp lực lượng. Nó tuyên chiến với hệ tư tưởng phong kiến, phủ nhận tất cả các thần thánh và chỉ thừa nhận thượng đế. - Cuộc tiến công từ Kim Điền đến Nam Kinh (1851 - 1853). Tháng 1/1851, quân khởi nghĩa tiến đánh Kim Điền thắng lợi. Tháng 9/1851, chiếm được Vĩnh An và xây dựng chính quyền lấy hiệu là Thái Bình Thiên Quốc. Hồng Tú Toàn tự xưng là Thiên Vương, Dương Tú Thanh là Đông Vương, Tiêu Triều Quý là Tây Vương, Vi Xương Huy là Bắc Vương, Thạch Đạt Khai là Dực Vương, … Đồng thời định ra quy chế tổ chức, kỷ luật nghiêm minh trong quân đội. Từ đó quân khởi nghĩa lần lượt chiếm được 10 tỉnh Nam Trung Quốc. Trường Sa, Vũ Hán , Cửu Giang, An Khánh (2/1853), và bao vây Nam Kinh. Ngày 28/3/1853, quân khởi nghĩa chiếm được Nam Kinh và đổi tên thành phố là Thiên Kinh. - Sự biến Dương Vi và sự tan rã của Thái Bình Thiên Quốc. Giữa lúc phong trào đang phát triển thì mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo phong trào bắt đầu bộc lộ. Điều này do tư tưởng bảo thu, hẹp hòi của người nông dân nảy sinh. Mâu thuẫn bắt đầu từ quyền lợi giữa Hồng Tú Toàn và Dương Tú Thanh – Hai nhà lãnh đạo cao nhất của phong trào. Hồng Tú Toàn đã ra lệnh cho Vi Xương Huy mang quân bao vây phủ Đông Vương và giết sạch cả nhà Dương Tú Thanh (2/9/1856), trong đó phần lớn là những anh hùng Thái Bình Thiên Quốc. Hơn hai vạn người đã bị giết, Thiên Kinh hỗn loạn. Vi Xương Huy lại có ý lộng quyền, Hồng Tú Toàn lại ra lệnh giết Vi Xương Huy. Hàng vạn người lại bị giết hại. Hồng Tú Toàn gọi Thạch Đạt Khai trở về để ổn định lại Thiên Kinh nhưng lại có ý nghi ngờ ông. Do đó, Thạch Đạt Khai cùng với các tướng lĩnh mang mười vạn quân ra đi tiếp tục Tây Chinh, cuối cùng thì ông đã bị giết hại tại Tứ Xuyên (1857). Phong trào Thái Bình Thiên Quốc bị suy yếu hẳn, đến năm 1860, An Khánh thất thủ, Thiên Kinh bị bao vây. Ngày 19/7/1864, quân Thanh chiếm được Thiên Kinh. Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc hoàn toàn thất bại. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
  18. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 43 - Những chính sách lớn của Thái Bình Thiên Quốc. ƒ Về quân sự: Thái Bình Thiên Quốc rất chú ý xây dựng quân đội. Quân đội Thái Bình Thiên Quốc có tính kỷ luật cao, hai đạo quân Nam Doanh và Nữ Doanh được duy trì và củng cố. Thái Bình Thiên Quốc tổ chức ba hưỡng tiến quân. Đông Chinh nhằm cắt đứt nguồn cung cấp tài nguyên của nhà Mãn Thanh nhằm tạo nên thế lực kinh tế mạnh. Tây Chinh, nhằm tiều diệt lực lượng địa chủ Hán tộc của Tăng Quốc Phiên và Tả Tôn Đường và bảo vệ Thiên Kinh. Bắc Chinh, nhắm tiêu diệt lực lượng quân sự và xoá bỏ sự thống trị của nhà Thanh. Cả ba hướng này đều không thu được thắng lợi do mâu thuẫn nội bộ của phong trào nảy sinh. ƒ Về kinh tế: Thái Bình Thiên Quốc thực hiện việc trao quyền sở hữu ruộng đất cho làng xã. Lấy đơn vị nhà làm tế bào, cứ 25 nhà là một đơn vị xã hội kinh tế quân sự gọi là Lưỡng tư mã. Trên cơ sở đó thực hiện chế độ cùng làm cùng hưởng, đây chính là tư tưởng bình quân của nông dân chống lại sở hữu phong kiến. Nó trở lên không tưởng và thất bại. Đối với thành phần kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp, Thái Bình Thiên Quốc không thừa nhận vì nó ngược lại đối với nền kinh tế tự cung tự cấp của mình. Tuy nhiên, do yêu cầu phát triển xã hội mà lĩnh vực này vẫn phát triển. ƒ Những chính sách khác: Thái Bình Thiên Quốc còn thi hành một số chính sách như : cấm hút thuôc phiện; cải cách chế độ thi cử trong đó có thi nghề nghiệp và tính toán; thi hành chính sách bình đẳng nam nữ, xoá bỏ tục lệ bó chân; coi người ngoại quốc như anh em và cho họ tự do buồn bán nhưng không thừa nhận các Hiệp ước bất bình đẳng. 2.3. TÍNH CHẤT, NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ - Tính chất: Thái Bình Thiên Quốc là một phong trào nông dân đơn thuần mang tính chất của phong trào nông dân thời cận đại với nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản được đặt ra, nhiệm vụ giải phóng xã hội phản đế, phản phong nhưng không phải là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Nó cũng không phải là một cuộc chiến tranh tôn giáo. Đây là một phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. - Nguyên nhân thất bại: Phong trào Thái Bình Thiên Quốc bị thất bại do quá trình phong kiến hoá tự bản thân nó huỷ hoại phong trào. Các thế lực phong kiến và tư bản nước ngoài cấu kết nhau để đàn áp. Phong trào đã không đánh giá được sự nguy hiểm cũng như sức mạnh của chủ nghĩa tư bản phương Tây. - Ý nghĩa lịch sử: Mặc dù thất bại nhưng phong trào Thái Bình Thiên Quốc đã tuyên án tử hình chế độ phong kiến trên tất cả các mặt. Phong trào tồn tại trong 14 năm nhưng đã lập nên một cấu trúc mới mang tính chất thử nghiệm chính là ảo ảnh của xã hội mới. Sự thất bại của phong trào là tất yếu nhưng đã đánh dấu một bước phát triển trong phong trào nông dân Trung Quốc, đồng thời cũng để lại nhiều bài học quý báu đối với sự nghiệp cách mạng về sau của nhân dân Trung Quốc. 3. PHONG TRÀO DÂN TỘC TƯ SẢN TRUNG QUỐC 3.1. CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC SÂU XÉ TRUNG QUỐC 3.1.1. SỰ ĐẦU TƯ CỦA TƯ BẢN PHƯƠNG TÂY Cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ hai (1856 – 1858) giữa Anh, Pháp với Trung Quốc đã diễn ra. Trung Quốc hoàn toàn thừa nhận những đòi hỏi của các nước đế quốc. Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
  19. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 44 Điều này đã tạo ra hệ quả các nước đế quốc tràn vào Trung Quốc, Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thu hàng hoá và cung cấp nguyên liệu của hầu hết các nước đế quốc. Trong giai đoạn này, chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc đã tăng cường đầu tư tư bản để khai thác nguồn lợi nhuận. Nhiều ngành công nghiệp mới đã được xây dựng mang tính chất phức hợp của công nghiệp tư bản chủ nghĩa. 3.1.2. SỰ RA ĐỜI CỦA TƯ SẢN VÀ VÔ SẢN DÂN TỘC TRUNG QUỐC Giai cấp địa chủ phong kiến muốn lợi dụng cơ hội để trục lợi. Đầu tiên là các địa chủ Hán tộc như Lý Hồng Chương, Tăng Quốc Phiên, Tả Tôn Đường đã tiến hành xây dựng những xưởng đúc súng sửa chữa tầu thuyền. Những xí nghiệp này vẫn còn tồn tại quan hệ phong kiến trong khi kỹ thuật và vốn đầu tư vẫn do tư bản nước ngoài nắm giữ nên cuối cùng đều thất bại. Giai cấp tư sản dân tộc ra đời vào cuối thế kỷ XIX, học chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực chế biến và công nghiệp nhẹ với quy mô nhỏ, lãi nhiều nhưng thường xuyên bị tư bản nước ngoài chèn ép. Chính vì vậy, tư tưởng tư sản cải lương đã xuất hiện. Cùng lúc đó giai cấp công nhân thuộc địa cũng ra đời và từng bước trưởng thành nắm lấy ngọn cờ dân tộc. 3.2. SỰ THỨC TỈNH DÂN TỘC TƯ SẢN CẢI LƯƠNG 3.2.1. NGUYÊN NHÂN Sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản trong xã hội Trung Quốc và những tác động của tình hình thế giới nhất là Nhật Bản đã trở thành một nước tư bản chủ nghĩa làm chuyển biến về tư tưởng trong xã hội Trung Quốc . Một tầng lớp trí thức tiến bộ đã ra đời đòi hỏi phải canh tân đất nước theo xu hướng học Nhật Bản. Các đại biểu như Tiết Phúc Thành, Trần Xí, Trịnh Quan Ứng, Mã Kiến Trung,… Đề nghị lập hiến theo các nước phương Tây, kiên quyết chống ngoại xâm, làm dấy lên phong trào duy tân sau này. 3.2.2. DIỄN BIẾN Đại biểu xuất sắc của phong trào Duy tân là Khang Hữu Vy. Ông xuất thân trong một gia đình địa chủ quan liêu ở Quảng Đông. Đứng trước nguy cơ của dân tộc Trung Quốc và những trào lưu tư tưởng tiến bộ, Khang Hữu Vy cùng với Lương Khải Siêu và các đồng chí của ông chủ trương duy tân đất nước. Họ nêu ra bốn nội dung cơ bản: - Về kinh tế: Khuyến khích công thương nghiệp phát triển trên cơ sở tuyên truyền học tập kỹ thuật phương Tây, khuyến khích phát minh khoa học kỹ thuật trong nước, tăng cường quản lý mỏ, đường sắt và tài chính. - Về chính trị: Cách chức những nhân lực bất tài tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước có sự tham gia của tư sản tự do. - Về quân sự: Tăng cường lực lượng vũ trang theo kiểu phương Tây - Về văn hoá: Lập trường học, cải cách thi cử, cử người đi học nước ngoài, tự do sách báo, mở mang dân trí. Phái Duy tân được sự ủng hộ của vua Quang Tự và tầng lớp địa chủ mới, trí thức địa phương, có tư tưởng đứng đắn nhưng không có thực quyền. Trong khi đó lực lượng bảo thủ đứng đầu là Từ Hy Thái Hậu có chính quyền quân đội. Do so sánh tương quan lực Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
  20. Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 45 lượng chênh lệch như vậy, Viên Thế Khải lại phản bội nên cuộc vận động duy tân từ ngày 11/6 đến ngày 21/9/1898 bị thất bại. Mộng ước Duy tân tan vỡ. 3.3. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TƯ SẢN 3.3.1. TÔN TRUNG SƠN VÀ TỔ CHỨC CÁCH MẠNG Tôn Trung Sơn xuất thân trong một gia đình nông dân ở Quảng Đông. Lúc đầu ông chịu ảnh hưởng của tư tưởng Khang – Lương, nhưng sau một quá trình tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, tư tưởng của ông chuyển sang cách mạng. Ông nhận thức được vai trò và sức mạnh của nông dân Trung Quốc. Tháng 11/1894, ông sáng lập tổ chức Hưng Trung Hội tại Hônôlulu (Mỹ). Tháng 7/1905, Tôn Trung Sơn cùng các đồng chí của ông là Hoàng Hưng, Tống Giáo Nhân triệu tập hội nghị thống nhất ở Tôkyô gồm đại biểu ba tổ chức Hưng Trung Hội, Hoa Hưng Hội, Quang Phục Hội thành lập Trung Quốc Đồng Minh Hội. Thành phần tham gia là địa chủ, trí thức, lưu học sinh, công nhân, nông dân và tất cả các tầng lớp trong xã hội Trung Quốc. Tổ chức này nêu cao cương lĩnh “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, bình quân địa quyền”. Năm 1907, Tôn Trung Sơn về nước lãnh đạo một loạt các cuộc khởi nghĩa mang tính chất thử nghiệm ở miền Nam Trung Quốc. 3.3.2. DIỄN BIẾN VÀ KẾT CỤC CỦA CUỘC CÁCH MẠNG TÂN HỢI Dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng Minh Hội, phong trào cách mạng đã nổ ra mạnh mẽ nhất là ở miền Nam Trung Quốc. Tiền đề cơ sở của cuộc cách mạng đã được xuất hiện. Ngày 10/10/1911, cuộc khởi nghĩa bùng nổ từ lực lượng Tân quân ở Vũ Xương thắng lợi. Hai ngày sau thì chiếm được Hán Khẩu và Hán Dương. Tuy nhiên, quyền lãnh đạo cách mạng lại rơi vào tay phái Lập hiến của Lê Nguyên Hồng. Do đó, cách mạng diễn ra theo xu hướng thoả hiệp. Đầu tháng 12, quân cách mạng chiếm được Nam Kinh và tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc. Ngày 25/12/1911, Tôn Trung Sơn về nước triệu tập hội nghị Đồng Minh Hội bàn việc thành lập chính phủ. Ngày 1/1/1912, Tôn Trung Sơn được bầu làm đại tổng thống. Năm 1912, được gọi là năm Trung Hoa Dân Quốc Thứ nhất. Lợi dụng tình hình đó, Viên Thế Khải buộc vua Thanh thoái vị và ra điều kiện buộc Tôn Trung Sơn phải trao cho y chức đại tổng thống tại Bắc Kinh. Ngày 12/2/1912, Tôn Trung Sơn từ chức trao quyền đại tổng thống chiến tranh Viên Thế Khải, Lê Nguyên Hồng làm phó tổng thống. Cuộc cách mạng Tân Hợi về cơ bản đã kết thúc thất bại. 3.3.3. TÍNH CHẤT, NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ - Tính chất: Cuộc cách mạng Tân Hợi mang tính chất tư sản được quy định bởi nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến và tuyên bố thành lập chế độ cộng hoà tư sản. Là cuộc cách mạng mang tính chất tiến bộ, có ý nghĩa dân tộc rõ rệt mặc dù chưa đề ra nhiệm vụ chống đế quốc. - Nguyên nhân thất bại: Do giai cấp lãnh đạo cách mạng còn yếu đuối, đường lối cách mạng thiếu chính xác, tổ chức lãnh đạo không thống nhất, mặc dù đã đề ra cương lĩnh ruộng đất nhưng lại trốn tránh thực hiện và so sánh lực lượng quá chênh lệch về phía lực lượng phản cách mạng. - Ý nghĩa lịch sử: Cuộc cách mạng là sự tuyên án tử hình chế độ phong kiến Trung Quốc trên tất cả các mặt đồng thời mở đầu cho xu hướng cách mạng và ý thức dân chủ ở Trung Quốc phát triển. Sự thất bại của cuộc cách mạng đã để lại nhiều bài học Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2