Đề cương giải phẫu học phần III (Phần 4)
lượt xem 48
download
Câu 13: Động mạch dưới đòn: nguyên uỷ, đường đi, liên quan, ngành bên, ngành cùng và vòng nối Bài làm 1. Nguyên uỷ , đường đi - Bên phải : Từ thân động mạch cánh tay đầu - Bên trái : Từ quai động mạch chủ - Động mạch đi lên, ra ngoài, tới khe giữa sườn đòn thì đổi tên thành động mạch nách 2. Liên quan - Đoạn trong cơ bậc thang trước + Ở trước động mạch có 4 lớp ( từ nông vào sâu ) Da: Phủ sát khớp ức đòn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương giải phẫu học phần III (Phần 4)
- Câu 13: Động mạch dưới đòn: nguyên uỷ, đường đi, liên quan, ngành bên, ngành cùng và vòng nối Bài làm 1. Nguyên uỷ , đường đi - Bên phải : Từ thân động mạch cánh tay đầu - Bên trái : Từ quai động mạch chủ - Động mạch đi lên, ra ngoài, tới khe giữa sườn đòn thì đổi tên thành động mạch nách 2. Liên quan - Đoạn trong cơ bậc thang trước + Ở trước động mạch có 4 lớp ( từ nông vào sâu ) Da: Phủ sát khớp ức đòn Lớp cơ: Ức đòn chũm, cơ ức giáp và ức đòn móng Lớp tĩnh mạch: Hội lưu Pirogoff Lớp thần kinh : Có 3 dây thần kinh bắt chéo mặt trước động mạch Dây X : Ở bên phải, dây X phải tách ra dây tk quặt ngược phải chui dưới động mạch dưới đòn phải, đi lên trên và ra sau giáp vào mặt bên khí, thực quản để tới thanh quản. Ở bên trái, dây X trái tách ra dây tk quặt ngược trái vòng qua quai động mạch chủ đi lên cổ
- Dây hoành: Bắt chéo mặt trước cơ bậc thang trước rồi đi vào trung thất Quai giao cảm cổ hay quai dưới đòn: Tách từ hạch giao cảm cổ giữa nối với hạch giai cảm cổ dưới + Ở phía sau động mạch có đỉnh phổi, hố sau đỉnh phổi có hạch sao ( hạch giao cảm cổ dưới + hạch giao cảm ngực I ) + Riêng động mạch dưới đòn trái liên quan với quai ống ngực đi từ sau ra trước đổ vào hội lưu tĩnh mạch Pirogoff - Đoạn sau cơ bậc thang trước + Khi lách sau cơ bậc thang trước, động mạch nằm gọn trong khe sườn 1 giới hạn giữa gân cơ bậc thang giữa và gân cơ bậc thang trước, phía trên sau động mạch là các thân nhất của đám rối tk cánh tay - Đoạn ngoài cơ bậc thang trước + Từ ngoài cơ bậc thang trước tới khe sườn đòn, ở nông nhất nên dễ bộc lộ để thắt 3. Các ngành bên và ngành cùng - Có 5 ngành bên, phần lớn tách ra từ đoạn trong cơ bậc thang trước, riêng đ/m vai sau tách ở đoạn ngoài cơ bậc thang trước + Động mạch đốt sống: đi thẳng lên, chui trong lỗ mỏm ngang 6 đốt cổ trên, khi đến nền sọ thì rẽ ngang vào trong tới lỗ trẩm dây lại đi ngược lên vào trong hộp sọ. Hai đ/m đốt sống họp thành đ/m thân nền nuôi não và tuỷ sống
- + Động mạch vú trong ( ngực trong ): nuôi các khoảng gian sườn trước, cơ hoành và thành bụng trước bên + Thân cổ liên sườn: Tách nhánh cổ sâu nuôi khối cơ sâu vùng gáy và nhánh gian sườn nuôi 2 khoảng gian sườn sau + Thân giáp cổ vai: Ngắn, cấp máu cho các vùng bằng các nhánh : Động mạch giáp dưới: Nuôi tuyến giáp trạng Động mạch cổ lên : Nuôi vùng cổ Động mạch cổ ngang nông Động mạch vai trên: Đến vùng xương bả vai + Động mạch vai sau: Nhánh duy nhất tách từ đoạn ngoài cơ bậc thang trước 4. Vòng nối - Tiếp nối với các đ/m khác như : đ/m cảnh trong, đ/m cảnh ngoài, và động mạch nách cung cấp máu cho chi trên và vùng cổ
- Câu 16: Hình thể ngoài và giới hạn của tuỷ sống , các dây thần kinh sống Bài Làm I. Tuỷ sống 1. Vị trí - Nằm trong ống sống từ đốt C I đến LII , LIII , xung quanh tuỷ sống có màng tuỷ, tổ chức mỡ và các búi tĩnh mạch bao bọc 2. Hình thể ngoài
- - Tuỷ sống dẹt, màu trắng xám, dài 45cm, có hai chỗ phình + Phình cổ: Tương ứng với đám rối TK cổ và đám rối TK cánh tay + Phình thắt lưng: Tương ứng với đám rối TK thắt lưng - Tuỷ sống có hai đường cong: cong cổ và cong lưng ~ cột sống - Tuỷ sống có hai rãnh giữa + Rãnh giữa trước: sâu, rộng + Rãnh giữa sau: chỉ là một khe hẹp - Dọc theo mặt bên tuỷ sống ở hai bên rãnh giữa trước và sau có các rễ trước và sau của các dây thần kinh sống thoát ra , nơi thoát ra là rãnh bên trước và bên sau của tuỷ sống - Hai rãnh giữa và các rễ phân chia mỗi nửa bên tuỷ sống thành 3 cột + Cột trước : Ở giữa rãnh trước và rễ trước + Cột sau : Ở giữa rãnh sau và rễ sau + Cột bên : Ở giiữa rễ sau và rễ trước , ở mặt bên của tuỷ - Đầu dưới tủy sống nhọn gọi là nón cùng , ở đầu nón có dây cùng đi từ nón cùng đến xương cụt II. Các dây thần kinh sống - Có 31 đôi dây TK sống , gồm + 8 đôi dây TK sống cổ + 12 đôi dây TK sống ngực
- + 5 đôi dây TK sống thắt lưng + 5 đôi dây TK sống cùng + 1 đôi dây TK sống cụt - Mỗi dây có 2 rễ + Rễ trước: rễ vận động + Rễ sau : rễ cảm giác,có hạch gai - Hai rễ chập lại thành dây TK sống , chui qua lỗ gian đốt sống ra ngoài - Dây TK sống chia làm hai ngành + Ngành sau: đi ra sau vận động các cơ rãnh sống và cảm giác vùng da gần cột sống + Ngành trước: Họp thành các thân của đám rối như đám rối cổ, cánh tay, thắt lưng , cùng và cụt - Ở vùng lưng vùng trước gọi là các dây TK gian sườn - Mỗi đoạn tuỷ có một đôi dây TK sống : phải và trái, chi phối một vùng cơ thể về cảm giác và vận động - Ở những đoạn tuỷ cổ trên rễ các dây TK sống đi ngang vì lỗ ghép ~ chỗ phát sinh rễ nhưng càng xuống dưới thì các dây TK sống càng đi chếch do dây chui qua lỗ ghép cách xa nơi phát sinh các rễ , đo đó ở trong ống sống các rễ càng xuống thấp càng dài
- Câu 17 : Hình thể ngoài của hành não Bài Làm - Hành não là phần dưới của não liên tiếp ngay với tuỷ sống. Là phần quan trọng của hệ TKTƯ do tập trung nhiều trung khu sống của cơ thể như : trung khu hô hấp , tuàn hoàn, bài tiết, chuyển hoá, vận mạch .... - Hành não là nơi mà các đường dẫn truyền cảm giác từ tuỷ sống đi lên và các đường dẫn truyền vận động từ trên đi xuống - Hành não có 4 mặt + Mặt trước : Có rãnh giữa liên tiếp với rãnh giữa trước của tuỷ sống , ở rãnh này nơi giới hạn giữa tuỷ sống và hành não có bắt chéo của hai bó tháp, ở hai bên rãnh có hai cột tháp trước liên tiếp với cột trước của tuỷ sống + 2 Mặt bên : Liên tiếp với hai cột bên của tuỷ sống, ở nửa mặt bên có trám hành. Trong rãnh sau trám hành có 3 dây Tk s ọ não: dây thiệt hầu (IX) , dây phế vị (X) , dây gai (XI), ở rãnh trước trám hành có dây XII + Mặt sau : Nửa dưới mặt sau có hai cột liên tiếp với hai cột sau của tuỷ sống. Ở nửa trên hai cột này toạc sang hai bên tạo thành hai cuống tiểu não dưới,
- Cuống tiểu não có nhân Goll ở trong và nhân Burdach ở ngoài . Hai cuống tiểu não dưới giới hạn tan giác của nền não thất IV + Rãnh cầu hành : Là giới hạn trên của hành não và từ trong ra ngoài có 3 đôi dây TK Đôi dây vận nhãn ngoài ( dây V ) Đôi dây mặt và dây trung gian Wrisberg ( dây VII và VII' ) Đôi dây thính giác ( dây VIII ) ở ngoài cùng Dây VII , VII' và dây VIII nằm sát nhau và nằm ở đầu ngoài của rãnh Câu 18 : Hình thể ngoài của Cầu não và Thân não
- Bài làm Hình Thể Ngoài Của Thân Não - Thân não gồm hành não, cầu não và trung não 1. Hành não - Hành não là phần dưới của não liên tiếp ngay dưới tuỷ sống, là phần quan trọng của hệ thần kinh trung ương do hành não tập trung nhiều trung khu sống của cơ thể như trung khu hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, vận mạch ...Ngoài ra hành não còn là nơi mà các đường dẫn truyền cảm giác từ tuỷ sống đi lên và các đường vận động từ trên đi xuống - Hành não gồm 4 mặt + Mặt trước: Có rãnh giữa liên tiếp với rãnh trước của tuỷ sống, là nơi giới hạn giữa não và tuỷ sống có hai bó tháp bắt chéo qua, hai bên rãnh có hai cột tháp trước liên tiếp với cột trước của tuỷ sống + Hai mặt bên: Liên tiếp với hai cột bên của tuỷ sống, ở nửa mặt bên có trám hành, trong rãnh sau trám hành có 3 dây thần kinh sọ não là dây IX, X, XI, ở rãnh trước trám hành có dây XII + Mặt sau: Nửa dưới mặt sau có hai cột bên liên tiếp với hai cột sau của tuỷ sống. Ở nửa trên hai cột này toạc sang hai bên thành cuống tiểu não dưới, hai cuống này có nhân Goll ở trong và nhân Burdach ở ngoài, hai cuống tiểu não dưới giới hạn tam giác dưới của nền não thất
- + Rãnh cầu hành: Là hình giới hạn trên của hành não từ trong ra ngoài có 3 đôi dây thần kinh Đôi dây vận nhãn ngoài ( VI ) Đôi dây mặt và dây trung gian Wrisberg ( VII và VII' ) Đôi dây thính giác ở ngoài cùng ( VIII ) + Dây VII, VII', VIII nằm sát nhau và nằm ở đầu ngoài của rãnh 2. Cầu não - Cầu não ở trên hành não và ngăn cách với trung não bởi rãnh cầu cuống - Cầu não nằm trên rãnh nền của xương chẩm - Cầu não có 4 mặt + Mặt trước: Cao 3cm rộng 4cm có nhiều khía chạy ngang, ở chính giữa mặt trước có rãnh dọc có thân đông mạch nền chạy qua + Măt bên: Thu hẹp dần ra sau tạo thành cuống tiểu não giữa, rễ dây thần kinh giao thoa (V) là mốc ngăn cánh mặt trước với hai mặt bên + Mặt sau: Bị tiểu não che phủ và cùng tiểu não giới hạn não thất IV 3. Trung não - Là bộ phận của não, nối hành não, cầu não, tiểu não với các bộ phận ở trên - Trung não gồm 4 mặt : Hai mặt bên, mặt trước và mặt sau
- + Mặt trước: Ở hai bên mặt trước có cuống đại não do các bó dẫn truyền xung động thần kinh ( chất trắng ) chui vào gian não tạo nên . Ở giữa hai cuống đại não là khoang thủng sau có rễ dây thần kinh vận nhãn chung ( dây III ) thoát ra + Mặt sau: Mặt sau trung não có 4 củ não sinh tư * Hai củ não sinh tư trên: Nối với hai thể gối ngoài và hai đồi chẩm của đồi thị bởi hai cánh tay liên hợp trên. Các củ não sinh tư trên thể, gối ngoài và đồi chẩm là trung khuh dưới vỏ của đường dẫn truyền thị giác * Hai củ não sinh tư dưới: Nối với hai thể gối trong bởi hai cánh tay liên hợp dưới , là trung khu dưới vỏ của đường dẫn truyền thính giác * Phía dưới hai củ não sinh tư dưới có hai dây thần kinh IV ( dây vận động cơ chéo to ) thoát ra kh ỏi não, là dây tk duy nhất thoát ra từ mặt sau thân não rồi đi vòng ra trước. Giữa trung não có cống Sylvius thông não thất III và IV + Mặt bên: Mặt bên trung não là các cánh tay liên hợp trên và dưới
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải phẫu bệnh đại cương
93 p | 545 | 107
-
Đề cương giải phẫu học phần III (Phần 2)
11 p | 349 | 76
-
Đề cương giải phẫu học phần III (Phần 1)
10 p | 331 | 74
-
Đề cương tham khảo ôn thi kết thúc học phần có đáp án môn học: Giải phẫu vật nuôi 1
31 p | 366 | 69
-
Đề cương giải phẫu học phần III (Phần 3)
11 p | 263 | 57
-
Đề cương Giải phẫu học phần III (Phần 7)
8 p | 222 | 55
-
Đề cương giải phẫu học phần III (Phần 5)
9 p | 262 | 52
-
Đề cương giải phẫu học phần III (Phần 6)
10 p | 195 | 46
-
Đề cương Giải phẫu học phần III (Phần 9)
8 p | 284 | 43
-
Đề cương Giải phẫu học phần III (Phần 10)
8 p | 182 | 41
-
Tài liệu Đề cương Giải phẫu học phần III (Phần 7)
9 p | 163 | 36
-
Đề cương Giải phẫu học phần III (Phần 11)
8 p | 180 | 34
-
Vết thương phần mềm vùng hàm mặt
7 p | 356 | 30
-
Đề cương tham khảo ôn thi kết thúc học phần có đáp án môn học: Giải phẫu vật nuôi 1 - Học kỳ 2 (Năm học 2011-2012)
35 p | 210 | 22
-
Đại cương Giải phẫu phân thùy gan
8 p | 177 | 21
-
Đề cương học phần Giải phẫu đại cương (Mã số học phần: ANA231)
96 p | 4 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Nhãn khoa (Mã học phần: OPH321)
24 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn