Đề cương giải phẫu học phần III (Phần 1)
lượt xem 74
download
Câu 1 : Các cơ vùng cổ trước bên, cấu tạo trám khí quản Bài làm I. Các cơ vùng cổ trước bên - Gồm 3 lớp : Lớp nông có cân cổ nông bao bọc Lớp giữa có cân cổ giữa bao bọc Lớp sâu có cân cổ sâu phủ 1. Toán cơ sâu - Gồm có các cơ trước cột sống và các cơ bên cột sống a) Các cơ trước cột sống - Cơ dài cổ: Gồm các thớ bám từ thân các đốt sống đến các mỏm ngang từ đốt CI - DIII - Cơ thẳng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương giải phẫu học phần III (Phần 1)
- Câu 1 : Các cơ vùng cổ trước bên, cấu tạo trám khí quản Bài làm I. Các cơ vùng cổ trước bên - Gồm 3 lớp : Lớp nông có cân cổ nông bao bọc Lớp giữa có cân cổ giữa bao bọc Lớp sâu có cân cổ sâu phủ 1. Toán cơ sâu - Gồm có các cơ trước cột sống và các cơ bên cột sống a) Các cơ trước cột sống - Cơ dài cổ: Gồm các thớ bám từ thân các đốt sống đến các mỏm ngang từ đốt CI - DIII - Cơ thẳng đầu trước nhỏ: Bám từ mỏm ngang đốt đội đến mỏm nền ở nền sọ - Cơ thẳng đầu trước lớn: Bám từ mỏm ngang 4 đốt cổ CIII - CVI tới mỏm nền của nền sọ - Tác dụng : Cơ co làm đầu nghiêng về một bên - Thần kinh vận động : Ngành của đám rối cổ b) Các cơ bên cột sống
- - Các cơ bậc thang + Cơ bậc thang trước : Từ mỏm ngang các đốt CIII, CIV tới bám vào củ Lisfranc của sườn I + Cơ bậc thang giữa : Từ mỏm ngang các đốt CII - CVII tới bám vào mắt trên sườn I + Cơ bậc thang sau : Từ mỏm ngang đốt CIV - CVI tới bám vào sườn II + Tác dụng : Cơ thở vào, cúi đầu và quay cổ + Thần kinh chi phối : Ngành của dây III, IV, V - Các cơ liên mỏm ngang : nhỏ ở giữa các mỏm ngang - Cơ thẳng đầu bên : Từ mỏm ngang đốt đội tới x.chẩm 2.Toán cơ giữa a) Lớp cơ sâu - Cơ ức giáp : dài, mỏng, từ x.ức bám vào sụn giáp trạng, 2 cơ giới hạn 1 tam giác đỉnh ở dưới - Cơ giáp móng : nhỏ, ngắn, bám từ sụn giáp đến x.móng b) Lớp nông - Cơ ức đòn móng : dài, mỏng, từ x.ức, đầu trong x. đòn bám vào x.móng, 2 cơ giới hạn một tam giác đỉnh ở trên
- - Cơ vai móng : Từ x.móng bám vào bờ trên x.vai, có 2 thân và gân ở giữa bắt chéo qua vùng trên đòn và đ/m cảnh gốc , t/d làm căng cân cổ giữa, tk chi phối là dây XII 3. Toán cơ nông - Cơ ức đòn chũm : Cơ có 1 thân và 4 đầu, 2 đầu trên bám vào x.ức và x.đòn , 2 đầu trên bám vào x.chũm và x.chẩm , bó ức và bó đòn giới hạn một khe hình tam giác, trong khe có dây X và đ/m cảnh gốc - Tác dụng : nghiêng đầu, quay mặt sang bên đối diện , ngoài ra còn là cơ thở - Thần kinh : nhánh ngoài dây XI , dây thần kinh cổ II , III 4. Cấu tạo trám khí quản - Đôi cơ ức giáp : giới hạn 1 tam giác đỉnh ở dưới - Đôi cơ ức đòn móng : giới hạn 1 tam giác đỉnh ở trên - Hai đôi cơ trên giới hạn trám khí quản
- Câu 2: Các cơ nhai, đặc điểm cơ bám da mặt, thần kinh chi phối vận động Bài làm 1. Các cơ nhai
- - Cơ thái dương : Bám từ mặt trong hố thái dương đến mỏm vẹt xương hàm dưới - Cơ cắn : Ngắn, dày, ở nông hơn quai hàm, bám từ mỏm tiếp đến mặt ngoài quai hàm - Cơ chân bướm trong : Ở sâu hơn quai hàm, bám từ hố chậu x.bướm đến mặt trong quai hàm - t/d : Khi 3 cơ trên co thì kéo hàm lên trên và đưa hàm ra trước - Cơ chân bướm ngoài : Từ mặt ngoài cánh ngoài x.bướm đi ngang trước ra ngoài bám vào cổ lồi cầu x.hàm dưới và bao khớp thái dương hàm, t/d đưa hàm sang một bên, kéo hàm về phía bên đối diện và đưa hàm ra trước - Tk chi phối : Do nhánh vận động của dây thần kinh hàm dưới chỉ huy, khi các cơ 1 bên bị liệt thì hàm dưới bị trễ xuống và lệch về một bên cơ lành 2. Cơ bám da mặt - Ở nông dưới da và bám vào da, khi cơ co tạo nét mặt, liệt cơ không biểu thị được nét mặt, mồm bị kéo lệch về bên cơ lành, góc mép bện cơ liệt xệ xuống và có nước dãi chảy ra - Do dây thần kinh mặt ( VII ) vận động - Cơ xắp xếp thành từng đám quanh các hố tự nhiên a) Các cơ bám da mặt và đầu
- - Cơ chẩm trán : Cơ trán ở phía trước và cơ chẩm ở phía sau, cân sọ nối liền hai cơ, td làm nhăn da trán, biểu lộ nét mặt chú ý, ân cần, kinh ngạc sợ hãi - Cơ vòng mi : có 3 phần ổ mắt : bám quanh bờ trong ổ mắt mí : bám vào dây chằng mí mắt trong lệ : bám vào xương lệ T/d : nhắm mắt, nhíu lông mày, tạo nét mặt suy nghĩ, cùng cơ tam giác biểu lộ nét mặt khinh rẻ - Cơ mày : nằm dưới phần ổ mắt của cơ vòng mi, td nhíu lông mày tạo nét mặt đau khổ b) Cơ bám da mũi - Cơ tháp : ở sống mũi, tạo nét mặt dữ tợn, khiêu khích - Cơ ngang mũi : ở giữa sống mũi, tạo nét mặt sáng suốt - Cơ nở mũi : ở cánh mũi, làm phồng mũi , tạo nét mặt phấn khởi - Cơ lá : làm hẹp lỗ mũi c) Cơ bám da miệng - Cơ vòng môi : ở xung quang miệng, td làm mím miệng hay bĩu môi - Cơ làm há miệng : + Cơ mút : ở sâu vùng má, tạo động tác thổi hay mút + Cơ nanh : ở hố manh, trên môi trên, cơ tạo nét mặt khiêu khích
- + Cơ tiếp lớn : ở gò má, tạo nét mặt vui cười + Cơ tiếp nhỏ : ở gò má phía trong cơ tiếp lớn, tạo nét mặt khóc + Cơ nông kéo cánh mũi và môi trên : ở dọc rãnh mũi, là cơ khóc + Cơ cười : từ cân cơ cắn tới mép, tạo nét mặt gượng cười, má lúm đồng tiền + Cơ vuông cằm : ở cằm, tạo nét mặt ghê tởm + Cơ chòm râu cằm : ở giữa cằm, tạo nét mặt nín khóc + Cơ tam giác môi : từ x.hàm dưới tới mép, tạo nét mặt đau khổ d) Cơ bám da tai : 3 cơ trước, giữa và sau e) Cơ bám da cổ : tạo nét mặt sợ hãi và đau khổ
- Câu 4: Động mạch cảnh gốc: nguyên uỷ, đường đi, liên quan, ngành bên Bài làm 1. Nguyên uỷ - Động mạch cảnh gốc phải: Tách từ thân động mạch cánh tay đầu - Động mạch cảnh gốc trái : Tách từ quai động mạch chủ 2. Đường đi và ngành bên
- - Từ nguyên uỷ động mạch đi lên cổ, tới bờ trên sụn giáp khoảng 1cm thì phình to tạo thành xoang cảnh , sau đó phân làm hai ngành cùng + Động mạch cảnh ngoài + Động mạch cảnh trong 3. Liên quan : - Cãc đ/m cảnh ở trong vùng ức đòn chũm, từ khớp ức đòn tới đỉnh chũm - Bờ trước của cơ ức đòn chũm là đường rạch để tìm kiếm các đ/m cảnh gốc - Động mạch cảnh gốc ở trong rãnh cảnh, là máng hình tam giác có 3 thành + Thành sau ( thành cơ xương ) : gồm mỏm ngang các đốt cổ, các cơ bên sống và cân cổ sâu, đ/m cảnh gốc ở trước củ cảnh ( Chassaignac ), củ cảnh của CVI là mốc tìm đ/m cảnh gốc + Thành trong ( thành tạng ): Có tuyến giáp trạng ở trong bao tạng và dây tk quặt ngược + Thành ngoài ( Thành cân cơ ) : cân cổ có các t/m , cơ ức đòn chũm , các cơ dưới móng ( co vai móng bắt chéo trước đ/m cảnh gốc chia đ/m làm 2 đoạn trên dưới , thắt đ/m ở đoạn trên ) - Trong bao mạch thì đ/m cảnh gốc ở trong, t/m cảnh trong ở ngoài và dây X ở sau
- 4. Liên quan của động mạch cảnh gốc trái - Do đ/m cảnh gốc trái có thêm đoạn ngực - Đoạn ngực + Ở trước : Liên quan với thân tĩnh mạch cánh tay đầu và các dây tim + Ở sau : Liên quan với động mạch dưới đòn trái, phía sau động mạch dưới đòn trái, ống ngực, và các chuỗi hạch giao cảm ngực + Ở trong : Liên quan với khí quản + Ở ngoài : Liên quan với dây X, màng phổi và dây hoành trái - Đoạn cổ + Liên quan với thực quản, ống ngực, dây X ( chưa tách dây quặt ngược )
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải phẫu bệnh đại cương
93 p | 545 | 107
-
Đề cương giải phẫu học phần III (Phần 2)
11 p | 349 | 76
-
Đề cương tham khảo ôn thi kết thúc học phần có đáp án môn học: Giải phẫu vật nuôi 1
31 p | 366 | 69
-
Đề cương giải phẫu học phần III (Phần 3)
11 p | 263 | 57
-
Đề cương Giải phẫu học phần III (Phần 7)
8 p | 222 | 55
-
Đề cương giải phẫu học phần III (Phần 5)
9 p | 262 | 52
-
Đề cương giải phẫu học phần III (Phần 4)
12 p | 213 | 48
-
Đề cương giải phẫu học phần III (Phần 6)
10 p | 195 | 46
-
Đề cương Giải phẫu học phần III (Phần 9)
8 p | 284 | 43
-
Đề cương Giải phẫu học phần III (Phần 10)
8 p | 182 | 41
-
Tài liệu Đề cương Giải phẫu học phần III (Phần 7)
9 p | 163 | 36
-
Đề cương Giải phẫu học phần III (Phần 11)
8 p | 180 | 34
-
Vết thương phần mềm vùng hàm mặt
7 p | 356 | 30
-
Đề cương tham khảo ôn thi kết thúc học phần có đáp án môn học: Giải phẫu vật nuôi 1 - Học kỳ 2 (Năm học 2011-2012)
35 p | 210 | 22
-
Đại cương Giải phẫu phân thùy gan
8 p | 177 | 21
-
Đề cương học phần Giải phẫu đại cương (Mã số học phần: ANA231)
96 p | 4 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Nhãn khoa (Mã học phần: OPH321)
24 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn