intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Đề cương học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Vũng Tàu" được chia sẻ dưới đây cung cấp đến bạn lý thuyết và các câu hỏi tổng quan kiến thức môn Ngữ văn lớp 6. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Vũng Tàu

  1. ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I KHỐI 6 2022-2023 I. VĂN HỌC 1. Yêu cầu cần đạt + Nhận biết được đặc điểm của thơ lục bát, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ. + Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại, người kể chuyện. Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của hồi kí + Nhận biết và phân tích đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. + Nhận biết được chủ đề của văn bản; tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn. + Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. + Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra. 2. Các thể loại văn học: a. Thơ lục bát: văn bản - Việt Nam quê hương ta (Nguyễn Đình Thi) - Thơ lục bát là thể thơ lâu đời của dân tộc Việt Nam. + Mỗi cặp câu lục bát có một dòng lục (6 tiếng), một dòng bát (8 tiếng) + Gieo vần: Tiếng thứ 6 của dòng lục vần với tiếng thứ 6 của dòng bát. Tiếng thứ 8 của dòng bát vần với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo. + Ngắt nhịp: Thường ngắt theo nhịp chẵn. + Thanh điệu: Gieo thanh ở các tiếng chẵn ( 2,4,6,8 ). Tiếng thứ 4 thanh trắc, còn lại thanh bằng. c. Truyện đồng thoại: - Văn bản : Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) + Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến). - Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi. - Nhân vật trong truyện đồng thoại: Loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa  Phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật  Thể hiện đặc điểm của con người e.Hồi kí: - Văn bản: - Lao xao ngày hè (Duy Khán) + Thương nhớ bầy ong (Huy Cận) - Kí là thể loại văn học coi trọng sự thật và trải nghiệm, chứng kiến của chính người viết.
  2. Sự việc đã từng tham gia hoặc chứng kiến trong quá khứ Hồi kí Kể theo trình tự thời gian Gắn với từng giai đoạn trong cuộc đời tác giả Kể sự việc Sự việc mới diễn ra hoặc đang diễn ra Kí Du kí Gắn với chặng đường trong hành trình khám phá Biểu cảm Tùy bút Tản văn II. Tiếng Việt 1. Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản. + Xác định nội dung cần diễn đạt + Huy động các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ đó chọn từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất + Chú ý khả năng kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với từ ngữ đứng trước hoặc sau nó trong cùng một câu. VD: So với cánh đồng bao la, bát ngát, cô gái quá nhỏ bé, mảnh mai. Từ mảnh mai và mảnh khảnh đều có nghĩa là mảnh, trông có vẻ yếu nhưng từ mảnh mai thể hiện vẻ đẹp. Vì vậy tác giả đã lựa chọn từ mảnh mai để miêu tả cô gái. 2. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. + Cụm danh từ: Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. VD: - Gà // gáy. CN VN - Những chú gà trống // gáy rất to. CN - CDT VN + Cụm động từ: Cụm động từ là tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành (đang học, đã học, sẽ học, vẫn học…) VD: - Gà // gáy. CN VN - Những chú gà trống // gáy rất to. CN - CDT VN - CĐT
  3. + Cụm tính từ: Cụm tính là tổ hợp từ do tính từ một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành (chưa buồn lắm,…) VD: - Cô ấy // đẹp. CN VN - Cô ấy // rất đẹp. CN VN - CTT 3. Các biện pháp tu từ a. Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Người cha mái tóc bạc Bác Hồ => có nét tương đồng => Ẩn dụ Đốt lửa cho anh nằm Các kiểu ẩn dụ: Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp. - Ẩn dụ hình thức - Ẩn dụ cách thức - Ẩn dụ phẩm chất - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác b. Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Áo nâu liền với áo xanh nông dân công nhân Nông thôn cùng với thị thành đứng lên Người sống ở vùng quê người sống ở thành phố => Có mối quan hệ gần gũi.=> hoán dụ Các kiểu hoán dụ. Có 4 kiểu: - Lấy bộ phận để gọi toàn thể - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng - Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng III. Viết – Tập làm văn Viết bài văn miêu tả một cảnh sinh hoạt. 1. Tả buổi sinh hoạt chào cờ. 2. Tả sự nhộn nhịp khu phố em ngày giáp Tết. 3. Tả một phiên chợ. *Dàn bài chung: 1. Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt được tả
  4. - Cảnh sinh hoạt … - Thời gian, địa điểm … 2. Thân bài: Tả cảnh sinh hoạt - Tả bao quat… - Tả chi tiết… - Tả sự thay đổi của sự vật trong không gian, thời gian… 3. Kết bài: Phát biểu cảm nghĩ hoặc nêu ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt. IV. Tham khảo Đọc bài thơ sau: MẸ Lặng rồi cả tiếng con ve, Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru, Lời ru có gió mùa thu, Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về, Những ngôi sao thức ngoài kia, Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con, Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. ( Mẹ, Trần Quốc Minh, theo Thơ chọn với lời bình,NXB GD, 2002,tr 28-29 ) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Ngũ ngôn. B. Lục bát. C. Song thất lục bát. D. Tự do. Câu 2. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ: Những ngôi sao thức ngoài kia, Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. A. Ẩn dụ, nhân hóa B. So sánh, điệp ngữ; C. So sánh, nhân hóa; D. Ẩn dụ, điệp ngữ.
  5. Câu 3.Những âm thanh nào được tác giả nhắc tới trong bài thơ? A. Tiếng ve. B. Tiếng ve, tiếng võng, tiếng ru à ời . C. Tiếng gió. D. Tiếng võng. Câu 4. Dòng nào nêu đúng nội dung của bài thơ trên? A. Thời tiết nắng nóng khiến cho những chú ve cũng cảm thấy mệt mỏi; B. Nỗi vất vả cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu vô bờ bến mẹ dành cho con; C. Bạn nhỏ biết làm những việc vừa sức để giúp mẹ; D. Bài thơ nói về việc mẹ hát ru và quạt cho con ngủ. Câu 5.Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ? A. Nỗi nhớ thương người mẹ; B. Lòng biết ơn, trân trọng với người mẹ; C. Tình yêu thương của người con với mẹ; D. Tình yêu thương, nỗi nhớ, lòng biết ơn, trân trọng đối với mẹ. Câu 6. Trong thơ “ Con ve cũng mệt vì hè nắng oi” tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Ẩn dụ. B. So sánh. C. Điệp ngữ. D. Nhân hóa. Câu 7.Cảm nhận của em về câu thơ:“ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” Câu 8.Suy nghĩ về vai trò của tình mẹ đối với mỗi người. TỔ TRƯỞNG CM KÝ DUYỆT NHÓM TRƯỞNG Nguyễn Thị Ái Châu Lê Thị Linh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2