intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương môn học Luật kinh doanh

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Nga | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

679
lượt xem
283
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước . Sự điều tiết đó được thực hiện bằng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau , trong nhiều lãnh vực . Pháp luật là một công cụ quan trọng được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế . Tập hợp những văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh các quan hệ kinh tế trước đây được gọi là Luật Kinh tế , nay...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương môn học Luật kinh doanh

  1. ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HCM KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------ ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC  LUẬT KINH DOANH I- SỐ ĐƠN VỊ HỌC TRÌNH : 3 đơn vị học trình (45 tiết ) II- ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT : đã học môn Pháp luật đại cương III- MÔ TẢ MÔN HỌC : Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước . Sự điều tiết đó được thực hiện bằng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau , trong nhiều lãnh vực . Pháp luật là một công cụ quan trọng được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế . Tập hợp những văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh các quan hệ kinh tế trước đây được gọi là Luật Kinh tế , nay đổi lại , gọi là Luật Kinh doanh . Nội dung môn học trình bày khái niệm về Luật Kinh doanh ; các hình thức tổ chức kinh doanh của công dân Việt Nam và người nước ngoài muốn đầu tư kinh doanh vào Việt Nam ;quan hệ hợp đồng kinh tế ; định chế phá sản doanh nghiệp khi kinh doanh thua lỗ ; các cơ quan cùng cách thức giải quyết những tranh chấp và yêu cầu trong kinh doanh . Môn học bao gồm 7 nội dung chính : 1/ Những vấn đề lý luận cơ bản về Luật Kinh doanh 2/ Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 3/ Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp nhà nước 4/ Địa vị pháp lý của Hợp tác xã 5/ Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 6/ Phá sản doanh nghiệp 7/ Giải quyết tranh chấp và yêu cầu trong kinh doanh V-MỤC TIÊU MÔN HỌC : Với những nôi dung đã nêu ở trên , hy vọng sau khi hoành thành môn học Luật Kinh doanh , người học sẽ có những kiến thức và kỹ năng sau : 1/ Hiểu rõ các khái niệm và lý thuyết cơ bản về Luật Kinh doanh và vai trò của Luật Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường 2/ Hiểu rõ địa vị pháp lý của các doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận , nhằm có thể lựa chọn hình thức tổ chức và quản lý doanh nghiệp phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình 3/ Hiểu rõ các trường hợp , thủ tục và điều kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố một doanh nghiệp phá sản để có thái độ thận trọng và thiện chí trong hoạt động kinh doanh cũng như vận dụng được chế định này khi cần thiết
  2. 4/ Hiểu rõ cách thức giải quyết các tranh chấp và yêu cầu phát sinh trong hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể liên quan , trên cơ sở đó , các nhà kinh doanh có thể chọn cách thức phù hợp với yêu cầu về quyền lợi cần được bảo vệ VI-PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP : 1/ Do đặc điểm truyền thống của ngành Luật học , phương pháp giảng dạy được sử dụng là thuyết giảng kết hợp với hướng dẫn thảo luận theo nhóm . 2/ Sinh viên được khuyến khích tham gia thảo luận , nhận xét về các đề tài liên quan mà giảng viên lựa chọn 3/ Giảng viên cũng yêu cầu sinh viên trả lời các câu hỏi bằng miệng không chuẩn bị trước hoặc làm các bài tập “ tình huống cần có ý kiến pháp luật ” để trắc nghiệm khả năng tiếp thu bài học của sinh viên 4/ Sinh viên cần đi học chuyên cần , tham gia tích cực vào việc thảo luận và làm bài tập , bài kiểm tra tại lớp hoặc đem về nhà theo quyết định của giảng viên 5/ Sinh viên nên đọc tài liệu tham khảo trước buổi học về chuyên đề có liên quan để dễ tiếp thu bài giảng và có sẳn câu hỏi nêu ra để giảng viên giải thích thêm VII-ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP : Bài kiểm tra giữa kỳ 30% Bài kiểm tra cuối kỳ 70% VIII- TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO 1/ Trong khi chờ đợi giáo trình do các giảng viên của khoa biên soan và in ấn , trong học kỳ 1 của năm học 2005-2006 , sinh viên sẽ được gửi bài giảng tóm tắt trước mỗi buổi học . Sinh viên ghi chép thêm phần nội dung giảng viên trình bày tại lớp . Sinh viên có thể đọc thêm tài liệu Hỏi – Đáp về Luật Kinh doanh do giảng viên của khoa biên soạn 2/ Sinh viên nên đọc các văn bản pháp luật về những vấn đề được trình bày trong môn học , như : Luật Doanh nghiệp , Luật Đầu tư nước ngoài … 3/ Sinh viên có thể tham khảo sách Luật Kinh doanh của Th.s Nguyễn thị Khế và Th.s Bùi thị Khuyên do Nhà xuất bản Thống kê xuất bản năm 1999 hoặc Giáo trình Luật Kinh tế của Đại học Luật Hà nội do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2004( lưu ý một số vấn đề đã thay đổi mà sách chưa cập nhật kịp ) IX-NỘI DUNG GIẢNG DẠY Phần 1 : Những vấn đề lý luận cơ bản về Luật Kinh doanh (5 tiết ) - Khái niệm , đối tượng điều chỉnh , phương pháp điều chỉnh của Luật Kinh doanh - Chủ thể của Luật Kinh doanh - Vai trò của Luật Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
  3. Phần 2 : Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (15 tiết ) Chương 1: Những vấn đề chung của các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Chương 2 : Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân Chương 3 : Địa vị pháp lý của công ty - Những vấn đề chung về công ty - Địa vị pháp lý của công ty hợp danh - Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên - Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Địa vị pháp lý của công ty cổ phần Phần 3 : Địa vị pháp lý của Doanh nghiệp nhà nước (5 tiết ) Phần 4 : Địa vị pháp lý của Hợp tác xã (5 tiết ) Phần 5 : Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (5 tiết ) Phần 6 : Phá sản doanh nghiệp (5 tiết ) Phần 7 : Giải quyết tranh chấp và yêu cầu trong kinh doanh (5 tiết ) Chương 1: Giải quyết tranh chấp và yêu cầu trong kinh doanh bằng con đường Tòa án Chương 2 : Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng con đường Trọng tài Ôn tập Bài đọc thêm : Địa vị pháp lý của hộ kinh doanh cá thể *Ghi chú : - Thời lượng ( số tiết ) dành cho mỗi chương có thể giảm bớt hay tăng lên , tùy theo tình hình học tập thực tế của mỗi lớp nhưng phải bảo đảm dạy hết nội dung đã qui định trong giới hạn 45 tiết - Thời lượng dành cho mỗi chương bao gồm thuyết giảng , giải đáp , thảo luận , làm bài tập … - Tùy tình hình mỗi lớp , giảng viên có thể thay đổi thứ tự các chương trong nội dung trên để phù hợp với lớp học ---------------------------------------------- DANH SÁCH GIẢNG VIÊN 1/ BÙI NGỌC TUYỀN Thạc sĩ Quản trị & Kinh tế Công quyền – Cao Học Việt - Bỉ Đại học Mở Bán công TPHCM. Từ 1990 – 1994: Nhân viên Doanh nghiệp May mặc. Từ 1994 – 1995: Nhân viên Công ty TNHH Đức Minh. Từ 1995 đến nay: Giảng viên Đại học Mở Bán công TPHCM. Lĩnh vực chuyên sâu: Luật Kinh doanh, Pháp luật đại cương. 2/ TRẦN ANH THỤC ĐOAN Cử nhân Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Đại học Tổng hợp Tp. HCM Cử nhân Luật, Đại học Luật Hà Nội Cử nhân Sinh học, Đại học Tổng hợp Tp. HCM. 1992 – 1996 Nhân viên tư vấn hội luật gia Tp. HCM 1997 – 1999 Luật gia, Công ty Việt Hà
  4. Chuyên viên tư vấn, Văn phòng Luật sư Tp. HCM 1999 – nay Trưởng văn phòng Luật sư – Đoàn Luật sư Tp. HCM 2004 – nay Giảng viên Đại học Mở Bán công Tp. HCM Lĩnh vực chuyên sâu: Luật + Quản trị Kinh doanh 3/ LÊ MINH NHỰT Thạc sĩ Kinh tế - Đại học Tổng hợp TPHCM. Từ 1994 đến nay: Giảng viên thỉnhgiảng Đại học Mở Bán công TPHCM. Lĩnh vực chuyên sâu: Luật. 4/ TRẦN HUỲNH THANH NGHỊ Thạc sĩ Luật chuyên ngành Luật Kinh tế, Đại học Luật Tp. HCM 1996 – 1997 Giảng viên Đại học Luật Tp. HCM 1998 – 2000 Giảng viên Đại học Quốc gia Tp. HCM 2001 – nay Giảng viên Đại học Kinh tế Tp. HCM Lĩnh vực chuyên sâu: Luật Kinh tế, Luật Doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2