intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương môn học mô hình tài chính công - TS. Nguyễn Hồng Thắng

Chia sẻ: Tu Oanh05 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

242
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Môn học này kế thừa và phát triển những kiến thức từ các môn học khác như: Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô, Tài chính công, Thuế. 5. Mục tiêu môn học Mục tiêu nhận thức: Sau khi nghiên cứu xong môn học này, học viên sẽ: Hiểu rõ mối liên hệ logic giữa các biến số thuộc khu vực công. - Nghiên cứu những mô hình phổ biến trên thế giới

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương môn học mô hình tài chính công - TS. Nguyễn Hồng Thắng

  1. MÔ HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC 1. Tên môn học: MÔ HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG 2. Tổng số tiết môn học: 30 tiết Trong đó: - số tiết lý thuyết: 30 3. Danh sách giảng viên TS. Nguyễn Hồng Thắng - PGS, TS. Sử Đình Thành - 4. Mô tả môn học Môn học Mô hình tài chính chính phủ trình bày về những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các đại lượng của khu vực công như: thuế, chi tiêu công, nợ công,…Môn học này kế thừa và phát triển những kiến thức từ các môn học khác như: Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô, Tài chính công, Thuế. 5. Mục tiêu môn học Mục tiêu nhận thức: Sau khi nghiên cứu xong môn học này, học viên sẽ: Hiểu rõ mối liên hệ logic giữa các biến số thuộc khu vực công. - Nghiên cứu những mô hình phổ biến trên thế giới. - Đo lường/định lượng hoặc là xác định rõ năng lực cũng như giới hạn của khu - vực công trong việc cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho xã hội. Mục tiêu kỹ năng: Sau khi nghiên cứu xong môn học này, học viên sẽ: Xem xét một cách toàn diện mọi nhân tố phái sinh hoặc những tác động phụ - không mong muốn khi đề ra một chính sách công. Truy nguyên những thất bại của chính phủ và chính quyền các cấp khi thực thi - nhiệm vụ của mình. 6. Tài liệu tham khảo chính 6.1 Tiếng Anh 1. Fiscal Policy and Economic Growth, Alfred Greiner, Published by Avebury, 1996. 2. Modern Public Finance, Edited by John M. Quigley and Eugene Smolensky, 1997. 3. Economic Growth, Robert J. Barro and Xavier Sala-I-Martin, 1995 by McGraw- Hill. Inc. 4. Kế hoạch hóa đầu tư khu vực công cho những nước đang phát triển, E. V. K. Fitzgerald, biên dịch bởi Nguyễn Trọng Hoài, 3-2000. Tiếng Việt 1
  2. 5. Phân tích chi phí và lợi ích cho các quyết định đầu tư, Sách hướng dẫn, Glenn P. Jenkins và Arnold C. Harberger, Harvard Institude for International Development, Chương trình Fulbright Việt Nam, tháng 2 năm 1995. 6. Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư, Pedro Belli, Viện Ngân hàng thế giới thuộc Ngân hàng thế giới, bản dịch tiếng Việt bởi Vũ Cương, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội – 2002. 7. Báo cáo phát triển hàng năm của Ngân hàng thế giới 8. Kinh tế Việt Nam và thế giới, Phụ trương của Thời báo kinh tế Việt Nam. 7. Phương pháp đánh giá Điểm cuối kỳ của môn học là tổng số điểm của hai phần: 1. Đánh giá quá trình (trọng số = 30% tổng số điểm) 2. Thi viết cuối môn học (trọng số = 70% tổng số điểm) 8. Nội dung Gồm các phần sau: §1 Giới thiệu chung §2 Mô hình cân bằng ngân sách §3 Mô hình nợ §4 Mô hình dự báo thuế §5 Mô hình xác định lợi ích kinh tế trong đầu tư công §6 Mô hình xác định chi phí cơ hội kinh tế của vốn công 2
  3. §1. GIỚI THIỆU CHUNG Khái niệm về mô hình tài chính công - Mô hình được hiểu một cách tổng quát là những tác động logic giữa các biến số chính liên quan một vấn đề nào đó. Mô hình tài chính chính phủ là một bộ phận của mô hình kinh tế tập trung nghiên cứu những tác động hữu cơ giữa các đại lượng như: tổng thu ngân sách nhà nước, tổng chi ngân sách nhà nước, nợ công, thâm hụt, đầu t ư của chính phủ,…. Chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến ngân sách nhà nước, nợ công và - đầu tư công 3
  4. §2. MÔ HÌNH CÂN BẰNG NGÂN SÁCH 2.1 Dạng đơn giản từ Lý thuyết phát triển của Harrod-Domar Xuất phát từ Lý thuyết phát triển Harrod – Domar : s (1  t )  (t  a)  m GY  (2.1a) ICOR Triển khai: GY ICOR = s(1 – t) + (t – a) + m GY ICOR – s(1 – t) – m = (t – a) = 0 st = s + m – GY ICOR Suy ra: m  GY ICOR t = 1 (2.1b) s t thuận với m và s. t nghịch với GY và ICOR Giải thích ký hiệu: s : tỉ lệ tiết kiệm tư nhân s = Sp/(Y  T) , với Sp là tiết kiệm của khu vực tư, Y là GDP và T là tổng thu của chính phủ. t : tỉ lệ thu ngân sách so với GDP; t = T/Y a : tỉ lệ chi ngân sách so với GDP; a = G/Y , với G là tổng chi ngân sách. m : t ỉ lệ nhập khẩu biên. m = (M – X)/Y , với M là tổng kim ngạch nhập khẩu và X là tổng kim ngạch xuất khẩu. ICOR: tỉ lệ giữa vốn biên và GDP biên ICOR = K/Y , với K là số vốn gia tăng và Y là số GDP gia tăng. GY : tốc độ tăng trưởng GDP; GY = Y/Y. 2.2 Mô hình giới hạn ngân sách 2.2.1 Blinder và Solow [1973] X–T = Hằng số (2.2.1) X: Tổng chi của chính phủ chưa kể khoản thanh toán lãi vay. T: Tổng thu ngân sách. Ý nghĩa: Thâm hụt của chính phủ thay đổi theo độ lớn của lãi vay. 4
  5. 2.2.2 Domar [1957] X – T + iB = Hằng số (2.2.2) B: nợ công. i: Lãi suất vay nợ. Ý nghĩa: Chính phủ phải giảm chi tiêu khi nợ công gia tăng vì tổng chi tiêu của chính phủ là hằng số. X = T – iB 2.2.3 Barro [1979] X – T + iB = gB (2.2.3)  với X  Cp + TRp + G public capital . g: Tỷ lệ tăng nợ công. Suy ra: X – T = gB – iB Ý nghĩa: chính phủ chấp nhận quy mô nợ công tăng theo một tỉ lệ không đổi. 2.3 Mô hình cân bằng ngân sách có vay nợ [Alfred Greiner, 1996] Bảng 1: Bốn mô hình cân bằng ngân sách Mục tiêu Bội chi (Thâm hụt) do Mô hình Đầu tư công 1 (Cp + TRp)+ iB  T 2 (Cp + TRp)+ 4iB  T Đầu tư công + (1 – 4)iB Lãi vay từ nợ công 3  (Cp + TRp)+ G < T 4   (Cp + TRp)+ G > T Cp + TRp + G Cp : Tiêu dùng của khu vực công TRp : Chuyển giao cho cá nhân 4 : Tỉ phần thu ngân sách chi trả lãi vay từ nợ công  G : Đầu tư công = 3(1 – 0)T, với 0 là t ỉ phần thu ngân sách chi cho những hoạt động không sinh lợi và được xác định như sau: 1   0  (1   2 )  (2.3) t[(1   )  bs1 ] 5
  6. : tỉ phần lao động. (1 – ): tỉ phần vốn. 1 and 2 : tỉ phần ngân sách chi cho chi tiêu thường xuyên và chuyển giao cho cá nhân. t: tỉ lệ thuế so với GDP. bs = B/K với K là vốn. 3 : tỉ phần ngân sách dành cho đầu tư công. 6
  7. §3. MÔ HÌNH NỢ CÔNG 3.1 Tỷ lệ nợ so với GDP Gọi Yt: GDP năm t. GY: Tốc độ tăng GDP. Bt: Nợ công trong năm t. bt: T ỷ lệ nợ so với GDP ở năm t. dt: Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP năm t. Gọi Bt+1 là tổng số nợ công trong năm (t + 1) thì nó được xác định như sau: Bt+1= (1 + i) Bt + (dt × Yt) (2.4a) Gọi GDP năm (t +1) là Yt+1, và Yt+1 được xác định như sau: Yt+1= (1 + GY)Yt Chia hai vế của (2.4a) cho Yt+1, ta được: (1  i ) Bt Bt 1 d t Yt   Yt 1 (1  GY )Yt (1  GY )Yt Suy ra: dt 1 i bt  bt+1 = (2.4b) 1  GY 1  GY Với mục tiêu ổn định tỷ lệ nợ so với GDP, tức là bt+1= bt = bt-1=….= b Như vậy, phương trình (2.4b) được thay thế như sau: (1  i)b  d t dt 1 i b  b= 1  GY 1  GY 1  GY 7
  8. Chuyển vế và đơn giản, ta có: d b= (2.4c) GY  i Nói bằng lời phương trình (c): T ỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP T ỷ lệ nợ so với GDP = Tốc độ tăng GDP – Lãi suất nợ vay Tùy theo tốc độ tăng trưởng GDP và lãi suất nợ vay mà chính phủ xác định tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP nhằm ổn định tỷ lệ nợ so với GDP. 3.2 Phân tích nợ 1. Các chỉ tiêu chính được đánh giá, giám sát theo ngưỡng an toàn nợ: a) Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài (PV FD): Là tổng các nghĩa vụ trả nợ (gốc và lãi) trong tương lai của tổng số nợ nước ngoài hiện có được quy về thời điểm hiện tại. Công thức tính giá trị hiện tại của nợ nước ngoài (PV FD) như sau: n DSi bằng (=) ∑ _____________ PV FD (1 + r)i i=1 Trong đó: DSi là nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi) của năm thứ i - r là hệ số chiết khấu để tính toán giá trị hiện tại của nợ nước - ngoài n là số năm đưa vào tính toán - b) Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với GDP (PV FD/GDP) được tính tại thời điểm cuối mỗi năm như sau: Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài cuối kỳ bằng (=) PV FD /GDP ____________________________ x100% GDP trong kỳ (năm) c) Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ (PV FD/EX ): Chỉ tiêu này được tính như sau: 8
  9. Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài cuối kỳ bằng (=) PV FD/EX _______________________________ x 100% Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trong kỳ (năm) d) Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với thu ngân sách nhà nước (PV FD/Thu NSNN): Chỉ tiêu này được tính như sau: Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài cuối kỳ bằng (=) PV FD/Thu NSNN _________________________________ x 100% Thu Ngân sách Nhà nước trong kỳ (năm) e) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài hàng năm so với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ (DS/EX): Chỉ tiêu này được tính như sau: Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài hàng năm bằng (=) DS/EX ______________________________ x 100% Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trong kỳ (năm) f) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài hàng năm so với thu ngân sách nhà nước (DS/GR): Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài hàng năm bằng (=) DS/GR _______________________________ x 100% Thu ngân sách nhà nước trong kỳ (năm) g) Dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng số nợ nước ngoài ngắn hạn (FR/STD): Chỉ tiêu này được tính như sau: Dự trữ ngoại hối nhà nước cuối kỳ bằng (=) FR/STD _________________________________ x 100% Tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn cuối kỳ 2. Nhóm chỉ tiêu nợ nước ngoài của Chính phủ và của khu vực công a) Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài của khu vực công so với GDP (PV PD/GDP): Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài của khu vực công là là tổng các nghĩa vụ trả nợ (gốc và lãi) trong tương lai của tổng số nợ nước ngoài hiện có của khu vực công được quy về thời điểm hiện tại. Chỉ tiêu này được tính tại thời điểm cuối mỗi năm như sau: Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài của khu vực công cuối kỳ bằng (=) PV PD/GDP ___________________________ x 100% GDP trong kỳ (năm) 9
  10. b) Nghĩa vụ trả nợ hàng năm của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước (DS GD/GR): Chỉ tiêu này được tính như sau: Nghĩa vụ trả nợ hàng năm (kể cả trả nợ trong nước) của Chính phủ bằng (=) DS GD/GR __________________________ x 100% Thu ngân sách nhà nước (năm) c) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước (DSExt/GR): Chỉ tiêu này được tính như sau: Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài hàng năm của Chính phủ bằng (=) DSExt/GR __________________________ x 100% Thu ngân sách nhà nước (năm) d) Nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân sách nhà nước (CL/GR): Nghĩa vụ nợ dự phòng là số dư tại từng thời điểm của toàn bộ các khoản gốc, lãi và phí phải trả đối với các khoản vay của Chính phủ về cho vay lại và các khoản vay (kể cả vay trong nước) do Chính phủ bảo lãnh. Chỉ tiêu này được tính như sau: Nghĩa vụ nợ dự phòng cuối kỳ (năm) của Chính phủ bằng (=) CL/GR ___________________________________ x 100% Thu ngân sách nhà nước (năm) 10
  11. §4. MÔ HÌNH DỰ BÁO THUẾ Dự báo số tiền thuế thu được đóng một vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách tài khóa và đánh giá hiệu quả hoạt động ngành thuế cũng như quá trình thực thi chính sách thuế bao gồm cả những kiến nghị sửa đổi thuế. Nếu việc dự báo số thu kém chính xác sẽ dẫn đến hoạch định ngân sách thoát ly thực tế và phải nhiều lần điều chỉnh trong trong năm vì các kiến nghị về ngân sách không thể hiện dữ liệu liên quan đến số thu một cách chính xác. Điều này có ý nghĩa sống còn đối với những quốc gia mà số thu từ thuế tài trợ hơn 90% chi tiêu của chính phủ. Ngoài ra nếu dự báo thuế yếu kém còn gây ra những tác động không tốt trong điều hành thu và tạo những căng thẳng không đáng có trong nội bộ ngành thuế và giữa cơ quan thuế với đối tượng nộp thuế. Nội dung chương này gồm các nội dung: - Vai trò của công tác dự báo thuế - Vai trò của độ nổi và hệ số co giãn - Phương pháp luận - Kinh nghiệm dự báo tại một số quốc gia 1. Vai trò của công tác dự báo thuế 1.1 Khái niệm Dự báo thuế là một hoạt động của cơ quan chuyên môn nhằm dự đoán số thuế sẽ thu được trong ngắn hạn và dài hạn. Nếu xét một cách chặt chẽ có hai khái niệm gần giống nhau. Một là ước tính thuế và hai là dự báo thuế. Ước tính thuế nhằm xác định số thuế sẽ thu được trong năm thực hiện. Chẳng hạn bây giờ là tháng 10 của năm x1, cơ quan thuế tiến hành ước tính số thuế sẽ thu được trong năm x1 dựa vào số thu đến tháng 9 của năm x1, tình hình thu các năm gần đây, tính hình kinh tế của năm hiện hành và những nhân tố khác. Như vậy ước tính thuế diễn ra trong năm hiện hành để đánh giá khả năng hoàn thành kế hoạch thu. Dự báo thuế nhằm đưa ra một con số thuế sẽ thu được trong một hoặc nhiều năm tới nhằm cung cấp thông tin xây dựng dự toán thu cho năm ngân sách sắp đến. Không chỉ có cơ quan thuế các cấp mới tiến hành dự báo mà những cơ quan của quốc hội và các tổ chức, cá nhân cũng tiến hành dự báo thuế phục vụ cho hoạt động của mình. Phương pháp và mục đích dự báo của mỗi chủ thể khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ thảo luận dự báo thuế từ góc độ cơ quan thuế. 1.2 Đặc điểm Gắn liền với hoạch định ngân sách nhà nước. - Khác nhau ở các quốc gia. Những quốc gia mà hệ thống thuế gắn với nền kinh tế - - - thể hiện ở độ nổi ổn định xung quanh số 1, sẽ có những ước đoán với độ tin cậy cao hơn. 11
  12. 1.3 Yêu cầu Phương pháp dự báo phải có cơ sở khoa học vững chắc nhưng đủ đơn giản để có thể nâng cao năng lực phân tích đồng thời sử dụng được bởi công chức thuế mọi cấp từ trung ương xuống cơ sở. Phương pháp dự toán phải có khả năng kết tập được những thay đổi của các đại lượng kinh tế vĩ mô và phải linh hoạt để đáp ứng được yêu cầu quản lý. Phương pháp dự toán phải thống nhất với các phương pháp chính thống được sử dụng trong bộ chủ quản nói riêng và trong chính phủ nói chung. 1.4 Vai trò Việc dự báo nguồn thu và sau đó tổ chức thu một cách có hiệu quả là các bộ phận - cấu thành quan trọng của quá trình hoạch định ngân sách Nhà nước. Dự báo thu một cách chính xác đảm bảo cho ngân sách Nhà nước có được tác động kinh tế một cách có kế hoạch. Việc bội thu hoặc bội chi ngân sách ngo ài dự kiến do dự báo thu không chính xác có thể gây ra các tác động kinh tế vĩ mô không lường trước. Thí dụ, bội thu ngân sách có kế hoạch là phương tiện để kiềm chế sức ép lạm phát đối với nền kinh tế, nhưng nếu bội thu theo kế hoạch đó lại xuất phát từ việc đánh giá quá cao về nguồn thu và do đó, kết quả thực tế là bội chi thì tác động tiếp theo sẽ là thúc đẩy hơn nữa lạm phát. Một sự bội chi ngoài dự kiến như vậy còn có thể gây nên các vấn đề về dòng luân chuyển tiền tệ cho nhà nước. Dự báo một cách chính xác nguồn thu còn có vai trò quan trọng trong việc xác - định kinh phí hoạt động của bộ máy thu bởi hạn mức kinh phí mà cơ quan này nhận được dựa trên cơ sở tổng số thu từ thuế đã được dự tính. Bất cứ một sự không chính xác nào của việc dự báo thu đều có thể tạo ra các vấn đề về thanh toán cho bản thân cơ quan này. Ở Việt Nam, theo đề nghị của Bộ Tài chính, giai đoạn 2005-2007, mức kinh phí giao khoán từ nguồn ngân sách nhà nước của Tổng cục Thuế là 2% và Tổng cục Hải quan là 1,6% trên tổng số thu nộp vào ngân sách nhà nước hàng năm do hai ngành này thực hiện1. Hai con số này sẽ được Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ tr ình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nâng thành 2,2% và 2% cho giai đo ạn 2008 – 2010.2 Ở Singapore, kinh phí hoạt động của Cơ quan thu nội địa Singapore (IRAS) -- đơn vị quản lý 50% số thu ngân sách nhà nước, cũng được Chính phủ cung cấp căn cứ vào số thuế thu được. Dự báo là một căn cứ quan trọng để đo lường khả năng thụ thuế của nền kinh tế - và những nỗ lực thu của cơ quan thuế, tức là đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế. Gọi: t* là khả năng thụ thuế của nền kinh tế được tính bằng một tỷ lệ phần trăm thuế so với GDP. 1 VietNamNet, www.vnn.vn, 23 tháng 12 năm 2004. 2 Tạp chí đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, www.vir.com.vn/, ngày 21 tháng 1 năm 2008. 12
  13. t là t ỷ lệ phần trăm thuế thực thu trong năm đang xét so với GDP. Nỗ lực thu thuế là t ỉ số giữa tỷ lệ phần trăm thuế thực thu trong năm đang xét so với GDP với khả năng thụ thuế của nền kinh tế. t Nỗ lực thu thuế = t* Nếu nỗ lực thu thuế lớn hơn 1 thì nền kinh tế đang phải chịu áp lực thu thuế vượt quá sức mình. Nếu nỗ lực thu thuế nhỏ dưới 0,6 thì cơ quan thuế hoạt động không hiệu quả hoặc chính phủ đánh giá quá cao khả năng thụ thuế của nền kinh tế. Thông qua khâu lập dự toán thuế, các nhà hoạch định chính sách thảo luận và đề - xuất những cách thức phân phối hợp lý gánh nặng thuế (distribution of tax burden) cho các nhóm dân cư: những người có vốn (capitalists), những người có quyền sử dụng đất (land lords) và những người chỉ có sức lao động (labourers). Sơ đồ 1: Phân phối gánh nặng thuế giữa ba nhóm dân cư: người có vốn, người có quyền sử dụng đất và người chỉ có sức lao động Chính phủ -- Khu vực công Khu vực tư Doanh nghiệp Cá nhân Người có vốn Người có đất Người chỉ có sức lao động (Labourers) (Capitalists) (Land Lords) Vốn (Capital) Đất (Land) Lao động (Labour) Lợi nhuận (Profit) Tiền thuê đất Tiền lương (Land Rent) (Wage/Salary) Thu nhập của ba nhóm dân cư có những tên gọi khác nhau. Thu nhập của người có vốn gọi là lợi nhuận, thu nhập của người có quyền sử dụng đất gọi là tiền cho thuê đất và thu nhập của người chỉ có sức lao động gọi là lương. Khi chính phủ thu được một đồng thuế cũng có nghĩa những người này sẽ mất đi một đồng thu nhập. Vậy nhóm nào nên mất nhiều hơn và nhóm nào thực tế mất nhiều hơn? Khoảng chênh lệch giữa gánh nặng thuế theo ý định phân phối của chính phủ và gánh nặng thuế thực tế cho thấy những dấu hiệu gì? 13
  14. Kiểm soát nguồn của thuế, qua đó kiểm soát thu nhập xã hội và lành mạnh hóa - đời sống xã hội. Nguồn của các khoản thuế đánh vào tiêu dùng là giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ. Nguồn của thuế thu nhập là thu nhập kinh doanh và tiền lương. Nguồn của thuế tài sản là giá tr ị tài sản cá nhân. Nguyên tắc hàng đầu của thuế là minh bạch nên các nguồn này cũng phải minh bạch và hợp pháp. Hơn nữa dự báo thuế tất yếu bao gồm cả dự báo độ lớn của nguồn thuế. Thông qua quá trình này mà toàn thể thu nhập và tài sản xã hội đượng kiểm soát một cách phù hợp với mong muốn của dân chúng. 2. Vai trò của độ co giãn thuế (tax elasticity) hay độ nổi thuế (tax buoyancy) Độ co giãn thuế (tax elasticity) và độ nổi của thuế (tax buoyancy) là hai con số đo sự thay đổi của tổng thuế thu được khi tổng sản phẩm trong nước thay đổi một lượng nào đó. Chúng đóng vai trò quan trọng trong dự báo thuế. Độ co giãn thuế đo sự thay đổi tự nhiên của thuế. Độ nổi đo sự thay đổi thuế có tính đến những can thiệp của chính phủ về mặt thuế suất và hoặc cơ sở tính thuế. Phần trăm thay đổi tự nhiên của tổng thuế thu được Độ co giãn thuế = Phần trăm thay đổi tổng sản phẩm trong nước %T * Y0 dT * Độ co giãn thuế =  % Y T0 dY Trong đó: - %T* và %Y lần lượt là phần trăm thay đổi tự nhiên của tổng thuế thu được và phần trăm thay đổi tổng sản phẩm trong nước. - T0 và Y0 là tổng thuế thu được hiện hành và tổng sản phẩm trong nước hiện hành. - dT*/dY là đạo hàm T* theo tổng sản phẩm trong nước. Phần trăm thay đổi tổng thuế thu được Độ nổi của thuế = Phần trăm thay đổi tổng sản phẩm trong nước Y dT %T  0 Độ co giãn thuế = %Y T0 dY Trong đó: - %T và %Y lần lượt là phần trăm thay đổi tổng thuế thu được và phần trăm thay đổi tổng sản phẩm trong nước. - T0 và Y0 là tổng thuế thu được hiện hành và tổng sản phẩm trong nước hiện hành. - dT/dY là đạo hàm T theo tổng sản phẩm trong nước. Ý nghĩa chung của độ co giãn và độ nổi: tổng số thuế thu được sẽ thay đổi bao nhiêu phần trăm (%) khi tổng sản phẩm trong nước thay đổi một phần trăm (1%). 14
  15. Giả sử số thuế nhà nước thu được (T) là một hàm theo GDP. Khi đó, quan hệ đơn giản giữa thuế với GDP có dạng T = a × GDPb Hoặc viết dưới dạng logarithm, ta có log T = log a + b logGDP Để biết sự thay đổi của GDP ảnh hưởng như thế nào đến số thuế thu được, ta lấy đạo hàm thuế theo GDP dT  a  b  GDP b 1 dGDP a  b  GDP b  GDP bT  GDP Sắp xếp lại bằng cách chuyển b về một phía và các nhân tố còn lại về phía bên kia, ta tính được b như sau dT b T dGDP GDP Hay %T b %GDP Như vậy, số mũ b trong phương tr ình tuyến tính đơn giản T = a × GDPb chính là hệ số độ nổi thuế. Thông qua phương trình này ta cũng thấy vai trò của độ nổi trong ước tính số thu thuế. Ví dụ, những năm gần đây quốc gia X có hệ số độ nổi thuế so với GDP vào khoảng 1,04. Sang năm tới, GDP của đất nước này được dự báo vào khoảng 1.200.000 đơn vị tiền. Giả sử tỉ lệ thuế so với GDP mong muốn đạt tỉ lệ 23%. Vậy số thu về thuế tính được như sau T = a × GDPb = 23% × 1.200.0001,04 = 483.144 đơn vị tiền 15
  16. Nếu hệ số độ nổi bằng 0,9 và các nhân tố khác không đổi thì số thuế thu được chỉ còn T = a × GDPb = 23% × 1.200.0000,9 = 68.075 đơn vị tiền 3. Phương pháp luận Việc sử dụng các tỷ lệ tăng trưởng trong thu thuế truyền thống là phương pháp tương đối đơn giản và phổ biến để xây dựng số thu trong ngắn hạn nếu không có thay đổi lớn trong chính sách, quản lý thuế hoặc nền kinh tế. Nói một cách khác, số liệu lịch sử là biện pháp hợp lý cho đến khi còn tồn tại các xu hướng của giai đoạn trước và hiện nay. Tuy nhiên, cách tiếp cận đó không đưa ra tín hiệu cảnh báo và thay đổi tiềm năng về số thu. Việc áp dụng tỷ lệ tăng trưởng hàng năm tương đối đơn giản và được sử dụng phổ biến để liên kết các đại lượng kinh tế vĩ mô với sự báo số thu. Thực tế việc tính toán số thu dựa trên độ co dãn (ví dụ: biện pháp xác định sự phản hồi về số thu đối với các thay đổi trong nền kinh tế) phần lớn dựa trên t ỷ lệ tăng trưởng này. Các phương pháp phức tạp và chặt chẽ hơn tạo ra mối quan hệ nghiệp vụ hoặc thống kê giữa số thu và các đại lượng kinh tế có liên quan. Ví dụ nhiều chính phủ sử dụng hàm hồi quy trong thống kê để dự báo và phân tích số thu trên cơ sở tương quan với tăng trưởng GDP hoặc những biến động trong kim ngạch xuất nhập khẩu, việc làm, thu nhập cá nhân và các yếu tố khác liên quan đến chính sách thuế. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các hàm số thống kê dù tinh xảo đến đâu chăng nữa thì chúng cũng vẫn là những hàm lý thuyết và không thể giải thích hết những nhân tố tác động đến số thu. 3.1 Dự báo khả năng thụ thuế Khả năng thụ thuế là số tiền thuế hoặc tỉ lệ thuế tối đa so với một cơ sở thuế (tax base) như GDP, giá thị trường của tài sản, giá trị gia tăng, thu nhập công ty và cá nhân,… mà chính phủ có thể thu được trong một năm hay một giai đoạn nhất định. Nói chi tiết, khả năng thụ thuế của nền kinh tế được hiểu ở ba góc độ: (1) Độ lớn đo bằng tiền của các cơ sở thuế; (2) Tỷ lệ thu tối đa mà chính phủ có thể áp lên một cơ sở tính cụ thể; và (3) Tổng số thuế tối đa mà toàn thể dân cư của đất nước có thể gánh chịu mà không gây ra những biết động kinh tế - xã hội lớn đối với quốc gia. Như đã trình bày, một cách tổng quát có ba cơ sở mà chính phủ có thể đánh thuế: (1) giá trị gia tăng do nền kinh tế sáng tạo trong năm, (2) thu nhập của tổ chức và cá nhân, và (3) giá trị tài sản. Từ những cơ sở này, chính phủ xây dựng các sắc thuế đánh vào tiêu dùng, thuế đánh vào thu nhập và thuế tài sản. Mỗi sắc thuế có một cơ sở tính rộng đến đâu và chính phủ có khả năng trích xuất bao nhiêu ? Những con số này -- khả năng thụ thuế, không cố định mà thay đổi theo những thời kỳ nhất định của nền kinh tế. Phương pháp dự báo khả năng thụ thuế tiến hành như sau: - Bước 1: Ước tính quy mô của cơ sở thuế (the size of tax base) 16
  17. - Bước 2: Ước tính tỷ lệ phần trăm cơ sở thuế có khả năng chịu thuế - Bước 3: Ước tính thuế suất bình quân của một loại thuế nào đó - Bước 4: Ước tính tổng số thu về thuế của một loại thuế nào đó Ví dụ sau đây mô tả một cách đơn giản quá trình ước tính khả năng thụ thuế. Năm 2007 vừa qua, các số liệu ước tính của Việt Nam thu nhận được như sau: - GDP: 1.050.000 tỉ đ, trong đó GDP có thể đánh thuế là 80% - T ỷ lệ thu nhập doanh nghiệp so với GDP chịu thuế: 60%. Doanh nghiệp nói ở đây gồm các đơn vị sản xuất, xây dựng, thương mại, vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư tài chính, dịch vụ khác,…, tức là toàn thể các cơ sở kinh doanh. - T ỷ lệ tiền lương và các khoản thu nhập cá nhân so với GDP chịu thuế: 40%, trong đó thu nhập có thể đánh thuế chiếm 30%. - Giá trị nhập khẩu quy ra tiền Việt Nam là 688.000 tỉ đ, trong đó giá trị nhập khẩu chịu thuế nhập khẩu chiếm khoảng 50%. - Thuế suất thuế giá trị gia tăng luật định bình quân: 7,5% - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp luật định: 28% - Thuế suất thuế thu nhập cá nhân luật định bình quân: 10% - Thuế suất bình quân của các khoản thuế đánh vào hàng nhập khẩu: 30% - Việt Nam chưa ban hành thuế tài sản cá nhân. Ta có bảng ước tính khả năng thụ thuế dưới đây: Bảng 1: Ước tính khả năng thụ thuế Đơn vị tính: Nghìn tỉ đồng Giá trị chịu Thuế suất luật định bình Tổng số thuế thuế quân Tổng sản phẩm trong nước 840 7,5% 63,00 Thu nhập doanh nghiệp 504 28% 141,12 Thu nhập cá nhân 100,8 10% 10,08 Kim ngạch nhập khẩu 344 30% 103,2 Cộng 317,4 3.2 Dự báo số thu thuế (tax revenue) Nhìn chung có hai phương pháp được sử dụng nhằm dự báo thuế: phương pháp định tính (qualitative method) và phương pháp định lượng (quantitative method). Phương pháp định tính dựa vào những phán đoán chủ quan (subjective judgment) còn phương pháp định lượng dựa trên cơ sở phân tích thống kê một mẫu thu thập được. Trong chương này chúng tôi không chủ trương trình bày toàn thể những phương pháp định lượng mà chủ yếu đề cập đến một số phương pháp định lượng thích hợp ở góc độ ứng dụng. Vấn đề quan trọng nhất là phải lựa chọn một phương pháp thích hợp. Điều này phụ thuộc rất nhiều không chỉ vào các số liệu thu nhận được mà còn vào bản lĩnh và tầm nhìn của người lãnh đạo cơ quan chuyên môn. 17
  18. 3.2.1 Dự báo số thu trong năm hiện hành Thường vào khoảng giữa năm tài khóa (fiscal year), cơ quan thuế tiến hành ước tính số thu những tháng còn lại. Phương pháp luận tổng quát cho rằng: khi dự báo số thu t ương lai, các yếu tố đã ảnh hưởng đến số thu trong quá khứ và hiện tại được giả định tiếp tục tác động đến số thu các tháng còn lại của năm tài khóa theo cách thức và cường độ giống hoặc gần giống như những tháng trước. 3.2.1.1 Phương pháp điều chỉnh (phương pháp kinh nghiệm) Phương pháp này chủ yếu xây dựng trên cơ sở kinh nghiệp của người dự báo. Căn cứ vào số thu thực tế đến tháng thứ sáu, bằng kinh nghiệm người dự báo sẽ đưa ra số thu trong ba tháng tiếp theo và ba tháng cuối của năm tài khóa. Cứ mỗi số thu cho từng tháng là một con số điều chỉnh theo thực tế. Các bước ước tính cụ thể như sau. Số thu tính đến tháng 6: xxx + Số thu ước tính tháng 7, tháng 8 và tháng 9 theo tiến độ năm trước: xxx  Điều chỉnh số thu tháng 7, tháng 8 và tháng 9 theo đặc thù năm nay: xxx + Số thu ước tính tháng 10, tháng 11 và tháng 12 theo tiến độ năm trước: xxx  Điều chỉnh số thu tháng 10, tháng 11 và tháng 12 theo đặc thù năm nay: xxx 3.2.1.2 Phương pháp san bằng số mũ (exponential smoothing method) Phương pháp này được sử dụng để dự báo số thu hàng tháng trong trường hợp số thu biến động không đáng kể theo thời vụ. ˆ Gọi y t 1 là số thu dự báo ở tháng (t + 1); yt là số thu thực tế ở tháng t, w là tầm quan trọng của yt thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm (%); thực chất w là quyền số của yt trong dự báo. ˆ y t 1 được xác định qua công thức: y t 1 = (w × yt) + [w(1-w)1yt-1] + [w(1-w)2yt-2] +…+ [w(1-w)(n-1)yt-(n-1)] + [w(1-w)nyt-n] ˆ Hoặc: ˆ ˆ y t 1 = (w × yt) + w(1-w) y t Ví dụ số thuế thu (nghìn t ỉ đồng) sáu tháng đầu năm ghi nhận đ ược như sau, theo thứ tự: 25, 28, 28, 30, 29 và 27. Các chuyên gia thuế đánh giá cao tầm quan trọng của thông tin của tháng mới nhất. Vì thế, quyền số (weighting factor) của tháng này là 0,4. Khi đó số thu tháng bảy được tính dưới đây. 18
  19. y 7 = 0,4 × 27 + 0,4(1– 0,4)129 + 0,4(1– 0,4)230 + 0,4(1– 0,4)328 + 0,4(1– 0,4)428 + ˆ 0,4(1– 0,4)525 = 26,73 nghìn t ỉ đồng Hoặc: y 7 = (w × y6) + w(1-w) y 6 = 0,4 × 27 + (1– 0,4) × 26,55 = 26,73 nghìn t ỉ đồng3 ˆ ˆ Nếu quyền số của tháng sáu là 0,7 thì số thu tháng bảy được tính như sau. y 7 = 0,75 × 27 + 0,75(1– 0,75)129 + 0,75(1– 0,75)230 + 0,75(1– 0,75)328 + 0,75(1– ˆ 0,75)428 + 0,75(1– 0,75)525 = 27,61 nghìn t ỉ đồng Hoặc: ˆ ˆ y 7 = (w × y6) + w(1-w) y 6 = 0,75 × 27 + (1– 0,75) × 29,03 = 27,61 nghìn t ỉ đồng Ứng với mỗi quyền số ta thu được con số dự báo khác nhau. Vậy quyền số nào chính xác hơn hay quyền số nên chọn như thế nào? Có hai cách chọn quyền số. Cách thứ nhất, quyền số được chọn theo kinh nghiệm chủ quan và năng lực quan sát dữ liệu thống kê của người dự báo. Giá trị quyền số càng lớn, con số dự báo càng sát với thực tế; ngược lại việc chọn quyền số nhỏ cho thấy dãy số dự báo ít “nhạy cảm” so với thực tế. Do đó, đối với dãy số biến động thấp, nên chọn quyền số lớn. Còn dãy số chứa đựng nhiều biến động ngẫu nhiên, bất thường, nên chọn quyền số nhỏ. Cách thứ hai, sử dụng con số trung bình của bình phương sai số (MSE4) để chọn quyền số. Trình tự gồm các bước dưới đây. Bước 1: chọn ngẫu nhiên nhiều quyền số và dùng chúng tính ra số dự báo Bước 2: ứng với mỗi quyền số ta tính MSE n  yt ) 2 (y ˆ t t 2 MSE  n Bước 3: chọn quyền số tại MSE nhỏ nhất . 3.2.2 Dự báo số thu cho năm tới 3.2.2.1 Dự báo dựa vào tốc độ phát triển trung bình 3 y 6 = 0,4 × 29 + 0,4(1– 0,4)130 + 0,4(1– 0,4)228 + 0,4(1– 0,4)328 + 0,4(1– 0,4)425 = 26,55 nghìn tỉ đồng ˆ 4 Mean square error 19
  20. Phương pháp tốc độ phát triển trung bình được áp dụng cho trường hợp số thu thuế hàng năm biến động với một nhịp độ t ương đối ổn định, tức lệ tỷ lệ phần trăm (%) tăng trưởng từng kỳ chênh lệch không đáng kể. Công thức chung của phương pháp này như sau: ym = y0 × (1+g)m trong đó: Tổng số thu thuế tại thời điểm m ym: Số thuế thu tại thời điểm 0. y0: Tốc độ (%) tăng trung bình hàng năm của số thuế thu được g: Tầm xa dự báo (số năm dự báo sau năm 0, m = (1,n)) m: Ví dụ, tổng số thuế thu được trong năm 2007 là 240 đơn vị tiền. Tốc độ tăng thu thuế bình quân ba năm gần đây là 14%/năm. Dự báo số thuế thu được trong các năm 2008, 2009 và 2010 như sau. y2008 = 240 × (1 + 14%)1 = 273,6 y2009 = 240 × (1 + 14%)2 = 311,9 y2010 = 240 × (1 + 14%)3 = 355,6 Phương pháp này chỉ nên sử dụng để dự báo số thu trong khoảng 2 đến 3 năm tới vì nếu dài hơn nữa thì nó không còn thích hợp 3.2.2.2 Dự báo bằng hàm số Dự báo bằng hàm số là khái quát hóa xu hướng biến động của số thu thuế bằng một hàm số toán học nhằm thể hiện gần đúng nhất biến động thực tế của số thu thuế. Nói cách khác, trên cơ sở điều tra, ghi nhận và thu thập số liệu về số thuế thu và các đại lượng lớn trong nền kinh tế có liên quan như GDP, kim ngạch xuất nhập khẩu,…chúng ta khái quát hóa bằng một hàm số mang tính lý thuyết trong đó số thuế thu là hàm số và những đại lượng còn lại là biến số độc lập. Những hàm số thường được sử dụng gồm: Hàm tuyến tính một biến: y = a + bx +  - Hàm tuyến tính nhiều biến: y = a + b1x1 + b2x2 +…+ bn-1xn-1 + bnxn +  - y = a + bx + cx2 +  Hàm bậc hai: - y = abn +  hay Hàm số mũ, hàm logarithm: log y = log a + n log b +  - Các ký hiệu trong những công thức trên được giải thích như sau: - y : là số thu thuế - x, x1, x2, xn-1, xn : giá trị của các đại lượng kinh tế liên quan như GDP, GDP/người dân, kim ngạch nhập khẩu, lạm phát, … - a : là số thu không tùy thuộc vào các đại lượng kinh tế liên quan. Trên đồ thị, a là điểm cắt của đường y với trục tung. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2