intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Chu Văn An

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Chu Văn An được biên soạn nhằm cung cấp đến các bạn học sinh với bộ câu hỏi, bài tập được tổng hợp từ kiến thức môn Lịch sử lớp 7 trong nửa đầu chương trình học kì 1. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Chu Văn An

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA HỌC KÌ I (NH: 2020-2021) MÔN: LỊCH SỬ 7 Câu 1: Em hãy nêu công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với đất nước trong buổi đầu độc lập? ❖ Công lao của Ngô Quyền: - Đánh đuổi quân Nam Hán, kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. - Mở ra thời kì độc lập, tự chủ cho dân tộc. ❖ Công lao của Đinh Bộ Lĩnh: - Dẹp “loạn 12 sứ quân”. - Thống nhất đất nước. Câu 2: Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á? - Đông Nam Á là khu vực rộng lớn, gồm có 11 nước. - Điều kiện tự nhiên: chịu ảnh hưởng của gió mùa. - Sự hình thành các vương quốc cổ: Vào khoảng 10 thế kỷ đầu sau Công nguyên, hàng loạt các quốc gia nhỏ đã được hình thành và phát triển ở khu vực phía Nam của Đông Nam Á. Câu 3: Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn (981)? a. Hoàn cảnh: Cuối năm 979, nội bộ nhà Đinh lục đục. b. Diễn biến: - Năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến vào nước ta. - Trên thủy: Quân ta đánh tan chiến thuyền địch trên sông Bạch Đằng. - Trên bộ: quân ta chặn đánh quân Tống quyết liệt → buộc quân Tống rút về nước. → Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi. c. Ý nghĩa: Đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù. Giữ vững nền độc lập dân tộc. Câu 4: Nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê được xây dựng như thế nào?
  2. a/ Nông nghiệp: _ Nhân dân được chia ruộng để cày cấy _ Khai hoang, chú trọng thủy lợi _ Khuyến khích trồng dâu, nuôi tằm. b/ Thủ công nghiệp: _ Xây dựng 1 số xưởng thủ công nhà nước (đúc tiền, rèn vũ khí, may quần áo …). _ Xây dựng kinh đô, chùa chiền phát triển mạnh. _ Nghề thủ công cổ truyền phát triển hơn trước (dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, đồ gốm…). c/ Thương nghiệp: - Đúc tiền đồng. - Buôn bán trong và ngoài nước phát triển, đặc biệt là biên giới Việt – Tống. Câu 5: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý? ❖ Chính quyền trung ương: Vua Quan văn Quan võ ❖ Chính quyền địa phương: 24 Lộ, phủ Huyện Hương, xã Hương, xã
  3. Câu 6: Đặc điểm kinh tế, xã hội của XH phong kiến phương Đông và phương Tây? - Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp kết hợp chăn nuôi và nghề thủ công + Phương Đông: kinh tế đóng kín trong công xã nông thôn + Phương Tây: kinh tế bị bó hẹp trong các lãnh địa phong kiến - Xã hội: có 2 giai cấp + Phương Đông : địa chủ và nông dân lĩnh canh. + Phương Tây: lãnh chúa và nông nô. - Phương thức bóc lột: bằng địa tô
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2