intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3" là tài liệu ôn thi rất hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, giúp các em củng cố kiến thức, trau dồi thêm kỹ năng làm bài thi để hoàn thành tốt nhất bài thi trong kì thi giữa học kì 1 sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD 12 I. Phần lý thuyết: BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG 1. Khái niệm pháp luật: Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước  xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. 2. Các đặc trưng của pháp luật: * Đặc trưng thứ nhất: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến. Pháp luật là những quy tắc xử sự chung là khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần, ở mọi nơi, đối  với mọi tổ chức, cá nhân, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. * Đặc trưng thứ hai: Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung. Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, bắt buộc mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai  cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật. * Đặc trưng thứ ba: Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. + Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật. + cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước  được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. + Các văn bản quy phạm pháp luật nằm trong một hệ thống thống nhất: Văn bản do cơ quan   nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản của cơ  quan nhà nước cấp trên; nội   dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp vì Hiến pháp là luật   cơ bản của Nhà nước. . Vai trò của pháp luật đối với nhà nước, xã hội và công dân * Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. ­ Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. ­ Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy quyền lực của mình kiểm tra, kiểm soát được các hoạt   động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ. ­ Quản lí xã hội bằng pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp với lợi ích chung  của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc   thực hiện pháp luật. ­ Pháp luật do nhà nước ban hành để  điều chỉnh các quan hệ  xã hội một cách thống nhất   trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước nên hiệu lực thi hành  cao. 1
  2. * Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. ­ Quyền và nghĩa vụ công dân quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quy   định rõ công dân được phép làm gì. Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện quyền của  mình. ­ Các văn bản quy phạm pháp luật về hành chính, khiếu nại và tố cáo, hình sự, tố tụng quy  định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử  lí các  vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Căn cứ vào các quy định này,  công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1. Khái niệm thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật  đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. 2. Các hình thức thực hiện pháp luật. Có 4 hình thức thực hiện pháp luật.  * Sử  dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ  chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những  việc mà pháp luật cho phép làm. * Thi hành pháp luật (còn gọi là chấp hành pháp luật): Các cá nhân, tổ  chức thực hiện nghĩa vụ  của mình bằng hành động tích cực, chủ  động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm (xử  sự tích cực).      * Tuân thủ  pháp luật (xử  sự  thụ  động): Các cá nhân, tổ  chức không làm những việc mà pháp   luật cấm làm. * Áp dụng pháp luật: Cơ quan, công chức Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của  pháp luật, ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ cụ  thể của cá nhân, tổ chức. Đó là các trường hợp: + Thứ nhất: Cơ quan, công chức Nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định trong  quản lý. Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định về điều chuyển cán bộ từ Sở Giáo  dục và Đào tạo sang Sở Thông tin và Truyền thông. + Thứ hai: Cơ quan Nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết  tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức. 2
  3. Ví dụ: Tòa án ra quyết định tuyên phạt cải tạo không giam giữ và yêu cầu bồi thường  thiệt hại người đốt rừng, phá rừng trái phép. 3. Khái niệm vi phạm pháp luật  Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực  hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi bị coi là vi phạm pháp luật phải có đủ 3 dấu hiệu cơ bản sau đây:  * Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật. ­ Hành vi trái pháp luật có thể là hành động hoặc không hành động. + Hành vi trái pháp luật có thể là hành động: Cá nhân, tổ chức làm những việc không được  làm theo quy định của pháp luật. + Hành vi trái pháp luật có thể  là không hành động: Cá nhân, tổ  chức không làm những việc  phải làm theo quy định của pháp luật. ­ Hành vi trái pháp luật đó xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. * Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Năng lực trách nhiệm pháp lí của một người phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe ­  tâm lí. Người có năng lực trách nhiệm pháp lí là phải ­ Người đã đạt độ  tuổi nhất định của pháp luật. Ví dụ: Theo quy định của pháp luật, người  đủ từ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí về hành chính và hình sự. ­ Người có thể  nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự  quyết định cách xử  sự  của mình (không bị bệnh về tâm lí làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức về hành chính về  hành vi của mình).       * Thứ ba, người có hành vi trái pháp luật có lỗi. Lỗi được hiểu là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi  trái pháp luật của mình và đối với hậu quả của hành vi đó. Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức: Lỗi cố ý và lỗi vô ý. 4. Khái niệm trách nhiệm pháp lí:  Chủ thể vi phạm pháp luật xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Vì thế, Nhà   nước thông qua pháp luật buộc chủ  thể  vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí về  hành vi vi   phạm của mình.   Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi   từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. 3
  4. 5. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí ­ Căn cứ vào:  + Đối tượng bị xâm phạm + Mức độ và tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội   Từ đó vi phạm pháp luật được chia thành 4 loại vi phạm pháp luật cơ bản và tương ứng với 4  loại vi phạm pháp luật này là 4 loại trách nhiệm pháp lí. * Vi phạm hình sự: Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong  Bộ  luật Hình sự. Người có hành vi vi phạm hình sự  phải chịu trách nhiệm hình sự, thể  hiện  ở  việc phải chấp hành hình phạt theo quyết định của Tòa án. * Vi phạm hành chính: Là hành vi do cá nhân, tổ  chức, cơ  quan thực hiện, có mức độ  nguy  hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước. Người vi phạm   hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính như: bị phạt tiền, phạt cảnh cáo, khôi phục lại tình  trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm,… * Vi phạm dân sự: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan   hệ  nhân thân. Người có hành vi vi phạm dân sự  phải chịu trách nhiệm dân sự  như: bồi thường   thiệt hại về vật chất và đôi khi còn có trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần. * Vi phạm kỉ  luật: Là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kỉ  luật lao động và công vụ  Nhà nước trong các cơ  quan, trường học, doanh nghiệp. Người vi phạm kỉ luật phải chịu trách  nhiệm kỉ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc   thôi việc,… BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. ­ Công dân bình đẳng về  quyền và nghĩa vụ  có nghĩa là bình đẳng về  hưởng quyền và làm   nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền công dân không tách rời   nghĩa vụ của công dân. + Bất kì công dân nào, nếu đáp ứng các quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công  dân. Ngoài việc hưởng quyền, công dân còn phải thực hiện nghĩa vụ  một cách bình đẳng (như  nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế…) theo quy định của pháp luật. + Quyền nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo,  thành phần, địa vị xã hội . 4
  5. 2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm   pháp lí theo quy định của pháp luật (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ  luật) không bị  phân biệt đối xử. 3. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp  luật. ­ Quyền và nghĩa vụ của công dan được Nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật. ­ Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra điều kiện vật chất và tinh thần để công dân có  điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. ­ Nhà nước còn xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công  dân, của xã hội. ­ Để bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, Nhà nước không ngừng đổi  mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định, làm cơ sở để xử lí  hành vi xâm phạm tới quyền và lợi ích của công dân, của Nhà nước, của xã hội. BÀI 4. QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH  VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XàHỘI ­ Bình đẳng giữa cha mẹ và con: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với các con + Cha mẹ  phải  yêu  thương, chăm sóc, bảo vệ  quyền và lợi ích hợp pháp của con; tôn   trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, phát triển lành mạnh của con cả về thể chất, trí tuệ  và đạo đức. + Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con  (kể cả con nuôi); không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không xúi giục, ép  buộc con làm việc trái đạo đức, trái pháp luật. + Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. + Con không được có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. ­ Bình đẳng giữa ông bà và và cháu: Thể hiện qua nghĩa vụ và quyền giữa ông bà nội, ông bà  ngoại và các cháu. Ông bà nội, ngoại có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với cháu. + Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ  và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu,  sống mẫu mực, nêu gương tốt cho các cháu. + Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại. ­ Bình đẳng giữa anh, chị em: 5
  6. + Anh, chị, em có bổn phận yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau. + Có nghĩa vụ  và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp cha mẹ  không còn   hoặc không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. 2. Quyền bình đẳng của công dân trong lao động ­ Quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh * Khái niệm: Quyền bình đẳng trong kinh doanh là quyền bình đẳng của mọi cá nhân, tổ  chức khi tham gia   vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức  tổ  chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ  trong quá trình sản xuất kinh doanh   theo quy định của pháp luật. * Nội dung:( Có 5 nội dung) ­ Mọi công dân không phân biệt nếu có đủ điều kiện có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức  kinh doanh tùy theo và điều kiện, khả năng của mình. ­ Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ  đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề  mà pháp  luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. ­ Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong   việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. ­ Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về  quyền tự  chủ  kinh doanh để  nâng cao hiệu quả  và khả  năng cạnh tranh.    ­ Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh. II.Phần trắc nghiệm: Câu 1: Cá nhân tổ chức sử dụng PL tức là làm những gì mà PL: A. Cho phép làm B. Không cho phép làm C. Quy định D. Quy định phải làm Câu 2: Cá nhân, tổ chức thi hành PL tức là thực hiện đầy đủ  nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà   PL: A. Quy định B. Cho phép làm C. Quy định làm D. Quy định phải làm. Câu 3: Cac hinh th ́ ̀ ưc th ́ ực hiên phap luât bao gôm: ̣ ́ ̣ ̀ 6
  7. ̉ ̣ ̀ ực thi phap luât A. Tuân thu phap luât va th ́ ́ ̣ ̉ ̣ ̀́ ̣ ̣ B. Tuân thu phap luât va ap dung phap luât ́ ́ ̉ ̣ ử dung phap luât va ap dung phap luât C. Tuân thu phap luât, s ́ ̣ ́ ̣ ̀́ ̣ ́ ̣ ̉ ̣ D. Tuân thu phap luât, th ́ ực thi phap luât, s ́ ̣ ử dung phap luât va ap dung phap luât ̣ ́ ̣ ̀́ ̣ ́ ̣ ́ ̉ ức ca nhân chu đông th Câu 4: Cac tô ch ́ ̉ ̣ ực hiên quyên (nh ̣ ̀ ững viêc đ ̣ ược lam) la  ̀ ̀ A. Sử dung phap luât. ̣ ́ ̣ ̣ B. Thi hanh phap luât. ̀ ́ ̉ ̣ C. Tuân thu phap luât. ́ ́ ̣ ̣ D. Ap dung phap luât. ́ ́ ̉ ức ca nhân chu đông th Câu 5: Cac tô ch ́ ̉ ̣ ực hiên nghia vu (nh ̣ ̃ ̣ ững viêc phai lam) la: ̣ ̉ ̀ ̀ A. Sử dung phap luât. ̣ ́ ̣ ̣ B. Thi hanh phap luât. ̀ ́ ̉ ̣ C. Tuân thu phap luât. ́ ́ ̣ ̣ D. Ap dung phap luât. ́ ́ ̉ ức ca nhân không lam nh Câu 6: Cac tô ch ́ ̀ ững viêc bi câm la ̣ ̣ ́ ̀ A. Sử dung phap luât. ̣ ́ ̣ ̣ B. Thi hanh phap luât. ̀ ́ ̉ ̣ C. Tuân thu phap luât. ́ ́ ̣ ̣ D. Ap dung phap luât. ́ Câu 7: Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe trên đường, trong trường hợp này chị C đã: A. Không sử dung phap luât. ̣ ́ ̣ ̣ B. Không thi hanh phap luât. ̀ ́ ̉ ̣ C. Không tuân thu phap luât. ́ ̣ ̣ D. Không áp dung phap luât. ́ Câu 8: Ông A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy,  trong trường hợp này công  dân A đã: A. Sử dung phap luât. ̣ ́ ̣ ̣ B. Thi hanh phap luât. ̀ ́ ̉ ̣ C. Tuân thu phap luât. ́ ́ ̣ ̣ D. Ap dung phap luât. ́ Câu 9: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu: A. Là hành vi trái pháp luật. B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. C. Lỗi của chủ thể. D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Câu 10: Vi phạm hình sự là: A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội. B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội. C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội. D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Câu 11: Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến: 7
  8. A. quy tắc quàn lí của nhà nước B. quy tắc kỉ luật lao động C. quy tắc quản lí XH D. nguyên tắc quản lí hành chính Câu 12: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới ……….. A. Các quy tắc quản lý nhà nước. B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. D. Tất cả các phương án trên. Câu 13: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ  tuổi theo quy   định của pháp luật là: A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên. C. Từ 18 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 14. Đối tượng nào sau đây phải chịu mọi trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình gây  ra? A. Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên            B.  Tổ chức, cá nhân  trong nước; tổ chức, cá nhân người nước ngoài C. Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên            D. Tổ chức hoặc cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên Câu 15: Đối tượng nào phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm là: A.  Đủ 14 tuổi trở lên B. Đủ 15 tuổi trở lên C. Đủ 16 tuổi trở lên D. Đủ 18 tuổi trở lên. Câu 16. Đối tượng nào sau đây chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý? A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi        B.  Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi          D.  Người dưới 18 tuổi Câu 17: Vi phạm kỉ luật là hành vi: A. Xâm phạm các quan hệ lao động. B. Xâm phạm các quan hệ công vụ nhà nước. C. Xâm phạm các quan hệ về kỉ luật lao động. D. Câu a và b. 8
  9. Câu 18: Những hành vi xâm phạm đến các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước…, do pháp  luật lao động quy định, pháp luật hành chính bảo vệ được gọi là vi phạm: A. Hành chính B. Pháp luật hành chính C. Kỉ luật D. Pháp luật lao động Câu 19: Chị C bị bắt  về tội vu khống và tội làm nhục người khác, trong trường hợp này chị  C phải  chịu trách nhiệm: A. Hình sự B. Hành chính C. Dân sự D. Kỉ luật Câu 20: Anh N thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không lí do, trong trường hợp  này N vi phạm:  A. Hình sự B. Hành chính C. Dân sự D. Kỉ luật Câu 21: Đối tượng nào sau đây không bị xử phạt hành chính? A. Người từ  đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi B. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi C. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi D. Người từ dưới 16 tuổi Câu 22: …………………là hình thức thực hiện PL trong đó cá nhân, tổ  chức thực hiện đầy đủ  những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm: A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật. Câu 23: …………… là hình thức thực hiện PL trong đó cá nhân, tổ  chức thực hiện đúng đắn các  quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm: A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật. Câu 24: …………… là hình thức thực hiện PL trong đó cá nhân, tổ chức không làm những điều nhà  nước cấm: A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 25: …………… là hình thức thực hiện PL trong  đó cơ  quan, công chức nhà nước có thẩm   quyền căn cứ vào PL để ra quyết định nhằm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các  quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân tổ chức: A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật 9
  10. C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 26: Vi phạm pháp luật là hành vi............., có lỗi do người có..............thực hiện, xâm hại các   quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. A. Trái PL ­ trách nhiệm pháp lí B. Bất hợp pháp ­ hiểu biết C. Trái đạo đức ­ nghĩa vụ pháp lí D. Sai trái ­ trách nhiệm Câu 28: Nam công dân từ  18 đến 25 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ  quân sự, thuộc hình thức thực  hiện pháp luật nào? A. Thi hành pháp luật B. Sử dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 29: Người điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ thuộc loại vi phạm pháp luật nào ? A. Vi phạm luật hành chính B. Vi phạm luật dân sự C. Vi phạm kỉ luật D. Vi phạm luật hình sự Câu 30: Gia đình A lấn đất gia đình B, hành vi trên thuộc loại vi phạm pháp luật nào? A. Vi phạm hành chính B. Vi phạm dân sự C. Vi phạm hình sự D. Vi phạm kỉ luật Câu 31: Người nào sau đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí? A. Say rượu B. Bị ép buộc C. Bị bệnh tâm thần D. Bị dụ dỗ Câu 32: Lỗi thể hiện điều gì của người biết hành vi của mình là sai, là trái pháp luật A. Trạng thái B. Tinh thần C. Thái độ  D. Cảm xúc Câu 33: Hình thức áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật do: A. Do mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện                     B. Do cơ quan, công chức thực hiện C. Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện      D. Do cơ quan, cá nhân có quyền thực hiện Câu 34: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có…….., làm cho những………của pháp luật đi   vào cuộc sống, trở thành những hành vi…………của các cá nhân, tổ chức. A. ý thức/quy phạm/hợp pháp B. ý thức/ quy định/ chuẩn mực C. mục đích/ quy định/ chuẩn mực D. mục đích/ quy định/ hợp pháp Câu 35: Căn cứ vào đâu để xác định tội phạm: A. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội   10
  11. B.  Thái độ và tinh thần của hành vi vi phạm C. Trạng thái và thái độ của chủ thể                                        D. Nhận thức và sức khỏe của đối tượng. Câu 36:  Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là: A. Từ 18 đến 27 tuổi. B. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi. C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi. Câu 37: Cá nhân tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ  những nghĩa vụ  chủ  động làm   những gì mà pháp luật: A. Quy định làm B. Quy định phải làm  C. Cho phép làm D. Không cấm Câu 38: Ông A là người có thu nhập cao hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để  nộp thuế  thu nhập cá nhân.Trông trường hợp này ông A đã: A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 39: Chủ tịch UBND huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố  cáo của một số công   dân. Trong trường hợp này chủ tịch UBND huyện đã: A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C.Thi hành  pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 40: ông K lừa chị Hằng bằng cách mượn của chị K 10 lượng vàng, nhưng đến ngày hẹn ông K   đã không chịu trả cho chị Hằng số vàng trên. Chị Hằng đã làm đơn kiện ông K ra tòa.Việc chị Hằng  kiện ông K là hành vi: A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành  pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 41: Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là A. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng. B. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. C. người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. D. người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái. Câu 42: Trong trường hợp không còn cha mẹ thì anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ A. thân ai người đó lo. B. thoái thác trách nhiệm. C. tranh giành tài sản. D. đùm bọc, nuôi dưỡng nhau. 11
  12. Câu 43: Tài sản của vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kì hôn nhân được  gọi là tài sản A. bố mẹ cho con. B. thừa kế của con. C. riêng của vợ hoặc chồng. D. chung của vợ và chồng. Câu 44: Các dân tộc Việt Nam được tham gia quản lí nhà nước và xã hội là biểu hiện quyền bình  đẳng về A. kinh tế. B. văn hóa. C. chính trị. D. giáo dục. Câu 45: Nhà nước đã ban hành các chương trình phát triển kinh tế­ xã hội đối với các xã đặc biệt  khó khăn vùng đồng bào dân tộc là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về A. xã hội. B. chính trị. C. kinh tế. D. văn hóa. Câu 46:  Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn,  khôi phục, phát huy đó là cơ sở A. để giáo dục ý thức tôn trọng các giá trị văn hóa. B. của sự bình đẳng về tín ngưỡng. C. của sự bình đẳng giữa các dân tộc. D. của sự bình đẳng về văn hóa. Câu 47: Theo quy định của pháp luật, công dân thuộc các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều A. được đảm bảo công bằng.           B. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. C. hưởng mọi quyền lợi như nhau.  D. thực hiên tốt nghĩa vụ công dân. Câu 48: Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được A. pháp luật bảo hộ. B. Đảng quản lí.  C. tổ chức tôn giáo bí mật. D. Mặt trận Tổ quốc giữ gìn. Câu 49: Việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo là hoạt  động A. tôn giáo.          B. tâm linh.        C. truyền giáo.                  D. tín ngưỡng.  Câu 50: Bình đẳng giữa các tôn giáo ở Việt Nam được hiểu là A. các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật. B. hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được nhà nước bảo đảm. C. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo. D. các cơ sở tôn giáo đều được nhà nước bảo vệ. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2