intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: Đặng Tử Kỳ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

81
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các em chủ động hơn trong quá trình học tập và ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra, TaiLieu.VN chia sẻ đến các em Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường, hi vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các em vượt qua kì thi sắp tới thật dễ dàng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KT GIỮA HỌC KÌ I GDCD6 NĂM HỌC 2020­ 2021 I/ KIẾN THỨC  Bài 1. Siêng năng, kiên trì 1.1. Khái niệm: ­ Siêng năng thể  hiện sự cần cù, tự  giác, miệt mài trong công việc, làm việc   một cách thường xuyên, đều đặn, không tiếc công sức. ­ Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ. ­ Trái với siêng năng: lười biếng, trốn tránh công việc, ỷ lại, đùn đẩy việc cho   người khác. ­ Trái với kiên trì: nản lòng, chóng chán, không quyết tâm.  1..2.  Các biểu hiện của siêng năng, kiên trì: ­ Trong  học  tập: Chăm  chỉ,  kiên trì  phấn đấu đạt  mục  tiêu  trong  học  tập ( đi học đều; làm   bài đầy đủ;  tích cực tham gia xây dựng bài ở lớp, gặp bài khó không  nản lòng...) ­ Trong  lao  động,  rèn luyện:  tham  gia lao  động  đều  đặn; cố gắng  trong  khi  làm  việc  để  đạt kết quả tốt; tham gia các hoạt động xã hội do trường, địa phương tổ chức... 1.3. Ý nghĩa: Siêng năng, kiên trì giúp chúng ta thành công trong công việc, trong cuộc sống. Bài 2. Tiết kiệm 2.1. Khái niệm: Tiết kiệm là biết sử  dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời   gian, sức lực của mình và của người khác. 2.2. Ý nghĩa: ­Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của  người khác. ­ Giúp chúng ta tích lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nước. ­ Thể hiện lối sống có văn hóa. Bài 3: Chủ đề: Lễ độ và Lịch sự, tế nhị. 3.1.Khái niệm: a/ Lễ độ  Lễ độ là cách cư xử đứng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người   khác.  b/ Lịch sự, tế nhị. ­ Thể hiện ở lời nói, thái độ và hành vi giao tiếp. ­ Thể  hiện sự  hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội,  trong quan hệ giữa người với người. ­ Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh. c/ Các biểu hiện của lễ độ và lịch sự, tế nhị
  2.   Biết chào hỏi, thưa gửi, biết cảm  ơn, biết xin lỗi, biết nhường bước, biết   giữ thái độ đúng mức, khiêm tốn ở những nơi công cộng… ­ Đi thưa, về trình.  ­ Kính trên, nhường dưới.   Thể hiện lời nói nhẹ nhàng, hành vi nhã nhặn, từ tốn, khéo léo… 3.2.Ý nghĩa của lễ độ và lịch sự, tế nhị  +  Thể hiện sự tôn trọng, quan tâm đến mọi người. + Biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức, có lòng tự  trọng, do đó được   mọi người yêu quý và làm cho mối quan hệ giữa mọi người trở nên tốt đẹp, xã hội   văn minh, tiến bộ.  II/ BÀI TẬP VẬN DỤNG  Câu 1: Cho tình huống sau:          Lớp 6a của Giang có một bạn bị khuyết tật một bên chân. Các bạn trong lớp   thì tế nhị không mấy khi đề cập đến khuyết tật của bạn vì sợ bạn buồn. Còn Giang   thì gặp bạn ấy ở đâu cũng réo gọi: A! Trung què!   a/ Em có đồng tình với hành vi đó của Giang không? Vì sao? b/ Nếu em là bạn cùng lớp với Giang em sẽ nói với Giang thế nào về việc đó? Câu 2: Cho tình huống sau: Hôm nay trời lạnh, ăn cơm xong Tuấn ngại rửa bát liền lấy cớ học bài và nhờ  mẹ rửa bát dùm. a/ Em có nhận xét gì về bạn Tuấn trong tình huống trên? b/ Nếu em là bạn của Tuấn em sẽ khuyên Tuấn như thế nào? c/ Bản thân em đã thể hiện tính siêng năng như thế nào trong gia đình? ­HẾT­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2