intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Văn Quán, Hà Đông

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS VĂN QUÁN NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7 I.Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về việc tự hào truyền thống của quê hương? A. Tự hào về truyền thống quê hương chính là tự hào về nguồn gốc của mình, về dòng họ, tổ tiên của mình. B. Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại. C. Ủng hộ những hành vi bôi nhọ, xuyên tạc văn hóa, lịch sử của quê hương. D. Truyền thống quê hương là những gì đã lạc hậu cần phải xóa bỏ. Câu 2: Việc làm nào sau đây không phù hợp với giữ gìn truyền thống quê hương? A. Trân trọng tự hào và tiếp nối truyền thống B. Sống trong sạch, lương thiện. C. Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống về quê hương mình. D. Xem thường, gây tổn hại đến truyền thống quê hương. Câu 3: Trong các biểu hiện sau đây biểu hiện nào thể hiện không giữ gìn truyền thống quê hương? A. Lập nhóm tìm hiểu về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm ở nơi mình sinh sống. B. Vận động các bạn trong lớp tham gia hội thi ‘Tự hào truyền thống quê hương’ do trường tổ chức. C. Tuyên truyền mọi người cùng tham gia giữ gìn các làn điệu dân ca địa phương. D. Vứt rác bừa bãi tại các khu di tích lịch sử. Câu 4: Em làm gì để góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống quê hương? A. Không tham gia các hoạt động văn hóa. B. Chỉ tham gia lễ hội yêu thích. C. Tuyên truyền, lôi kéo mọi người không tham gia lễ hội. D. Tự hào và tham gia tích cực vào các hoạt động lễ hội ở quê hương. Câu 5: Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là? A. làm những điều mình thích cho người khác.
  2. B. động viên, an ủi bạn khi bạn gặp khó khăn. C. hạ thấp nhân phẩm của người được giúp đỡ. D. giúp người để được người đó đền ơn. Câu 6: Việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là? A. bao che cho các hành động sai trái của bạn bè. B. bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn. C. giúp đỡ bạn học yếu trong lớp. D. không chơi với người khuyết tật. Câu 7:Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, chia sẻ? A. Lá lành đùm lá rách. B. Ác giả ác báo. C. Ăn cháo đá bát. D. Ăn vóc học hay. Câu 8: Hành động thể hiện sự quan tâm, chia sẻ là? A. gây tai nạn, trốn tránh trách nhiệm. B. giúp đỡ cụ già qua đường. C. cướp giật của người đi đường. D. vứt rác bừa bãi. Câu 9:  Di sản văn hóa là  những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị  lịch sử, văn hoá,  khoa học, được A. lưu truyền từ đời này sang đời khác. B. lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. C. lưu truyền qua nhiều thế hệ khác nhau. D. lưu truyền qua nhiều đời, nhiều thế hệ. Câu 10: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa? A. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh. B. Khắc tên mình lên di sản nhằm để lại dấu ấn khi mình đến thăm. C. Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích. D. Lấy cắp đồ vật trong khu bảo tồn di sản về nhà. Câu 11: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể? A. Nhã nhạc cung đình Huế. B. Trống đồng Đông Sơn. C. Bến Nhà Rồng. D. Khu di tích Mĩ Sơn. Câu 12: Di sản văn hóa bao gồm?
  3. A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình. B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình. C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình. D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Câu 13:Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là: A. truyền thống quê hương. B. truyền thống gia đình. C. truyền thống dòng họ. D. truyền thõng dân tộc. Câu 14:Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây? A. Tìm hiểu giá trị tốt đẹp của quê hương. B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương. C. Giữ gìn, phát huy các truyển thống quê hương. D. Luôn có trách nhiệm với quê hương. Câu 15:Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy? A. Kiên quyết duy trì các hủ tục lạc hậu B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình. C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm. D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền. Câu 16: Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân nghĩa của quê hương? A. Tích cực giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. B. Sống trong sạch, lương thiện. C. Tìm hiểu, lưu giữ nghề làm gốm. D. Quảng bá nghề truyền thống. Câu 17:Thường xuyên chú ý đến người khác là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Quan tâm. B. Cảm thông. C. Chia sẻ. D. Yêu thương. Câu 18:Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Quan tâm. B. Cảm thông. C. Chia sẻ. D. Yêu thương. Câu 19:Đồng cảm, san sẻ với ngưòi khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
  4. A. Quan tâm. B. Cảm thông. C. Chia sẻ. D. Yêu thương. Câu 20:Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Giúp đỡ những người gặp khó khăn. B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn. C. Gen ghét, đố kị với người khác. D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai. Câu 21: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá,   danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là? A. Di sản. B. Di sản văn hóa. C. Di sản văn hóa vật thể. D. Di sản văn hóa phi vật thể. Câu 22: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì? A. Báo cho chính quyền địa phương. B. Mang đi bán. C. Lờ đi coi như không biết. D. Giấu không cho ai biết Câu 23: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Di tích lịch sử. D. Danh lam thắng cảnh. Câu 24: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản  văn hóa nào? A. Di vật  B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Di tích lịch sử. D. Danh lam thắng cảnh. II. Tự Luận Câu 1: Em hãy liệt kê 4 việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt
  5. đẹp của quê hương. Câu 2:Di sản văn hóa là gì? Hãy phân loại di sản văn hóa và kể tên 4 di sản văn hóa mà em biết. Câu 3: H và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. H bị ốm và phải nghỉ học nhiều ngày. Để giúp đỡ H, buổi chiều N thường sang nhà đưa vở cho H chép bài và giải thích những chỗ khó hiểu cho bạn. M cùng lớp thấy vậy cho rằng N làm vậy là không đúng, vì học là nhiệm vụ của học sinh nên H phải tự học tập để hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao. 1, Em nhận xét gì về việc làm của N? Theo em ý kiến của M như vậy có đúng không? Tại sao? 2. Liên hệ những việc làm của bản thân em thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh em? 3. Em hãy vận dụng kiến thức đã học giải thích ý nghĩa câu “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2