Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ
lượt xem 3
download
"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ" sẽ cung cấp cho bạn lý thuyết và bài tập về môn Hóa học lớp 10, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ
- TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ MỸ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 – MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2023 - 2024 A. TRẮC NGHIỆM I. MỞ ĐẦU NHẬP MÔN HÓA HỌC 1. Nhân biết: Câu 1:Nội dung nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của hóa học? A. Thành phần, cấu trúc của chất B. Tính chất và sự biến đổi của chất C. Ứng dụng của chất. D. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào Câu 2:Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học? A. Sự hình thành hệ Mặt Trời B. Cấu tạo của chất và sự biến đổi của chất. C. Quá trình phát triển của loài người D. Tốc độ của ánh sáng trong chân không. Câu 3:Những nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của Hóa học? A. Sự vận chuyển của máu trong hệ tuần hoàn. B. Sự tự quay của Trái Đất quanh trục riêng. C. Sự chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa. D. Sự phá hủy tầng ozone bởi freon - 12. Câu 4:Trong nông nghiệp, phân bón hóa học có tác dụng như thế nào đối với cây trồng ? A. Tăng năng suất cho cây trồng. B. Giảm năng suất cho cây trồng. C. Dùng bảo quản hạt giống cây trồng. D. Dùng lai tạo giống của cây trồng. Câu 5:Tinh bột là nguồn dưỡng chất quan trọng cho cơ thể con người. Các nguyên tố tạo nên tinh bột là A. H, C, O. B. C, O, K. C. O, C, P. D. C, O, N. 2. Thônghiểu: Câu 1:Phương pháp học tập nào sau đây không phải là phương pháp học tập hóa học ? A. Thực hành thí nghiệm hóa học. B. Hoạt động tham quan, trải nghiệm nhà máy sản xuất phân bón. C. Giải bài tập hóa học. D.Dựa vào mật độ dân số của thành phố và nông thôn từ năm 2020 đến năm 2022 để vẽ biểu đồ. Câu 2:Phương pháp nghiên cứu nào sau đây không thuộc phương pháp nghiên cứu hóa học ? A. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. B. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. C. Phương pháp nghiên cứu ứng dụng. D. Phương pháp nghiên cứu chọn lọc giống nhân tạo. II. THÀNH PHÂN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 1.Nhận biết: Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron. B.Hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và neutron. C. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron. D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. Câu 2: Trong nguyêntử,hạt mangđiệnlà A.electron. B.electronvàneutron.. C.protonvà neutron.D.protonvà electron. Câu 3: Trong nguyên tử, hạt không mang điện là A. proton.B. neutron. C. electron.D. neutron và electron. Câu 4: Hạtmangđiệntrong nhânnguyêntử là A.electron.B.proton.C.neutron.D.neutronvà electron. Câu 5: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là A. neutron, electron B. electron,neutron,proton C. electron, proton D. proton,neutron Câu 6: Đặc điểm của electron là A. mang điện tích dương và có khối lượng B. mang điện tích âm và có khối lượng. C. không mang điện và có khối lượng. D. mang điện tích âm và không có khối lượng. 2.Thông hiểu: Câu 1: Cho biết 1 hạt electron có khối lượng bằng 9,11.10 -28g, 1 hạt proton có khối lượng bằng 1,673.10-24g và 1 hạt neutron có khối lượng bằng 1,675.10 -24g. Nguyên tử fluorine chứa 9 electron
- và chứa 10 neutron thìkhối lượng của hạt nhân nguyên tử fluorine như thế nào so với khối lượng của nguyên tử fluorine ? A.tương đương. B.bằng 1/3. C. bằng 1/2. D. gấp 2 lần. Câu 2: Khi phóng chùm tia α vào một lá vàng mỏng, người ta thấy rằng trong khoảng 10 8 hạt α có một hạt gặp hạt nhân. Qua thí nghiệm trên cho biếttỉ số giữa đường kính của nguyên tử so với đường kính của hạt nhân là A. 104 B. 108 C. 10-4 D. 10-8 III. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 1.Nhận biết: Câu 1:Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin nào sau đây? A.Số proton . B. Số neutron. C. Số khối. D. Nguyên tử khối. Câu 2:Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có đặc điểm chung nào sau đây? A.Các nguyên tử có cùng số proton. B. Các nguyên tử có cùng số neutron. C. Các nguyên tử có cùng số proton , khác electron. D. Các nguyên tử có cùng số khối. Câu 3: Nguyên tử sodium có 11 proton, 12 neutron , 11 electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố sodium là A.23. B. +11.C. 12.. D. 11. Câu 4: Kí hiệu nguyên tử nào sau đây viết đúng ? A.B.16O. C.16S. D. Câu 5: Thông tin nào sau đây không đúng về ? A.Số đơn vị điện tích hạt nhân là 82. B. Số proton và neutron đếu là 82. C.Số neutron là 124. D. Số khối là 206. Câu 6:Chọn định nghĩa đúng về đồng vị A. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối. B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân. C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân và cùng số khối. D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số neutron. Câu 7: Dãy nào sau đây gồm các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học? A. B. C. D. Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố potassium (Kali) có 19 proton , 20 neutron . Nguyên tử khối (A) của potassium là A. 39. B. 38. C.20. D.58. Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố Bromine (Brom) có 80 proton , 80 neutron. Nguyên tử khối (A) của bromine là A. 80. B. 240. C.160. D.40. 2.Thông hiểu: Câu 1: Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử: A. Có cùng số khối A. B. Có cùng số proton. C. Có cùng số neutron. D. Có cùng số proton và số neutron. Câu 2: Cho kí hiệu các nguyên tử sau : Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học. A.B.C.D. Câu 3: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố potassium là 19.Vậy nguyên tử của nguyên tố potassium có A.Điện tích hạt nhân là 19, có 19 electron. B.Điện tích hạt nhân là +19, có 19 electron. C.Điện tích hạt nhân là +17, có 19 electron. D.Điện tích hạt nhân là +10, có 9 electron. Câu 4: Một nguyên tử có 9 electron ở lớp vỏ hạt nhân của nó có 10 neutron.Số hiệu nguyên tử đó là: A.9. B.18. C.19. D.28. Câu 5: Cho ba nguyên tử có kí hiệu là . Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14. B. Đây là 3 đồng vị. C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg. D. Hạt nhân của mỗi nguyên tử đều có 12 proton.
- Câu 6: Kí hiệu nguyên tử cho ta biết những gì về nguyên tố X ? A. nguyên tử khối trung bình của nguyên tử.B. nguyên tử khối. C. số hiệu nguyên tử.D. số hiệu nguyên tử và nguyên tử khối. Câu 7: Nguyên tử Sodium (Na) có 11 hạt electron, 11 hạt proton, 12 hạt neutron. Kí hiệu nguyên tố Na là: A. B. C. D. Câu 8: Nguyên tố carbon có hai đồng vị bền: 12C chiếm 98,89% và 13C chiếm 1,11%.Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố carbon là A. 12,52. B. 12,01. C. 12,02. D. 12,05. IV. CẤU TRÚC LỚP VỎ ELECTRON NGUYÊN TỬ 1.Nhận biết: Câu 1: Trong nguyên tử,electron chuyển động rất nhanh trong khu vực không gian xung quan hạt nhân và A. theo quỹ đạo hình tròn. B. theo quỹ đạo hình bầu dục. C.theo những quỹ đạo xác định. D.không theo những quỹ đạo xác định. Câu 2: Orbital nguyên tử là A.đám mây chứa electron có dạng hình cầu. B. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi. C.khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác xuất có mặt electron lớn nhất. D.quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước và năng lượng xác định. Câu 3: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân? A. Lớp N B. Lớp L C. Lớp M D. Lớp K Câu 4: Trong nguyên tử, các electron được xếp vào cùng một lớp electron có A.mức năng lượng gần bằng nhau . B. mức năng lượng khác nhau. C. mức năng lượng bằng nhau. D. mức năng lượng tùy ý. Câu 5: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng ? A. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào cùng một lớp. B. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp. C. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp. D. Các electron có mức năng lượng khác nhau được xếp vào cùng một phân lớp. Câu 6: Số phân lớp electron ở lớp M là A.2. B.3. C.4. D.1. Câu7. Lớp electron ký hiệu L có các phân lớp nào? A. 1s. B. 2s. C. 3s, 3p. D. 2s,2p. Câu 8: Số electron tối đa trong phân lớp d là A. 2 B. 8 C. 10 D. 14 Câu 9: Phát biểu đúng là A.Phân lớp s chứa tối đa 1 electron. B.Phân lớp p chứa tối đa 5 electron. C.Phân lớp d chứa tối đa 10 electron. D.Phân lớp f chứa tối đa 12 electron. Câu 10: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp,lớp thứ ba có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là A.6. B.8. C.14. D.16. Câu 11: Lớp M có số orbital tối đa bằng A.3. B.4. C.9. D.18. Câu 12: Các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lượng A. từ thấp đến cao. B. từ cao đến thấp. C.thấp đến cao rồi đến từ cao đến thấp. D.không theo qui luật. Câu 13: Cấu hình electron nào sau đây là của khí hiếm ? A.1s22s22p63s23p4. B.1s22s22p63s23p5. C.1s22s22p63s23p6. D.1s22s22p63s23p3. Câu 14: Cấu hình nào sau đây là của kim loại: A.1s22s22p63s23p4. B.1s22s22p63s23p6. C.1s22s22p63s23p1. D.1s22s22p63s23p3. Câu 15: Số electron ở lớp ngoài cùng mà nguyên tử của các nguyên tố phi kim không thể có là
- A.5. B.8. C.6. D.7. Câu 16: Cho cấu hình electron nguyên tử của X: 1s22s22p63s23p5. Nguyên tố X là A.kim loại. B. phi kim.C. khí hiếm. D. kim loại hoặc phi kim. Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Các nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng đều là nguyên tử của nguyên tố kim loại. B. Các nguyên tử có 7 electron lớp ngoài cùnglà nguyên tử của nguyên tố phikim. C. Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùnglà nguyên tử của nguyên tố khí hiếm. D.Nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp electron ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron. Câu 18: Cho nguyên tử X có cấu hình electron như sau: 1s 22s22p63s23p3. Số lớp electron trong nguyên tử X là A.2. B.3. C.4. D.5. 2.Thông hiểu: Câu 1: Số e tối đa của lớp M và N lần lượt là A. 8, 32 B. 8, 18 C. 18, 32 D. 18, 18 Câu 2: Nguyên tử X có 11 electron, số electron ở lớp M là A.1. B.2. C.3. D.4. Câu 3: Cho cấu hình electron của: Na là 1s22s22p63s1, S là 1s22s22p63s23p4và Ca là 1s22s22p63s23p64s2. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trên lần lượt là A.1,4,2. B.1,6, 8. C.1,6, 2. D. 1,4,6. Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có 3 electron thuộc lớp ngoài cùng ? A.11Na. B.7N. C.13Al. D.6C. Câu 5: Mức năng lượng của phân lớp nào sau đây là thấp nhất ? A. 2s. B. 1s. C. 2p. D.3s. Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố sodium (Z=11) có cấu hình electron là A.1s22s22p63s2. B.1s22s22p6. C.1s22s22p63s1. D.1s22s22p53s2. Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố potassium (K) có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản, potassium có số orbital chứa electron là A. 8. B.9. C.10. D.11 Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố Bromine ( Br) có 35 electron . Ở trạng thái cơ bản, Bromine có số orbital chứa electron là A. 18. B.19. C.20. D.17 Câu 9: Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p4. Phân bố electron trên các obitan là A. B. C. D. Câu 10: Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng ? A.B. C. D. Câu 11: Tổng số obitan trong nguyên tử có số đơn vị điện tích hạt nhân Z = 17 là A. 4. B. 6. C. 5. D. 9. Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Nguyên tố K là nguyên tố s vì electron cuối cùng của nguyên tử K điền vào phân lớp 4s. B. Nguyên tốCl là nguyên tố p vì electron cuối cùng của nguyên tử Cl điền vào phân lớp 3p. C. Nguyên tốFe là nguyên tố s vì electron cuối cùng của nguyên tử Fe điền vào phân lớp 4s. D. Nguyên tốAr là nguyên tố p vì electron cuối cùng của nguyên tử Ar điền vào phân lớp 3p. Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron là 1s 22s22p4. Số electron độc thân của M là A.3. B.2. C.1. D.0. Câu 14: Số electron hóa trị trong nguyên tử Cl (Z = 17) là A. 5. B. 7. C. 3. D. 1. Câu 15: Electron cuối cùng của nguyên tố M điền vào phân lớp 3p3. Số electron hoá trị của M là
- A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. V. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 1.Nhận biết: Câu 1: Trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo chiều A.tăng dần nguyên tử khối của nguyên tử. B. tăng dần số khối của nguyên tử. C. tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử D.tăng dần số phân lớp electron nguyên tử. Câu 2: Các nguyên tố có cùng ... trong nguyên tử được xếp thành một hàng.Các từ còn thiếu trong dấu “...” là A.số electronB.số phân lớp electronC. số lớp electronD.số electron lớp ngoài cùng Câu 3: Các nguyên tố có cùng ... trong nguyên tử được xếp thành một cột. Các từ còn thiếu trong dấu “...” là A. số electron ngoài cùng B. số phân lớp electronC. số lớp electron D.số electron hóa trị Câu 4: Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng .... của nguyên tố đó. Các từ còn thiếu trong dấu “...” là A. số hiệu nguyên tửB. số khối nguyên tử C. Số neutron trong nguyên tửD. khối lượng nguyên tử Câu 5: Số thứ tự của chu kì bằng ... trong nguyên tử. Các từ còn thiếu trong dấu “...” là A. số phân lớp electron. B.số lớp electron. C. số lectron lớp ngoài cùng. D. số electron hóa trị. Câu 6: Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có .... tương tự nhau. A. cấu hình lectron. B.số phân lớp. C. số lớp electron. D. số electron lớp ngoài cùng. Câu 7: Các nguyên tố xếp ở chu kì 4, có số lớp electron trong nguyên tử là A. 3. B.4. C.5. D.6 Câu 8: Các nguyên tố xếp ở nhóm IIIA có số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử là A. 3. B.4. C.5. D.2 Câu 9: Số nguyên tố trong chu kì 3 là A. 8. B. 18. C. 32. D. 6. Câu 10: Số nguyên tố trong chu kì 5 là A. 8. B. 18 . C. 32. D. 6. 2.Thông hiểu: Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A.Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. B.Chu kì nhỏ là các chu kì 1,2,3 còn chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6, 7. C. Chu kì 4 và 6 lần lượt có 18 và 32 nguyên tố . D. Chu kì thường bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1) Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A.Bảng tuần hoàn có 16 cột chia thành 8 nhóm A (IA → VIIIA) và 8 nhóm B(IB → VIIIB) B. Nhóm A bao gồm các nguyên tố s và p. C.Nhóm B bao gồm các nguyên tố d và f. D. Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số e hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm. Câu 3: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là A. 1s2 2s2 2p6 3s1 B. 1s2 2s2 2p6 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 D. 1s2 2s2 2p5 3p2 Câu 4: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là: 1s 22s22p63s23p3. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là A. chu kì 4, nhóm IIIA. B. chu kì 4, nhóm VA. C. chu kì 3, nhóm IIIA. D. chu kì 3, nhóm VA. Câu 5:Nguyên tố R có Z = 25,vị trí của R trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 4, phân nhóm VIIA.B. chu kì 4, phân nhóm VB. C. chu kì 4, phân nhóm IIA. D. chu kì 4, phân nhóm VIIB. Câu 6: Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Trong bảng tuần hoàn nguyên tố R thuộc A. chu kì 2, nhóm VIIIA. B. chu kì 3, nhóm IIA.
- C. chu kì 3, nhóm IA. D. chu kì 2, nhóm VIIA. VI. XU HƯỚNG BIẾN ĐÔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ TRONG MỘT CHU KÌ VÀ TRONG MỘT NHÓM 1.Nhận biết: Câu 1: Nguyên tử các nguyên tố trong cùng nhóm A có A.cùng số phân lớp electron. B. cùng số electron lớp ngoài cùng. C.cùng số neutron trong nguyên tử. D.cùng số khối. Câu 2: Số thứ tự của nhóm A không cho biết A.số electron ở lớp ngoài cùng. B. số electron hóa trị. C. là nguyên tố s hay nguyên tố p. D. số lớp electron trong nguyên tử. Câu 3: Các nguyên tố thuộc cùng nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có A. số electron như nhau. B. số lớp electron như nhau. C.số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau. D. cùng số electron s hay p. Câu 4: Kim loại kiềm gồm các nguyên tố có tính kim loại điển hình như Li,Na,K ... Vậy nhóm kim loại kiềm là nhóm A. IA. B.IIA. C.VIIA. D.VIIIA. Câu 5: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân,bán kính nguyên tử A. xu hướng tăng dần. B. xu hướng giảm dần. C. nói chung tăng dần. D. không đổi. Câu 6: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử A. xu hướngtăng dần. B. xu hướng giảm dần . C. xu hướngtăng rồi giảm. D. không đổi. Câu 7: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân,giá trị độ âm điện của các nguyên tử A. xu hướng tăng dần. B. xu hướng giảm dần. C. nói chung giảm dần. D. không đổi. Câu 8: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, giá trị độ âm điện của các nguyên tử A. xu hướng tăng dần. B. xu hướng giảm dần. C. nói chung tăng dần. D. không đổi. Câu 9: Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó A. dễ mất electron để trở thành ion dương. B. dễ mất electron để trở thành ion âm. C. dễ nhận electron để trở thành ion dương. D. dễ nhận electron để trở thành ion âm. Câu 10: Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó A. dễ mất electron để trở thành ion dương. B. dễ mất electron để trở thành ion âm. C. dễ nhận electron để trở thành ion dương. D. dễ nhận electron để trở thành ion âm. 2.Thông hiểu: Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A.Đầu và cuối mỗi chu kì là các nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1 và ns2np5. B.Giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A và nhóm B đều biến đổi tuần hoàn. C. Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A khi điện tích hạt nhân tăng dầnlà nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. D.Nhóm VIIIA là nhóm khí hiếm, gồm các nguyên tố đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng nên bền vững. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A.Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưngcho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học. B.Trong thang độ âm điệu của Pauling thì nguyên tố Flo có độ âm điện lớn nhất là 3,98. C. Độ âm điện của một nguyên tử càng lớn thì tính kim loại của nó càng mạnh.
- D. Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, giá trị độ âm điện của nguyên tửcác nguyên tố có xu hướng tăng dần. Câu 3:Phát biểu nào sau đây là đúng ? A.Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng đẩy electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học. B. Độ âm điện của một nguyên tử càng nhỏ thì tính phi kim của nó càng mạnh. C. Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng tăng dần. D. Quy luật biến đổi độ âm điện phù hợp với sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A. Câu 4:Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố: Na, Mg, Al, Siđược xếp theo chiều tăng dần là A. Na < Mg < Al < Si B. Si < Al < Mg < Na C. Si < Mg < Al < Na D. Al < Na < Si < Mg Câu 5:Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố: F, Cl, Br, I được xếp theo chiều giảm dần là A. F > Cl > Br > I B. I> Br > Cl> F C. Cl> F > I > Br D. I > Br> F > Cl Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A.Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ mất electron để trở thành ion dương. B.Nguyên tử càng dễ thu electron thì tính phi kim của nguyên tố càng mạnh. C. Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân,tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần, đồng thời tính phi kim yếu dần phù hợp với sự tăng dần bán kính nguyên tử. D. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần, đồng thời tính phi kim yếu dần phù hợp với sự tăng dần bán kính nguyên tử. Câu 7: Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuân hoàn thì A. phi kim mạnh nhất là iot. B. kim loại mạnh nhất là liti. C.phi kim mạnh nhất là flo. D. kim loại yếu nhất là xesi. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân,giá trị độ âm điện của các nguyên tửcó xu hướng tăng dần là do sự tăng dần tính phi kim. B. Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân,giá trị độ âm điện của các nguyên tử có xu hướng tăng dần là do sự giảm dần tính kim loại. C.Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân,giá trị độ âm điện của các nguyên tử có xu hướng giảm dần do sự tăng dần tính phi kim. D. Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân,giá trị độ âm điện của các nguyên tử có xu hướng giảm dần do sự tăng dần tính kim loại. VII. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI THÀNH PHẦN VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT TRONG MỘT CHU KÌ, MỘT NHÓM 1.Nhận biết: Câu 1: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất oxide cao nhất A. giảm lần lượt từ 7 đến 1. B. tăng lần lượt từ 2 đến 7. C. tăng lần lượt từ 1 đến 7. D. giảm lần lượt từ 4 đến 1. Câu 2: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, hóa trị của các phi kim trong hợp chất khí với hydrogen A. giảm từ 7 đến 1. B. tăng từ 1 đến 7. C. tăng từ 1 đến 4. D. giảm từ 4 đến 1. Câu 3: Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố X thuộc nhóm VIA có dạng A.X2O. B.XO. C.X2O3. D.XO3. Câu 4: Công thức hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố X thuộc nhóm IIA có dạng A. XOH. B.X(OH)2. C.H2XO3. D.H2XO4. Câu 5: Nguyên tố sulfur (S) thuộc nhóm VIA,công thức hydroxide ứng với hóa trị cao nhất là A.H2SO2. B.H2SO3. C.H2SO4. D.HSO4. Câu 6: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính base của các oxidevà hydroxide tương ứng
- A. mạnh dần. B. yếu dần. C. mạnh rồi yếu dần. D. không đổi. Câu 7: Trong các hydroxide sau : NaOH , Mg(OH)2 , Al(OH)3, H2SiO3. Hydroxide có tính base mạnh nhất là A. NaOH. B.Mg(OH)2. C.Al(OH)3.D. H2SiO3. Câu 8: Trong các hydroxide sau: H2SiO3 , H3PO4 , H2SO4, HClO4 . Hydroxide có tính acid mạnh nhất là A. HClO4. B. H2SO4. C.H3PO4.D. H2SiO3. 2. Thông hiểu: Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. Hóa trị của Na, Al, S trong các oxitde cao nhất lần lượt là 1,3,6. B. Hóa trị của các phi kim trong hợp chất với hydrogen của Si, P, Cl lần lượt là 4,3,1. C. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân,hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất oxide cao nhất tăng lần lượt từ 1 đến 7. D. Trong một chu kì,theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân,hóa trị của các phi kim trong hợp chất với hydrogen tăng từ 1 đến 4. Câu 2: Nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p3. Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của R và hợp chất khí của R với hydrogen lần lượt là A. RO2 và RH4 B. R2O5 và RH3 C. RO3 và RH2 D. R2O3 và RH3 Câu 3: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây sai? A. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì. B. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì. C. Thứ tự tăng dần tính base là: X(OH)2, Y(OH)2, Z(OH)2. D. Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z, Y, X. Câu 4: Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tăng dần tính acid? A. NaOH; Al(OH)3; Mg(OH)2; H2SiO3. B. H2SiO3; Al(OH)3; H3PO4; H2SO4. C. Al(OH)3; H2SiO3; H3PO4; H2SO4. D. H2SiO3; Al(OH)3; Mg(OH)2; H2SO4. Câu 5: Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tăng dần tính base? A. K2O; Al2O3; MgO; CaO. B. Al2O3; MgO; CaO; K2O. C. MgO; CaO; Al2O3; K2O. D. CaO; Al2O3; K2O; MgO. Câu 6: Nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X, hydroxide tương ứng và tính acid – base của chúng là A. X2O3, X(OH)3, tính lưỡng tính. B. XO3, H2XO4, tính acid. C. XO2, H2XO3, tính acid. D. XO, X(OH)2, tính base. VIII. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN – Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. 1. Nhận biết: Câu 1: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần A. khối lượng nguyên tử B. bán kính nguyên tử C. số hiệu nguyên tử D. độ âm điện của nguyên tử Câu 2:Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 8. a) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là A. 1s22s22p3. B. 1s22s12p5. C. 1s12s22p5. D. 1s22s22p4. b) Nguyên tố X thuộc chu kì A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. c) Nguyên tố X thuộc nhóm A. VIIIB. B. VIB. C. VIIA. D. VIA. Câu 3: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là A. 1s22s22p63s1. B. 1s22s22p6. C. 1s22s22p53s4. D. 1s22s22p63s2. Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: 1s 2s 2p 3s 3p3. 2 2 6 2 a) Số electron lớp ngoài cùng của X là
- A. 3. B. 2. C. 6. D. 5. b) X thuộc chu kì A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. c) X thuộc nhóm A. IA. B. VA. C. IIIA. D. IVA. 2. Thông hiểu: Câu 1: Nguyên tố Ca có số hiệu nguyên tử là 20. Phát biểu nào sau đây về Ca là không đúng? A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố Ca là 20. B. Vỏ của nguyên tử Ca có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron. C. Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố Ca có 20 proton. D. Nguyên tố Ca là một phi kim. Câu 2: Cấu hình electron nguyên tử iron: [Ar]3d64s2. Iron ở A. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIA. B. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. C. ô 26, chu kì 4, nhóm IIA. D. ô 26, chu kì 4, nhóm IIB. Câu 3:Sulfur (S) là nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Trong các phát biểu sau: (1) Nguyên tử S có 3 lớp electron và có 10 electron p. (2) Nguyên tử S có 5 electron hoá trӏ và 6 electron s. (3) Công thức oxide cao nhất của S có dạng SO3 và là acidic oxide. (4) Nguyên tố S có tính phi kim mạnh hơn so với nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 8. (5) Hydroxide cao nhất của S có dạng H2SO4 và có tính acid. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 4:Cho vị trí của các nguyên tố E, T, Q, X, Y, Z trong bảng tuần hoàn rút gọn (chỉ biểu diễn các nguyên tố nhóm A) như sau: Có các nhận xét sau: (1) Thứ tự giảm dần tính kim loại là Y, E, X. (2) Thứ tự tăng dần độ âm điện là Y, X, Z, T. (3) Thứ tự tăng dần tính phi kim là T, Z, Q. (4) Thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử là Y, E, X, T. Số nhận xét đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. B. TỰ LUẬN 1. Vận dụng Câu 1: Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng phần trăm các đồng vị trong X bằng nhau và các loại hạt trong X 1 cũng bằng nhau. Hỏi nguyên tử khối trung bình của X là bao nhiêu? Câu 2: Nguyên tố R có hai đồng vị , nguyên tử khối trung bình là 79,91. Một trong hai đồng vị là 79 R(chiếm 54,5%). Tính nguyên tử khối của đồng vị thứ hai. Câu 3: Trong tự nhiên Oxygen có 3 đồng vị 16O(x1%) , 17O(x2%) , 18O(4%), nguyên tử khối trung bình của Oxygen là 16,14. Tính phần trăm đồng vị 16O và 17O . Câu 4:Carbon có 2 đồng vị bền là và , và nguyên tử khối trung bình của Carbon =12,01.Tính % khối lượng đồng vị trong hợp chất CO2 (M O=16 ) ? Câu 5. Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt là 52 hạt. Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 16 hạt. Tìm số e, p,n của nguyên tử nguyên tố X và tính số khối . Câu 6: Tổng số hạt proton, neutron, electron trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Xác định hai kim loại X, Y . Câu 7: Cho các nguyên tố A(Z=14) , C(Z=16) ; D(Z=17) , E(Z=9) a) Viết cấu hình electron và xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn b) So sánh tính phi kim của các nguyên tố trên . Câu 8: Cho các nguyên tố A(Z=11) , B(Z=20 ) , C(Z=12) ; D(Z=13)
- a) Viết cấu hình electron và xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn b) So sánh tính kim loại của các nguyên tố trên . Câu 9: Cho các nguyên tố A(Z=11) B(Z=13 ) C(Z=16) ; D(Z=17) . a) Viết cấu hình electron và xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn b) Viết công thức oxitde cao nhất và xác định hóa trị của các nguyên tố trên. Câu 10: Cho các nguyên tố A(Z=14) ,B(Z=15) , C(Z=16) , D(Z=17) a) Viết cấu hình electron và xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn b) Viết công thức hợp chất khí với hydrogen và xác định hóa trị của các nguyên tố trên . Câu 11: Cho các nguyên tố Si(Z=14) , P(Z=15 ) , S(Z=16) , Cl(Z=17) a) Viết công thức hydroxide của các nguyên tố đó . b) So sánh tính axcid của hydroxide . Câu 12: Cho hai nguyên tố có số hiệu nguyên tử Z = 15 và Z = 35 a) Xác định vị trí của hai nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn. b) Viết cấu hình electron nguyên tử của hai nguyên tố đó và cho biết chúng là nguyên tố s, p, d hay f c) Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất và hydroxide tương ứng của mỗi nguyên tố. d) Nêu tính chất đơn chất và tính chất mỗi hợp chất trên. Câu 13:Oxidecao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3. Trong hợp chất của nó với hydrogen có 5,88% H về khối lượng. Tìm nguyên tố R ? Câu 14: Viết cấu hình electron của các nguyên tử có số hiệu nguyên tử là : 3 ; 17 ; 19 ; 27. Cho biết số lớp electron, số electron thuộc lớp ngoài cùng, số electron độc thân. Câu 15: Viết cấu hình electron đầy đủ của các nguyên tố trong các trường hợp sau: a) Có 5 e ở lớp ngoài cùng thuộc lớp N. b) Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2 3p5. c) Tổng e phân lớp p bằng 12. d) Có phân lớp năng lượng cao nhất là 4s. 2. Vận dụng cao Câu 1:Tổng số các hạt trong một nguyên tử R là 13. Tính số p,e,n của R ? Câu 2: Nguyên tố Cl có hai đồng vị bền với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng là: chiếm 75,77% và chiếm 24,23%. Trong phân tử CaCl2, % khối lượng của là bao nhiêu (nguyên tử khối trung bình của Ca là 40) Câu 3: Nguyên tố Boron có 2 đồng vị là 10B và 11B. Nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,81 a) Tính tỉ lệ phần trăm số nguyên tử của đồng vị 10B. b) Tính số nguyên tử đồng vị 11B trong 15gamacid H3BO3. Câu 4: Trong phân tử M2X có tổng số hạt p,n,e là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23. Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt. CTPT của M2X là Câu 5: Có hợp chất X2Y3. Tổng số hạt của hợp chất là 296 trong đố số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 88. Số khối của X lớn hơn số khối của Y là 20. Số proton của Y, số electron của X, số khối của Y theo thứ tự lập thành cấp số cộng. Xác định công thức của X 2Y3 Câu 6: Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố A và B có phân tử khối là 76. A và B có hóa trị dương cao nhất trong oxide là n0 và m0 và hóa trị trong hợp chất với hydrogen là nH và mH . Biết /no/= /nH/ và /mo/ =3/mH/ . Xác định A,B, X. Câu 7:X, Y là hai chất khí, X có công thức AO x trong đó oxygen chiếm 60% khối lượng. Y có công thức BHy trong đó mH : mB = 1 : 3. Tỉ khối hơi của Y so với X là 0,2 . Xác định ác nguyên tố A, B? Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns 2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hydrogen, X chiếm 94,12% khối lượng. Tính phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxide cao nhất ? Câu 9: Y là hợp chất tạo bởi hydrogen và M (M là phi kim thuộc nhóm VIIA). Cứ 20,4gam Al 2O3 phản ứng vừa đủ với 246,6 gam dung dịch Y nồng độ 17,7% tạo thành dung dịch Z. Xác định công thức hóa học của Y và tính nồng độ phần trăm (C%) của dung dịch Y ? (cho Al=27, O=16, H=1) ===================Hết=================
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 176 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 366 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 138 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 89 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 186 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 127 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 108 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 138 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 73 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 92 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
4 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn