Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh, BR-VT
lượt xem 3
download
Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh, BR-VT" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh, BR-VT
- UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II- GDCD 6 NĂM HỌC 2023-2024 MA TRẬN: Mức độ nhận thức Tổng Mạch Nhận Thông Vận dụng Tổng T Nội Vận dụng Số câu nội biết hiểu cao điểm T dung dung T T TN TN TN TL TN TL TN TL L L Ứng phó với các tình huống 2 1 1 1 3 2 4.0 nguy câu câu câu câu hiểm từ con người. Ứng phó với Giáo các tình dục đạo huống 1 1 2 4 3.0 đức nguy câu câu câu 1 hiểm từ thiên nhiên. Tiết 2 1 2 kiệm 5 3.0 câu câu câu Tổng 4 3 1 1 1 1 12 2 10 Tỉ lệ % 30% 30% 20% 20% 80 20 100 % % % Tỉ lệ chung 60% 40%
- LƯU Ý: + Đề thi trắc nghiệm (8đ) +tự luận (2đ). + Học sinh nắm chắc nội dung các bài 7, 8, 9. Bài 7: Ứng phó các tình huống nguy hiểm từ con người - Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm từ con người. - Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm từ con người. - Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm từ con người để đảm bảo an toàn. Bài 8: Ứng phó các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên - Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên. - Nêu được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên. - Thực hành cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên Bài 9: Tiết kiệm - Nêu được khái niệm và biểu hiện của tiết kiệm (tiền bạc, đồ dùng, thời gian, điện, nước...). - Hiểu vì sao phải tiết kiệm. - Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống, học tập. - Nhận xét, đánh giá được việc thực hành tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh - Những việc làm thể hiện sự tiết kiệm và trái với tiết kiệm. - Những biểu hiện lãng phí cần phê phán, lên án. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội được gọi là A. tình huống sư phạm. B. tình huống nguy hiểm. C. tình huống vận động. D. tình huống phát triển. Câu 2: Điền từ thích hợp vào dấu chấm Tình huống nguy hiểm từ con người là những tình huống gây ra bởi những hành vi của ………. làm tổn hại đến tính mạng, của cải vật chất, tinh thần của cá nhân và xã hội. A. con người B. tự nhiên C. người khác D. bản thân Câu 3: Việc trang bị các kiến thức để ứng phó với các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống giúp mỗi cá nhân tránh được hậu quả to lớn do A. tình huống nguy hiểm gây ra. B. thiên nhiên gây ra. C. xã hội gây ra. D. con người gây ra. Câu 4: Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta có thái độ như thế nào khi ứng phó với tình huống nguy hiểm trong cuộc sống? A. Lo sợ và hoảng loạn B. Lo sợ và rụt rè. C. Bình tĩnh và tự tin. D. Âm thầm chịu đựng. Câu 5: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ con người? A. Bắt nạt bạn cùng lớp. B. Giúp đỡ người khác. C. Mưa dông, sấm sét. D. Đứng xem sạt lở đất.
- Câu 6: Tình huống nguy hiểm từ con người là A. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô ý từ con người. B. những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống. C. những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên gây tổn thất về người, tài sản. D. biểu hiện kinh tế suy giảm có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống. Câu 7: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ con người? A. Tụ tập, đe dọa bạn cùng trường. B. Nhắc nhở mọi người phòng dịch. C. Xử phạt người vi phạm phòng dịch. D. Vui chơi tại công viên. Câu 8: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ con người? A. Tuyên truyền luật an ninh mạng. B. Phát loa cảnh bảo sạt lở đất. C. Tuyên truyền chống bắt cóc trẻ em. D. Đưa thông tin chưa được kiểm chứng lên mạng. Câu 9: Tình huống nào là tình huống nguy hiểm từ con người gây ra? A. Thủy triều lên xuống. B. Bão đổ bộ vào đất liền C. Thả diều dưới dây điện D. Cảnh báo sạt lở đất Câu 10: Nhà em và nhà bác Hiệp chung nhau hành lang. Khi đang ngồi chơi trong nhà thì em phát hiện khói đen bay từ nhà bác Hiệp. Em vội chạy ra ngoài nhưng cầu thang đã bị khói vây kín, đen kịt. Để thoát ra khỏi đám cháy đó, em cần làm gì? A. Đứng trong đó chờ người đến cứu. B. Dùng khăn ướt bịt miệng và tìm cách đi ra ngoài. C. Tìm cửa số có ô thoát hiểm để nhảy xuống. D. Đứng trong đó gọi điện thoại cho người thân. Câu 11: Dù mẹ nhắc hai anh em không được ra suối vớt củi vì mấy hôm nay trời mưa to nhưng khi trời vừa nắng lên, hai anh em Quyên lại rủ nhau ra suối vớt củi. Việc làm của hai em có thể dẫn tới tình huống nào dưới đây? A. Không vớt được củi do trời mưa B. Bị sạt lở đất, hoặc lũ cuốn. C. Mưa sẽ đến bất ngờ. D. Vớt được nhiều củi nhưng khó di chuyển Câu 12: Nghỉ hè, Hoa được bố mẹ cho đi du lịch biển cùng cơ quan của bố. Khi đang bơi cùng mọi người, Hoa bất ngờ bị dòng cuốn ra xa bờ. Quá bất ngờ và sợ hãi nên Hoa cố gắng thoát ra khỏi dòng nước bằng cách bơi ngược dòng. Hãy nhận xét về cách ứng phó của Hoa. A. Hoa đã biết cách ứng phó khi bị đuối nước. B. Hoa chưa biết ứng phó khi bị đuối nước. C. Hoa đã có kỹ năng ứng phó tình huống. D. Hoa thành thạo kỹ năng ứng phó. Câu 13: Hiện tượng nào dưới đây được coi là tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên? A. Sóng thần. B. Cháy rừng. C. Thả diều dưới cột điện. D. Leo trèo trên cây cao. Câu 14: Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mưa dông, lốc, sét chúng ta cần tránh A. trú dưới gốc cây, cột điện. B. tắt thiết bị điện trong nhà. C. đóng hết cửa sổ lại. D. ở nguyên trong nhà. Câu 15: Việc làm nào dưới đây có thể là gây nguy hiểm?
- A. Phòng ngừa sạt lở đất. B. Khắc phục sạt lở đất. C. Thông báo sạt lở đất. D. Đứng xem sạt lở đất. Câu 16: Khi gặp hiện tượng lũ ống, lũ quét công dân cần làm gì để tránh nguy hiểm cho bản thân? A. Tiến lại gần xem cụ thể. B. Tìm nơi an toàn để trú ẩn. C. Đóng cửa ở yên trong nhà. D. Tranh thủ vớt củi trên dòng lũ. Câu 17. Mỗi học sinh cần chủ động học tập cách ứng phó trước các tình huồng nguy hiểm từ thiên nhiên sẽ? A Giúp thoát khỏi nguy hiểm. B. Dự đoán và biết cách phòng tránh được các nguy hiểm có thể xảy ra; giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm từ thiên nhiên có thể gặp phải trong cuộc sống. C. Dự đoán và biết cách phòng tránh được các nguy hiểm có thể xảy ra. D. Cả 3 đáp án trên Câu 18: Tan học, Mai đạp xe về nhà. Bỗng mây đen kéo tới, sấm chớp ầm ầm, mưa rơi nặng hạt. Mai thấy một vài người trú tạm vào gốc cây to bên đường, người thì mặc áo mưa rồi đi tiếp. Việc làm của những người này có thể dẫn đến nguy hiểm nào dưới đây? A. Bị sét đánh gây thương vong. B. Bị muộn giờ làm việc. C. Ướt hết tư trang cá nhân. D. Phương tiện đi lại bị hỏng. Câu 19: Tình huống nguy hiểm là gì? A. Tình huống nguy hiểm là những tình huống dễ gặp trong cuộc sống. B. Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội. C. Tình huống nguy hiểm là những tình huống xảy ra nguy hiểm đến tính mạng. D. Tình huống nguy hiểm là những tình huống bất ngờ. Câu 20: Để tránh được nguy cơ đuối nước, không nên? A. Tránh xa vùng cảnh báo nguy hiểm và chấp hành nghiêm các chỉ dẫn của lực lượng cứu hộ. B. Bơi theo nhóm để được trợ giúp kịp thời khi gặp phải sự cố và không được bơi xa bờ. C. Tự ý ra ao, hồ, sông, suối, bãi biển chơi một mình. D. Học bơi và học các cách ứng phó khi bị đuối nước. Câu 21: Tiết kiệm là gì? A. Tiết kiệm là biết sử dụng hết mức của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và người khác. B. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của người khác còn của mình thì tùy ý sử dụng. C. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí của cải, tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và người khác. D. Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí mọi thứ của mình. Câu 22: Câu tục ngữ, ca dao nào không nói về tiết kiệm? A. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn. B. Có công mài sắt, có ngày nên kim. C. Ở đây một hạt cơm rơi, ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng. D. Làm người phải biết tiện tằn, đồ ăn thức mặc có ngắn thì thôi. Câu 23: Trái với tiết kiệm là? A. Lãng phí B. Keo kiệt. C. Ích kỉ. D. Cẩu thả.
- Câu 24: Gia đình V sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật V, nhóm bạn thân trong lớp gợi ý V tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho sang trọng. Nếu là V em sẽ làm gì? A. Xin bố mẹ tiền để tổ chức ở nhà hàng cho sang trọng. B. Tổ chức sinh nhật tại nhà đơn giản tiết kiệm đầm ấm, vui vẻ. C. Chửi cho bạn một trận vì chả biết nghĩ cho gia cảnh nhà mình. D. Mỗi năm sinh nhật có một lần nên phải tổ chức hoàng tráng. Câu 25: Người sống tiết kiệm không thể hiện điều gì? A. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động. B. Làm giàu cho xã hội. C. Quý trọng thời gian, tiền bạc. D. Sống qua loa, đại khái. Câu 26: Câu nói nào dưới đây nói về sự keo kiệt, bủn xỉn? A. Năng nhặt chặt bị B. Vung tay quá trớn C. Vắt cổ chày ra nước. D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ. Câu 27: Hành động nào sau đây không thể hiện sự tiết kiệm: A. Tiết kiệm tiền để mua sách. B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp. C. Tận dụng nước đã sử dụng để tưới cây. D. Dùng thời gian rảnh để đọc sách Câu 28: Vào những lúc rảnh rỗi chúng ta nên sử dụng thời gian như thế nào cho tiết kiệm? A. Chơi rất nhiều thể loại game. B. Rủ bạn bè tụ tập nơi quán xá để ăn uống. C. Lên Facebook nói chuyện với mọi người. D. Học bài, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà. Câu 29: Hôm nay, Lan có nhiều bài tập về nhà cần làm xong nhưng tối có chương trình tivi Lan yêu thích. Lan định sáng mai sẽ dậy sớm làm bài. Nhưng do thức khuya mệt, Lan ngủ dậy muộn, nên đi học không đúng giờ và không hoàn thành bài tập. Việc làm này thể hiện Lan chưa biết tiết kiệm A. thời gian. B. tiền bạc. C. sức khỏe. D. sức khỏe và thời gian Câu 30: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của tiết kiệm? A. Bạn Q lên kế hoạch học tập không khoa học. B. Chị T lên kế hoạch chi tiêu hợp lý cho bản thân. C. Anh M chi tiêu tiết kiệm không dám ăn. D. Chị N sử dụng nguồn nước sạch lãng phí.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 176 | 12
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 369 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p | 142 | 8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 89 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p | 121 | 7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 188 | 5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 109 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p | 127 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 137 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 138 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 75 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 94 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 110 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 96 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 129 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 107 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
4 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn