
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Phạm Hữu Chí, Long Điền
lượt xem 1
download

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Phạm Hữu Chí, Long Điền’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Phạm Hữu Chí, Long Điền
- TRƯỜNG THCS PHẠM HỮU CHÍ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – SỬ 9 NH. 2024 – 2025 A. PHẦN LỊCH SỬ I. Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất cho câu hỏi sau Câu 1: Thế nào là Chiến tranh lạnh? A. Là cuộc chiến tranh dùng sức mạnh về kinh tế để khống chế các nước của Mĩ và Liên Xô. B. Là cuộc chạy đua quân sự giữa Mĩ và Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới. C. Là cuộc chiến tranh dùng sức mạnh kinh tế để de dọa đối phương giữa Mĩ và Liên Xô. D. Là cuộc chiến tranh giữa Mĩ và Liên Xô, mặc dù không có tiếng súng nhưng khiến quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh cục bộ ở nhiều nơi. Câu 2: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu trực tiếp giữa A. các nước Tây Âu và Mĩ B. Liên Xô và Mĩ. C. Mĩ và Nhật Bản. D. các nước Tây Âu và các nước Đông Âu. Câu 3. Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành A. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. B. nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo. C. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. D. trung tâm kinh tế - tài chính thứ hai thế giới. Câu 4: Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết về A. kinh tế - chính trị B.kinh tế - văn hóa. C. quân sự - kinh tế.D. chính trị - quân sự. Câu 5: Đất nước nào là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ La – tinh? A. Chi – lê. B. Bra – xin. C. Ác – hen – ti – na. D. Cu – ba. Câu 6: Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai? A.N. Manđêla. B. Phiđen Cátxtơrô. C. G. Nêru. D. M. Ganđi. II. Trả lời đúng (Đ) hoặc sai (S) Câu 1: Mục tiêu chính của ASEAN là gì? A) Xây dựng một cộng đồng kinh tế mạnh mẽ và hội nhập quốc tế, nhưng không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia thành viên.
- B) Tạo ra một khối quân sự để đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài khu vực. C) Đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, đồng thời duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. D) Tập trung phát triển kinh tế và xã hội ở mức độ quốc gia, ít chú trọng vào hợp tác khu vực. Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những biện pháp của Chính phủ Việt Nam nhằm củng cố chính quyền cách mạng: A) Tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946. B) Tăng cường quân sự, phát động chiến tranh với Trung Hoa Dân quốc. C) Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc thông qua việc kiện toàn Mặt trận Việt Minh. D) Tạm thời chấp nhận sự cai quản của quân Anh tại Nam Bộ. III. Trả lời ngắn 1. Hiệp ước nào Nhật Bản kí với Mỹ để chấp nhận đặt dưới “chiếc ô” hạt nhân của Mỹ 2. Năm 1956, Nhật Bản gia nhập tổ chức quốc tế nào? 3. Kể tên các thành viên của ASEAN hiện nay. 4. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập thời gian nào? 5. Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào? IV. Tự luận: Câu 1:Trình bày tình hình chính trị của Việt Nam sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Trả lời: - Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới ra đời đã phải đối mặt với nhiều khó khăn. Chính quyền cách mạng còn non trẻ và lực lượng vũ trang còn yếu, nền độc lập dân tộc bị đe doạ nghiêm trọng. - Đất nước ta phải đối mặt với sự chống đối từ các lực lượng phản cách mạng trong nước như Việt Quốc, Việt Cách, đồng thời phải đối phó với sự xâm lược của quân đội nước ngoài, trong đó có quân Tưởng ở miền Bắc và quân Pháp ở miền Nam. - Chính quyền cách mạng non trẻ của Việt Nam đứng trước thách thức bảo vệ nền độc lập trong bối cảnh thế giới chưa công nhận.
- Câu 2: Em hãy lí giải vì sao sau cách mạng tháng Tám năm 1945 nước ta rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”? Trả lời: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách: - Chính quyền: mới thành lập còn non trẻ, chưa được củng cố lực lượng vũ trang còn yếu. - Kinh tế: bị tàn phá nặng nề; nhiều xí nghiệp còn nằm trong tay tư bản Pháp; các cơ sở công nghiệp còn chưa phục hồi sản xuất; hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt; đời sống nhân dân khó khăn. - Tài chính: ngân sách nhà nước gần như trống rỗng, Trung Hoa Dân quốc tung ra thị trường các loại tiền Trung Quốc đã mất giá làm cho tài chính nước ta tìm rối loạn. . - Giáo dục: 90% dân số Việt Nam không biết chữ. - Giặc ngoại xâm: +Vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào đóng ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh, theo sau là bọn Việt Quốc, Việt Cách hòng cướp chính quyền của ta. +Vĩ tuyến 16 trở vào Nam: quân Anh tạo điều kiện cho Pháp quay trở lại xâm lược. => Những khó khăn trong nước Đảng ta có thể giải quyết nhanh chóng những nạn ngoại xâm là khó khăn lâu dài không thể thanh toán một sớm một chiều. Hơn nữa, khi đất nước càng khó khăn thì việc có giặc ngoại xâm đến là một vấn đề nghiêm trọng, thực lực của đất nước lúc này chưa đủ mạnh về nhiều mặt để đánh chính diện với kẻ thù. Vì thế, giặc ngoại xâm là khó khăn lớn nhất, đưa đất nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. B. PHẦN ĐỊA LÍ: Phần I: Trắc nghiệm (3,5 điểm) * Khoanh vào đáp án đúng nhất: Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng với vị trí địa lí của Đông Nam Bộ? A. Giáp biển Đông, kề với 2 vùng kinh tế, giáp Mi-an-ma. B. Giáp biển Đông, kề với 3 vùng kinh tế, giáp Mi-an-ma. C. Giáp biển Đông, kề với 2 vùng kinh tế, giáp Campuchia. D. Giáp biển Đông, kề với 3 vùng kinh tế, giáp Campuchia. Câu 2. Đặc điểm nổi bật về vị trí của Đồng bằng Sông Cửu Long là A. hai mặt giáp vùng biển rộng. B. toàn bộ diện tích là đồng bằng. C. nằm ở cực Nam của tổ quốc. D. diện tích rộng lớn nhất cả nước. Câu 3: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên là
- A. 51 nghìn Km2 B. 33 nghìn Km2 C. 46 nghìn Km2 D. 40,9 nghìn Km2 * Em hãy chọn đáp án đúng ghi Đ, sai ghi S Câu 4: Ở Đông Nam Bộ, để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, Đ S nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng cần quan tâm là A. thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn. B. công tác thuỷ lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng C. cải tạo đất, mở rộng diện tích các loại cây. D. áp dụng kĩ thuật canh tác mới, giống cây. * Trả lời ngắn Câu 5: a. Đất mặn tập trung nhiều nhất ở vùng nào của Đồng bằng sông Cửu Long? b.Diện tích Đồng bằng sông Cửu Long gần 4 triệu ha, gồm các loại đất nào? c. Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là làm gì?: d. Khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào thời kì mùa khô là: Phần II. Tự luận (1.5 điểm) Câu 1: Hãy phân tích ý nghĩa của tăng cường kết nối liên vùng đối với sự phát triển vùng Đông Nam Bộ. Hướng đến các hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư, huy động nguồn lực, góp phần tăng cường mối liên kết 2 chiều giữa Đông Nam Bộ và các vùng khác. - Đông Nam Bộ là nơi tiếp nhận các sản phẩm thế mạnh về nguồn nguyên liệu của Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. - Cung ứng cho các vùng khác thế mạnh về hạ tầng logistics; đầu mối giao thông vận tải với hệ thống các cảng hàng không, cảng biển quốc tế; các thế mạnh về công nghệ, vốn, kinh nghiệm phát triển kinh tế,…; đào tạo lao động và cung ứng lao động chất lượng cao cho các vùng khác. Câu 2: Hãy cho biết vùng Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh nào để phát triển du lịch. Nêu ví dụ một số loại hình du lịch cụ thể. - Thế mạnh để phát triển du lịch:
- + Các hệ thống sông Tiền, sông Hậu và nhiều sông khác, hệ thống kênh rạch chằng chịt, có ý nghĩa phát triển du lịch sông nước. + Vùng biển rộng, nhiều đảo và quần đảo với một số bãi tắm, thuận lợi phát triển du lịch biển. + Các vùng chuyên canh cây ăn quả quy mô lớn, rừng tràm, rừng ngập mặn với đa dạng sinh học cao phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, sinh thái. Một số loại hình du lịch: du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái (miệt vườn sông nước, mùa nước nổi), du lịch biển. Câu 3: Trình bày thế mạnh nổi bật, vai trò của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thế mạnh nổi bật: + Vị trí địa lí thuận lợi và quan trọng đối với an ninh quốc phòng đất nước: có vùng biển rộng lớn, tiếp giáp Cam-pu-chia với nhiều khu kinh tế cửa khẩu. + Nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí tự nhiên và đá vôi + Cở sở hạ tầng, hệ thống đô thị khá phát triển, có Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương, các cảng hàng không gồm Cần Thơ, Cà Mau, Rạch Giá, Phú Quốc, hệ thống các cảng Cần Thơ, Cà Mau,… + Là nơi tập trung nhiều tiềm lực khoa học và công nghệ, các cơ sở đào tạo, y tế quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. + Tiềm năng phát triển du lịch với nhiều loại hình du lịch như du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh,… Vai trò:Đóng góp gần 36,7% GRDP toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong cơ cấu GRDP ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, đạt 42,4%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đứng thứ 2 với 30,8%, công nghiệp và xây dựng đóng góp tỉ trọng nhỏ nhất chiếm 21,7%. + Là trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước, cầu nối hội nhập kinh tế khu vực và giữ vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. + Dẫn đầu cả nước về sản xuất nông nghiệp, thủy sản: chiếm 24% sản lượng lúa, 25,2% sản lượng thủy sản cả nước (2021). + Là đầu tàu trong việc phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như chế biến thủy sản, công nghiệp năng lượng; đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ nông nghiệp cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
195 |
8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p |
162 |
7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p |
141 |
6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p |
231 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
120 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
139 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
180 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
91 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
86 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường (Bài tập)
8 p |
125 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
149 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p |
112 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
97 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
132 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p |
148 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
167 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p |
100 |
2
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
60 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
