
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Huỳnh Tịnh Của, Bà Rịa - Vũng Tàu
lượt xem 1
download

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Huỳnh Tịnh Của, Bà Rịa - Vũng Tàu" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Huỳnh Tịnh Của, Bà Rịa - Vũng Tàu
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CƯƠNG, MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HKII TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU NGỮ VĂN LỚP 7 Năm học 2024 – 2025 PHẦN 1: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP I. Đọc hiểu văn bản 1. Tri thức Ngữ Văn: - Thể loại: Nghị luận xã hội, Tục ngữ. - Chủ điểm: Hành trình tri thức, Trí tuệ dân gian. + Ngữ liệu lấy ngoài sách giáo khoa tương đương với các thể loại văn bản được học trong chương trình. Ngữ liệu có thể là 01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh, phải có nguồn rõ ràng, độ tin cậy cao; có ý nghĩa giáo dục, xã hội, nhân văn sâu sắc. *Yêu cầu cần đạt - Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần. - Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gởi đến người đọc. - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống. - Nhận biết được các ý kiến, lý lẽ, bằng chứng trong văn bản; chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lý lẽ, bằng chứng. - Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản. 2. Tri thức tiếng Việt: - Liên kết trong văn bản ( phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng) - Đặc điểm và chức năng của tục ngữ, thành ngữ; - Biện pháp tu từ: nói quá, nói giảm nói tránh. *Yêu cầu cần đạt - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của liên kết trong văn bản. - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của thành ngữ và tục ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh. II. Viết Biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lý lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng. Cấu trúc bài văn: - Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận .Nêu được ý kiến của bản thân. - Thân bài: giải thích được vấn đề; nêu được ít nhất hai lí lẽ để làm rõ ý kiến của mình, thuyết phục người đọc bằng dẫn chứng cụ thể; có mở rộng phê phán và biết liên hệ bản thân. - Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của mình, đưa ra lời khuyên (thông điệp).
- PHẦN 2: MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA I. MA TRẬN TT Kĩ Nội dung/đơn vị Mức độ nhận thức Tổng năng kiến thức Nhận Thông Vận Vận % biết hiểu dụng dụng điểm cao 1 Đọc - Nghị luận xã hội 2 2 1 0 50 hiểu - Tục ngữ (Ngữ - Liên kết trong văn liệu bản; ngoài - Đặc điểm và chức SGK) năng của tục ngữ, thành ngữ; - Nói quá, nói giảm nói tránh. 2 Viết Viết bài văn nghị 0 0 0 1 50 luận về một vấn đề trong đời sống Tổng điểm, tỉ lệ 20%, 20%, 10%, 50%, 100% 2,0 đ 2,0 đ 1,0 đ 5,0 đ 10,0đ II. BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức TT Kĩ năng dung/Đơn Mức độ đánh giá Thông Vận Nhận Vận vị kiến thức hiểu dụng biết dụng cao 1 Đọc - Nghị luận Nhận biết: hiểu xã hội - Nhận biết được một số 2 2 1 (Ngữ - Tục ngữ yếu tố của tục ngữ: số liệu - Liên kết lượng câu, chữ, vần. 0 ngoài trong văn - Nhận biết được đặc SGK) bản. điểm của văn bản nghị - Đặc điểm luận về một vấn đề đời và chức sống. năng của - Nhận biết nói quá, nói tục ngữ, giảm nói tránh; phép liên thành ngữ; kết câu - Nói quá, Thông hiểu: nói giảm - Hiểu được đặc điểm,
- nói tránh. chức năng của thành ngữ, tục ngữ. - Hiểu được chủ đề, thông điệp của văn bản. - Hiểu tác dụng của các biện pháp tu từ. Vận dụng: Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản. 2 Viết Văn nghị Viết bài văn nghị luận về luận một vấn đề trong đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay 0 0 0 1 phản đối) của người viết; đưa ra được lý lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng. Tổng 2 2 1 1 Tỉ lệ % 20 20 10 50 PHẦN 3: ĐỀ LUYỆN TẬP ĐỀ 1 I. ĐỌC- HIỂU: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: (1) Khi bị những người mình tin tưởng, thân thiết trở mặt sau lưng, ai cũng cảm thấy tổn thương, thậm chí dằn vặt rằng mình đã làm gì để xứng đáng nhận được điều đó. Thế nhưng bạn cần ngưng suy nghĩ như vậy đi, càng không nên căm ghét, mắng chửi đối phương mà hãy cố gắng bỏ qua. Dù có tiếp tục trở lại làm bạn hay không thì cũng hãy tha thứ cho họ, tha thứ không phải để tỏ ra cao thượng mà tha thứ để hạnh phúc, an yên hơn, việc oán hận đối phương chỉ càng đào sâu vào vết thương lòng của bạn mà thôi. (2) Cuộc sống không hề phẳng lặng như dòng sông, những kẻ không ưa bạn sẽ trực chờ lúc bạn sơ hở để đâm bị thóc, chọc bị gạo khi bạn gặp khó khăn hay sa cơ lỡ vận, khiến bạn buồn, bạn khóc, bạn tổn thương, với mục đích là khiến bạn gục ngã không thể gượng dậy. Đó lại chính là lúc bạn phải mạnh mẽ hơn bao giờ hết để kẻ xấu có muốn chế nhạo, hả hê cũng không được. Nếu họ khiến bạn tổn thương một, hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui cho bản thân gấp mười lần vì chỉ có cuộc sống tràn đầy niềm vui, tiếng cười của bạn mới là công cụ trả thù ngọt ngào mà chí mạng nhất đối với những kẻ thù. (Theo Vanhay.edu.vn ) Câu 1: Xác định chủ đề của đoạn trích trên.
- Câu 2: Theo tác giả vì sao ta nên tha thứ “Khi bị những người mình tin tưởng, thân thiết trở mặt sau lưng”? Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: “Việc oán hận đối phương chỉ càng đào sâu vào vết thương lòng của bạn mà thôi”. Câu 4: Câu thành ngữ nào được nêu trong đoạn (2)? Câu 5: Em có đồng tình với ý kiến:“Cuộc sống không hề phẳng lặng như dòng sông, những kẻ không ưa bạn sẽ trực chờ lúc bạn sơ hở để đâm bị thóc, chọc bị gạo” không? Vì sao? (Trình bày bằng đoạn văn từ 3- 5 câu). II. VIẾT: Viết một bài văn nghị luận ( khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ bàn về một vấn đề trong đời sống. ĐỀ 2 I. ĐỌC- HIỂU: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn. (Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007) Câu 1: Xác định chủ đề của đoạn trích trên. Câu 2 : Theo em việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích là gì? Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”? Câu 4: Xác định 02 phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích in đậm. Câu 5: Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích? Hãy diễn đạt thông điệp ấy bằng một đoạn văn (3-5 câu). II. VIẾT: Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm (hiện tượng xả rác bừa bãi trong môi trường học đường, bạo lực học đường, tác động của mạng xã hội đến học sinh,…). -Hết-
- 6

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
195 |
8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p |
162 |
7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p |
141 |
6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p |
231 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
120 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
139 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
180 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
91 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
86 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường (Bài tập)
8 p |
125 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
149 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p |
112 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
97 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
132 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p |
148 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
167 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p |
100 |
2
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
60 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
