TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÙNG VƯƠNG<br />
TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI NĂM, NĂM HỌC 2015 – 2016<br />
MÔN: SINH HỌC – KHỐI 12<br />
I. NỘI DUNG ÔN TẬP<br />
STT<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
CHỦ ĐỀ<br />
<br />
NỘI DUNG TRỌNG TÂM<br />
<br />
Sự phát sinh và - Quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính: tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học.<br />
phát triển của sự - Mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất.<br />
sống trên Trái Đất - Nguồn gốc động vật của loài người, so sánh sư giống nhau giữa người và vượn người.<br />
- Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người.<br />
Cá thể và quần thể - Các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật.<br />
- Một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái.<br />
sinh vật.<br />
- Khái niệm nơi ở và ổ sinh thái, quần thể, dạng biến động số lượng của quần thể.<br />
- Sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường.<br />
- Mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể, ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó.<br />
- Một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của quần thể.<br />
- Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.<br />
- Khái niệm quần xã.<br />
Quần xã sinh vật<br />
- Các đặc trưng cơ bản của quần xã.<br />
- Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.<br />
- Diễn thế sinh thái (khái niệm, nguyên nhân và các dạng diễn thế và ý nghĩa của diễn thế sinh<br />
thái).<br />
Hệ sinh thái - sinh - Định nghĩa hệ sinh thái.<br />
quyển và bảo vệ - Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái.<br />
- Mối quan hệ dinh dưỡng: chuỗi (xích) và lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng.<br />
môi trường<br />
- Tháp sinh thái, hiệu suất sinh thái.<br />
- Chu trình vật chất và trình bày được các chu trình sinh địa hoá : nước, cacbon, nitơ.<br />
1<br />
<br />
GHI<br />
CHÚ<br />
<br />
- Quá trình chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái (dòng năng lượng).<br />
- Khái niệm sinh quyển và các khu sinh học chính trên Trái Đất .<br />
- Cơ sở sinh thái học của việc khai thác tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên.<br />
- Lập sơ đồ về chuỗi và lưới thức ăn.<br />
II. CÁC ĐỀ THI THAM KHẢO<br />
ĐỀ SỐ 1<br />
Câu 1: Trong cơ thể sống, axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào sau đây?<br />
A. Sinh sản và di truyền.<br />
B. Tổng hợp và phân giải các chất.<br />
C. Nhận biết các vật thể lạ xâm nhập.<br />
D. Nhân đôi và phân chia tế bào.<br />
Câu 2: Để chứng minh quá trình tiến hóa trên Trái Đất bắt đầu bằng tiến hóa hóa học, Milơ đã cho tia điện cao thế phóng qua hỗn hợp các chất nào?<br />
A. CH4, N2, CO2, H2O. B. CH4, NH3, H2, H2O. C. CH4, O2, CO2, H2O. D. CH4, N2, CO, H2O.<br />
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Đệ Tam?<br />
A. Chim và thú phát triển mạnh.<br />
B. Phát sinh các nhóm linh trưởng.<br />
C. Cây hạt kín phát triển mạnh.<br />
D. Xuất hiện loài người.<br />
Câu 4: Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao do nguyên nhân nào?<br />
A. Hô hấp, tạo nhiệt của cơ thể sinh vật.<br />
B. Các chất thải (phân động vật, chất bài tiết).<br />
C. Các bộ phận rơi rụng ở thực vật (lá cây rụng, củ, rễ).<br />
D. Các bộ phận rơi rụng ở động vật (rụng lông, lột xác).<br />
Câu 5: Ý nào không đúng với hiệu quả của việc trồng luân canh và xen kẽ các loại cây trồng một cách hợp lí?<br />
A. Tăng năng suất cây trồng.<br />
B. Tận dụng được hiệu suất sử dụng đất.<br />
C. Tăng sự hỗ trợ giữa các loại cây trồng.<br />
D. Làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng.<br />
Câu 6: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?<br />
A. Đàn cá rô đồng trong ao.<br />
B. Cây trong vườn.<br />
C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.<br />
D. Cây cỏ ven bờ hồ.<br />
Câu 7: Dạng vượn người hiện đại nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần gũi với loài người nhất?<br />
A. Vượn.<br />
B. Tinh tinh.<br />
C. Gôrila.<br />
D. Đười ươi.<br />
Câu 8: Thực vật có hoa xuất hiện vào đại địa chất nào?<br />
2<br />
<br />
A. Đại Trung sinh.<br />
B. Đại Cổ sinh.<br />
C. Đại Tân sinh.<br />
D. Đại Nguyên sinh.<br />
Câu 9: Phân bố ngẫu nhiên có đặc điểm gì?<br />
A. Dạng ít gặp, xuất hiện trong môi trường đồng nhất.<br />
B. Dạng thường gặp, xuất hiện trong môi trường không đồng nhất.<br />
C. Dạng ít gặp, xuất hiện trong môi trường không đồng nhất.<br />
D. Dạng thường gặp, xuất hiện trong môi trường đồng nhất.<br />
Câu 10: Điều nào sau đây không đúng đối với vai trò của quan hệ hỗ trợ?<br />
A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.<br />
B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.<br />
C. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của quần thể.<br />
D. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể.<br />
Câu 11: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?<br />
A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu.<br />
B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.<br />
C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.<br />
D. Hải quỳ và cua biển.<br />
Câu 12: Những đặc điểm giống nhau giữa vượn người và người chứng tỏ điều gì?<br />
A. Vượn người và người tiến hóa phân li chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.<br />
B. Người có nguồn gốc từ vượn người hiện nay.<br />
C. Vượn người và người có quan hệ thân thuộc gần gũi.<br />
D. Vượn người và người tiến hóa đồng quy.<br />
Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không đúng về giai đoạn tiến hóa hóa học?<br />
A. Cho điện thế cao phóng qua một hỗn hợp hơi nước, CO2, CH4, NH3... người ta thu được một số loại axit amin.<br />
B. Chất hữu cơ được tổng hợp từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.<br />
C. Chất hữu cơ được tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên trong điều kiện khí hậu và địa chất của địa cầu nguyên thuỷ.<br />
D. Đầu tiên hình thành những phân tử hữu cơ đơn giản rồi đến những phân tử hữu cơ phức tạp, những đại phân tử và hệ đại phân tử.<br />
Câu 14: Tỉ lệ giới tính thay đổi, không chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?<br />
A. Điều kiện sống của môi trường.<br />
B. Mật độ cá thể của quần thể.<br />
C. Mùa sinh sản, tập tính của sinh vật.<br />
D. Điều kiện dinh dưỡng.<br />
Câu 15: Theo quan điểm của Oparin, vật thể sống đầu tiên có nơi xuất hiện và phương thức dinh dưỡng nào sau đây?<br />
A. Môi trường nước; dị dưỡng.<br />
B. Môi trường nước; tự dưỡng.<br />
C. Môi trường đất; dị dưỡng.<br />
D. Môi trường đất; tự dưỡng.<br />
Câu 16: Ví dụ nào sau đây chỉ những loài có sự phân bố cá thể đồng đều?<br />
A. Các cây gỗ trong rừng nhiệt đới, các loài sâu sống trên tán lá cây.<br />
3<br />
<br />
B. Đàn trâu rừng, chim cánh cụt.<br />
C. Chim cánh cụt, dã tràng cùng nhóm tuổi, cây thông trong rừng.<br />
D. Các cây cỏ lào, cây chôm chôm mọc ở ven rừng, đàn trâu rừng.<br />
Câu 17: Điều nào không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự biến động số lượng cá thể trong quần thể?<br />
A. Mức sinh sản.<br />
B. Mức cạnh tranh.<br />
C. Mức tử vong.<br />
D. Xuất cư và nhập cư.<br />
Câu 18: Vì sao loài người ngày nay khó biến thành các loài khác?<br />
A. Loài người hiện đại đã phát triển toàn diện.<br />
B. Loài người không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.<br />
C. Người hiện đại đã ở bậc thang tiến hóa cao nhất.<br />
D. Giữa các quần thể người hiện nay gần như không có cơ chế cách li.<br />
Câu 19: Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu:<br />
(1) = 500kg.<br />
(2) = 600kg.<br />
(3) = 5000kg.<br />
(4) = 50kg.<br />
(5) = 5kg.<br />
Thứ tự nào đúng thể hiện dòng năng lượng trong hệ sinh thái?<br />
A. (3) (1) (4) (5).<br />
B. (5) (4) (1) (2) (3).<br />
C. (5) (4) (1) (3).<br />
D. (3) (2) (1) (4) (5)<br />
Câu 20: Trong đại cổ sinh, sắp xếp các kỉ từ xưa đến nay, thứ tự nào đúng?<br />
A. Cambri Xilua Than đá Pecmi Ocđôvic Đêvôn.<br />
B. Cambri Ocđôvic Xilua Đêvôn Pecmi Than đá.<br />
C. Cambri Ocđôvic Xilua Đêvôn Than đá Pecmi.<br />
D. Cambri Xilua Đêvôn Than đá Ocđôvic Pecmi.<br />
Câu 21: “Tò vò mà nuôi con nhện,<br />
Về sau nó lớn nó quyện nhau đi;<br />
Tò vò ngồi khóc tỉ ti,<br />
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào”.<br />
Giữa tò vò và nhện trong câu ca dao trên có mối quan hệ gì?<br />
A. Kí sinh.<br />
B. Con mồi - vật ăn thịt.<br />
C. Ức chế - cảm nhiễm.<br />
D. Hội sinh.<br />
Câu 22: Tài nguyên nào sau đây không phải là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?<br />
A. Năng lượng thuỷ triều.<br />
B. Bức xạ mặt trời.<br />
C. Dầu lửa.<br />
D. Năng lượng gió.<br />
4<br />
<br />
Câu 23: Một hệ sinh thái có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và số lượng loài<br />
hạn chế. Đó là hệ sinh thái nào?<br />
A. Hệ sinh thái thành phố.<br />
B. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.<br />
C. Hệ sinh thái biển.<br />
D. Hệ sinh thái nông nghiệp.<br />
Câu 24: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không dài?<br />
A. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng.<br />
B. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp.<br />
C. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất.<br />
D. Do năng lượng mất quá lớn qua các bậc dinh dưỡng.<br />
Câu 25: Hệ sinh thái trên cạn nào có tính đa dạng sinh học nghèo nàn nhất?<br />
A. Thảo nguyên.<br />
B. Hoang mạc.<br />
C. Rừng mưa nhiệt đới.<br />
D. Nông nghiệp vùng đồng bằng.<br />
Câu 26: Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?<br />
A. Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.<br />
B. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau.<br />
C. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.<br />
D. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.<br />
Câu 27: Thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng lẻ trong việc duy trì nòi giống?<br />
A. Giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ.<br />
B. Thuận lợi cho sự thụ phấn.<br />
C. Giữ được độ ẩm của đất.<br />
D. Làm giảm nhiệt độ không khí cho cây.<br />
Câu 28: Cho chuỗi thức ăn: Cây xanh (12.10 6 calo) Thỏ (7,8.105 calo) Cáo (9,75.103 calo). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 là:<br />
A. 8,5%.<br />
B. 7,25%.<br />
C. 6,5%.<br />
D. 1,25%.<br />
Câu 29: Trật tự nào sau đây là không đúng với chuỗi thức ăn?<br />
A. Cây xanh Chuột Mèo Diều hâu.<br />
B. Cây xanh Chuột Cú Diều hâu.<br />
C. Cây xanh Rắn Chim Diều hâu.<br />
D. Cây xanh Chuột Rắn Diều hâu.<br />
Câu 30: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật như thế nào?<br />
A. Thay đổi theo từng môi trường và không thay đổi theo thời gian.<br />
B. Không thay đổi theo từng môi trường và thay đổi theo thời gian.<br />
C. Không thay đổi theo từng môi trường và thời gian.<br />
D. Thay đổi theo từng môi trường và thời gian.<br />
5<br />
<br />