TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG<br />
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2015 – 2016<br />
MÔN: HÓA – KHỐI 12<br />
A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM<br />
<br />
CHỦ ĐỀ<br />
<br />
NỘI DUNG LÍ THUYẾT<br />
<br />
CÁC DẠNG BÀI TẬP<br />
<br />
1. Kim loại kiềm và hợp chất:<br />
- Vị trí, cấu hình electron nguyên tử<br />
của các nguyên tố kim loại kiềm.<br />
- Tính chất hóa học: kim loại kiềm tác<br />
dụng với nước ở nhiệt độ thường, chú<br />
ý phản ứng với dung dịch muối.<br />
- Phương pháp điều chế kim loại<br />
kiềm.<br />
<br />
KIM LOẠI<br />
KIỀM, KIM<br />
LOẠI KIỀM<br />
THỔ VÀ<br />
NHÔM<br />
<br />
- Viết phương trình phản ứng.<br />
- Xác định tên kim loại.<br />
- Tính thành phần trăm về khối<br />
lượng các chất trong hỗn hợp.<br />
- Tính khối lượng chất tham gia<br />
phản ứng hoặc khối lượng chất tạo<br />
thành.<br />
- Tính thể tích dung dịch, thể tích<br />
chất khí thoát ra ở đktc.<br />
2. Kim loại kiềm thổ và hợp chất:<br />
- Vị trí, cấu hình electron nguyên tử - Bài tập xác định sản phẩm, định<br />
lượng chất tan khi cho CO2 tác<br />
của các nguyên tố kim loại kiềm thổ.<br />
- Tính chất hóa học: Be, Mg không dụng dung dịch kiềm.<br />
- Bài tập nhận biết hóa chất.<br />
phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.<br />
- Bài tập hiện tượng thí nghiệm.<br />
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm<br />
- Cách làm mềm nước cúng.<br />
thổ.<br />
- Bài tập về phản ứng nhiệt nhôm.<br />
- Tính chất và ứng dụng của Ca(OH)2,<br />
CaHCO3 và CaCO3.<br />
- Nước cứng và cách làm mềm nước<br />
cứng.<br />
3. Nhôm và hợp chất của nhôm:<br />
- Vị trí và cấu hình electron của<br />
nhôm.<br />
- Tính chất hóa học của nhôm: lưu ý<br />
nhôm tan trong kiềm và axit nhưng<br />
không phải là chất lưỡng tính, khử<br />
được ôxit kim loại ở nhiệt độ cao.<br />
- Phương pháp điều chế nhôm.<br />
- Tính lưỡng tính của Al2O3 và<br />
Al(OH)3.<br />
- Cách nhận biết ion Al3+.<br />
<br />
1<br />
<br />
GHI<br />
CHÚ<br />
<br />
1.Cấu hình electron của: Fe, Fe2+,<br />
Fe3+.<br />
2.Tính chất của sắt và một số hợp chất<br />
quan trọng của sắt.<br />
3. Điều chế sắt và hợp chất của sắt.<br />
4. Khái niệm gang, thép và cách sản<br />
xuất.<br />
SẮT VÀ HỢP<br />
CHÂT CỦA<br />
SẮT<br />
<br />
CROM VÀ<br />
HỢP CHẤT<br />
CỦA CROM<br />
<br />
TỔNG HỢP<br />
KIẾN THỨC<br />
HÓA VÔ CƠ<br />
<br />
- Xác định cấu hình e<br />
- Nhận biết các ion Fe2+, Fe3+.<br />
- Tính % khối lượng các muối sắt<br />
hoặc oxit sắt trong phản ứng.<br />
- Tính % về khối lượng của Fe<br />
trong hỗn hợp phản ứng. Xác định<br />
tên kim loại dựa vào số liệu thực<br />
nghiệm.<br />
- Xác định công thức hóa học của<br />
sắt oxit.<br />
- Bài tập liên quan đến định luật<br />
bảo toàn, bảo toàn electron.<br />
- Bài tập xác định chất trong sơ đồ<br />
phản ứng.<br />
- Tính khối lượng quặng sắt cần<br />
thiết để sản xuất một lượng gang<br />
xác định theo hiệu suất.<br />
1. Vị trí cấu hình electron nguyên tử, - Viết phương trình minh họa cho<br />
ion và số oxi hóa của crom.<br />
tính chất của crom.<br />
2. Tính chất hóa học của crom và hợp - Tính % về khối lượng của Cr,<br />
chất. Lưu ý Cr2O3, Cr(OH)3 là hợp hợp chất của crom trong hỗn hợp<br />
chất lưỡng tính.<br />
phản ứng, xác định tên kim loại.<br />
- Tính thể tích hoặc nồng độ dung<br />
dịch K2Cr2O7 tham gia phản ứng.<br />
- Bài tập xác định hiện tượng thí<br />
nghiệm.<br />
1. Tính chất hóa học của kim loại.<br />
2. P hương pháp điều chế kim loại.<br />
3. Dãy điện hóa kim loại.<br />
4. Một số định luật thường áp dụng<br />
trong bài tập.<br />
5. Một số tính chất và phản ứng đặc<br />
trưng của kim loại và hợp chất.<br />
6. Điều chế kim loại.<br />
<br />
- Bài tập sơ đồ chuyển hóa.<br />
- Bài tập nhận biết, tính C%, CM,<br />
tách kim loại ra khỏi dung dịch,<br />
các ion tồn tại trong dung dịch.<br />
- Bài tập về điều chế kim loại.<br />
- Bài tập tính thể tích khí.<br />
- Giải nhanh các dạng bài tập tính<br />
khối lượng, thể tích, xác định<br />
công thức vô cơ…<br />
<br />
B. MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO<br />
ĐỀ SỐ 1<br />
Câu 1: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu<br />
được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là<br />
A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.<br />
B. AgNO3 và Mg(NO3)2.<br />
C. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2.<br />
D. Fe(NO3)2 và AgNO3.<br />
Câu 2: Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt<br />
và một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt<br />
độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay<br />
đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là<br />
<br />
2<br />
<br />
A. 0,15M.<br />
B. 0,2M.<br />
C. 0,1M.<br />
D. 0,05M.<br />
Câu 3: Có 6 lọ đựng riêng biệt từng dung dịch sau: K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3, FeSO4<br />
và Fe2(SO4)3. Chỉ dùng một dung dịch nào sau đây có thể nhận biết được tất cả các lọ trên?<br />
A. NaOH.<br />
B. HCl.<br />
C. H2SO4.<br />
D. Na2CO3.<br />
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và<br />
2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung<br />
dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là<br />
A. 14,62 gam.<br />
B. 12,78 gam.<br />
C. 18,46 gam.<br />
D. 13,70 gam.<br />
Câu 5: Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng<br />
được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là<br />
A. 4.<br />
B. 2.<br />
C. 3.<br />
D. 5.<br />
Câu 6: Hỗn hợp chứa 5,6 gam Fe và 4,8 gam Mg. Cho hỗn hợp tác dụng với axit HCl dư thì thể tích<br />
khí (đktc) thu được là:<br />
A. 4,48 lit<br />
B. 8,96 lit<br />
C. 6,72 lit .<br />
D. 11,2 lit.<br />
Câu 7: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy<br />
ra hoàn toàn , thu được hỗn hơp rắn gồm ba kim loại là<br />
A. Al , Cu , Ag<br />
B. Al , Fe , Cu<br />
C. Fe , Cu , Ag<br />
D. Al , Fe , Ag<br />
Câu 8: Cho sắt dư vào dung dịch HNO3 loãng thu được<br />
A. dung dịch muối sắt (II) và NO<br />
B. dung dịch muối sắt (II) và NO2<br />
C. dung dịch muối sắt (III) và N2O<br />
D. dung dịch muối sắt (III) và NO<br />
Câu 9: Sau bài thực hành hóa học, trong một số chất thải ở dạng dung dịch chứa các ion: Cu2+, Zn2+,<br />
Fe3+, Pb2+, Hg2+, . . .Dùng chất nào sau đây để sử lí sơ bộ chất thải trên?<br />
A. Etanol.<br />
B. Nước vôi trong dư<br />
C. Giấm ăn.<br />
D. HNO3.<br />
Câu 10: Khi đốt cháy hỗn hợp Al và Fe3O4 trong môi trường không có không khí thu được chất rắn<br />
X. Biết X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl đều thu được khí H2 (Các phản ứng<br />
xảy ra hoàn toàn). Vậy hỗn hợp X gồm các chất nào sau đây<br />
1. Al<br />
2. Al2O3<br />
3. Fe3O4<br />
4. FeO<br />
5. Fe2O3<br />
6. Fe<br />
A. 2, 3, 4<br />
B. 1, 2, 6<br />
C. 2, 3, 6<br />
D. 1, 2, 3<br />
Câu 11: Cho 2,81 gam hỗn hợp A (gồm 3 oxit: Fe2O3, MgO, ZnO) tan vừa đủ trong 300ml dung<br />
dịch H2SO4 0,1M, khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là:<br />
A. 4,81g<br />
B. 3,8g<br />
C. 5,21g .<br />
D. 4,8g<br />
Câu 12: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Phương pháp hóa học đơn giản để loại được tạp<br />
chất<br />
A. điện phân dung dịch với điện cực trơ đến khi hết màu xanh.<br />
B. chuyển hai muối thành hidroxit, oxit, kim loại rồi hòa tan bằng H2SO4 loãng.<br />
C. thả Mg vào dung dịch cho đến khi hết màu xanh.<br />
D. thả Fe dư vào dung dịch, chờ phản ứng xong rồi lọc bỏ chất rắn.<br />
Câu 13: Khi cho FeO tác dụng với chất H2, HCl , H2SO4 đặc, HNO3 thì phản ứng nào chứng tỏ FeO<br />
là oxit bazơ.<br />
A. FeO + H2<br />
B. FeO + HCl<br />
C. FeO + HNO3<br />
D. FeO + H2SO4 đặc<br />
Câu 14: Hoà tan hỗn hợp gồm FeCO3, Fe3O4, FeS2 trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư được dung<br />
dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X được kết tủa Y. Nung Y ở nhiệt độ cao đến khối<br />
lượng không đổi (không có không khí) được chất rắn Z. Chất rắn Z là<br />
A. Fe2O3.<br />
B. Fe3O4.<br />
C. FeO.<br />
D. FeO và Fe2O3.<br />
Câu 15: Lần lượt tiến hành 2 thí nghiệm sau<br />
- Thí nghiệm 1: Cho từ từ dd NH3 đến dư vào dd Al(NO3)3.<br />
- Thí nghiệm 2: Cho từ từ dd NaOH đên dư vào dd Al(NO3)3.<br />
Phát biểu nào sau đây đúng<br />
<br />
3<br />
<br />
A. Cả 2 thí nghiệm đều xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa tan.<br />
B. Cả 2 thí nghiệm đều xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa giữ nguyên không tan.<br />
C. Thí nghiệm 1 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa tan. Thí nghiệm 2 xuất hiện<br />
kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa giữ nguyên không tan.<br />
D. Thí nghiệm 1 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa giữ nguyên không tan.Thí<br />
nghiệm 2 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa tan.<br />
Câu 16: 10,2 gam Al2O3 tác dụng vừa đủ với bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,8M.<br />
A. 300 ml.<br />
B. 600 ml.<br />
C. 700 ml.<br />
D. 250 ml.<br />
Câu 17: Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO<br />
bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là<br />
A. 0,16.<br />
B. 0,18.<br />
C. 0,08<br />
D. 0,23.<br />
Câu 18: Khi cắt miếng Na kim loại,bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi,đó là do có sự hình<br />
thành các sản phẩm rắn nào sau đây?<br />
A. NaOH , Na2CO3 , NaHCO3.<br />
B. Na2O , NaOH , Na2CO3 .<br />
C. Na2O , Na2CO3 , NaHCO3 .<br />
D. Na2O, NaOH , Na2CO3 , NaHCO3.<br />
Câu 19: Một tấm kim loại bằng Au bị bám một lớp Fe ở bề mặt. Ta có thể rửa lớp Fe để loại tạp chất<br />
trên bề mặt bằng dung dịch nào sau đây:<br />
A. Dung dịch ZnCl2 dư.<br />
B. Dung dịch CuCl2 dư.<br />
C. Dung dịch FeCl2 dư.<br />
D. Dung dịch FeCl3 dư.<br />
Câu 20: Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua<br />
dung dịch nào sau đây là tốt nhất ?<br />
A. Dung dịch NaOH dư.<br />
B. Dung dịch NaHCO3 bão hòa.<br />
C. dung dịch Na2CO3 dư.<br />
D. Dung dịch AgNO3 dư.<br />
Câu 21: Có các nhận định sau:<br />
1. Phương pháp để điều chế Ca là điện phân dung dịch CaCl2.<br />
2. Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng khí CO trong lò cao.<br />
3. Nguyên tắc sản xuất thép là oxi hóa các tạp chất trong gang (như Si, Mn, S, P, C) thành oxit<br />
nhằm giảm hàm lượng của chúng.<br />
4. Nguyên tắc sản xuất Al là khử ion Al3+ trong Al2O3 thành Al bằng dòng điện.<br />
Nhận định đúng là<br />
A. 2, 3, 4.<br />
B. 3, 4.<br />
C. 1, 2, 3, 4.<br />
D. 2, 3.<br />
Câu 22: Tiến hành hai thí nghiệm sau :<br />
- Thí nghiệm 1 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;<br />
- Thí nghiệm 2 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.<br />
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng<br />
nhau. Giá trị của V1 so với V2 là<br />
A. V1 = 5V2<br />
B. V1 = 2V2<br />
C. V1 = 10V2<br />
D. V1 = V2<br />
Câu 23: Có các phương trình hóa học sau:<br />
1. CrO + 2HCl <br />
CrCl2 + H2O.<br />
2. CrCl2 + 2NaOH <br />
Cr(OH)2 + 2NaCl.<br />
3. 4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O <br />
4Cr(OH)3<br />
4. Cr(OH)2 + 2HCl <br />
CrCl2 + 2H2O<br />
5. 4CrCl2 + 4HCl + O2 <br />
4CrCl3 + 2H2O<br />
Những phản ứng minh hoạ tính khử của hợp chất crom (II) là<br />
A. 1, 2.<br />
B. 2, 4. .<br />
C. 3, 5.<br />
D. 3, 4.<br />
Câu 24: Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại Kiềm:<br />
A. Dễ bị oxi hoá.<br />
B. Điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hidroxit.<br />
C. Đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối.<br />
<br />
4<br />
<br />
D. Đều là những nguyên tố p mà nguyên tử có 1e ngoài cùng.<br />
Câu 25: Có thể coi chất khử trong phép điện phân là:<br />
A. bình điện phân.<br />
B. dòng điện trên catot. C. dây dẫn điện.<br />
D. điện cực.<br />
Câu 26: “Ăn mòn kim loại “ là sự phá huỷ kim loại do :<br />
A. Tác dụng hoá học của môi trường xung quanh.<br />
B. Kim loại tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo nên dòng diện.<br />
C. Kim loại phản ứng hoá học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.<br />
D. Tác động cơ học.<br />
Câu 27: Cho 15 gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra<br />
hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là<br />
A. 6,4.<br />
B. 2,2.<br />
C. 8,5.<br />
D. 2,0.<br />
Câu 28: Trong các nguồn năng lượng sau đây, nhóm các nguồn năng lượng nào sạch được coi là<br />
năng lượng sạch.<br />
A. Năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa nhiệt. B. Năng lượng gió, năng lượng thủy triều.<br />
C. Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân.<br />
D. Điện hạt nhân, năng lượng thủy triều.<br />
Câu 29: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa<br />
thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là<br />
A. 1,2.<br />
B. 1,8.<br />
C. 2,4.<br />
D. 2.<br />
Câu 30: Hoà tan hoàn toàn 23,8 g hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và một muối<br />
cacbonat của kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl thấy thoát ra 0,2 mol khí . Khi cô cạn dung dịch<br />
sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan?<br />
A. 26<br />
B. 28<br />
C. 26,8<br />
D. 28,6<br />
Câu 31: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng ?<br />
A. Gang là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác<br />
B. Gang là hợp chất của Fe – C<br />
C. Hàm lượng C trong gang nhiều hơi trong thép<br />
D. Gang trắng chứa ít cacbon hơn gang xám<br />
Câu 32: Cho 3,08 g Fe vào 150 ml dung dịch AgNO3 1M, lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu<br />
được m gam chất rắn. Giá trị của m là :<br />
A. 11,88g.<br />
B. 16,20g.<br />
C. 18,20g.<br />
D. 17,96g.<br />
Câu 33: Cho Ca vào dung dịch Na2CO3.<br />
A. Ca tan trong nước sủi bọt khí H2, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng CaCO3 .<br />
B. Ca tác dụng với nước, đồng thời dung dịch đục do Ca(OH)2 ít tan.<br />
C. Ca khử Na+ thành Na, Na tác dụng với nước tạo H2 bay hơi, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng.<br />
D. Ca khử Na+ thành Na, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.<br />
Câu 34: Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol<br />
Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là<br />
A. 2,568.<br />
B. 1,560.<br />
C. 4,128.<br />
D. 5,064.<br />
Câu 35: Thêm từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Na2Cr2O7 được dung dịch X, sau đó<br />
thêm tiếp H2SO4 đến dư vào dung dịch X, ta quan sát được sự chuyển màu của dung dịch<br />
A. từ không màu sang da cam, sau đó từ da cam sang vàng.<br />
B. từ vàng sang da cam, sau đó chuyển từ da cam sang vàng.<br />
C. từ không màu sang vàng, sau đó từ vàng sang da cam.<br />
D. từ da cam sang vàng, sau đó từ vàng sang da cam.<br />
Câu 36: Nước cứng có chứa các ion Mg2+, Cl-, HCO3- thuộc loại nước cứng<br />
A. tạm thời.<br />
B. vĩnh cửu.<br />
C. toàn phần.<br />
D. một phần.<br />
Câu 37: Cần phải thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,25M vào 50ml dung dịch hỗn hợp HCl<br />
0,1M và H2SO4 0,05M để thu được dung dịch có pH = 2,0 ?<br />
<br />
5<br />
<br />