intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK2 Hóa học 9

Chia sẻ: Nguyen Phuoc Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

2.051
lượt xem
408
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9 sẽ giúp các bạn học sinh củng cố lại kiến thức và kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK2 Hóa học 9

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 9 HK II CHƯƠNG III A.Kiến thức cần nhớ Tính chất hóa học của phi kim, clo, cacbon, cacbon oxit, cacbon đi oxit,muối cacbonnat. Ứng dụng chính của clo, cacbon, cacbon oxit, cacbon đi oxit, muối cacbonnat. Các khái niệm: dạng thù hình của một nguyên tố,chu kì. nhóm nguyên tố. Dự đoán cấu tạo và tính chất của một nguyên tố khi biết vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn. B. Bài tập Bài 1: Viết phương trình hóa học để chứng tỏ rằng : a) Cacbon (C)có tính khử? (1đ) b) Cacbon oxit (CO) có tính khử? (1đ) c) Cacbon đioxit (CO2) là một oxit axit? (1đ) d) Silic đioxit (SiO2) là một oxit axit? (1đ) Bài 2: Giải thích vì sao nói : a) CO là một oxit trung tính? (1đ) b) CO2 là một oxit axit? (1đ) Bài 3: Trong một chu kì ,đi từ trái sang phải,tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố thay đổi như thế nào? (1đ) Bài 4: Trong một nhóm ,đi từ trên xuống, tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố thay đổi như thế nào? (1đ) Bài 5:Cho một luồng khí clo dư tác dụng hết vời 9,2g kim loại hóa trị (I),sinh ra 23,4 g muối clorua. Xác định tên kim loại? (2 đ) Bài 6: 10,8 g kim loại hóa trị (III) tác dụng với clo dư thu được 53,4 g muối. xác định tên kim loại? (2đ) Bài 7: Khi cho 10,2g oxit kim loại (III) tác dụng vừa đủ 150 ml dung dịch H2SO4 2M. Xác định tên kim loại? (2đ) Bài 8: Khử 9,95 g oxit kim loại (II) bằng khí hiđro thu được 7,82 g kim loại. (3đ) a) Xác định tên kim loại? b) Tính thể tích hiđro đã phản ứng ở đktc? Bài 9: Cho m (g) kim loại (II) tác dụng với khí clo dư thu được 13,6 g muối. Mặt khác cũng m (g) tác dụng hết với 200 ml dung dịch HCl 1 M. Tìm tên kim loại? (2đ) Bài 10: 4,8 g kim loại (II) tác dụng vừa đủ 4,48 lít Cl2 đktc. (3đ) a. Xác định tên kim loại? b. Tính khối lượng muối tạo thành? Bài 11: Hòa tan 2,4 g ôxit kim loại (II) cần dùng 10g dung dịch HCl 21,9%. Xác định CTHH của oxit? (2đ) Bài 13: 6,5 g muối sắt clorua tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 17,22 g kết tủa. Xác định CTHH của muối sắt? (2đ) Bài 14: Cho khí clo tác dụng với bột sắt thu được 16,25 g muối A, cho muối A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 43,05 g kết tủa.Xác định CTHH của muối A? (2đ) Bài 15: Hòa tan hết 5,1 g oxit kim loại (III) cần dùng 43,8 g dung dịch HCl 25%. Tìm tên kim loại? (2đ) Bài 16: Viết PTHH thực hiên những chuyển đổi sau; (3,5đ) C → CO→CO2→CaCO3→ CaO→ Ca(OH)2→ Ca(HCO3)2 →CaCO3
  2. Bài 17: Dẫn 22,4 l CO2 ( đktc) vào 200g dd NaOH 20%. Muối nào được tạo thành, khối lượng bao nhiêu gam? (2đ) Bài 18 : Dẫn 6.72 l CO2 ( đktc) vào 400ml dd NaOH 2M. Muối nào được tạo thành, khối lượng bao nhiêu gam? (2đ) Bài 19: Dẫn 17.6 g CO2 ( đktc) vào 200g dd NaOH 12%. Muối nào được tạo thành, khối lượng bao nhiêu gam? (2đ) Bài 20:Dẫn 26,6 g CO2 ( đktc) vào 300g dd NaOH 15% Muối nào được tạo thành, khối lượng bao nhiêu gam? (2đ) Bài 21:Dẫn 16,8 lít CO2 ( đktc) vào dd KOH dư. Muối nào được tạo thành, khối lượng bao nhiêu gam? (2đ) Bài tập 22: Cho 38 g hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3 tác dụng với 200g dung dịch HCl sinh ra 8,96 lít khí đktc. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp? (2đ) Bài tập 23 : Nung 150 kg CaCO3 thu được 67,2 kg CaO. Tính hiệu suất của phản ứng? (2đ) Bài 24:khử hoàn toàn 80 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 phải dùng vừa đủ 31,36lít CO(đktc). Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu? Bài 25: Nhiệt phân hoàn toàn 142 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thu được 76 gam hỗn hợp hai oxit.Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu? Bài 26: Nhiệt phân 200 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 thu được 138 gam chất rắn. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. CHƯƠNG IV- HÓA 9 -HKII A.Kiến thức cần nhớ: Các khái niệm: hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ, hiđro cacbon, dẫn xuất hiđro cacbon.công tức cấu tạo, mạch cacbon, nhiên liệu, dầu mỏ. Công thức phân tử, công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng chính các phản ứng hóa học điều chế metan, etilen,axetilen,benzen. B. Bài tập Bài 1: Phân tử hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất A thu được 5,4 gam H2O. Hãy xác định công thức phân tử của A. Biết khối lượng mol của A là 30 gam. Bài 2 : Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ A chỉ chứa 2 nguyên tố thu được 11 gam CO2 và 6,75 gam H2O. Hãy xác định công thức phân tử của A, biết PTK của A là 30 ? Bài 3: Đốt cháy 3 gam một chất hữu cơ A thu được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Hãy xác định công thức phân tử của A, biết phân tử khối của A là 60. Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam một chất hữu cơ A thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. a) Trong chất hữu cơ A chứa những nguyên tố nào? b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Tìm công thức phân tử của A? c) Chất A có làm mất màu dung dịch brom không? d) Viết phương trình hóa học của A với clo khi có ánh sáng. Bài 5: Hợp chất hữu cơ A có tỷ khối đối với hiđro là 14. Đốt cháy 1,4 gam A thu được sản phẩm gồm 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Xác định công thức phân tử của A? Bài 6: Khi đốt hoàn toàn 2,2 gam một hợp chất hữu cơ X thu được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O.Tỷ khối của X đối với hiđro là 22. Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ X? Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam hợp chất hữu cơ A thu được 8,8 gam CO2, và 4,5 gam H2O.Ở đktc 2,24 lít khí A có khối lượng 5,8 gam. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A?
  3. Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn (m) gam chất hữu cơ A cần dùng 11,2 gam oxi và thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Xác định công thức phân tử của A biết 25g < MA < 35g. Bài 9: Hợp chất hữu cơ A chứa các nguyên tố C,H,O. Trong đó % C= 60 %, %H =13,33 %. Xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol của A là 60 gam. Bài 10:Đốt cháy hoàn toàn 0,45 gam một hiđrocacbon A thu được 1,32 gam CO2. Biết rằng tỉ khối hơi của B đối với hiđro là 15. Xác định công thức phân tử của A? Bài 11: Công thức thực nghiệm của hiđrocacbon A là (CH2)n. Biết tỉ khối của A đối với oxi bằng 0,875. Tìm công thức phân tử của A? Bài 12: Hợp chất hữu cơ X có % về khối lượng các nguyên tố như sau: 70,59%C, 12,94%H, 16,47%N, phân tử khối bằng 85. Xác định công thức phân tử của X? Bài 13: Hợp chất hữu cơ A có thành phần khối lượng các nguyên tố như sau:54,5% C,9,1%H,36,4%O. Biết 0,88 gam hơi A chiếm thể tích bằng 0,224 lít, xác định công thức phân tử của A? Bài 14: Hợp chất hữu cơ X có % về khối lượng các nguyên tố như sau: 53,33%C, 15,55%H, 31,12%N,.Xác định công thức phân tử của X, biết phân tử A có một nguyên tử nitơ? Bài 15: Khi đốt hoàn toàn 9 gam một hợp chất hữu cơ X thu được 13,2 gam CO2 và 5,4 gam H2O.phân tử khối của X là 180. Xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ X? Bài 16: Một hid9rocacbon chứa 92,3% C, 7,7% H. 1 lít khí này ở đktc có khối lượng 1,16gam. Xác định công thức phân tử của hợp chất? Bài 17Viết công thức cấu tạo dạng đầy đủ và thu gọn của các chất hữu cơ có công thức phân tử sau: a) C3H8 ( ankan) b) C4H6 (anken ) c) C5H4 (ankyl) .(3đ) Bài 18: Viết công thức cấu tạo dạng mạch vòng ứng với các công thức phân tử sau: .(3đ) a) C3H6 b) C4H8 c) C5H10 Bài 19:Hãy tính số liên kết đơn, liên kết đôi giữa những nguyên tử cacbon trong phân tử các chất sau: a) CH3 ─ CH3 b)CH2 = CH2 c) CH2 = CH – CH = CH2 .(3đ) Bài 20 : Hãy tính tổng số liên kết trong phân tử các chất có CTPT sau: .(4đ) a)CH3 ─ CH3 b) CH2 = CH2 c) CH ≡ CH d) CH4 e) CH2 ≡ CH – CH3 Bài 21: .(3đ) Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí metan. Hãy tính: a) Thể tích không khí cần dùng , biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí b) Thể tích CO2 sinh ra. c) Nếu dùng 500 ml dung dịch NaOH 0,5 M hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra ở trên.Muối nào được tạo thành, khối lượng bao nhiêu gam ?thể tích các khí đo ở đktc. Bài 22 .(3đ):Đốt cháy hoàn toàn11,2 lít khí metan (CH4 ). a) Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hết lượng metan ở trên. b) Tính khối lượng CO2 và H2O sinh ra sau phản ứng? c) Dẫn toàn bộ sản phẩm sinh ra ở trên vào dung dịch nước vôi trong lấy dư, cho biết dung dịch thu được sau phản ứng sẽ tăng hoặc giảm bao nhiêu gam? thể tích các khí đo ở đktc Bài 23: .(3đ) Đốt cháy hoàn toàn 33,6 lít khí metan (C2H4). a) Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hết lượng metan ở trên. b) Tính khối lượng CO2 và H2O sinh ra sau phản ứng? c) Dẫn toàn bộ sản phẩm sinh ra ở trên vào dung dịch NaOH lấy dư, cho biết dung dịch thu được sau phản ứng sẽ tăng hoặc giảm bao nhiêu gam? thể tích các khí đo ở đktc
  4. Bài 24: .(3đ) Cho các chất sau: CH3-CH3 ; CH2=CH2; CH3-CH=CH2 Chất nào tham gia: a) Phản ứng cháy? b) Phản ứng cộng? c) Phản ứng trùng hợp? d) Chất nào chỉ tham gia phản ứng thế? Bài 25: (3đ)Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít khí etilen C2H4 (đktc). a) Viết PTHH. b) Tính thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết lượng etilen ở trên( oxi chiếm 1/5 thể tích không khí). c) Dẫn toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra ở trên vào 500 ml dung dịch NaOH 1M. Muối nào được tạo thành, khối lượng bao nhiêu gam? thể tích các khí đo ở đktc Bài 26: .(3đ)Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí etilen. Hãy tính: a) Thể tích không khí ( chứa 1/5 oxi) cần dùng ,? b) Thể tích CO2 sinh ra ? c) Dẫn toàn bộ lượng CO2 sinh ra ở trên vào dung dịch NaOH dư. Tính khối lượng muối tạo thành? thể tích các khí đo ở đktc Bài 27: .(2đ)Nhận biết 2 khí không màu metan và etilen? Bài 28 : .(3đ) Đốt cháy hết 2,8 lít hỗn hợp CH4 và C2H4 cần dùng 7,28 lít O2 a)Tính % về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ? b) Dẫn toàn bộ sản phẩm tạo thành ở trên vào dung dịch nước vôi trong lấy dư .Tính khối lượng muối tạo thành ?( Thể tích các khí đo ở đktc ) Bài 29: .(3đ)Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít khí axetilen. Hãy tính: a) Thể tích không khí cần dùng , biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí b) Thể tích CO2 sinh ra. c) Nếu dùng dung dịch NaOH 0,5 M lấy dư hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra ở trên. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng? thể tích các khí đo ở đktc Bài 30: .(3đ) Đốt cháy hết 5,6 lít hỗn hợp CH4 và C2H4 cần dùng 14,56 lít O2 a)Tính % về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ? b) Dẫn toàn bộ sản phẩm tạo thành ở trên vào 300ml dung dịch Ca(OH) 2 0,5 M. Tính khối lượng muối tạo thành ?( Thể tích các khí đo ở đktc ) Bài 31 .(3đ): Đốt cháy hoàn toàn 56 lít hỗn hợp khí metan và axetilen cần dùng 13,44 ml khí oxi. a) Viết các phương trình hóa học xảy ra ? b) Tính phần trăm về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ? c) Tính thể tích khí CO2 sinh ra sau phản ứng . ( thể tích các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất ) Bài 32.(3đ): Một hỗn hợp gồm metan và etilen có khối lượng 3 gam, ở đktc chiếm thể tích 3,36 lít. a) Tính phần trăm về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ? b) Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí trên qua bình chứa dung dịch brom.Thấy dung dịch brom bị mất mất màu và khối lượng tăng lên m gam. Tính m, biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn Bài 33.(3đ): Khi có mặt bột sắt làm xúc tác, benzen phản ứng với clo tương tự như phản ứng với brom. Hãy tính khối lượng clo benzen thu được khi cho 15,6 gam benzen tác dụng với clo .Biết hiệu suất phản ứng đạt 80 %. Bài 34: .(3đ)Cho một lượng benzen tác dụng với brom thu được 75,36 gam brom benzen. Tính thể tích benzen cần dùng cho phản ứng, hiệu suất phản ứng 80 %, khối lượng riêng của benzen là 0,9 g/ml.
  5. Bài 35: .(3đ) Cho 45 ml benzen, khối lượng riêng 0,9 g/ml .Tác dụng với brom có bột sắt làm xúc tác a) Tính khối lượng brom đã phản ứng. b) Sau phản ứng chỉ thu được 65,22 gam brombenzen. Tính hiệu suất của phản ứng. Bài 36: .(3đ) Đem đốt hoàn toàn 52 ml benzen có khối lượng riêng 0,9 g/ml. a) Cần bao nhiêu lít oxi? b) Tính khối lượng khí CO2 sinh ra ? Bài 37: .(3đ)Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam chất hữu cơ A chứa 3 nguyên tố C,H,O thu được 17,6 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Xác định công thức phân tử của A tỉ khối hơi của A đối với hiđro là 23. Bài 38: Viết PTHH thực hiện những chuyển đổi sau:Viết đúng mỗi phản ứng: 0,5 đ) a)CH4 (1) → CH3Cl (2) → CH2Cl2 (3) → CHCl3 (4) → CCl4 b) CaC2 (1)→ C2H2 (2)→ C2H4 (3)↑ CH4 (1) (2) (3) (4) c) CaC2 → C2 H2 → C2H4 → C2H6 → C2H5Cl (5)↓ C2H4Br2 (2) (3) d) C2H2 → C2H2Br2 → C2H2Br4 (5) ↓(1) (4) C6H6Cl6 ← C6H6 → C6H5Cl Bài 39: Có các lọ đựng riêng biệt các khí sau (Mỗi câu 2 đ) a) Metan, etilen. b) Metan, etilen và Hiđro c) CO2, CH4, H2 d) O2, CO2, H2. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết các khí trên? Câu 40 : Đốt cháy hết 9,2 gam hợp chất hữu cơ A thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O a)Tìm công thức phân tử của A . Biết phân tử khối của A nặng gấp 2 lần phân tử khối của rượu etylic . b)Viết công thức cấu tạo của A và đọc tên A (Cho biết : C= 12 ; H= 1 ; O = 16 ) Bài 41 :Cho 3,36 lít hỗn hợp khí gồm Mêtan và Etylen qua bình đựng dung dịch brom dư,sau phản ứng thấy thoát ra 2,24 lít khí. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng ? b) Tính % thể tích khí trong hỗn hợp ? c) Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí trên trong không khí thì dùng bao nhiêu thể tích không khí,biếtthể tích o xi chiếm 20% thể tích không khí ? ( thể tích đo ở đktc) Bài 42: Cho 3,36 lít hỗn hợp khí gồm Mêtan và Etylen qua bình đựng dung dịch brom dư, sau phản ứng thấy thoát ra 2,24 lít khí. d) Viết phương trình hóa học của phản ứng ? e) Tính % thể tích khí trong hỗn hợp ? f) Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí trên trong không khí thì dùng bao nhiêu thể tích không khí, biết thể tích o xi chiếm 20% thể tích không khí? ( thể tích các khí đo ở đktc)
  6. Bài 43: Dẫn khí etilen qua bình đựng dung dịch brom dư thu được 18,8 gam đibrometan. a) Viết phương trình hóa học. b) Tính thể tích khí etilen (đktc)đã phản ứng? c) Tính khối lượng brom đã phản ứng? Bài 44: X là hỗn hợp gồm metan và etilen. Dẫn X qua bình đựng nước brom dư thấy có 8 gam brom đã phản ứng. Khí thoát ra khỏi bình đem đốt cháy hoàn toàn rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thấy có 15 gam kết tủa. a) Viết các phương trình hóa học? b) Tính thẻ tích mỗi khí trong hỗn hợp X? Bài 45: Dẫn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp X gồm etilen và axetilen qua bình đựng dung dịch brom dư thấy khối lượng bìn tăng 6,8 gam. Viết các phương trình hóa học? Tính % thể tích các khí trong X? Bài 46: Dẫn 11,2 lít (đktc) hỗn hợp gồm ba khí metan, etilen,axetilen đi qua nước brom dư thấy khối lượng bình tăng 4 gam và có 7,84 lít khí thoát ra khỏi bình. a) Viết các phương trình hoá học? b) Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp ban đầu ? Bài 47 Cho 11,2 lít hỗn hợp gồm mêtan và etilen đi qua bình đựng dung dịch brôm. d) Viết phương trình hoá học? e) Tính % về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn phải cần hết 640 gam dung dịch brôm 5%, thể tích các khí đo ở đktc? Bài 48: Dẫn 11,2 lít (đktc) hỗn họp khí gồm CH4, C2H4, C2H2 qua bình đựng nước brom dư thấy có 6,72 lít (đktc) khí thoát ra khỏi bình, đồng thời khối lượng bình tăng 5,4 gam. a)Viết các phương trình phản ứng xảy ra? b)Tính % thể tích các chất trong X? CHƯƠNG V- HÓA 9-HKII A.Kiến thức cần nhớ: Các khái niệm: độ rượu, este, phản ứng este hóa, phản ứng xà phòng hóa, Công thức phân tử công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng chính và phản ứng điều chế rượu etylic. Axit axetic, glucozơ. B. Bài tập Bài 1( 1đ):Tính thể tích rượu etylic nguyên chất có trong 2,5 lít rượu 400 ? Bài 2: ( 1đ): pha loãng 2 lít rượu với 18 lít nước, rượu thu được bao nhiêu độ? Bài 3: ( 3đ): Đốt cháy hoàn toàn 11,5 g rượu etylic tuyệt đối. a) Tính thể tích không khí (chứa 1/5 thể tích oxi) cần dùng? b) Tính thể tích cacbon đi oxit sinh ra? c) Tính thể tích dung dịch KOH 5,6 %, D= 1,045 g/ml dùng để hấp thụ hết lượng CO2 sinh ra ở trên? Bài 4: ( 3đ): Cho 300 ml rượu 960 tác dụng với Natri dư. a) Viết các PTHH? b) Tính thể tích và khối lượng rượu nguyên chất đã phản ứng, biết khối lượng riêng của rượu là 0,8 g/ml. c) Tính thể tích hiđro sinh ra ở đktc? Bài 5: ( 3đ): Đốt cháy hoàn toàn 45 ml rượu etylic (chưa rõ độ rượu). Cho toàn bộ sản phẩm thu được vào nước vôi trong lấy dư.thu được 150g kết tủa a) Viết các PTHH?
  7. b) Tính thể tích không khí ( chứa 20% thể tích oxi) để đốt cháy hết lượng rượu trên. c) Xác định độ rượu , biết rằng khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml. Bài 6: ( 3đ): Nêu một số phương pháp hóahọc nhận biết rượu etylic và axit axetic? Bài 7: ( 3đ): Viết PTHH thực hiện những chuyển đổi sau: C2H4 → C2H5OH → CH3COOH → CH3COOC2H5 ↓ ↓ C2H5OK CH3COOK Bài 8( 3đ)::Người ta dùng 45 gam axit axetic tác dụng vừa đủ với một lượng rượu etylic.Tính khối lượng este tạo thành, biết rằng hiệu suất phản ứng đạt 80%? Bài 9: ( 3đ): Cho axit axetic tác dụng vừa đủ với 20 g đá vôi ( chứa 20% tạp chất) a. Tính khối lương axit đã dùng? b.Tính thể tích khí cacbonic thoát ra? Bài 10: ( 3đ): Cho 400 ml dung dịch axit axetic tác dụng hết với bột magie thu được 14,2 g muối. a) Tính nồng độ m của dung dịch axcit đã dùng? b) Tính thể tích khí hiđro sinh r ở đktc? c) Để trung hòa hết lượng axit trên có thể dùng bao nhiêu ml dng dịch NaOH 0,75 M? Bài 11( 3đ)::Cho magie dư vào 16,6 g hỗn hợp rượu etylic và axit axetic thấy thoát ra 2,24 lít khí đktc.Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp? Bài 12( 3đ)::Cho 21,2 g hỗn hợp rượu etylic và axitaxetic tác dụng với natri dư thu được 4,48 lít khí ở đktc. Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp? Bài 13: Hoàn thành các phản ứng sau ( mỗi phản ứng đúng: 0,5đ) a) C2H5OH + ? → CH3COOH + ? b) C2H5OH + ? → CO2 + H2O c) C2H5OH + ? → CH3COOC2H5 + ? d) C2H5OH + ? → C2H5OK + ? e) CH3COOH + ? →CH3COOK + ? f) CH3COOC2H5 + ? →CH3COOH + ? g) CH3COOH + ? → (CH3COO)2Mg h) CH3COOH + ? → (CH3COO)2Mg+ ? + ? Bài 14( 3đ)::Cho 12 g axit axetic tác dụng với 1,38 a rượu etylic có axit sunfuric đặc làm xúc tác, hiệu suất phản ứng đạt 75 % . Tính khối lượng etyl axetat thu được? Bài 15: ( 3đ): Để điều chế axit axetic người ta lên men 1,5 lít rượu etylic 200. a) Tính thể tích rượu etylic nguyên chất đã dùng, biết khối lượng riêng của rượu bằng 0,8 g/ml. b) Tính khối lượng axit axetic tạo thành? Bài 16: ( 3đ): Có hỗn hợp A gồm axit axetic và rượu etylic . Nếu cho A tác dụng với Na thu được 4,48 lít khí không màu . Nếu cho A tác dụng với Na2CO3 dư và dẫn khí tạo thành qua bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 10 g kết tủa. a)Viết các PTHH? b) Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp? (thể tích các khí đo ở đktc)
  8. Bài 17(3đ) Cho 35 ml rượu etylic 920 tác dụng với kali dư, khối lượng riêng của rượu bằng 0,8 g/ml, của nước bằng 1 g/ml. a) Tính thể tích và khối lượng rượu nguyên chất đã phản ứng? b) Tính thể tích hiđro sinh ra ở đktc? Bài 18:Viết PTHH thực hiện chuyển đổi sau: ( mỗi phản ứng đúng: 0,5đ) C2H5OK (1) ↑(3) (2) C2H4→ C2H5OH → CH3COOH ↓(4) CH3COOC2H5 Bài 19: Trình bày phương pháp hóa học dùng để nhận biết các hóa chất đựng riêng biêt trong các lọ sau: a) Rượu etylic và benzen? (1đ) b) Rượu etylic và axit axetic? (1đ) c) Axit axetic , rượu etylic và benzen?(1,5đ) d) Benzen và glucozơ?(1đ) Bài 20: Cho 2,4 gam Mg vào 200ml dung dịch CH3COOH 1,5M. Tính thể tích khí hiđrothu được? Bài 21: có 3 ống nghiệm: Ống 1: đựng rượu etylic Ống 2: đựng rượu etylic 96o Ống 3: đựng nước Cho Na dư vào các ống nghiệm trên, Hãy viết phương trình hóa học? Bài 22: Axit axetic có thể tác dụng được với những chất nào trong các chất sau đây: CuO, K2SO4, NaOH, K2CO3, Cu, Mg? Viết phương trình hóa học ( nếu có) Bài 23:Trong các chất sau đây: C2H5OH,CH3COOH,CH3CH2CH2-OH, CH3-CH2COOH.chất nào tác dụng được với: a)Natri b)Magie Viết các phương trình hóa học(nếu có) Bài 24: Viết phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hoá sau: Natri axetat. ↑ a) Glucozơ → Rượu Êtylic → Axit axetic ↓ Etyl axetat. b)C2H4 → C2H5OH → CH3COOH → CH3COOC2H5 → CH3COONa Bài 25 : Đốt cháy hoàn toàn 0,9 g chất hữu cơ A thu được 1,32 g khí CO2 và 0,54 g H2O a/ Xác định công thức phân tử của A. Biết khối lượng mol của A gấp 3 lần khối lượng mol của axit axetic. b/ Tính lượng bạc kim loại sinh ra khi oxi hoá 18 g A. ( Ag = 108 ; C = 12 ; O = 16 ; H = 1 ) Câu 26:Cho 4,6g rượu etylic tác dụng hết với natri. a) Tính thể tích hidro thu được ở điều kiện tiêu chuẩn. b) Tính thể tích rượu đã dùng. Biết khối lương riêng của rượu là 0,8g/ml
  9. c) Nếu pha rượu trên với 8,25ml nước thì thu được rượu bao nhiêu độ?(Cho H = 1; C = 12;O =16; ) Câu 27 : Đốt cháy hết 9,2 gam hợp chất hữu cơ A thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O a)Tìm công thức phân tử của A . Biết phân tử khối của A nặng gấp 2 lần phân tử khối của rượu etylic . b)Viết công thức cấu tạo của A và đọc tên A (Cho biết : C= 12 ; H= 1 ; O = 16 ) Bài 28:Viết PTHH thực hiện sự biến đổi sau: C2H2 → C2H4 → C2H5OH→ CH3COOH→ CH3COOC2H5 Các bài tập trắc nghiệm: (Các câu hỏi TN được biên soạn để đưa thẳng vào phần mềm trộn đề trắc nghiệm MCMix – gồm 385 câu cho cả chương 4 và chương 5) Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ? A. CH4, C2H6, CO2. B. C6H6, CH4, C2H5OH. C. CH4, C2H2, CO. D. C2H2, C2H6O, CaCO3. [] Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon ? A. C2H6, C4H10, C2H4. B. CH4, C2H2, C3H7Cl. C. C2H4, CH4, C2H5Cl. D. C2H6O, C3H8, C2H2. [] Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ? A. C2H6O, CH4, C2H2. B. C2H4, C3H7Cl, CH4. C. C2H6O, C3H7Cl, C2H5Cl. D. C2H6O, C3H8, C2H2. [] Trong các chất sau: CH4, CO2, C2H4, Na2CO3, C2H5ONa có A. 1 hợp chất hữu cơ và 4 hợp chất vô cơ. B. 2 hợp chất hữu cơ và 3 hợp chất vô cơ. C. 4 hợp chất hữu cơ và 1 hợp chất vơ cơ. D. 3 hợp chất hữu cơ và 2 hợp chất vô cơ. [] Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố C, H, O trong C2H6O lần lượt là A. 52,2%; 13%; 34,8%. B. 52,2%; 34,8%; 13%. C. 13%; 34,8%; 52,2%. D. 34,8%; 13%; 52,2% [] Hoá trị của cacbon, oxi, hiđro trong hợp chất hữu cơ lần lượt là A. IV, II, II.
  10. B. IV, III, I. C. II, IV, I. D. IV, II, I. [] Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hoá trị là A. I. B. IV. C. III. D. II. [] Nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch cacbon là A. mạch vòng. B. mạch thẳng, mạch nhánh. C. mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh. D. mạch nhánh. [] Công thức cấu tạo của một hợp chất cho biết A. thành phần phân tử. B. trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. C. thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. D. thành phần phân tử và sự tham gia liên kết với các hợp chất khác. [] Hãy cho biết chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn ? A. C6H6. B. C2H4. C. CH4. D. C2H2. [] Số liên kết đơn trong phân tử C4H10 là A. 10. B. 13. C. 14. D. 12. [] Số liên kết đơn trong phân tử C4H8 là A. 10. B. 12. C. 8. D. 13. [] Hợp chất C3H6 có bao nhiêu công thức cấu tạo dạng mạch vòng ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 [] Trong công thức nào sau đây có chứa liên kết ba ?
  11. A. C2H4 (etilen). B. CH4 (metan). C. C2H2 (axetilen). D. C6H6 (benzen). [] Dãy các chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn ? A. CH4, C2H2. B. C2H4, C3H6. C. CH4, C2H6. D. C2H2, CH4. [] Một hợp chất hữu cơ có công thức C3H7Cl , có số công thức cấu tạo là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. [] Có các công thức cấu tạo sau: 1. CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3 2. CH 3 - CH 2 - CH 2 - CH 2 ⏐ C H3 3. CH 2 - CH 2 - CH 2 ⏐ ⏐ C H3 C H3 4. CH 2 - CH 2 - CH 2 - CH 3 ⏐ C H3 Các công thức cấu tạo trên biểu diễn mấy chất ? A. 3 chất. B. 2 chất. C. 1 chất. D. 4 chất. [] Số công thức cấu tạo của C4H10 là: A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. [] Một hợp chất rượu có công thức C3H7OH. Số công thức cấu tạo của rượu trên là bao nhiêu ? A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 [] Cho các công thức cấu tạo sau: 1. CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – OH
  12. 2. CH 3 - CH 2 - CH - CH 3 ⏐ OH 3. CH 3 - CH - CH 2 - OH ⏐ C H3 C H3 ⏐ 4. CH 3 - C - OH ⏐ C H3 Các công thức trên biểu diễn mấy chất ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 [] Khi phân tích một hiđrocacbon (X) chứa 81,82% cacbon. Công thức phân tử của (X) là A. C3H8. B. C3H6. C. C2H4. D. C4H10. [] Một hiđrocacbon (X) ở thể khí có phân tử khối nặng gấp đôi phân tử khối trung bình của không khí. Công thức phân tử của (X) là A. C4H10. B. C4H8. C. C4H6. D. C5H10. [] Chất có phần trăm khối lượng cacbon lớn nhất là: A. CH4. B. CH3Cl. C. CH2Cl2. D. CHCl3. [] Hiđrocacbon A có phân tử khối là 30 đvC. Công thức phân tử của A là A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C2H4. [] Tỉ khối hơi của khí A đối với CH4 là 1,75 thì khối lượng phân tử của A là A. 20 đvC. B. 24 đvC. C. 29 đvC. D. 28 đvC. [] Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hiđrocacbon (A) thu được H2O và 13,2 gam CO2. Công thức phân tử của (A) là
  13. A. CH4. B. C2H6. C. C3H6. D. C3H8. [] Tính chất vật lí cơ bản của metan là A. chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước. B. chất khí, không màu, tan nhiều trong nước. C. chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước. D. chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước. [] Trong phân tử metan có A. 4 liên kết đơn C – H. B. 1 liên kết đôi C = H và 3 liên kết đơn C – H. C. 2 liên kết đơn C – H và 2 liên kết đôi C = H. D. 1 liên kết đơn C – H và 3 liên kết đôi C = H. [] Hợp chất hữu cơ nào sau đây chỉ có phản ứng thế với clo, không có phản ứng cộng với clo ? A. C6H6 B. C2H2 C. C2H4 D. CH4 [] Sản phẩm chủ yếu của một hợp chất hữu cơ khi cháy là A. khí nitơ và hơi nước. B. khí cacbonic và khí hiđro. C. khí cacbonic và cacbon. D. khí cacbonic và hơi nước. [] Hợp chất hữu cơ không có khả năng tham gia phản ứng cộng là: A. metan. B. benzen. C. etilen. D. axetilen. [] Khi đốt cháy khí metan bằng khí oxi thì tỉ lệ thể tích của khí metan và khí oxi nào dưới đây để được hỗn hợp nổ ? A. 1 thể tích khí metan và 3 thể tích khí oxi. B. 2 thể tích khí metan và 1 thể tích khí oxi. C. 3 thể tích khí metan và 2 thể tích oxi. D. 1 thể tích khí metan và 2 thể tích khí oxi. [] Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, CO2. Khí metan phản ứng được với: A. H2O, HCl. B. Cl2, O2. C. HCl, Cl2. D. O2, CO2.
  14. [] Phản ứng đặc trưng của metan là: A. phản ứng cộng. B. phản ứng thế. C. phản ứng trùng hợp. D. phản ứng cháy. [] Phản ứng biểu diễn đúng giữa metan và clo là as A. CH4 + Cl2 ⎯⎯ CH2Cl2 + H2. → as B. CH4 + Cl2 ⎯⎯ CH3Cl + HCl. → as C. CH4 + Cl2 ⎯⎯ CH2 + 2HCl. → as D. 2CH4 + Cl2 ⎯⎯ 2CH3Cl + H2. → [] Cho khí metan tác dụng với khí oxi theo phản ứng sau: Tổng hệ số trong phương trình hoá học là A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. [] Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon thu được số mol H2O gấp đôi số mol CO2. Công thức phân tử hiđrocacbon đó là A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C2H2. [] Để tinh chế khí metan có lẫn etilen và axetilen, ta dùng A. dung dịch nước brom dư. B. dung dịch NaOH dư. C. dung dịch AgNO3/NH3 dư. D. dung dịch nước vôi trong dư. [] Chất hữu cơ nào sau đây, khi cháy tạo thành số mol khí CO2 nhỏ hơn số mol hơi nước ? A. CH4 B. C2H4 C. C2H2 D. C6H6 [] Khi đốt cháy hoàn toàn một thể tích hiđrocacbon X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hiđrocacbon X khi đem đốt (trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Hiđrocacbon đó là: A. C2H2. B. C2H4. C. CH4. D. C3H6. []
  15. Phương pháp nào sau đây nhằm thu được khí metan tinh khiết từ hỗn hợp khí metan và khí cacbonic ? A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong dư. B. Đốt cháy hỗn hợp rồi dẫn qua nước vôi trong. C. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch H2SO4. D. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng nước brôm dư. [] Để loại bỏ khí axetilen trong hỗn hợp với metan người ta dùng A. nước. B. khí hiđro. C. dung dịch brom. D. khí oxi. [] Cho các chất sau: CH4, Cl2, H2, O2. Có mấy cặp chất có thể tác dụng với nhau từng đôi một ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 [] Hoá chất nào sau đây dùng để phân biệt 2 chất CH4 và C2H4 ? A. Dung dịch brom. B. Dung dịch phenolphtalein. C. Quì tím. D. Dung dịch bari clorua. [] Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố cacbon và hiđro trong CH4 lần lượt là A. 50% và 50%. B. 75% và 25%. C. 80% và 20%. D. 40% và 60%. [] Khi đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol metan người ta thu được một lượng khí CO2 (đktc) có thể tích là A. 5,6 lít. B. 11,2 lít. C. 16,8 lít. D. 8,96 lít. [] Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 8 gam khí metan là. A. 11,2 lít. B. 4,48 lít. C. 33,6 lít. D. 22,4 lít. [] Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam khí metan, dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa thu được là A. 20 gam.
  16. B. 40 gam. C. 80 gam. D. 10 gam. [] Khối lượng khí CO2 và khối lượng H2O thu được khi đốt cháy hoàn toàn 8 gam khí metan lần lượt là A. 44 gam và 9 gam. B. 22 gam và 9 gam. C. 22 gam và 18 gam. D. 22 gam và 36 gam. [] Thể tích không khí (chứa 20% thể tích oxi) đo ở đktc cần dùng để đốt cháy hết 3,2 gam khí metan là: A. 8,96 lít. B. 22,4 lít. C. 44,8 lít. D. 17,92 lít. [] Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít hỗn hợp khí gồm CH4 và H2 (đktc) thu được 16,2 gam nước. Thành phần phần trăm theo thể tích của khí CH4 và H2 trong hỗn hợp lần lượt là: A. 60% và 40%. B. 80% và 20%. C. 50% và 50%. D. 30% và 70%. [] Tỉ khối hơi của một ankan đối với khí metan là 1,875. Công thức phân tử của ankan là A. C3H8. B. C2H6. C. C4H10. D. C5H12. [] Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có A. một liên kết đơn. B. một liên kết đôi. C. hai liên kết đôi. D. một liên kết ba. [] Khi đốt cháy khí etilen thì số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ A. 2 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. D. 1 : 1. [] Trong điều kiện nhiệt độ, áp suất không đổi thì khí etilen phản ứng với khí oxi theo tỉ lệ tích là A. 1 lít khí C2H4 phản ứng với 3 lít khí O2. B. 1 lít khí C2H4 phản ứng với 2 lít khí O2. C. 2 lít khí C2H4 phản ứng với 2 lít khí O2.
  17. D. 2 lít khí C2H4 phản ứng với 3 lít khí O2. [] Tổng số mol giữa chất phản ứng và sản phẩm khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí etilen là A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. [] Các trái cây, trong quá trình chín sẽ thoát ra một lượng nhỏ chất khí là A. metan. B. etan. C. etilen. D. axetilen. [] Số liên kết đơn và liên kết đôi trong phân tử khí etilen là A. bốn liên kết đơn và hai liên kết đôi. B. ba liên kết đơn và hai liên kết đôi. C. bốn liên kết đơn và một liên kết đôi. D. hai liên kết đơn và hai liên kết đôi. [] Khí CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là A. tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom. B. tham gia phản ứng cộng với khí hiđro. C. tham gia phản ứng trùng hợp. D. tham gia phản ứng cháy với khí oxi sinh ra khí cacbonic và nước. [] Hóa chất dùng để loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí metan để thu được khí metan tinh khiết là A. dung dịch brom. B. dung dịch phenolphtalein. C. dung dịch axit clohidric. D. dung dịch nước vôi trong. [] Khí etilen cho phản ứng đặc trưng là A. phản ứng cháy. B. phản ứng thế. C. phản ứng cộng. D. phản ứng phân hủy. [] Tính chất vật lý của khí etilen A. là chất khí không màu, không mùi, tan trong nước, nhẹ hơn không khí. B. là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. C. là chất khí màu vàng lục, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. D. là chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. [] Khí etilen không có tính chất hóa học nào sau đây ? A. Phản ứng cháy với khí oxi. B. Phản ứng trùng hợp.
  18. C. Phản ứng cộng với dung dịch brom. D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng. [] Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng rượu etylic với chất xúc tác là H2SO4 đặc, nhiệt độ > 1700C để điều chế khí X. Khí X là A. Cl2. B. CH4. C. C2H4. D. C2H2. [] Khí X có tỉ khối so với hiđro là 14. Khí X là A. CH4. B. C2H4. C. C2H6. D. C2H2. [] Khí X có tỉ khối so với không khí là 0,966. Khí X là A. metan. B. etan. C. etilen. D. axetilen. [] Biết 0,01 mol hiđrocacbon X có thể tác dụng tối đa với 100ml dung dịch brom 0,1M. Vậy X là A. C2H4. B. CH4. C. C2H2. D. C2H6. [] Khí X có thành phần phần trăm về khối lượng nguyên tố cacbon trong hợp chất là 85,7 %. Khí X là A. CH4. B. CH3Cl. C. C2H4. D. C2H5Cl. [] Thể tích không khí (VKK = 5VO2 ) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 lít khí etilen ở đktc là A. 12 lít. B. 13 lít. C. 14 lít. D. 15 lít. [] Một hiđrocacbon X khi đốt cháy tuân theo phương trình hóa học sau: X + 3O2 ⎯⎯ 2CO2 + 2H2O → to Hiđrocacbon X là A. C2H4. B. C2H6. C. CH4.
  19. D. C2H2. [] Cho sơ đồ chuyển hóa: M + O2 ⎯⎯ N + H2O → t0 N+ Ca(OH)2 → P ↓ +H2O M, N, P lần lượt là A. CO2 , CaCO3, C2H4. B. C2H4, CO2, CaCO3. C. CaCO3, C2H4, CO2. D. CO2, C2H4, CaCO3. [] Trùng hợp 2 mol etilen ( với hiệu suất 100 % ) ở điều kiện thích hợp thì thu được khối lượng polietilen là A. 7 gam. B. 14 gam. C. 28 gam. D. 56 gam. [] Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí etilen ở đktc. Thể tích khí oxi và thể tích không khí cần dùng ở đktc là ( biết rằng khí oxi chiếm 20% thể tích không khí) A. 11,2 lít; 56 lít. B. 16,8 lít; 84 lít. C. 22,4 lít; 112 lít. D. 33,6 lít; 68 lít. [] Đốt cháy hoàn toàn 14 gam khí etilen. Thể tích khí oxi cần dùng ở đktc và khối lượng khí CO2 sinh ra là A. 33,6 lít; 44 gam. B. 22,4 lít; 33 gam. C. 11,2 lít; 22 gam. D. 5,6 lít; 11 gam. [] Khối lượng khí etilen cần dùng để phản ứng hết 8 gam brom trong dung dịch là A. 0,7 gam. B. 7 gam. C. 1,4 gam. D. 14 gam. [] Đốt cháy hoàn toàn khí etilen, thu được 5,6 lít khí CO2. Thể tích khí etilen và oxi cần dùng là (Các khí đo ở đktc) A. 5,6 lít; 16,8 lít. B. 2,8 lít; 8,4 lít. C. 28 lít; 84 lít. D. 2,8 lít; 5,6 lít. []
  20. Dẫn 2,8 lít (ở đktc) hỗn hợp khí metan và etilen đi qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 4 gam brom đã phản ứng. Thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn hợp lần lượt là A. 50 % ; 50%. B. 40 % ; 60%. C. 30 % ; 70%. D. 80 % ; 20%. [] Đốt cháy hoàn toàn 25 cm3 một hỗn hợp gồm metan và etilen thì cần 60 cm3 oxi ( các khí đo ở đktc). Thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là A. 60% ; 40%. B. 50% ; 50%. C. 40% ; 60%. D. 30% ; 70%. [] Cho 11,2 lít khí etilen ( đktc) phản ứng vừa đủ với dung dịch brom 5%. Khối lượng dung dịch brom tham gia phản ứng là A. 160 gam. B. 1600 gam. C. 320 gam. D. 3200 gam. [] Cho 2,24 lít khí etilen ( đktc) phản ứng vừa đủ với dung dịch brom 0,1M. Thể tích dung dịch brom tham gia phản ứng là A. 2 lít. B. 1,5 lít. C. 1 lít. D. 0,5 lít. [] Biết rằng 0,1 lít khí axetilen ( đktc) thì có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch brom. Nếu dùng 0,1 lít khí etilen ( đktc) thì có thể làm mất màu tối đa thể tích dung dịch brom trên là A. 300 ml. B. 200 ml. C. 100 ml. D. 50 ml. [] Cấu tạo phân tử axetilen gồm A. hai liên kết đơn và một liên kết ba. B. hai liên kết đơn và một liên kết đôi. C. một liên kết ba và một liên kết đôi. D. hai liên kết đôi và một liên kết ba. [] Trong điều kiện nhiệt độ áp suất không đổi thì axetilen phản ứng với oxi theo tỉ lệ thể tích là A. 2 lít khí C2H2 phản ứng với 4 lít khí O2. B. 2 lít khí C2H2 phản ứng với 5 lít khí O2. C. 3 lít khí C2H2 phản ứng với 2 lít khí O2. D. 3 lít khí C2H2 phản ứng với 1 lít khí O2. []
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2