intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Thu Bồn

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

35
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo và luyện tập với Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Thu Bồn giúp các em hệ thống kiến thức môn học hiệu quả, đồng thời nâng cao khả năng ghi nhớ để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa học 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Thu Bồn

  1. ĐÊ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA HỌC 8 HỌC KÌ II (2019 – 2020) I. Lý thuyết 1. Nêu tính chất vật lý của oxi? Oxi tác dụng được với những chất nào? Viết PTHH minh họa? 2. Viết phương trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? 3. Nêu khái niệm phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy và phản ứng thế? Cho VD minh họa? 4. Cho biết thành phần của không khí? 5. Oxit axit là gì? Oxit bazơ là gì? Cho VD? 6. Nêu tính chất vật lí, tính chất hóa học của hidro? Viết PTHH minh họa? 7. Viết phương trình điều chế hidro trong phòng thí nghiệm? 8. Nêu tính chất vật lí và hóa học của nước? Viết PTHH minh họa? 9. Nêu khái niệm về dung dịch, dung môi và chất tan? Độ tan của một chất là gì? 10. Viết công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của một chất? II. Bài tập 1. Cho các oxit sau: CO2, BaO, CuO, SO3, Na2O, SO2, P2O5, Fe2O3, N2O5, MgO, FeO, Ag2O. Hãy  phân loại và gọi tên các oxit trên 2. Lập các phương trình hóa học sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào? C + CO2  CO H2 + Fe2O3  Fe + H2O CO + CuO  Cu + CO2 AgNO3  Ag + NO2 + O2 Fe(OH)3  Fe2O3 + H2O Zn + Cu(NO3)2  Zn(NO3)2 + Cu P2O5 + H2O  H3PO4 Al + H2SO4  Al2(SO4)3 + H2 SO2 + O2  SO3 Mg(NO3)2  MgO + NO2 + O2 3. Nêu các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy? Làm bài 6/99 SGK 4. Cần dùng bao nhiêu lít oxi (đktc) để đốt cháy hoàn toàn 9 g cacbon thu được khí cacbon  đioxit? 5. Cho 2,8 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng a. Tính khối lượng axit cần dùng để hòa tan hết lượng sắt? b. Tính thể tích hidro thu được (đktc)? 6 Cho 13,8 gam Na tác dụng với nước a. Tính thể tích khí hidro thu được (đktc)? b. Dẫn toàn bộ lượng khí hidro thu được qua CuO dư nung nóng. Tính khối lượng Cu thu được?
  2. ĐỀ THAM KHẢO I. Phần trắc nghiệm (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất: Câu 1: Chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là A. KMnO4 B. không khí     C. H2O D. CaCO3 Câu 2: Thành phần chủ yếu của không khí là A. nitơ B. oxi C. cacbonic D. hơi nước Câu 3: Nước có thể phản ứng được với chất nào sau đây? A. CaCO3 B. Cu C. K D. Mg(OH)2 Câu 4: Tính chất nào sau đây nói về hidro? A. Chất khí không màu, không mùi, tan tốt trong nước và nhẹ hơn không khí  B. Chất khí tan tốt trong nước và nhẹ hơn không khí C. Chất khí không màu, có mùi khai D. Chất khí không màu, không mùi, nhẹ nhất trong các chất khí Câu 5: Dung dịch là A. chất có khả năng hòa tan được các chất khác B. chất bị hòa tan trong dung môi C. hỗn hợp của nước và chất tan D. hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất  tan Câu 6: Phương trình hóa học biểu diễn sự điều chế hidro trong phòng thí nghiệm là A. 2H2O  2H2 + O2 B. 2Na + 2H2O  2NaOH + H2 C. Mg + 2HCl  MgCl2 + H2 D. cả 3 đều sai Câu 7: Ở 20, 200 gam nước hòa tan được 72 gam NaCl tạo thành dung dịch bão hòa. Độ tan của  NaCl ở 20 là A. 35 gam B. 36 gam C. 53 gam D. 72 gam Câu 8: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hoá hợp A. CuO + H2  Cu + H2O. B. CaO +H2O  Ca(OH)2. C. 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2. D. CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O. Câu 9: Đốt cháy dây sắt trong bình chứa oxi thu được chất nào sao đây? A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeO và Fe2O3 Câu 10: Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí? A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt. B. Sự cháy của than, củi, bếp gas. C. Sự quang hợp của cây xanh. D. Sự hô hấp của động vật. Câu 11: Phản ứng phân hủy là A. phản ứng hóa học sinh ra nhiều sản phẩm từ một chất ban đầu B. phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất C. phản ứng hóa học sinh ra một chất từ nhiều chất ban đầu D. phản ứng nung nóng chất rắn Câu 12: Phương trình hóa học sau thuộc loại phản ứng nào? Fe3O4  + 4H2   3Fe + 4H2O A. Phản ứng phân hủy B. Phản ứng trung hòa C. Phản ứng hóa hợp D. Phản ứng thế Câu 13: Tỉ lệ khối lượng của nguyên tố hidro và oxi trong H2O là
  3. A. 1:8 B. 2:8 C. 8:1 D. 16:2 Câu 14: Chất rắn thu được sau khi nung Chì (II) oxit trong Hidro dư là A. Pb. B. H2. C. PbO. D. H2O. Câu 15: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất  A. tan tốt trong nước. B. ít tan trong nước. C. khó hoá lỏng. D. nhẹ hơn nước. II. Phần từ luận: (5 điểm) Câu 1(1,5đ): Cho các oxit sau: P2O5, Fe2O3, MgO, SO3.  a. Phân loại và gọi tên các oxit b. Cho biết bazơ và axit tương ứng của các oxit.  Câu 2 (1,5đ): Cho các chất sau: Al, CuO, S, NaCl, CH4. Chất nào tác dụng được với oxi? Viết  phương trình hóa học và ghi rõ điều kiện nếu có? Câu 3 (2đ): Cho 19,5 gam kẽm tác dụng với axit clohidric. a. Viết phương trình hóa học xảy ra? b. Tính thể tích hidro thu được ở đktc? c. Dẫn toàn bộ lượng khí hidro thu được đi qua 40 gam CuO nung nóng. Tính khối lượng Cu thu được?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2