Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trung tâm Giáo dục thường xuyên Ninh Thuận
lượt xem 2
download
Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trung tâm Giáo dục thường xuyên Ninh Thuận. Tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức môn Địa lí 12 trong học kỳ 1, giúp các em ôn luyện, củng cố kiến thức, chuẩn bị chu đáo cho các kì thi sắp đến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trung tâm Giáo dục thường xuyên Ninh Thuận
- SỞ GDĐT NINH THUẬN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I TRUNG TÂM GDTXHN TỈNH NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 12 Phần I. Những nội dung cần nắm: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập: 1. Biết được công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện và kinh tế và xã hội. 2. Biết được bối cảnh và công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta 3. Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ : 1. Trình bày được vị trí địa lý, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam 2. Phân tích được ảnh hưởng của vi trí địa lý, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế xã hội và quốc phòng. Đất nước nhiều đồi núi: 1. Trình bày đặc điểm chung của địa hình và khu vực địa hình núi, đồng bẳng nước ta, sự khác nhau giữa các đồng bằng. Giải thích được nguyên nhân vì sao đất nước ta chủ yếu là đồi núi và là đồi núi thấp 2. Phân tích được thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực địa hình đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển: 1. Biết được đặc điểm khái quát về Biển Đông 2. Phân tích được những ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên nước ta. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa: 1. Trình bày được nguyên nhân và biểu hiện của tính nhiệt đới gió mùa ở nước ta qua các thành phần: khí hậu, địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật. 2. Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống. 3. Phân tích được sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng trong cả nước Thiên nhiên phân hóa đa dạng : 1. Trình bày được nguyên nhân và biểu hiện sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao địa hình. 2. Phân tích được đặc điểm tự nhiên ba miền nước ta. Địa lý dân cư: 1. Phân tích được một số đặc điểm dân số và phân bố dân cư Việt Nam. 2. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của dân đông, gia tăng nhanh, sự phân bố dân cư chưa hợp lí. 3. Biết được một số chính sách dân số ở nước ta. 4. Hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động nước ta. 5. Hiểu vì sao việc làm đang là vấn đề gay gắt của nước ta. Hướng giải quyết.
- 6. Hiểu được một số đặc điểm của đô thị hóa, nguyên nhân và hậu quả. Ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển KT – XH? Địa lý kinh tế 1. Phân tích được sự C.Dịch cơ cấu kinh tế: theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ. 2. Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế nước ta. Một số vấn đề phát triển và phân bố Nông nghiệp 1. Hiểu và trình bày được cơ cấu ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi). Tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta 2. Hiểu và trình bày được điều kiện, tình hình phát triển, phân bố ngành thủy sản. Phần II. Những kỹ năng: 1. Nhận biết biểu đồ các loại: cột, tròn, đường, miền, cột – đường kết hợp. 2. Nhận xét bảng số liệu, xử lí số liệu. 3. Kỹ năng sử dụng Atlat III. Trắc nghiệm Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết Trung tâm công nghiệp Quy Nhơn không có ngành nào sau đây? A. Sản xuất ô tô. B. Sản xuất vật liệu xây dựng. C. Chế biến nông sản. D. Cơ khí. Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây không thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. Chư Yang Sin. B. Pu Hoạt. C. Bà Đen. D. Ngọc Linh. Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết Trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc? A. Việt Trì. B. Hải Dương. C. Hà Nội. D. Hưng Yên. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết diện tích rừng trồng của nước ta giai đoạn 2000 – 2007 có xu hướng thay đổi như thế nào? A. Không thay đổi. B. Giảm đi. C. Tăng lên. D. Tăng giảm không ổn định. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Campuchia? A. Lâm Đồng. B. Quảng Nam. C. Bình Dương. D. Long An. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đâu không phải là đô thị của Quảng Ninh? A. Hạ Long. B. Cẩm Phả. C. Nghĩa Lộ. D. Móng Cái. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia nào thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế? A. Bến En. B. Pù Mát. C. Bạch Mã. D. Vũ Quang. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất Bắc Trung Bộ? A. Quảng Nam. B. Nghệ An. C. Thanh Hóa. D. Nam Định.
- Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có nhiệt độ thấp nhất vào tháng I? A. Cần Thơ. B. Đà Nẵng. C. Nha Trang. D. Hà Nội. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết Hồ Kẻ Gỗ thuộc lưu vực hệ thống sông nào sau đây? A. Sông Mã. B. Sông Thu Bồn. C. Sông Cả. D. Sông Thái Bình. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết crôm có ở nơi nào sau đây? A. Cẩm Phả. B. Cổ Định. C. Quỳ Châu. D. Tiền Hải. Câu 12: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU CÁC LOẠI ĐẤT TỰ NHIÊN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 19932014 (Đơn vị: %) Đất chuyên Tổng diện Đất nông Đất lâm Đất chưa Năm dùng và đất tích đất nghiệp nghiệp sử dụng thổ cư 1993 100 22,2 30,0 5,6 42,2 2005 100 28,4 43,6 6,0 22,0 2014 100 30,9 47,9 7,9 13,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Để thể hiện cơ cấu các loại đất tự nhiên của nước ta qua các năm trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ tròn. Câu 13: Cho bảng số liệu: Diện tích cây lương thực có hạt ở nước ta (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2005 2010 2012 Tổng số 8 383,4 8 615,9 8 918,9 Lúa 7 329,2 7 489,4 7 761,2 Ngô 1 052,6 1 125,7 1 156,6 (Nguồn: Niên giám Thống kê, 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014) Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Diện tích lúa và diện tích ngô đều tăng. B. Diện tích ngô ít hơn diện tích lúa. C. Diện tích ngô có tốc độ tăng chậm hơn lúa. D. Diện tích ngô có tốc độ tăng nhanh hơn lúa. Câu 14: Cho biểu đồ sau: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
- A. Sự biến động diện tích các loại cây trồng của nước ta năm 2005 và 2014. B. Quy mô và cơ cấu diện tích các loại cây trồng của nước ta năm 2005 và 2014. C. Tốc độ tăng trưởng diện tích các loại cây trồng của nước ta năm 2005 và 2014. D. Quy mô diện tích các loại cây trồng của nước ta năm 2005 và 2014. Câu 15: Cho biểu đồ sau, hãy cho biết biểu đồ đó thể hiện nội dung nào? A. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp của nước ta. B. Cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta. C. Quy mô diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta. D.Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta. Câu 16: Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 2014 Sản phẩm 2000 2005 2010 2014 Than (triệu tấn) 11,6 34,1 44,8 41,7 Dầu thô (triệu tấn) 16,3 18,5 15,0 17,4 Điện (tỉ kwh) 26,7 52,1 91,7 140,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, nxb thống kê 2014) Để thể hiện sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2000 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ kết hợp B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ tròn. Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng có giá trị sản xuất công nghiệp là bao nhiêu? A. Từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng. B. Từ 9 đên 40 nghìn tỉ đồng. C. Dưới 9 nghìn tỉ đồng. D. Trên 120 nghìn tỉ đồng. Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có lượng mưa lớn nhất vào tháng X? A. Đà Lạt. B. Nha Trang. C. Lạng Sơn. D. Đồng Hới. Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây thuộc tỉnh Quảng Nam? A. Vinh. B. Tam Kỳ. C. Huế. D. Quảng Ngãi. Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết bò được nuôi nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây? A. Khánh Hòa. B. Bình Thuận. C. Nghệ An. D. Quảng Trị.
- Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cao nguyên thuộc miền Bắc và Đông bắc Bắc Bộ nước ta là A. Hủa Phan. B. Kon Tum. C. Di Linh. D. Tà Phình. Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển? A. Thái Bình. B. Đồng Nai. C. Hậu Giang. D. Gia Lai. Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 27 nối Đà Lạt với nơi nào sau đây? A. Quy Nhơn. B. Nha Trang. C. Phan Thiết. D. Phan Rang – Tháp Chàm. Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp Cần Thơ không có ngành chế biến lương thực thực phầm nào sau đây? A. Thủy hải sản. B. Chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều. C. Đường, sữa, bánh kẹo. D. Lương thực. Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết nhà máy thủy điện nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Xê Xan 3. B. Yaly. C. A Vương. D. Trị An. Câu 26: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Dầu Tiếng thuộc lưu vực hệ thống sông A. Đồng Nai. B. Cả. C. Mã. D. Thu Bồn. Câu 27: Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu từ 3 năm trở lên, biểu đồ thích hợp nhất là A. Vuông. B. Cột. C. Miền. D. Tròn. Câu 28: Dựa vào Altat Địa lí Việt Nam trang 45, tỉnh nào sau đây không giáp với Lào? A. Điện Biên. B. Gia Lai. C. Kon Tum. D. Nghệ An. Câu 29: Diện tích và sản lượng lúa nước ta Năm 1990 1995 2000 Diện tích (nghìn ha) 6,0 6,7 7,6 Sản lượng (nghìn tấn) 19,2 24,9 32,5 Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Sản lượng lúa ngày càng tăng. B. Diện tích ngày càng mở rộng. C. Năng suất lúa ngày càng thấp. D. Năng suất lúa ngày càng tăng cao. Câu 30: Biện pháp chủ yếu để giảm thiểu rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp A. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ. B. Phát triển nông nghiệp cổ truyền. C. Chuyên môn hóa trong sản xuất. D. Đa dạng hóa nông nghiệp. Câu 31: Vùng có mùa khô kéo dài nhất nước ta là A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng Sông Hồng. C. Trung du miền núi Bắc Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 32: Căn cứ bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tháng ở Hà Nội và Huế (0 C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 Huế 19,7 20,9 23,2 26,0 28,0 29,2 29,4 28,8 27,0 25,1 23,2 20,8 Nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Hà Nội và Huế? A. Nhiệt độ trung bình ở Huế cao hơn ở Hà Nội. B. Nhiệt độ mùa đông ở Hà Nội thấp hơn nhiệt độ mùa đông ở Huế. C. Biên độ nhiệt của Hà Nội thấp hơn Huế.
- D. Cả 2 nơi đều có nhiệt độ cao nhất vào tháng 7. Câu 33: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta (Đơn vị: %) Năm 1991 1995 2002 2005 Nông lâm ngư nghiệp 40,5 27,2 23,0 21,0 Công nghiệp – xây dựng 23,8 28,8 38,5 41,0 Dịch vụ 35,7 44,0 38,5 38,0 Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Tỉ trọng nông nghiệp giảm. B. Tỉ trọng dịch vụ khá cao. C. Tỉ trọng công nghiệp tăng. D. Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm nhất. Câu 34: Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng cao do A. Dân số tăng nhanh. B. Các thành phố, đô thị có nhiều lao động, kĩ thuật. C. Giáo dục, văn hóa, y tế phát triển. D. Dân số đông có nhiều dân tộc. Câu 35: Sản lượng và giá trị thủy sản nước ta Năm 1990 2000 2005 Sản lượng (nghìn 890 2250 3465 tấn) Giá trị (tỉ đồng) 8135 21777 38726 Để thể hiện tình hình phát triển thủy sản nước ta giai đoạn 1990 2005, biểu đồ thích hợp nhất A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ cột – đường. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ đường. Câu 36: Khí hậu vùng Nam Trung Bộ và Nam bộ có đặc điểm A. Có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. B. Có 1 mùa nóng và 1 mùa lạnh. C. Mưa vào mùa đông. D. Có 1 mùa mưa và 1 mùa khô. Câu 37: Dựa vào Altat Địa lí Việt Nam trang 8 và thực tiễn các nhà máy thép hiện nay, tỉnh nào có trữ lượng quặng sắt lớn nhất nước ta A. Thái Nguyên. B. Yên Bái. C. Quảng Ngãi. D. Hà Tĩnh. Câu 39: Biển Đông đã làm cho khí hậu nước ta? A. Nóng, ẩm, mưa nhiều. B. Có 2 mùa mưa khô đối lập. C. Mang đặc tính khí hậu hải dương. D. Gây ra gió mùa ở nước ta. Câu 39: Di dân tự do ở nước ta gần đây đã làm cho A. Giải quyết được tình trạng thiếu lao động giữa các vùng. B. Dân số phân bố không đều. C. Tài nguyên môi trường bị suy giảm nặng. D. Giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước. Câu 40: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình ở Việt Nam? A. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Phần lớn là địa hình núi cao. C. Có sự phân bậc theo độ cao. D. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích. Câu 41: Dựa vào Altat Địa lí Việt Nam trang 67, cho biết dãy núi nào cao nhất nước ta? A. Dãy Bạch Mã. B. Dãy Pusamsao. C. Dãy Trường Sơn Nam. D. Dãy Hoàng Liên Sơn. Câu 42: Dựa vào Altat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết nhóm ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ hệ Nam Đảo phân bố chủ yếu ở A. Duyên hải Miền Trung. B. Đồng bằng Nam Bộ.
- C. Tây Bắc. D. Tây Nguyên. Câu 43: Trở ngại lớn nhất của tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta là A. Mùa khô thiếu nước ngọt. B. Đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. C. Sâu bệnh. D. Đất bị xói mòn, bạc màu nhanh. Câu 44: Ở nước ta, vùng nào có sông ngòi chảy theo hai hướng ngược chiều nhau A. Vùng Bắc Trung Bộ. B. Vùng Nam Trung Bộ. C. Vùng đồng bằng Nam Bộ. D. Vùng Đông Bắc. Câu 45: Vị trí địa lí nào quy định nhiệt độ của khí hậu A. Nằm ở trung tâm Đông Nam Á. B. Vĩ độ. C. Ngã tư đường giao thông quốc tế. D. Kinh độ. Câu 46: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta chuyển dịch theo hướng A. Tăng tỉ trọng chăn nuôi, thủy sản, giảm tỉ trọng trồng trọt. B. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến, tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác. C. Tăng tỉ trọng dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp và công nghiệp. D. Giảm tỉ trọng chăn nuôi, tăng tỉ trọng trồng trọt. Câu 47: Dựa vào Altat Địa lí Việt Nam trang 45, tỉnh nào sau đây giáp Campuchia cả trên đất liền và trên biển A. An Giang. B. Kiên Giang. C. Cà Mau. D. Quảng Ninh. Câu 48: Vùng nào ở nước ta có điều kiện tự nhiên tốt nhất để phát triển nuôi trồng thủy sản A. Đồng bằng Nam Bộ. B. Duyên hải Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng Bắc Bộ. Câu 49: Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất nước ta thuộc vùng A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ. Câu 50: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phân bố cây công nghiệp ở nước ta A. Cà phê trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ. B. Cao su trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ. C. Tỉnh trồng chè nhiều nhất là Lâm Đồng. D. Cà phê trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên. Câu 51: Đặc điểm nào sau đây không đúng với lao động ở Việt Nam? A. Tác phong công nghiệp tốt. B. Trình độ khoa học công nghệ thấp. C. Lực lượng lao động bổ sung nhanh. D. Năng suất lao động thấp. Câu 52: Nguyên nhân làm cho đất ở đồng bằng ven biển có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa, là do: A. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống. B. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. C. Khí hậu ở đây khô hạn D. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều. Câu 53: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 45, nước ta có bao nhiêu tỉnh giáp Trung Quốc? A. 9 B. 8 C. 6 D. 7 Câu 54: Đặc điểm của địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc là: A. Hẹp ngang kéo dài, chủ yếu là núi cao. B. Chủ yếu là núi thấp.
- C. Các dãy núi chạy song song so le, nâng cao ở 2 đầu, thấp ở giữa. D. Bao gồm các cao nguyên badan xếp tầng. Câu 55: Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí A. trên đường di lưu và di cư của nhiều loại động, thực vật. B. ở khu vực gió mùa điển hình của Châu Á. C. tiếp giáp với Biển Đông. D. gần vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Câu 56: Theo chiều Bắc Nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ? A. 16049’ B. 14049’ C. 17049’. D. 15049’ Câu 57: Đồng bằng sông Hồng giống Đồng bằng sông Cửu Long ở điểm? A. Do phù sa sông bồi tụ từ một vịnh biển nông. B. Có hệ thống đê sông và đê biển. C. Diện tích ngang nhau. D. Có nhiều sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Câu 58: Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là ở đặc điểm: A. Sự tác động của con người B. Hướng nghiêng C. Độ cao và hướng núi D. Giá trị về kinh tế Câu 59: Ý nghĩa văn hóa xã hội của vị trí địa lí Việt Nam là tạo điều kiện A. cho giao lưu với các nước xung quanh bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không. B. là cửa ngõ mở lối ra biển cho Lào, Đông Bắc Campuchia và Tây Nam Trung Quốc. C. cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác cùng phát triển với các nước trong khu vực. D. để nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Câu 60: Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là A. thấp dần từ tây sang đông. B. thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. C. thấp dần từ bắc xuống nam. D. thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Câu 61: Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta? A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông. B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra. C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu. D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi. Câu 62: Ý nào sau đây không phải là phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động thất nghiệp? A. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. B. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất C. Thu hút lao động nước ngoài về Việt Nam. D. Nâng cao chất lượng lao động trong nước Câu 63: Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh nhất là vùng: A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên. Câu 64: Các đô thị ở Việt Nam phân bố: A. chủ yếu ở miền Bắc. B. chủ yếu ở miền Nam.
- C. tương đối đồng đều trên lãnh thổ. D. chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển. Câu 65: Thế mạnh nông nghiệp ở đồng bằng không phải là: A. Cây tr ồng ngắn ngày. B. Thâm canh, tăng vụ C. Nuôi tr ồng thủy sản. D. Chăn nuôi gia súc lớn Câu 66: Nhân tố quyết định đến quy mô, cơ cấu và phân bố sản xuất nông nghiệp nước ta là: A. Khí hậu và nguồn nước. B. Lực lượng lao động. C. Cơ sở vật chất kĩ thuật. D. Hệ thống đất trồng. Câu 67: Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố dân cư ở nước ta là? A. Tập quán canh tác và thâm canh cây lúa nước. B. Chính sách phát triển dân số của Nhà nước. C. Lịch sử định cư và phương thức sản xuất. D. Điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, nước...) thuận lợi Câu 68: Trong ngành trồng trọt, xu thế chuyển dịch hiện nay ở nước ta là: A. Giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp. B. Tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp hằng năm và cây ăn quả. C. Giảm tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp lâu năm và cây rau đậu D. Tăng tỉ trọng ngành trồng cây thực phẩm, giảm tỉ trọng ngành trồng lúa. Câu 68 : Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 19, hãy cho biết cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ở nước ta từ 20002007 thay đổi theo xu hướng nào sau đây? A. Tăng tỉ trọng sản phẩm không qua giết thịt. B. Giảm tỉ trọng chăn nuôi gia cầm C. Tăng tỉ trọng chăn nuôi gia cầm. D. Giảm tỉ trọng chăn nuôi gia súc. Câu 70 : Đông Nam Bộ có thể phát triển mạnh cả cây công nghiệp lâu năm lẫn cây công nghiệp ngắn ngày nhờ vào điều kiện gì? A. Có khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính chất cận Xích đạo. B. Có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến nhất nước. C. Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống kinh nghiệm. D. Có nhiều diện tích đất đỏ ba dan và đất xám phù sa cổ. Câu 71 : Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta hiện nay là A. thị trường có nhiều biến động. B. công nghiệp chế biến chưa phát triển. C. giống cây trồng còn hạn chế. D. thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất. Câu 72 : Ngư trường nào sau đây không phải là ngư trường trọng điểm ở nước ta? A. Ngư trường Cà MauKiên Giang. B. Ngư trường Hải PhòngQuảng Ninh. C. Ngư trường Thanh HóaNghệ AnHà Tĩnh. D. Ngư trường quần đảo Hoàng Sa,quần đảo Trường Sa. Câu 73 : Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 20, năm 2007 tổng diện tích rừng tự nhiên nước ta là: A. 12 739,6 nghìn ha B. 10 188,2 nghìn ha C. 9 529,4 nghìn ha D. 2 551,4 nghìn ha
- Câu 74: Vì sao ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. B. Có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn. C. Có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú. D. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Câu 75 : Để tăng sản lượng thủy sản khai thác ở nước ta vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết là: A. đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ B. phổ biến kinh nghiệm và trang bị kiến thức cho ngư dân C. tìm kiếm các ngư trường đánh bắt mới D. phát triển mạnh công nghiệp chế biến Câu 76 : Chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ( chè, trẩu, sở, hồi...) là đặc điểm của vùng: A. Đồng bằng sông H ồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 77: Phát biểu nào sau đây đúng về du lịch biển đảo nước ta hiện nay? A. Phát triển nhất ở Bắc Bộ. B. Chỉ đầu tư du lịch sinh thái C. Du khách ngày càng đông. D. Phân bố đều khắp cả nước Câu 78: Phát biểu nào sau đây không đúng về ngành chăn nuôi nước ta hiện nay? A. Dịch vụ thú y có nhiều tiến bộ. B. Sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu. C. Sản xuất theo hướng hàng hóa. D. Cơ sở thức ăn đã đảm bảo hơn. Câu 79: Phát biểu nào sau đây không đúng về dân số nước ta hiện nay? A. Quy mô lớn. B. Số lượng không cố định C. Cơ cấu tuổi thay đổi D. Nhiều dân tộc Câu 80: Đặc điểm nguồn lao động nước ta hiện nay là A. trình độ rất cao. B. Phân bố rất đều C. Chất lượng nâng lên D. Số lượng không lớn Câu 81: Phát biểu nào sau đây không đúng về ngành giao thông vận tải ở nước ta hiện nay? A. Có nhiều tuyến đường huyết mạch B. Các loại hình vận tải rất đa dạng C. Có nhiều đầu mối giao thông lớn D. Các ngành đều phát triển rất nhanh. Câu 82: Gió phơn Tây Nam làm cho khí hậu vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ nước ta có A. thời tiết đầu hạ khô nóng. B. mưa nhiều vào thu đông C. lượng bức xạ mặt trời lớn D. hai mùa khác nhau rõ rệt Câu 83: Giải pháp chủ yếu để khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là A. mở rộng trao đổi sản phẩm, chú trọng công tác bảo quản. B. tăng cường thâm canh, áp dụng rộng rãi tiến bộ kĩ thuật. C. áp dụng nhiều hệ thống canh tác, phòng chống thiên tai. D. phân bố cây, con phù hợp; phát triển nông sản xuất khẩu. Câu 84: Chống hạn hán ở nước ta luôn phải kết hợp với chống A. xói mòn B. Lở đất C. Trượt đất D. cháy rừng Câu 85: Phát biểu nào sau đây đúng về vùng núi Tây Bắc nước ta? A. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn. B. Có các cao nguyên badan xếp tầng. C. Ở phía đông thung lũng sông Hồng. D. Hướng chủ yếu tây bắc – đông nam. Câu 86: Phát biểu nào sau đây không đúng về dân cư nước ta hiện nay? A. Phân bố thưa thớt ở các vùng núi. B. Phân bố rất hợp lí giữa các vùng.
- C. Dân nông thôn nhiều hơn đô thị. D. Tập trung đông ở các đồng bằng. Câu 87: Gió mùa Đông Bắc làm cho khí hậu Bắc Bộ nước ta có A. nhiều thiên tai lũ quét, lở đất. B. một mùa đông lạnh và ít mưa. C. thời tiết lạnh ẩm, mưa nhiều D. nhiệt độ đồng nhất khắp nơi. Câu 88: Lao động nước ta không có thế mạnh nào sau đây? A. Số lượng đông, tăng nhanh. B. Lực lượng trẻ, dồi dào. C. Cần cù, sáng tạo. D. Có tính kỉ luật cao. Câu 89: Phát biểu nào sau đây không đúng về ngành trồng trọt nước ta hiện nay? A. Có trình độ lao động rất cao. B. Cơ cấu cây trồng có thay đổi. C. Ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật. D. Sản phẩm đã được xuất khẩu. Câu 90: Nhân tố chủ yếu tạo nên mùa khô ở Tây Nguyên là A. gió mùa Tây Nam. B. gió phơn Tây Nam. C. gió mùa Đông Bắc D. Tín phong Bắc bán cầu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 85 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
6 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn