intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình" hỗ trợ các em học sinh hệ thống kiến thức cho học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức đã được học để giải các bài tập được ra. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình

  1. TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI Họ tên:………………………………………. MÔN: KHTN 6 Lớp: 6/….. NĂM HỌC: 2021 - 2022 PHẦN I: LÝ THUYẾT Câu 1: Nêu kí hiêu, đơn vị, dụng cụ đo chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ. Chiều dài Khối lượng Thời gian Nhiệt độ Kí hiệu l m t t(T) Dụng cụ đo Thước Cân Đồng hồ Nhiệt kế Đơn vị Mét (m) Kilogam (kg) Giây (s) 0 C Câu 2: Định nghĩa giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước  GHĐ của thước là độ dài lớn nhất được ghi trên thước.  ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước Câu 3: Nhiệt độ là gì? Nêu nhiệt độ của nước đá đang tan và hơi nước đang sôi trong thang nhiệt độ Celsius  Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của một vật, kí hiệu là t (hoặc T). + Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. + Vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.  Thang nhiệt độ Celsius : độ C, kí hiệu là 0C.  Qui ước: + Nước đá đang tan: 0 0C. + Nước đang sôi: 100 0C. Câu 4: Nêu đặc điểm các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất và sự chuyển thể của chất a/ Đặc điểm các thể cơ bản của chất - Chất được cấu tạo từ những hạt vô cùng nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được. - Các vật thể đều do một chất hay nhiều chất tạo nên. - Chất tồn tại ở 3 thể cơ bản: thể rắn, thể lỏng, thể khí ( hay còn gọi là thể hơi ) b/ Tính chất của chất: - Tính chất vật lý : không có sự tạo thành chất mới. Ví dụ : thể, màu sắc, mùi, vị, tính tan, tính nóng chảy, tính sôi, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt - Tính chất hóa học: Có sự tao thành chất mới. Ví dụ : chất bị phân hủy, chất bị đốt cháy c/ Sự chuyển thể của chất: - Sự nóng chảy : là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất - Sự đông đặc : là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn 1
  2. - Sự bay hơi : là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất - Sự ngưng tụ : là quá trình chuyển từ thể hơi sang thể lỏng của chất - Sự sôi là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên bề mặt thoáng của chất lỏng. Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi. Câu 5: Nêu các thành phần của không khí. Không khí có vai trò như thế nào trong tự nhiên? a/ Thành phần của không khí: - Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là cacbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác b/ Vai trò của không khí: - Không khí cung cấp oxygen duy trì sự sống trên trái đất - Không khí cung cấp khí cacbon dioxide cho thực vật quang hợp, duy trì tỉ lệ cân bằng tự nhiên của không khí, hạn chế ô nhiễm môi trường - Không khí ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu trên trái đất - Không khí là nguồn nguyên liệu sản xuất khí nitrogen Câu 6: Ô nhiễm không khí là gì? Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và các biện pháp bảo vệ môi trường không khí. a/ Ô nhiễm không khí là sự thay đổi các thành phần của không khí do khói, bụi, hơi hoặc khí lạ, gây biến đổi khí hậu , gây bệnh cho con người, động vật, thực vật b/ Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: do tự nhiên hoặc do con người gây ra. Ví dụ như cháy rừng, núi lửa, phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu xăng dầu, nhà máy nhiệt điện, …. c/ Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí: - Hạn chế các nguồn gây ô nhiễm như bụi, rác thải,…do xây dựng - Xây dựng hệ thống xử lí khí thải, trồng nhiều cây xanh, tuyên truyền, vận động ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường không khí - Giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường đi bộ, xe đạp, và sử dụng phương tiện giao thông công cộng,…. Câu 7: Nêu tính chất và ứng dụng của nhiên liệu. - Nhiên liệu ( còn gọi là chất đốt ) khi cháy đều tỏa nhiệt và ánh sáng - Dựa vào trạng thái, người ta phân loại nhiên liệu thành: + Nhiên liệu khí: gas, biogas, khí than,... + Nhiên liệu lỏng: xăng, dầu, cồn,... + Nhiên liệu rắn: củi, than đá, nến, sáp,... a/Tính chất của nhiên liệu - Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là khả năng cháy và toả nhiệt. b/Một số ứng dụng của nhiên liệu - Củi: Đun nấu, sưởi ấm - Than: Đun nấu, nhiên liệu cho quá trình sản xuất điện, đốt cháy trong lò nung 2
  3. - Xăng: Nhiên liệu chạy động cơ xe máy, máy phát điện, ôtô, máy bay,… - Gas: Nhiên liệu đun nấu, lò gas, bếp gas, đèn khí, bật lửa gas,… Câu 8: Làm thế nào để sử dụng nhiên liệu an toàn và hiệu quả, Trình bày lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu an toàn và hiệu quả. - Để sử dụng nhiên liệu an toàn và hiệu quả , ta cần : + Cung cấp đủ oxi cho quá trình cháy + Tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nhiên liệu + Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức cần thiết - Lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả: sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ cháy nổ; tiết kiệm chi phí trong cuộc sống và sản xuất. Câu 9: An ninh năng lượng là gì? Tại sao sử dụng nhiên liệu phải đảm bảo sự phát triển bền vững – an ninh năng lượng?. - An ninh năng lượng là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch và giá thành rẻ. - Sử dụng nhiên liệu phải đảm bảo sự phát triển bền vững – an ninh năng lượng để nguồn tài nguyên nhiên liệu không bị cạn kiệt và bảo vệ môi trường. Câu 10: Thế nào là chất tinh khiết, hỗn hợp? Phân biệt hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất. Cho ví dụ. - Chất tinh khiết (nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất. Ví dụ: Nước cất, oxygen, đường nguyên chất, …. - Hỗn hợp: được tạo ra từ hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Ví dụ: Nước muối, bột nêm, nước khoáng, …. Hỗn hợp đồng nhất Hỗn hợp không đồng nhất Thành phần giống nhau tại mọi vị trí trong Thành phần không giống nhau tại mọi vị trí trong hỗn hợp hỗn hợp Ví dụ: hỗn hợp muối và nước (đã hòa tan) Ví dụ: hỗn hợp nước và dầu Câu 11: Phân biệt dung dịch, dung môi và chất tan. Cho ví dụ Dung môi Chất tan Dung dịch Dung môi là chất dùng để Chất tan là chất được hòa tan Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất hòa tan chất khác, dung môi trong dung môi. của chất tan và dung môi. thường là chất lỏng. VD: dung dịch nước đường,.. VD: Nước, xăng, rượu, …. VD: dầu, muối, ammonia (có mùi khai) Câu 12: Phân biệt huyền phù, nhũ tương. Cho ví dụ 3
  4. Huyền phù Nhũ tương Nhũ tương là hỗn hợp không đồng nhất, gồm Huyền phù là hỗn hợp không đồng nhất, gồm các hạt chất lỏng lơ lửng trong chất lỏng khác. các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng. VD: hỗn hợp nước và dầu, xốt mayonnaise, VD: nước phù sa, nước bột màu, …. sữa, …… Câu 13: Tế bào là gì? Tế bào có hình dạng và kích thước như thế nào? Nêu tên các thành phần chính của tế bào. a/. Tế bào là gì? - Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. Vì vậy tế bào được xem là đơn vị cơ bản của sự sống. - Tế bào có thể thực hiện các chức năng của cơ thể sống như: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản. b/. Kích thước và hình dạng của tế bào - Tế bào có kích thước nhỏ, phần lớn không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi VD: Hình 17.2 trang 86 SGK - Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu (tế bào trứng), hình đĩa (tế bào hồng cầu), hình sợi (tế bào sợi nấm), hình sao (tế bào thần kinh), hình thoi (tế bào cơ trơn)… VD: Hình 17.3 trang 86 SGK Câu 14: Nêu tên các thành phần chính của tế bào và trình bày chức năng của chúng. Phân biệt tế bào nhân thực với tế bào nhân sơ. a/. Các thành phần chính của tế bào: Các thành phần chính của tế bào Chức năng Màng tế bào Bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào. Chất tế bào Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào. Nhân ( hoặc vùng nhân ) Là nơi điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. b/. Phân biệt tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ: Khác nhau Giống nhau Hình ảnh 4
  5. Không có màng Tế bào nhân bao bọc vật Nhân - Đều được cấu chất di truyền Sơ tạo từ 3 thành (vùng nhân) phần chính: màng tế bào, Tế bào Có màng nhân chất tế bào, nhân Nhân bao bọc vật chất tế bào Thực di truyền ( nhân ) Câu 15: Phân biệt tế bào thực vật và tế bào động vật Giống Hình ảnh Khác nhau nhau - Có thành Tế bào tế bào Thực -Đều là tế - Có lục lạp vật bào nhân thực - Đều được cấu tạo từ 3 -Không có thành phần Tế bào thành tế bào chính: màng Động - Không có tế bào, chất vật lục lạp tế bào, nhân tế bào Câu 16: Trình bày sự lớn lên và sinh sản của tế bào. Nêu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào và công thức tính số tế bào con được tạo ra sau n lần phân chia. Cho ví dụ minh họa a/ Sự lớn lên của tế bào: Các tế bào con có kích thước nhỏ, nhờ quá trình trao đổi chất mà chúng lớn dần thành những tế bào trưởng thành b/ Sự sinh sản của tế bào: - Tế bào lớn đến một kích thước nhất định thì phân chia tạo ra các tế bào con (từ 1 tế bào mẹ thành 2 tế bào con), gọi là sự sinh sản của tế bào c/. Ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào Sự lớn lên và sinh sản của tế bào giúp: - Tăng số lượng tế bào - Thay thế các tế bào già, các tế bào bị tổn thương, các tế bào chết ở sinh vật - Giúp cơ thể sinh vật lớn lên (sinh trưởng) và phát triển d/ Công thức tính số tế bào con tạo ra sau n lần phân chia: 2n VD: Sau 2 lần phân chia số tế bào con được tạo ra là: 22 = 4 (tế bào con) 5
  6. Sau 3 lần phân chia số tế bào con được tạo ra là: 23 = 8 (tế bào con) Sau n lần phân chia số tế bào con được tạo ra là: 2n (tế bào con) Câu 17: Trình bày các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào. - Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều cơ quan, hệ cơ quan. Các cơ quan cùng thực hiện chức năng tạo thành hệ cơ quan, các hệ cơ quan hoạt động thống nhất, nhịp nhàng để thực hiện chức năng sống SƠ ĐỒ: TẾ BÀO  MÔ  CƠ QUAN  HỆ CƠ QUAN CƠ THỂ MÔ CƠ QUAN HỆ CƠ QUAN Là tập hợp 1 nhóm tế Là tập hợp của nhiều bào giống nhau về Là tập hợp một số cơ quan cùng Khái mô cùng thực hiện hình dạng và cùng hoạt động để thực hiện một chức niệm một chức năng trong thực hiện một chức năng nhất định cơ thể năng nhất định VD ở Mô phân sinh, mô Rễ, thân, lá, hoa, quả, thực biểu bì, mô dẫn, mô Hệ chồi, hệ rễ… hạt vật cơ bản VD ở Mô cơ, mô thần kinh, Dạ dày, ruột, gan, tim Hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô động mô liên kết, mô biểu …. hấp… vật bì… PHẦN II: BÀI TẬP Bài 1: Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước. a) Theo em, nước đã biến đâu mất? b) Nước có thể tồn tại ở những thể nào? c) Hây vẽ sơ đổ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước? d) Tại sao lại có hiện tượng nước trải đều trên mặt đĩa? e) Nếu để một cốc có chứa đá lạnh bên trong, sau một thời gian thấy có nước ở bên ngoài cốc. Giải thích tại sao có hiện tượng đó. Bài 2: Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Đường saccharose là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, đặc biệt là nước nóng, nóng chảy ở 185 °C Khi đun nóng, đường saccharose bị phân huỷ thành carbon và nước. Người ta có thể sản xuất đường saccharose từ cây mía, cây củ cải đường hoặc cây thốt nốt. Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide để thu được đường trắng. a) Em hãy chỉ tên vật thể tự nhiên, tên chất ở những từ in đậm trong đoạn văn trên. 6
  7. b) Nêu các tính chất vật lí, tính chất hoá học của đường saccharose. Bài 3: Quan sát hình 1 và hình 2 bên dưới, em hãy cho biết a/. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của mỗi thước.  Hình 1: Thước có GHĐ là ………… cm và ĐCNN là ………… cm.  Hình 2: Thước có GHĐ là ………… cm và ĐCNN là ………… cm. b/. Dùng hai thước này để đo độ dài của cùng một cây bút chì. Hãy ghi lại kết quả đo.  Hình 1: Cây bút chì có độ dài là: ………… cm = ………… m.  Hình 2: Cây bút chì có độ dài là: ………… cm = ………… m. c/. Theo em thì dùng thước trong hình nào đo sẽ chính xác hơn? Giải thích. Bài 4: a. Em hãy cho biết tên gọi của từng loại thước trong các hình 1, 2, 3: . Hình 3 Hình 4 Hình 5 Thước …………… Thước …………… Thước …………… b. Theo em, loại thước nào ở hình trên sử dụng sẽ hợp lý nhất:  Để thợ may đo vòng eo của khách hàng: nên dùng thước ……………………  Để đo bề dày cuốn SGK Vật lí 6 của em: nên dùng thước …………………...  Để đo chiều dài lớp học của em: nên dùng thước ……………………………. Bài 5: 7
  8. Hình 1 a/. Nhà bạn Lan sử dụng các dụng cụ đo ở hình 1 và hình 2. Em hãy cho biết tên gọi của hai dụng cụ đo đó. b/. Để đo nhiệt độ không khí trong phòng bạn Lan sử dụng dụng cụ đo ở hình 2. Vậy dụng cụ đo ở hình 1 có công dụng gì? c/. Quan sát dụng cụ đo ở hình 2, em hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo là bao nhiêu 0C? Mực chất lỏng (màu đỏ) đang chỉ giá trị là bao nhiêu 0C Hình 2 ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. Bài 6: Gas là một chất rất dễ cháy, khi gas trộn lẫn với Oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hỗn hợp dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ bật gas, bếp gas. a) Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn ? b) Tại sao nên để bình gas ở nơi thoáng khí ? c) Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thấy mùi gas thì em nên làm gì ? ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. Bài 7: Bạn An cho rằng: “Nước có thể hòa tan mọi chất rắn.” a. Theo em bạn An phát biểu như vậy có đúng không? Nếu không em hãy cho ví dụ chứng minh. b. Khi chúng ta hòa tan đường vào nước thì sản phẩm tạo ra được gọi là gì? Và nước đóng vai trò gì trong trường hợp này? ………………………………………………………………………………………………………. 8
  9. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. Bài 8: Cho hình ảnh sau đây a. Theo em, nước tinh khiết là chất hay hỗn hợp? Vì sao? b. Trong hai loại nước trên, loại nước nào tốt cho sức khỏe hơn? c. Trên một số bình nước khoáng thường có dòng chữ “Nước khoáng tinh khiết”. Theo em, ý nghĩa của dòng chữ này có hợp lí không? Tại sao? ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. Bài 9: Đánh dấu X vào ô phù hợp để xác định trạng thái của các hỗn hợp sau: Hỗn hợp Huyền phù Nhũ tương Dung dịch Sữa chua lên men Hòa đất vào nước Hòa muối ăn vào nước Hòa đường vào nước Sữa tươi Sữa tắm Bài 10: Ghép nối các thành phần cấu tạo cột A với thành phần chức năng cột B CỘT A CỘT B 9
  10. Màng tế bào Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào Chất tế bào Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào Bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi Nhân tế bào ra khỏi tế bào Màng nhân Bao bọc khối vật chất di truyền Bài 11: Cơ thể trùng giày chỉ có cấu tạo bởi một tế bào, chúng là động vật đơn bào. Để tìm hiểu về sự nhân đôi của trùng giày, Lan thực hiện thí nghiệm như sau: Đầu tiên cho 5 con trùng giày vào ống nghiệm, có đầy đủ chất dinh dưỡng Sau 1 ngày Lan thấy trong ống nghiệm xuất hiện 10 con trùng giày. Đến ngày thứ 2 thì đã thấy xuất hiện 20 con. Vậy sau một tuần trong ống nghiệm lúc này sẽ có tổng cộng bao nhiêu con trùng giày. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. Bài 12: Sau khi học xong bài học Lan và An tranh luận về câu hỏi của bài: “Cơ thể chúng ta lớn lên do đâu?”. - Bạn An trả lời: “Cơ thể chúng ta lớn lên là do chúng ta ăn uống, ngủ thì cơ thể tự động lớn lên.” - Bạn Lan không đồng ý vì cho rằng câu trả lời của bạn An chưa chính xác. Bạn Lan trả lời: “Cơ thể của chúng ta do các tế bào lớn lên và phân chia dẫn đến số lượng tế bào tăng, cơ thể sẽ lớn lên.” a) Em có nhận xét gì về câu trả lời của hai bạn? b) Câu trả lời của em cho câu hỏi trên là gì? ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. Bài 13: Hoàn thành đoạn thông tin sau: Trong cơ thể đa bào, (1)... thường được sắp xếp vào trong các mô, các cơ quan và các hệ cơ quan. (2)... là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện một chức năng nhất định. Chẳng 10
  11. hạn, hệ thẩn kinh của bạn được tạo thành từ (3)... (gồm các tế bào thần kinh), mô bì, mô liên kết. Nó chỉ đạo các hoạt động và quy trình của cơ thể sống. (1): ……………………………………………… (2): ……………………………………………… (3): ……………………………………………… Bài 14: Quan sát sơ đồ dưới đây và hoàn thành các yêu cầu sau: a) Viết tên các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào vào cột (A). b) Nối tên các cấp độ tổ chức trong cơ thể ở cột (A) tương ứng với các hình ở cột (B). c) Gọi tên các cơ quan ở vị trí số (4) và cho biết Hình B là hệ cơ quan nào trong cơ thể người. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. d) Dự đoán điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những cơ quan thuộc hệ cơ quan số (4) bị tổn thương. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. Bài 15. Quan sát cấu tạo của tế bào A, B, C , hoàn thành các yêu cầu: a. Nêu tên các thành phần cấu tạo nên tế bào được đánh số từ 1 đến 5. b. Dựa vào đặc điểm cấu trúc nào em xác định tên tế bào A, B, C. c. Phân biệt tế bào B, C. d. Trình bày hai chức năng chính của màng tế bào. 11
  12. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. Bài 16: Quan sát hình và trả lời câu hỏi sau: a. Cho biết các hệ cơ quan cấu tạo nên cơ thể cây cà chua b. Gọi tên các cơ quan cấu tạo nên hệ chồi. c. Nêu chức năng của hệ rễ. d. Hãy kể tên một số cơ quan cấu tạo nên hệ tiêu hóa ở người. e. Hãy kể tên một số hệ cơ quan ở người. Nêu chức năng của hệ tiêu hóa.iều gì sẽ xảy ra nếu trong cơ thể có một hệ cơ quan nào đó ngừng hoạt động? ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. 12
  13. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. Bài 17. Cho 3 tế bào kí hiệu lần lượt là (1), (2), (3) với các thành phần cấu tạo như sau: Tế Bào Vật chất di truyền Màng nhân Lục lạp (1) Có Không Không (2) Có Có Không (3) Có Có Có a. Tế bào nào là tế bào nhân sơ, tế bào nào là tế bào nhân thực? Tại sao? b. Tế bào nào là tế bào thực vật? Tế bào nào là tế bào động vật? Tại sao? ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. Bài 18: Quan sát cấu tạo tế bào thực vật trong hình bên và trả lời các câu hỏi sau: a/ Hãy chú thích các thành phần chính của tế bào ở hình bên b/ Thành phần nào có chức năng điều khiển hoạt động sống của tế bào? c/ Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật? ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………. ------------- CHÚC CÁC EM ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2