Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Đà Lạt
lượt xem 1
download
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Đà Lạt’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Đà Lạt
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 PHẦN A. MẠCH NỘI DUNG VẬT SỐNG I.TRẮC NGHIỆM. Học sinh ôn tập các đơn vị kiến thức sau: 1. Nêu được chức năng của hệ vận động người. 2. Vận dụng hiểu biết về dinh dưỡng và tiêu hóa để phòng và chống các bệnh về tiêu hóa cho bản thân và gia đình. 3.Nêu được khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể. 4.Vận dụng được hiểu biết về hô hấp để bảo vệ bản thân và gia đình. 5. Trình bày được một số bệnh về hệ bài tiết. Trình bày cách phòng chống các bệnh về hệ bài tiết. 6. Đọc và hiểu được thông tin một ví dụ cụ thể về kết quả xét nghiệm nồng độ đường và uric acid trong máu. II. TỰ LUẬN Câu 7. a. Trình bày nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh đau mắt đỏ? -Nguyên nhân: do virus Adeno gây ra. -Triệu chứng: đỏ mắt, chảy nước mắt, có nhiều ghèn mắt, cộm mắt. -Cách phòng: nên rửa tay thường xuyên, đeo kính bảo vệ mắt, hạn chế dụi mắt,không tiếp xúc trực tiếp hoặc dung chung đồ cá nhân với người bệnh, bổ sung các thực phẩm có lợi cho mắt. b.Bằng sự hiểu biết của mình em hãy tuyên truyền cho mọi người xung quanh cách bảo vệ mắt tránh tật cận thị? ( Học sinh tự đề ra biện pháp sao cho đảm bảo kiến thức bài học, yêu cầu có 3 biện pháp). Gợi ý: + Cần học tập và làm việc trong môi trường ánh sáng thích hợp. +Tránh đọc sách với khoảng cách gần, thiếu ánh sáng. +Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài, liên tục. +Nếu đã mắc tật cận thị, cần đeo kính đúng độ và khám mắt định kì. +Ăn uống hợp lí để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt. Câu 8. Nêu được một số cách phòng chống bệnh tiểu đường? Gợi ý: + Giảm thức ăn chứa đường trong khẩu phần ăn (giảm tinh bột, bánh, kẹo,...), hạn chế muối trong thức ăn. + Không nên dùng rượu bia và nước ngọt có ga. + Tăng cường ăn rau xanh , các loại quả ít ngọt. + Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sự lưu thông máu. Câu 9. Khái niệm thân nhiệt? Thân nhiêt là nhiệt độ của cơ thể người. Ổ người bình thường nhiệt độ cơ thể luôn ở mức ổn định 37°C và không dao động quá 0,5°C. Câu 10.a.Kể tên các cơ quan sinh dục nam? Cơ quan sinh dục nam gồm: 2 tinh hoàn nằm trong bìu, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh,ống đái và dương vật. b. Chức năng của cơ quan sinh dục nam? Sản xuất ra tinh trùng và hoocmon sinh dục nam Testosteron nhằm thực hiện chức năng sinh sản và duy trì nòi giống 1
- PHẦN B. MẠCH NỘI DUNG NĂNG LƯỢNG, SỰ BIẾN ĐỔI Học sinh ôn tập các đơn vị kiến thức sau: - Học sinh học lý thuyết từ bài 13 đến bài 19. - HS xem lại các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập + Bài tập về khối lượng riêng. + Bài tập áp suất + Bài tập về tác dụng làm quay của lực, moment lực- đòn bẩy. CÁC CÂU HỎI THAM KHẢO Câu 11. Khối lượng riêng của một chất được xác định như thế nào? Viết công thức tính khối lượng riêng và giải thích kí hiệu và đơn vị từng đại lượng trong công thức? Trả lời: Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó m Trong đó: D: Khối lượng riêng (kg/m3) Công thức: D = V m: Khối lượng (kg); V: Thể tích (m3) Câu 12. Áp lực là gì? Áp suất được tính như thế nào? Viết công thức tính áp suất và giải thích kí hiệu và đơn vị từng đại lượng trong công thức? Trả lời: - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép - Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép F Trong đó: Công thức: p = S p: áp suất (N/m2 hoặc Pa); F: áp lực(N) S: Diện tích mặt tiếp xúc( m2) Câu 13. Nêu kết luận về áp suất chất lỏng? Trả lời: + Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương và mọi điểm trong lòng nó. + Vật càng ở sâu trong lòng chất lỏng thì chịu tác dụng của áp suất chất lỏng càng lớn. Câu 14.Giải thích sự tạo thành áp suất khí quyển? Lấy ví dụ cho thấy sự tồn tại của áp suất khí quyển trong đời sống? Trả lời: Do có trọng lượng nên lớp không khí bao quanh trái đất gây ra một áp suất gọi là áp suất khí quyển. Áp suất khí quyển tác dụng lên mọi vật trên trái đất, trong lòng khí quyển và cả mặt đất. Ví dụ 1. Dùng tấm nhựa cứng đậy lên mặt một cốc đựng đầy nước, nhanh tay úp ngược miệng cốc, nước trong cố sẽ không chảy ra ngoài do có áp suất khí quyển tác dụng vào tấm nhựa dính chặt vào miệng cốc chặn nước chảy xuống. Ví dụ 2. Giác mút treo tường nhẵn, kính… hoạt động nhờ có áp suất khí quyển… Câu 15. Một vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào? So sánh phương chiều của chúng? Khi nào thì vật nổi? Vật chìm? Trả lời: Một vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Acsimet. Hai lực này cùng phương thẳng đứng nhưng ngược chiều nhau. - Vật nổi khi lực đẩy Acsimet lớn hơn trọng lượng của vật. ( FA P ) - Vật chìm khi lực đẩy Acsimet nhỏ hơn trọng lượng của vật. ( FA P ) Câu 16. Giá của lực là gì? Khi nào lực tác dụng vào vật có thể làm quay vật? Trả lời: Đường thẳng chứa mũi tên biểu diễn lực gọi là giá của lực. Khi lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì sẽ làm quay vật Câu 17. Moment lực là gì? Moment lực phụ thuộc vào những yếu tố như thế nào? Trả lời: - Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc 1 trục được đặc trưng bởi moment lực. - Lực càng lớn, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn - Giá của lực càng cách xa trục quay, moment lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn. Câu 18. Nêu cấu tạo của đòn bẩy? Đòn bẩy có tác dụng gì? Trả lời: 2
- Cấu tạo: Đòn bẩy gồm điểm tựa O, Điểm tác dụng của lực F1 là O1, điểm tác dụng của lực F2 là O2, và 2 cánh tay đòn OO1,OO2 Tác dụng: - Dùng đòn bẩy có thể thay đổi hướng tác dụng của lực, đòn bẩy có thể thay đổi độ lớn của lực. Câu 19. Đòn bẩy có những loại nào? Các loại đòn bẩy đó khác nhau ở điểm nào? Trả lời: - Đòn bẩy có 2 loại: đòn bẩy loại 1 và đòn bẩy loại 2 - Đòn bẩy loại 1 có điểm tựa O nằm trong 2 điểm đặt lực O1, O2 - Đòn bẩy loại 2 có điểm tựa O nằm ngoài 2 điểm đặt lực O1, O2 Câu 20. Cho khối lượng riêng của nhôm, sắt, chì, đá lần lượt là 2700 kg/m3, 7800 kg/m3, 11300 kg/m3, 2600 kg/m3. Một khối đồng chất có thể tích 300 cm3, nặng 810g đó là khối A. nhôm. B. sắt. C. chì. D. đá. Câu 21. Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào? A. Lực đẩy Archimedes B. Lực đẩy Archimedes và lực ma sát C. Trọng lực D. Trọng lực và lực đẩy Archimedes Câu 22. Cho m, V lần lượt là khối lượng và thể tích của một vật. Biểu thức xác định khối lượng riêng của chất tạo thành vật đó có dạng nào sao đây? m V A. D = m.V B. D = C. D = D. p = m.V V m Câu 23. Muốn tăng áp suất thì A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực. theo cùng tỉ lệ. C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực. cùng tỉ lệ. Câu 24. Khi lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì sẽ A. làm quay vật. B. làm vật đứng yên. C. không tác dụng lên vật. D. vật tịnh tiến. Câu 25. Đơn vị đo áp suất là A. N/m2 B. N/m3 C. kg/m3 D. N Câu 26. Khi nâng một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nâng nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì A. khối lượng của tảng đá thay đổi B. khối lượng của nước thay đổi C. do trong nước có thêm lực đẩy của nước D. do trong nước có lực đẩy của tảng đá Câu 27. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc A. khối lượng lớp chất lỏng phía trên. B. trọng lượng lớp chất lỏng phía trên. C. thể tích lớp chất lỏng phía trên. D. độ cao lớp chất lỏng phía trên. Câu 28. Một vật có trục quay cố định chịu tác dụng của lực F. Tình huống nào sau đây, lực F sẽ gây tác dụng làm quay đối với vật? A. Giá của lực F không đi qua trục quay. B. Giá của lực F song song với trục quay. C. Giá của lực F đi qua trục quay. D. Giá của lực F có phương bất kì. Câu 29. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại vì A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp. B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng. C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp. bẹp đi. Câu 30. Muốn đo khối lượng riêng của khối gỗ hình hộp chữ nhật người ta dùng những dụng cụ gì? A. Chỉ cần dùng một cái cân. B. Chỉ cần dùng một lực kế. C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ. D. Chỉ cần dùng một cái cân và thước. Câu 31. Tác dụng làm quay càng lớn khi nào? 3
- A. Giá của lực càng xa trục quay, moment lực B. Giá của lực càng gần trục quay, moment lực càng lớn càng lớn C. Giá của lực càng xa trục quay, moment lực D. Giá của lực càng gần trục quay, moment lực càng bé càng bé Bài 32: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng? A. Khối lượng riêng của một chất là khối B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có lượng của một đơn vị thể tích chất đó. nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg. C. Công thức tính khối lượng riêng là D = D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng. m.V. Bài 33:Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất? A. Người đứng cả 2 chân. B. Người đứng một chân. C. Người đứng cả 2 chân nhưng cúi người D. Người đứng cả 2 chân nhưng tay cầm quả xuống. tạ. Câu 34: Một hình hộp chữ nhật có kích thước 20cm x 10cm x 5cm được đặt trên bàn nằm ngang. Biết trọng lượng riêng của chất làm nên vật là d = 2.104 N/m3. Áp suất lớn nhất và nhỏ nhất tác dụng lên mặt bàn là bao nhiêu? A. pmax = 4000Pa;pmin = 1000Pa B. pmax=10000Pa;pmin=2000Pa C. pmax=4000Pa;pmin=1500Pa D. pmax=10000Pa;pmin=5000Pa Câu 35. Một cái nhà gạch có khối lượng 120 tấn. Mặt đất ở nơi cất nhà chỉ chịu được áp suất tối đa là 100000 N/m2. Tính diện tích tối thiểu của móng. Câu 36. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104 N/m2. Diện tích của hai bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó? Câu 37. Tại sao khi trời mưa, đường đất lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe đi? Câu 38. Tại sao khi ta lặn luôn cảm thấy tức ngực và càng lặn sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng? Câu 39. Hãy so sánh áp suất tại các điểm M, N và Q, trong bình chứa chất lỏng ở hình 8.5? Giải thích? Câu 40. Tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tích là 0,4 m3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3. Câu 41. Thả một hòn bi sắt vào một bình có thể tích 1 lít đang chứa 0,5 lít thì thấy nước dâng lên đến vạch 0,8 lít. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3. Tính khối lượng của hòn bi sắt? Câu 42. Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất. Câu 43. Khi tháo đai ốc ở các máy móc thiết bị, người thợ cần dùng dụng cụ là cờ lê. a) Hãy chỉ ra vật chịu lực tác dụng làm quay là gì? b) Nếu ốc quá chặt, người thợ thường phải dùng thêm 1 đoạn ống thép để nối dài thêm cán của chiếc cờ lê. Giải thích cách làm này? Câu 44. Dùng búa để nhổ đinh như hình 19.5. Hãy chỉ ra trục quay, cánh tay đòn trong trường hợp này. Câu 45. Hai bạn học sinh chơi bập bênh (hình 19.3), bạn A có khối lượng 40 kg và ngồi cách đầu bập bênh bên trái 40 cm, bạn B có khối lượng 40 kg và ngồi cách trục quay 1,0 m về bên phải. a. Bập bênh bị lệch về bên nào khi cả hai bạn ngồi trên bập bênh (không chạm chân xuống đất)? b. Bạn B cần ngồi ở đâu để bập bênh cân bằng (nằm ngang)? 4
- PHẦN C. MẠCH NỘI DUNG CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT I. Học sinh ôn tập các đơn vị kiến thức sau: - Định nghĩa phản ứng hóa học? Nêu diễn biến của phản ứng hóa học? - Nêu khái niệm về Mol, thể tích mol chất khí ở đkc(250C và 1 bar)? - Viết các công thức tính số mol, khối lượng, thể tích chất khí (đkc)? - Viết công thức tính tỉ khối chất khí? - Nêu định nghĩa độ tan của một chất? Viết công thức tính độ tan? - Định nghĩa nồng độ mol? Viết công thức tính nồng độ mol. - Định nghĩa nồng độ phần trăm? Viết công thức tính nồng độ phần trăm? - Phát biểu Định luật bảo toàn khối lượng? II. Các câu trắc nghiệm tham khảo Câu 46. Trong một phản ứng bất kì thì đại lượng nào sau đây không thay đổi? A. Số phân tử. B. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố. C. Số chất (số chất phản ứng bằng số sản phẩm). D. Số mol. Câu 47. Quá trình nào sau đây là biến đổi hoá học? A. Đốt cháy cồn trong đĩa. B. Hơ nóng chiếc thìa inox. C. Hoà tan muối ăn vào nước. D. Nước hoa trong lọ mở nắp bị bay hơi. Câu 48. Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra biến đổi vật lí? A. Đốt cháy củi trong bếp. B. Thắp sáng bóng đèn dây tóc. C. Đốt sợi dây đổng trên lửa đèn cồn. D. Để sợi dây thép ngoài không khí ẩm bị gỉ. Câu 49. Bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi về A. số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố. B. số lượng các nguyên tố. C. số lượng các phân tử. D. liên kết giữa các nguyên tử. Câu 50. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Trong một phản ứng hóa học, …(1) … khối lượng của các sản phẩm bằng …(2)… khối lượng của các chất phản ứng.” A. (1) tổng, (2) tích. B. (1) tích, (2) tổng. C. (1) tổng, (2) tổng. D. (1) tích, (2) tích. Câu 51. Mol là A. lượng chất có chứa 6,022.1022 nguyên tử hoặc phân tử chất đó. B. lượng chất có chứa 6,022.1023 gam chất đó. C. lượng chất có chứa N g chất đó. D. lượng chất có chứa 6,022.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Câu 52. Phản ứng hóa học là A. quá trình biến đổi nguyên tử này thành nguyên tử khác. B. quá trình biến đổi từ thể này sang thể khác. C. quá trình biến đổi chất này thành chất khác. D. quá trình biến đổi không tạo thành chất mới. Câu 53. Công thức tính nồng độ mol của 1 dung dịch là: A. CM = mct/mdd. B. CM = m/n. C. CM = m/M. D. CM = n/V. Câu 54. Khối lượng của 3,7185 lít khí Oxygen (O2) ở 25 C, 1 bar là 0 A. 48 g B. 4,8 g C. 2,4 g D. 24 g Câu 55. Nồng độ phần trăm của 1 dung dịch cho biết A. số gam chất tan có trong 100 g nước. B. số gam chất tan có trong 100 g dung dịch. C. số mol chất tan có trong 1 lít nước. D. số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. III. TỰ LUẬN Câu 56. Tính số mol của a. 10 g đá vôi (CaCO3 ) b.18,5925 lít khí carbonic ( CO2) (ở đkc). Câu 57 Tính khối lượng của a. 1,5 mol vôi sống (CaO). b. 7437 ml khí SO2 (ở đkc). Câu 58. Tính thể tích (ở đkc) của hỗn hợp gồm: 0,25 mol Cl2 và 4,8 g O2 Câu 59. Các khí: O2, Cl2, CO2, N2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? 5
- Câu 60. Lập các PTHH có sơ đồ phản ứng như sau: a. Fe + Cl2 --------> FeCl3 b. Al + H2SO4 -------> Al2(SO4)3 + H2 c. Na + O2 --------> Na2O d Ca(OH)2 + H3PO4 ----> Ca3(PO4)2 + H2O e. CuSO4 + NaOH ----> Cu(OH)2 + Na2SO4 g. Fe2O3 + HCl ------> FeCl3 + H2O i. Cu + AgNO3 ------> Cu(NO3)2 + Ag Câu 61. Khi đốt cháy than xảy ra phản ứng hóa học: Carbon + Khí oxygen –t0 → Khí carbon dioxide (CO2). Để đốt cháy hết 12kg carbon thì cần khối lượng oxygen là bao nhiêu biết sau phản ứng thu được 44kg khí carbon dioxide. a/ Lập PTHH? b/ Viết công thức khối lượng của phản ứng theo định luật bảo toàn khối lượng? c/ Tính khối lượng của khí oxi cần dùng? Câu 62. Ở 25 °C, một dung dịch có chứa 30 g NaCl trong 70 g nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch trên? Câu 63. Từ muối ăn NaCl và nước cất và những dụng cụ cần thiết, em hãy trình bày cách pha chế 200 g dung dịch NaCl có nồng độ 0,9%? Câu 64. Trong 200ml dung dịch có hòa tan 16g CuSO4 . Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 Câu 65. Tính khối lượng BaCl2, khối lượng nước có trong 200g dung dịch BaCl2 5%? (Ca = 40, C=12, O =16, Cl = 35,5, N = 14, Cu = 64, S = 32) --------------------------------HẾT------------------------------- 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Nhật 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Chu Văn An
5 p | 59 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Ngô Quyền
18 p | 55 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
2 p | 56 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên
2 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu
8 p | 56 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
7 p | 26 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Chu Văn An
4 p | 57 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 66 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
22 p | 22 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 41 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 85 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
18 p | 31 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên
19 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
4 p | 42 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p | 55 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 112 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Cơ bản)
15 p | 23 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn