intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Chánh Phú Hòa

Chia sẻ: Weiwuxian Weiwuxian | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

34
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Chánh Phú Hòa tổng hợp kiến thức môn học trong học kì này, hi vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các em ôn tập thật tốt chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Chánh Phú Hòa

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SỬ  KHỐI 7 NĂM HỌC 2019 – 2020. Câu 1:Em hãy trình bày về các cuộc phát kiến địa lý?    Nguyên nhân  :  ­ Do nhu cầu  phát triển sản xuất và những tiến bộ về mặt kĩ thuật hàng hải như: la  bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng tàu…  Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu :    + B. Đi­ a­ xơ đến cực Nam châu Phi (1478) + Va­xcô đơ Ga­ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498) + Cô­lôm­bô tìm ra châu Mĩ (1492) + Ma­gien­lan đi vòng quanh trái đất ( 1519­1522)   ết quả :   K ­ Tìm ra những vùng đất mới,thúc đẩy thương nghiệp phát triển ­ Đem lại những món lợi khổng lồ cho giai cấp  tư sản châu Âu. Câu 2: Em hãy trình bày quá trình xây dựng đất nước của nhà Đinh ? ­ 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ  Việt, đóng đô ở  Hoa  Lư. ­ 970 Đặt niên hiệu là Thái Bình. ­ Phong vương cho các con, cử tướng thân cận giữ các chức vụ chủ chốt. ­ Xây dựng cung điện, đúc tiền, xử phạt nghiêm với kẻ phạm tội. ­ Đặt quan hệ giao hão với nhà Tống Câu 3: Nhà Lý được thành lập như thế nào? Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước   thời Lý? Sự thành lập: ­ Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đỉnh nối ngôi và cuối năm 1009 thì qua đời. Triều   thần chán ghét nhà Lê đã tôn Lý Công Uẩn  lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập.  ­ Năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô về Đại La, đổi tên là thành Thăng Long ­ Năm 1054 đổi tên nước thành Đại Việt Tổ chức bộ máy nhà nước: Trung ương:  Địa phương: 
  2. Câu 4: Em hãy cho biết những nét chính về pháp luật, quân đội và chính sách đối   nội, đối ngoại thời Lý? Luật pháp: ­ Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên là bộ   Luật   Hình thư. ­ Quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công  và tài sản của nhân dân. ­  Nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Người phạm tội bị  xử phạt nghiêm khắc.  Quân đội:  ­ Quân đội bao gồm có quân bộ và quân thủy.  ­ Vũ khí có giáo mác, dao, kiếm, cung, nỏ, máy bắn đá. ­ Trong quân chia làm cấm quân và quân địa phương. Chính sách đối nội, đối ngoại: ­ Về đối nội, nhà Lý coi trọng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. ­ Về đối ngoại, đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống và Cham­pa.   Kiên quyết bảo toàn lãnh thổ. Câu 5: Nhà Lý đã làm gì để đầy mạnh sản xuất nông nghiệp? ­ Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sản xuất nông nghiệp: + Tổ chức Lễ cày tịch điền, khuyến khích khai hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt,  cấm giết hại trâu bò... ­ Nông nghiệp từng bước được phục hồi và phát triển. Nhiều năm mùa màng bội thu. Câu 6: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân  Mông Nguyên? Nguyên nhân thắng lợi: ­ Tinh thần  đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu nhà Trần là hạt nhân  lãnh đạo. ­ Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.Tinh thần hi sinh, quyết  chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội. ­ Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo và sự chỉ huy tài tình của các tướng lĩnh, vương  hầu.  Ý nghĩa lịch sử: ­ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông ­ Nguyên, bảo vệ  được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc. ­ Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược (góp phần nâng cao  lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân...). ­ Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều  bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược. Câu 7:   Theo em Vua Đinh Tiên Hoàng đã có những công lao gì trong công cuộc  củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước?
  3. Câu 8: Em hãy giải thích vì sao vua Lý Thái Tổ  (Lý Công Uẩn) lại dời đô từ  Hoa  Lư về Đại La? ­ Câu 7 và câu 8 học sinh tự tìm hiểu về công lao của các nhân vật (mỗi câu chỉ cần  nêu 2 ý) ­­­­­­­­­­­­­­­­­Chúc các em đạt kết quả tốt ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2