Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1
lượt xem 1
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Quận 1
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 Họ và tên: ………………………………………. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU Lớp ……………………….. MỘT SỐ NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 6 - NĂM HỌC: 2024 – 2025 I. TRẮC NGHIỆM: Lưu ý: Nội dung ôn tập chỉ mang tính chất tham khảo, học sinh cần tìm hiểu thêm nội dung bài học. PHẦN LỊCH SỬ Câu 1 Các công xã nông thôn của cư dân Ai Cập cổ đại còn được gọi là gì? A. các Xóm C. các Nôm B. các Làng D. các Chiềng, chạ Câu 2. Ai là người có công thống nhất nhà nước Ai Cập? A. Vua Tu- tan-kha-mun (tutankhamun). C. Vua Na-mơ (Narmer). B. Vua Ram-sét II (RamsesII). D. Vua Kê-ốp (Kheops). Câu 3. Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời vào khoảng thời gian nào? A. 4000 TCN. C. 3200 TCN. B. TCN. D. 3500 TCN. Câu 4. Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là A. Thiên tử. C. En-xi. B. Pha-ra-ông(pharaoh). D. Samura. Câu 5. Đặc điểm nổi bật của nhà nước Lưỡng Hà cổ đại là gì? A. Dân tộc Xu-me làm chủ C. Có nhiều tộc người thay phiên làm chủ. B. Nhà nước mang tính dân chủ. D. Nhà nước theo thể chế chiếm hữu nô. Câu 6. Bộ luật thành văn của người Lưỡng Hà cổ đại có tên gọi là gì? A. Luật La Mã. C. Luật Ha-mu-ra-bi(Hammurabi). B. Luật 12 bảng. D. Luật Ha-la-kha(Hakakha). Câu 7. Từ thiên niên kỉ IV TCN, Lưỡng Hà đã có chữ viết, mà hình dạng giống như những chiếc đinh hay góc nhọn nên được gọi là A. chữ Phạn. C. chữ La-tinh B. chữ Hán. D. chữ hình nêm Câu 8. Thành tựu văn học nổi bật của người Lưỡng Hà cổ đại là A. bộ sử thi Ra-ma-ya-na (Ramayana). C. thần thoại Nữ Oa. B. thần thoại Héc-quyn (Hercules). D. bộ sử thi Gin-ga-mét (Gilgames). Câu 9. Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, tộc người nào đã tràn vào miền Bắc Ấn Độ? A. Người A-ri-a (Arya). C. Người Đra-vi-đa (Dravida). B. Người Do Thái. D. Người Khơ-me. Câu 10. Chế độ đẳng cấp Vác-na (Varna) của người A-ri-a (Arya) đã thiết lập ở Ấn Độ là? A. Sự phân biệt về chủng tộc và màu da. C. Sự phân biệt về trình độ học vấn. B. Sự phân biệt về tôn giáo. D. Sự phân biệt giàu - nghèo. Câu 11. Theo chế độ Vác-na (Varna) đẳng cấp nào có quyền lực nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại? A. Bra-man (Brahman). C. Vai-si-a (Vaishya). B. Ksa-tri-a (Ksatrya). D. Su-đra (Sudra).
- Câu 12. Theo chế độ Vác-na (Varna) đẳng cấp nào thấp kém nhất trong xã hội Ấn Độ cổ đại? A. Bra-man (Brahman). C. Vai-si-a (Vaishya). B. Ksa-tri-a (Ksatrya). D. Su-đra (Sudra). Câu 13. Chữ viết nào được sử dụng phổ biến nhất ở Ấn Độ cổ đại? A. Chữ Phạn. C. Chữ La-tinh. B. Chữ Hán. D. Chữ Ka-na (Kana). Câu 14. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo nào dưới đây? A. Hin-đu giáo và Phật giáo. C. Hin-đu giáo và Thiên chúa giáo. B. Nho giáo và Phật giáo. D. Nho giáo và Đạo giáo. Câu 15. Chữ viết của người Trung Quốc cổ đại được viết trên chất liệu gì? A. Trên đất sét. C. Trên mai rùa, xương thú, thẻ tre. B. Trên giấy Pa-pi-rút. D. Trên phiến đá. Câu 16. Phát minh của người Trung Quốc cổ đại trong lĩnh vực y học? A. Châm cứu. C. Ướp xác. B. Phát minh ra số 0. D. Phát minh thuốc tê, thuốc mê. Câu 17. Đâu là một công trình kiến trúc tiêu biểu ở Trung Quốc? A. Chùa hang A-gian-ta (Ajanta). C. Vườn treo Ba-bi-lon (Babylon). B. Kim tự tháp . D. Vạn Lý Trường Thành. Câu 18. Là tác phẩm văn học nổi tiếng nhất thời cổ Đại ở Trung Quốc? A.Ra-ma-y-a-na (Ramayana). C. Kinh Thi. B. Gin-ga-mét (Gilgamesh). D. I-li-át (Iliad) Ô-i-xê (Odyssey). PHẦN ĐỊA LÍ Câu 19. Theo quy ước, đầu phía trên của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào? A. Hướng Bắc. B. Hướng Nam. C. Hướng Đông. D. Hướng Tây. Câu 20. Để xác định phương hướng trên bản đồ có hệ thống kinh, vĩ tuyến thì ta dựa vào đâu? A. Kim chỉ nam. C. Hệ thống kinh, vĩ tuyến B. Mũi tên chỉ hướng Bắc. D. Mặt Trời. Câu 21. Để xác định phương hướng trên bản đồ không có hệ thống kinh, vĩ tuyến thì ta dựa vào đâu? A. Mặt Trời. C. Kim chỉ nam hoặc mũi tên chỉ hướng Bắc. B. Hướng gió. D. Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Câu 22. Để thể hiện tỉ lệ bản đồ, người ta thường dùng các dạng tỉ lệ bản đồ nào? A. Tỉ lệ chữ, tỉ lệ số. C. Tỉ lệ chữ, tỉ lệ thước. B. Tỉ lệ số, tỉ lệ thước. D. Tỉ lệ số, tỉ lệ chữ, tỉ lệ thước. Câu 23. Trái Đất có dạng hình gì? A. Hình tròn. C. Hình vuông. B. Hình cầu. D. Hình bầu dục. Câu 24. Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời? A. Vị trí thứ 3. C. Vị trí thứ 5. B. Vị trí thứ 6. D. Vị trí thứ 7. Câu 25. Trái Đất có bán kính ở Xích đạo là A. 6378 km. C. 6387 km. B. 6465 km. D. 6456 km. Câu 26. Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động nào của Trái Đất? A. Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất. C. Tự quay quanh trục của Trái Đất.
- B. Quay quanh các hành tinh của Trái Đất. D. Tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời. Câu 27. Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian bao lâu? A. Một ngày đêm. B. Một năm. C. Một tháng. D. Một mùa. Câu 28. Trái Đất được cấu tạo bởi các lớp nào sau đây? A. Manti, vỏ Trái Đất C. Nhân trong, nhân ngoài, vỏ Trái Đất. B. Vỏ Trái Đất, manti và nhân D. Nhân và manti. Câu 29. Vỏ Trái Đất có độ dày thế nào? A. 70 - 80km. B. từ 5 - 70km. C. 80 - 90km. D. Trên 90km. Câu 30. Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây? A. Bão, dông lốc. B. Lũ lụt, hạn hán. C. Núi lửa, động đất. D. Lũ quét, sạt lở đất. Câu 31. Phần lớn số lượng núi lửa đã và đang hoạt động nằm ở đâu? A. Đại Tây Dương. C. Vành đai lửa Thái Bình Dương. B. Ấn Độ Dương. D. Địa Trung Hải. Câu 32. Các trận động đất lớn còn có thể kéo theo hiện tượng thiên tai gì? A. Lũ lụt. C. Lốc xoáy và giông bão. B. Hạn hán. D. Sóng thần, núi lửa phun trào. II. TỰ LUẬN PHẦN LỊCH SỬ Câu 1: Điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng (Ấn Độ) - Vị trí: nằm ở khu vực Bắc Ấn thuộc Nam Á - Địa hình: được bao bọc bởi đại dương và núi cao hiểm trở vì vậy hạn chế được sự nhòm ngó của các thế lực ngoại bang. - Vai trò: Mang lại nguồn nước dồi dào phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, hình thành các đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, là tuyến giao thông huyết mạch .. Câu 2: Những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại + Khoảng năm 2500 TCN, người bản địa Đra-vi-a đã xây dựng những thành thị đầu tiên ở hai bên bờ sông Ấn, khoảng năm 1500 TCN, người A-ri-a xâm lược miền Bắc Ấn Độ, thống trị người Đra-vi-a. + Người A-ri-a chia xã hội Ấn Độ thành 4 đẳng cấp dựa trên chế độ phân biệt chủng tộc và màu da gồm: Brahman, Ksatria, Vaisia, Suđra. Câu 3: Thành tựu của nền văn minh Trung Quốc cổ đại có ảnh hưởng đến ngày nay. + Trên lĩnh vực kiến trúc: các công trình Vạn Lý Trường Thành, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng... trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách. + Trên lĩnh vực kĩ thuật: kĩ thuật làm giấy, la bàn vẫn còn duy trì + Trên lĩnh vực y học: thuật châm cứu vẫn được áp dụng trong việc chữa bệnh.
- + Lĩnh vực văn học: nhiều tác phẩm văn học Trung Quốc thời cổ trở thành niềm cảm hứng sáng tạo về đề tài cho ngành điện ảnh… Lưu ý: Ảnh hưởng của thành tựu văn hóa Ấn Độ đến Việt Nam ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… PHẦN ĐỊA LÍ Câu 1. Cho biết với tỉ lệ 1: 145.000 thì 1 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu met trên thực địa? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Câu 2. Một bản đồ có tỉ lệ 1: 300.000 với khoảng cách từ A đến B trên bản đồ là 6cm. Hỏi khoảng cách từ A đến B tương ứng ngoài thực địa là bao nhiêu kilomet? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Câu 3. Hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau - Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm. - Do Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp nơi trên bề mặt Trái Đất lần lượt có ngày và đêm. Câu 4. Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa - Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở bán cầu Băc và bán cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau.
- - Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo quanh năm luôn có ngày, đêm dài bằng nhau - Càng xa Xích đạo về phía hai cực, sự chênh lệch độ dài ngày đêm càng biểu hiện rõ. - Do mùa ở hai bán cầu ngược nhau, nên khi bán cầu Bắc có ngày dài, đêm ngắn thì ở bán cầu Nam có ngày ngắn, đêm dài. Câu 5. So sánh quá trình nội sinh và ngoại sinh Nội sinh Ngoại sinh Khái Là các quá trình xảy ra trong lòng Là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, niệm Trái Đất. trên bề mặt Trái Đất. Tác động Nén ép các lớp đất đá làm cho chúng Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội bị uốn nếp, đứt gãy tạo thành núi lửa, sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra động đất.. các dạng địa hình mới. Kết quả Tạo ra các dạng địa hình lớn. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ. Câu 6. Thiên tai động đất và núi lửa ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… - Hết -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 135 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 99 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn