intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn

  1. Nhóm ngữ văn 6 – trường thcs Long Toàn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ NGỮ 6 - HỌC KỲ I Năm học 2022 – 2023 I. NỘI DUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ÔN: 1. Phần văn bản: Thơ lục bát; Truyện đồng thoại.  Lấy ngữ liệu ở ngoài sgk.  Hệ thống văn bản trong chương trình học: - Thể loại Thơ lục bát: + Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương. + Việt Nam quê hương ta – tác giả: Nguyễn Đình Thi. - Thể loại Truyện đồng thoại: + Bài học đường đời đầu tiên – tác giả: Tô Hoài. + Giọt sương đêm – tác giả: Trần Đức Tiến.  Định hướng ôn luyện: - Thể loại Thơ lục bát: + Hiểu những đặc điểm của thể thơ lục bát được thể hiện cụ thể qua văn bản: gieo vần; ngắt nhịp; hình ảnh (từ ngữ); tình cảm, cảm xúc của người viết. + Hiểu được tác dụng, ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh (biện pháp tu từ) trong văn bản. - Thể loại Truyện đồng thoại: + Hiểu những đặc điểm của truyện đồng thoại được thể hiện cụ thể qua văn bản: cốt truyện; nhân vật; người kể chuyện và chủ đề, bài học rút ra cho bản thân. + Hiểu được ý nghĩa của chi tiết, sự việc nổi bật trong văn bản. - Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm. 2. Tiếng việt: - Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản: + Hiểu và lựa chọn được từ ngữ phù hợp với văn cảnh cụ thể. - Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: + Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. + Nhận biết được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. 3. Viết: Bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân. 1
  2. Nhóm ngữ văn 6 – trường thcs Long Toàn II. BÀI TẬP VẬN DỤNG: Bài tập 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không. .. (Trích “Khi con tu hú” – Tố Hữu) 1.1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. Chỉ ra cách gieo vần, ngắt nhịp của đoạn thơ trên. 1.2. Kể tên một văn bản khác (có tên tác giả đi kèm) đã học ở chương trình Ngữ văn 7, HKI cùng thể loại với đoạn văn trên. 1.3. Nêu ý nghĩa của hình ảnh “ngọt dần” ở đoạn thơ. 1.4. Nêu tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện ở đoạn thơ. 1.5. Trong cặp lục bát in đậm vì sao Tố Hữu không dùng từ “ve kêu” mà lại dùng từ “ve ngân”; không dùng từ “nắng vàng” mà lại dùng từ “nắng đào”? Bài tập 2. Đọc kỹ đoạn thơ sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới: Có gì đâu, có gì đâu, Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều. Rễ siêng không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù. Vươn mình trong gió tre đu, Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành. Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh, Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm (Trích “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy) 2.1. Đoạn trên được viết theo thể thơ nào? Kể tên một văn bản khác mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 6, tập 1, có cùng thể loại. 2.2. Chỉ ra các đặc điểm về gieo vần, ngắt nhịp ở bốn dòng cuối của đoạn thơ trên. 2.3. Ở đoạn thơ trên, qua hình ảnh cây tre, người viết nói về đối tượng nào? Nêu tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua đoạn thơ trên. 2
  3. Nhóm ngữ văn 6 – trường thcs Long Toàn 2.4. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có ở đoạn thơ. Bài tập 3. Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Bác Rùa Đá đang đi thì băng tan, dòng nước ào ra chảy quanh một tảng đá lớn. Trên tảng đá, một chú Thỏ Trắng đang kêu khóc gọi mẹ. Bác Rùa Đá bơi ra, cho Thỏ Trắng ngồi trên lưng, đi tìm mẹ Thỏ bởi hang thỏ đã ngập nước. Tìm được mẹ Thỏ, trao lại Thỏ Trắng cho mẹ xong, bác lại gặp họ hàng nhà Nhím suýt chết đuối, nếu không được bác giơ lưng bịt một lỗ hổng nước đang tràn vào. Bác Rùa Đá vẫn chưa rời con suối mà đi được. Bãi Tự Nhiên xanh rờn cỏ có nguy cơ bị ngập nước. Hươu, Nai rủ nhau xếp đá thành đập, lái dòng nước cho chảy sang hướng khác. Bác Rùa nhận chuyên chở từng khối đá lớn trên lưng… Con đập hoàn thành, bác Rùa Đá mới khoác khăn gói lên vai, lẩm bẩm: “Nhà Bách Thanh! Cây sồi chân núi Bắc! Phải đi ngay mới kịp!” Bác không nghĩ rằng mùa xuân đã qua từ lâu, bởi bác cứ nhẩn nha đi, ai gặp khó khăn bác đều dừng lại giúp đỡ … (Trích “Rùa Đá đi chơi” – Vân Long) 3.1. Văn bản trên được viết theo thể loại nào? Hãy nêu đặc điểm về nhân vật được thể hiện ở văn bản trên để khẳng định. 3.2. Kể tên một văn bản khác (có tên tác giả đi kèm) mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 6, tập 1, cùng thể loại. 3.3. Chỉ ra “lời người kể chuyện” và “lời của nhân vật” ở phần in đậm trong văn bản trên. 3.4. Nêu chủ đề và bài học rút ra cho bản thân sau khi đọc văn bản trên. Bài tập 4. Cho đoạn thơ sau: Dẻo thơm hạt gạo quê hương Có cả “năm nắng mười phương” người trồng Từng bông rồi lại từng bông Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta. (Trích “Hương lúa quê ta” - Trần Đức Đủ) 4.1. Vì sao tác giả chọn dùng “trĩu cong” mà lại không dùng “nặng cong” dù vẫn đảm bảo quy tắc phù hợp về thanh điệu trong trong câu bát? 4.2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. 3
  4. Nhóm ngữ văn 6 – trường thcs Long Toàn Bài tập 5. Hãy lí giải vì sao trong câu văn sau: Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện” tác giả không dùng từ “san sát” mà lại dùng từ “chi chít”. Bài tập 6. Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc cả hai thành phần chính ở mỗi câu sau. Sau đó, so sánh để làm đổi rõ sự khác biệt (về nội dung) giữa câu mở rộng và câu trước khi mở rộng. Mưa rơi. / Thông reo. / Họa mi hát. / Xuân sang. / Mẹ cười. / Em bé khóc. Bài tập 7. Viết. Gợi ý các đề sau: Đề 1. Kể lại trải nghiệm một lần phạm lỗi của bản thân. Đề 2. Kể lại trải nghiệm một lần làm việc tốt của bản thân. Đề 3. Kể lại trải nghiệm về một chuyến đi đến vùng đất mới (khám phá quyển sách mới) của bản thân. III. ĐỀ THAM KHẢO: Đề 1. I. Đọc - hiểu (4.0 điểm). Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: […] Bởi vậy Bọ Ngựa đứng lại. Bọ Ngựa cố ngó xem vật gì cử động lúi húi trong bụi cỏ. Có hai cái râu đen thò ra. À, một bác Dế Mèn. Có lẽ cũng không phải. Bởi vì cái đầu Dế Mèn thì bóng loáng; sao cái đầu này lại mốc đen sì sì. Không phải Dế Mèn. Gã đầu mốc đương từ từ bò lên ngọn cỏ. Bọ Ngựa định thần nhìn kĩ. - Ồ, thằng Châu Chấu Ma! Đây là Châu Chấu Ma thực. Châu Chấu Ma đương gặm cỏ. Đầu chàng Châu Chấu Ma nhọn như cái mũi thổ công. Mình dài. Cũng có bốn chân, hai càng. Suốt mình đều phủ một sắc xám nhạt. Nếu chàng ta đi xuống mặt đất thì có thể lẫn với đất; không ai ngó thấy. Coi Châu Chấu Ma có vẻ hiền lành, chẳng thế mà tên là Châu Chấu Ma. Chàng ta lừ lừ gặm lá, răng nhai nhỏ nhẻ, từ tốn. Nhưng chú Bọ Ngựa lại không thấy chàng Châu Chấu Ma là bạn hiền lành. Thằng này tất ác lắm. Trông hai cái mắt gườm gườm của nó thì đủ biết. Lại hai tảng răng đen nhánh của nó nữa. Hai tảng răng gớm ghê; như chỉ rình cắn trộm. Nó tất vừa hâm, vừa độc, lại vừa khoảnh nữa. Nếu ta tiến lên bây giờ, thế nào nó cũng gây sự đánh nhau. Đánh nhau thì đánh nhau. Bọ Ngựa chẳng cần. Nhưng Bọ Ngựa lại nghĩ rằng đánh nhau với một quân hung ác, phải cẩn thận giữ gìn, không nên khinh địch chút nào. Đã vậy, phải nghĩ cho 4
  5. Nhóm ngữ văn 6 – trường thcs Long Toàn thật chín. Kìa Châu Chấu Ma vừa ngẩng đầu lên. Mặt mũi, râu ria nó lủng liểng lối khiêu khích, dọa dẫm gì mình đây. Hừ, nó muốn đánh nhau thực đấy. (Trích “Võ sĩ Bọ Ngựa” - Tô Hoài) Câu 1 (3.0 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? Hãy nêu đặc điểm về cốt truyện, về nhân vật ở văn bản trên để khẳng định. Câu 2 (0.5 điểm). Kể tên một văn bản khác (có tên tác giả đi kèm) mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 6, tập 1, có cùng thể loại với văn bản trên. Câu 3 (0.5 điểm). Trong câu văn sau: “Chàng ta lừ lừ gặm lá, răng nhai nhỏ nhẻ, từ tốn”, thay từ “nhẹ nhàng” vào vị trí từ “nhỏ nhẻ” được không, giải thích? II. VẬN DỤNG (6.0 điểm). Câu 1 (1.0 điểm): Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ và vị ngữ trong câu văn “Con sông hát”. Câu 2 (5.0 điểm): Viết bài văn (khoảng 400- 500 chữ) kể lại trải nghiệm một lần phạm lỗi của bản thân. Đề 2. I. Đọc - hiểu (4.0 điểm). Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Em yêu từng sợi nắng cong Em yêu câu hát ơi à Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu chao liệng cánh cò Em yêu cánh võng đong đưa Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm Cánh diều no gió chiều chưa muốn về Em yêu khói bếp vương vương Đàn trâu thong thả đường đê Xám màu mái lá mấy tầng mây cao Chon von lá hát vọng về cỏ lau Em yêu mơ ước đủ màu Trăng lên lốm đốm hạt sao Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân. (Yêu lắm quê hương – Hoàng Thanh Tâm) 5
  6. Nhóm ngữ văn 6 – trường thcs Long Toàn Câu 1 (0.5 điểm). Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0.5 điểm). Chỉ ra cách ngắt nhịp của hai dòng thơ đầu trong văn bản trên? Câu 3 (1.0 điểm). Trong khổ thơ sau, tác giả tập trung miêu tả những vẻ đẹp nào của quê hương? Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Câu 4 (1.0 điểm). Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu mà tác giả sử dụng trong văn bản trên? Câu 5 (0.5 điểm). Nêu tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện ở hai dòng thơ cuối của văn bản. Câu 6 (0.5 điểm). Sự lựa chọn từ “đong đưa” góp phần thể hiện ý nghĩa gì trong khổ thơ sau? Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về II. VẬN DỤNG (6,0 điểm). Câu 1 (1,0 điểm): Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu văn sau (gạch chân cụm từ dùng mở rộng): Gió reo. Câu 2 (5,0 điểm): Viết bài văn (khoảng 400- 500 chữ) kể lại một trải nghiệm của bản thân. IV. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HKI: - Hình thức: Tự luận 1. Đọc - hiểu: 4.0 điểm (Văn bản 3.5 đ; tiếng Việt 0.5 đ) - Văn bản thơ lục bát; truyện đồng thoại (Chọn ngữ liệu ngoài SGK) + Thể loại. + Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm. 6
  7. Nhóm ngữ văn 6 – trường thcs Long Toàn + Nhận diện đặc điểm thể loại thơ lục bát: gieo vần; ngắt nhịp; hình ảnh (từ ngữ); tình cảm, cảm xúc của người viết. + Nhận diện đặc điểm thể loại truyện đồng thoại: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện và chủ đề, bài học rút ra cho bản thân. + Ý nghĩa chi tiết, sự việc; hình ảnh (biện pháp tu từ) trong văn bản. + Nhận diện tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ thích hợp trong văn cảnh; nhận diện các loại cụm từ, cấu tạo của thành phần chính trong câu. - Tiếng việt: Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản; Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. 2. Vận dụng: 1.0 điểm - Đặt câu theo yêu cầu. - Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. 3. Vận dụng cao: 5.0 điểm Viết bài văn (khoảng 400 – 500 chữ) kể lại một trải nghiệm của bản thân - HẾT - 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0