Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều
lượt xem 1
download
“Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I TỔ VĂN- SỬ - GDCD NĂM HỌC 2023-2024 Môn Ngữ văn7 I. Nội dung ôn tập 1. Ngữ liệu đọc hiểu: ngoài Sách giáo khoa - Xác định được nội dung của ngữ liệu - Xác định thông điệp gửi đến từ ngữ liệu - Rút ra bài học từ ngữ liệu - Xác định được thể loại, các phương thức biểu đạt, ngôi kể, nhân vật (đặc điểm nhân vật), lời người kể chuyện, lời nhân vật, chủ đề, đề tài, tính cách nhân vật…. - Xác định được thể thơ: đặc điểm của bài thơ bốn chữ, 5 chữ: số khổ, số dòng, nhịp thơ, vần, từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ… - Nhận biết được chất trữ tình,cái tôi tác giả, ngôn ngữ tùy bút, hiểu được chủ đề, thông điệp, nghệ thuật của văn bản. 2. Thực hành Tiếng Việt - Nhận biết được biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nói giảm nói tránh, các kiểu nói giảm nói tránh….chỉ ra, gọi tên và nêu tác dụng của BPTT được sử dụng. - Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu. - Nhận biết số từ, phó từ; các loại số từ, phó từ; nhận biết ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh; nhận biết từ ngữ địa phương. 3. Viết: - Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề trong đời sống hiện nay - Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc II. Cấu trúc đề kiểm tra Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) - Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Lựa chọn đáp án đúng nhất và ghi ra tờ giấy thi. (Ngữ liệu ngoài chương trình SGK đang học) - Trả lời câu hỏi tự luận trả lời ngắn (có thể bằng một đoạn văn 3- 5 câu hoặc triển khai theo ý chính) Phần II. Viết (4,0 điểm) (Lựa chọn 1 trong 2 yêu cầu viết để ra đề) - Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề trong đời sống hiện nay - Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
- III. ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 1 Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: HƯƠNG NHÃN Trần Đăng Khoa Em ngồi bên bàn học Hằngnăm mùa Hương nhãn thơm bay đầy nhãn chín Ve kêu rung trời sao Anh em về thăm Một trời sao ban ngày nhà Anh trèo lên thoăn thoắt Vườn xanh biếc tiếng chim Tay với những Dơi chiều khua chạng vạng chùm xa Ai dắt ông trăng vàng Thả chơi trong lùm nhãn Năm nay mùa nhãn Đêm. Hương nhãn đặc lại đến Thơm ngoài sân trong nhà Anh chưa về thăm Mẹ em nằm thao thức nhà Nhớ anh đang đi xa. Nhãn nhà ta bom giội (Góc sân- khoảng trời, NXB văn hóa thông tin, 2006, tr.60) Vẫn dậy vàng sắc hoa Mấy ngàn ngày bom qua Nhãn vẫn về đúng vụ Cùi nhãn vừa vào sữa Vỏ thẫm vàng nắng pha Ghi lại chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em lựa chọn cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8 vào bài làm. Với câu 9, 10 các em tự viết phần trả lời vào bài. Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
- A. Tự do B. Lục bát C. Bốn chữ D. Năm chữ Câu 2. Nhân vật bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là ai? A. Người anh B. Người mẹ C. Người em D. Người giấu mặt Câu 3. Cảm xúc đó chủ yếu hướng về đối tượng nào? A. Người anh B. Hương nhãn C . Người mẹ D. Cả ba A, B, C Câu 4. Ý nào nói đầy đủ nhất phương thức biểu đạt của bài thơ? A. Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả. B. Tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận. C. Miêu tả kết hợp tự sự, nghị luận. D. Tự sự kết hợp miêu tả, thuyết minh. Câu 5. Dòng nào nói đúng nhất về đặc điểm gieo vần trong hai khổ đầu của bài thơ? A. Vần chân, liền B. Vần chân, cách C. Vần lưng, liền D. Vần lưng, cách
- Câu 6. Xác định câu thơ có từ in đậm là số từ. A. Hằng năm mùa nhãn chín. B. Năm nay mùa nhãn đến. C. Mấy ngàn ngày bom qua. D. Tay với những chùm xa. Câu 7. Ý nào nói đúng nhất ý nghĩa của từ láy “thoăn thoắt”? A. Hành động nhanh nhẹn của người anh. B. Hình dáng nhỏ nhắn của anh. C. Giọng nói nhỏ nhẹ của anh. D. Âm thanh nhỏ nhẹ của chim chóc trong vườn. Câu 8. Khổ 2 của bài thơ có mấy phó từ?
- A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 9. Câu nào trong bài thơ trực tiếp nói đến hương nhãn? Chia sẻ hình ảnh thơ mà em thích và lí giải vì sao em thích hình ảnh đó. Câu 10. Bài thơ cho em thấy nét đặc sắc nghệ thuật nào của thơ Trần Đăng Khoa? Phần II. Viết (4,0 điểm) Viết một bài văn biểu cảm về cha hoặc mẹ của em. **************** ĐỀ II I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: CHIẾC BÌNH NỨT “Một người gùi nước ở Ấn Độ có hai cái bình gốm lớn, mỗi cái được cột vào đầu một đòn gánh để anh ta gánh về nhà.Một trong hai cái bình còn rất tốt và không bị rò rỉ chỗ nào cả.Cái còn lại có một vết nứt nên sau quãng đường dài đi bộ về nhà, nước bên trong chỉ còn lại có một nửa. Suốt hai năm trời anh ta vẫn sử dụng hai cái bình gùi nước đó, mặc dù lượng nước mà anh ta mang về nhà không còn nguyên vẹn.Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ vẻ hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, trong khi cái bình nứt vô cùng xấu hổ và có cảm giác thất bại. Một ngày nọ, bên dòng suối, cái bình nứt đã thưa chuyện với người gùi nước: "Tôi rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông. Suốt hai năm qua, do vết nứt của tôi mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà, ông đã làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại cho ông đã không hoàn toàn như ông mong đợi". Người gùi nước nói với cái bình nứt: "Khi chúng ta trên đường về nhà, ta muốn ngươi chú ý đến những bông hoa tươi đẹp mọc bên vệ đường". Quả thật, cái bình nứt đã nhìn thấy những bông hoa tươi đẹp dưới ánh nắng mặt trời ấm áp trên đường về nhà và điều này khuyến khích được nó đôi chút.Nhưng khi đến cuối đường mòn, nó vẫn cảm thấy rất tệ bởi nước đã chảy ra rất nhiều, một lần nữa nó lại xin lỗi người gùi nước. Người gùi nước liền nói: "Ngươi có thấy rằng những bông hoa kia chỉ nở một bên vệ đường, chỉ phía bên ngươi không? Thật ra, ta đã biết về vết nứt của ngươi, ta đã gieo một số hạt hoa ở vệ đường phía bên ngươi, và mỗi ngày khi ta gùi nước về nhà, ta đã tưới chúng bằng nước từ chỗ rò rỉ của ngươi.Hai năm qua, ta có thể hái những bông hoa tươi tắn ấy về nhà. Không có vết nứt của ngươi, ta đã không có những bông hoa để làm đẹp cho ngôi nhà của mình".
- (Nguồn Internet. https://www.songhaysongdep.com) Lựa chọn đáp án đúng nhất (từ câu 1 đến câu 8): Câu 1 (0.5 điểm) Truyện Chiếc bình nứt được kể theo ngôi nào? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Không có ngôi kể Câu 2 (0.5 điểm) Truyện Chiếc bình nứt được kể bằng lời kể của ai? A. Lời của cái bình nứt B. Lời của cái bình lành C. Lời của người gánh nước D. Lời của người dẫn chuyện Câu 3 (0.5 điểm) Trong các từ sau, từ nào là phó từ? A. đã B. cho C. và D. nhưng Câu 4 (0.5 điểm) Thông điệp mà văn bản trên muốn gửi đến người đọc là gì? A. Kể chuyện về chiếc bình nứt và những bông hoa. B. Câu chuyện về chiếc bình nứt và bác nông dân. C. Bài học về sự bao dung của ông chủ với chiếc bình nứt. D. Bài học về cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Câu 5 (0.5 điểm) Trong câu chuyện trên, chi tiết “vết nứt trên chiếc bình” có ý nghĩa gì? A. Những hạn chế, khiếm khuyết trong mỗi con người. B. Sự cẩu thả, không nghiêm túc trong công việc. C. Những điều xấu xa, không tốt đẹp trong cuộc sống. D. Những điều sai trái, thiếu xót trong cuộc sống. Câu 6 (0.5 điểm) Tại sao người nông dân không vứt chiếc bình nứt đi? A. Vì chiếc bình là kỉ vật quý giá của người nông dân. B. Vì người nông dân biết nhận ra giá trị của chiếc bình nứt. C. Vì chiếc bình nứt đã xin lỗi người nông dân. D. Vì người nông dân chưa có chiếc bình khác để thay thế. Câu 7 (0.5 điểm) Từ “hoàn hảo” trong câu: “Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ vẻ hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, trong khi cái bình nứt vô cùng xấu hổ và có cảm giác thất bại” có nghĩa là gì? A. Trọn vẹn, tốt đẹp hoàn toàn. B. Tốt đẹp, không có sai sót. C. Không có khuyết điểm. D. Tự hào quá mức về bản thân. Câu 8 (0.5 điểm) Cách ứng xử của người nông dân cho ta thấy ông là người như thế nào? A. Là người bao dung, nhân hậu, sâu sắc. B. Là người tiết kiệm trong cuộc sống. C. Là người cần cù, chăm chỉ. D. Là người luôn đối xử công bằng. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 9 (1.0 điểm) Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 10 (1.0 điểm)
- Em có đồng tình với cách cư xử của người nông dân với chiếc bình không?Vì sao? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường hiện nay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 141 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 78 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 99 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
33 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 84 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 111 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 93 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 60 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 120 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn