intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Sinh học. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

  1. TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: SINH HỌC 9 I. Trắc nghiệm Câu 1: Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng: A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 2: Một gen có chiều dài 3570 Å. Hãy tính số chu kì xoắn của gen. A. 210 B. 119 C. 105 D. 238 Câu 2: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit. Hãy tính tỉ lệ số nuclêôtit loại T trong phân tử ADN này. A. 35% B. 15% C. 20% D. 25% Câu 3: Trâu, bò, ngựa, thỏ, … đều ăn cỏ nhưng lại có prôtêin và các tính trạng khác nhau do A. bộ máy tiêu hoá của chúng khác nhau. B. chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit. C. cơ chế tổng hợp prôtêin khác nhau. D. có quá trình trao đổi chất khác nhau. Câu 4: ARN được tổng hợp theo mấy nguyên tắc? Đó là những nguyên tắc nào? A. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu B. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn C. 2 nguyên tắc: nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn D. 3 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn Câu 5: Đề cập đến chức năng của ARN, nội dung nào sau đây không đúng? A. rARN có vai trò tổng hợp các chuỗi pôlipeptit đặc biệt tạo thành ribôxôm. B. mARN là bản phiên mã từ mạch khuôn của gen. C. tARN có vai trò hoạt hoá axit amin tự do và vận chuyển đến ri bô xôm. D. rARN có vai trò tổng hợp eo thứ hai của NST. Câu 6: Hội chứng Đao ở người là dạng đột biến: A. Dị bội xảy ra trên cặp NST thường B. Đa bội xảy ra trên cặp NST thường C. Dị bội xảy ra trên cặp NST giới tính D. Đa bội xảy ra trên cặp NST giới tính Câu 7: Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng bằng A. 46 chiếc B. 47 chiếc C. 45 chiếc D. 44 chiếc Câu 8: Kí hiệu NST của người bị bệnh Tơcnơ là: A. XXY B. XXX C. XO D. YO
  2. Câu 9: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có tác dụng A. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào. B. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể. C. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể. D. đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất. Câu 10: Đặc điểm khác biệt của ARN so với phân tử ADN là: A. Đại phân tử B. Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân C. Chỉ có cấu trúc một mạch D. Được tạo từ 4 loại đơn phân Câu 11: Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là: A. 25% B. 50% C. 75% D. 100% Câu 12: Trong 3 cấu trúc: ADN, ARN và prôtêin thì cấu trúc có kích thước nhỏ nhất là: A. ADN và ARN B. Prôtêin C. ADN và prôtêin D. ARN Câu 13: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã? A. mARN. B. tARN. C. ADN. D. Ribôxôm. Câu 14: Nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh di truyền và tật bẩm sinh ở người là do: A. Các tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên B. Ô nhiễm môi trường sống C. Rối loạn hoạt động trao đổi chất bên trong tế bào D. Cả A, B, C đều đúng Câu 15: Biến dị bao gồm A. Biến dị di truyền và biến dị không di truyền. B. Biến dị tổ hợp và đột biến. C. Đột biến và thường biến. D. Đột biến gen và đột biến NST. Câu 16: Ở người, tính trạng nào sau đây di truyền có liên quan đến giới tính? A. Tầm vóc cao hoặc tầm vóc thấp B. Bệnh bạch tạng C. Bệnh máu khó đông D. Tất cả các tính trạng nói trên Câu 17: Kí hiệu của phân tử ARN thông tin là: A. mARN B. rARN C. tARN D. ARN Câu 18. Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Hãy xác định số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của thể tam bội? A. 8 NST B. 16 NST C. 12 NST D. 24 NST Câu 19: Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là: A. C, H, O, Na, S B. C, H, O, N, P C. C, H, O, P D. C, H, N, P, Mg Câu 20: Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa: A. 20 cặp nuclêôtit B. 20 nuclêôtit C. 10 nuclêôtit D. 30 nuclêôtit Câu 21: Quá trình tái bản ADN dựa trên nguyên tắc nào?
  3. A. Nguyên tắc bổ sung. B. Nguyên tắc bán bảo toàn. C. Nguyên tắc bảo toàn. D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. Câu 22: Tính đặc thù của ADN mỗi loài được thể hiện ở A. Số lượng ADN. B. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit. C. Tỉ lệ (A+T)/(G+X). D. Chứa nhiều gen. Câu 23: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của phân tử ARN là: A. Cấu tạo 2 mạch xoắn song song B. Cấu tạo bằng 2 mạch thẳng C. Kích thước và khối lượng nhỏ hơn so với phân tử ADN D. Gồm có 4 loại đơn phân là A, T, G, X Câu 24. Một gen có chiều dài 2040A0, trong đó số lượng Nucleotit loại A = 150. Vậy số vòng xoắn của gen bằng bao nhiêu? A. 20 vòng xoắn B. 60 vòng xoắn C. 30 vòng xoắn D. 50 vòng xoắn Câu 25: Một gen có chiều dài 2040A , trong đó số lượng Nucleotit loại A = 150. Vậy nuceoti của 0 gen G=X bằng bao nhiêu? A. G=X =350( Nu) B. G=X = 550 ( Nu ) C. G=X = 400( Nu) D. G=X =450( Nu) II. Tự luận Câu 1. So sánh sự khác nhau trong cấu tạo của ADN và ARN. Khác nhau Đặc điểm ADN ARN Cấu trúc Chuỗi xoắn kép Chuỗi xoắn đơn Cấu tạo Từ 4 loại đơn phân: A, T, G, X Từ 4 loại đơn phân: A, U, G, X Kích thước Rất lớn gồm hàng triệu đơn phân(lớn hơn Nhỏ hơn ADN rất nhiều, gồm từ vài trăm rất nhiều so với ARN) đến hàng nghìn đơn phân. Chức năng Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền - Truyền đạt thông tin di truyền - Vận chuyển axit amin - Tham gia cấu trúc ribôxôm Câu 2. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Giải thích cơ chế hình thành thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm, từ đó áp dụng lập sơ đồ minh họa cơ chế hình thành bệnh Đao ở người? Trả lời: - Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein. * Cơ chế hình thành thể 3 nhiễm và 1 nhiễm - Trong giảm phân tạo giao tử : do tác động của các tác nhân gây đột biến làm cho một cặp NST nào đó trong tế bào sinh giao tử của bố ( hoặc mẹ ) không phân li dẫn đến tạo 2 loại giao tử dị bội n + 1 và giao tử n – 1 . Tế bào sinh giao tử của giới còn lại giảm phân bình thường tạo giao tử đơn bội
  4. - Trong thụ tinh tạo hợp tử : Giao tử dị bội n + 1 kết hợp với giao tử binh thường n tạo hợp tử ở thể 3 nhiễm 2n + 1 . Giao tử dị bội n - 1 kết hợp với giao tử binh thường n tạo hợp tử ở thể 1 nhiễm 2n – 1 Sơ đồ : Tế bào sinh giao tử : 2n = 46 x 2n = 46 đột biến bình thường Giao tử : n + 1 = 24 n – 1 = 22 n = 23 Hợp tử : 2n + 1 = 47 2n – 1 = 45 (Hội chứng Đao) Câu 3. Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến? Trả lời: thường biến là những biến dđổi kiểu hinh của cùng một kiểu gen phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường Thường biến Đột biến 1.Là những biến đổi kiểu hình không biến 1. Là những biến đổi kiểu hình, biến đổi đổi cơ sở vật chất di truyền cơ sở vật chất di truyền( AND, NST) 2. không di truyền được 2. Di truyền được 3.diễn ra đồng loạt có định hướng. 3. Biến đổi riên lẽ, từng cá thể, gián đoạn, vô hướng. 4. Đa số có hại 4. Thường có lợi cho sinh vật Câu 4. Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó? (Hs tự trả lời) Bài tập vận dụng: Được GV hướng dẫn trong tiết ôn tập Câu 1. Một gen có có khối lượng 540.000 đvC và có số hiệu giữa A và G bằng 10% tổng số nucleotit của gen. Hãy xác định: a. Tính N, Chiều dài của gen. b. Tính tỉ lệ %, số lượng từng loại nucleotit của gen c. Khi gen bị đột biến thay cặp A-T bằng cặp G-X, tính số nucleotit sau khi gen bị đột biến. Câu 2. Một gen có tổng số 1500 cặp nucleotit và 3900 liên kết hidro. Hãy xác định: a. Tính chiều dài, chu kì vòng xoắn của gen b. Số Nucleotit mỗi loại và tỉ lệ % mỗi loại nucleotit của gen c. Gen nhân đôi 3 lần, tính số nucleotit mỗi loại sau khi gen nhân đôi?
  5. Câu 3. Một phân tử mARN có chiều dài 5100A0. Tỉ lệ các loại nucleotit của ARN này là: A:T:U:X = 1:2:3:4. Hãy xác định a. Tính tổng số nucleootit của mARN b. Tính số nucleootit mỗi loại của mARN. ......... Hết.......... TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐỀ THAM KHẢO MÔN: SINH HỌC LỚP: 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề kiểm tra này gồm 02 trang) I.Trắc nghiệm: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất (5,0 điểm) Câu 1: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có tác dụng A. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào. B. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể. C. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể. D. đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất. Câu 2: Đặc điểm khác biệt của ARN so với phân tử ADN là: A. Đại phân tử B. Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân C. Chỉ có cấu trúc một mạch D. Được tạo từ 4 loại đơn phân Câu 3: Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gen gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là: A. 25% B. 50% C. 75% D. 100% Câu 4: Tính đặc thù của ADN mỗi loài được thể hiện ở A. Số lượng ADN. B. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit. C. Tỉ lệ (A+T)/(G+X). D. Chứa nhiều gen. Câu 5: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của phân tử ARN là: A. Cấu tạo 2 mạch xoắn song song B. Cấu tạo bằng 2 mạch thẳng C. Kích thước và khối lượng nhỏ hơn so với phân tử ADN D. Gồm có 4 loại đơn phân là A, T, G, X Câu 6. Một gen có chiều dài 2040A0, trong đó số lượng Nucleotit loại A = 150. Vậy số vòng xoắn của gen bằng bao nhiêu?
  6. A. 20 vòng xoắn B. 60 vòng xoắn C. 30 vòng xoắn D. 50 vòng xoắn Câu 7. Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Hãy xác định số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của thể tam bội? A. 8 NST B. 16 NST C. 12 NST D. 24 NST Câu 8: Trong 3 cấu trúc: ADN, ARN và prôtêin thì cấu trúc có kích thước nhỏ nhất là: A. ADN và ARN B. Prôtêin C. ADN và prôtêin D. ARN Câu 9: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã? A. mARN. B. tARN. C. ADN. D. Ribôxôm. Câu 10: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit. Hãy tính tỉ lệ số nuclêôtit loại T trong phân tử ADN này. A. 35% B. 15% C. 20% D. 25% II. Tự luận: ( 5,0 điểm) Câu 1. Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó? (Hs tự trả lời) Câu 2. Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến? Câu 3. Một gen có có khối lượng 540.000 đvC và có số hiệu giữa A và G bằng 10% tổng số nucleotit của gen. Hãy xác định: a. Tính N, Chiều dài của gen. b. Tính tỉ lệ %, số lượng từng loại nucleotit của gen c. Khi gen bị đột biến thay cặp A-T bằng cặp G-X, tính số nucleotit sau khi gen bị đột biến. ......... Hết..........
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2