Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Hà Đông
lượt xem 1
download
“Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Hà Đông” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Hà Đông
- TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIN HỌC 9 Năm học 2024-2025 Câu 1: Phương án nào sau đây là ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lí trong thương mại? A. Máy chiếu trong lớp học. B. Máy chụp X-quang. C. Hệ thống thanh toán trong siêu thị. D. Hệ thống phun tưới vận hành tự động. Câu 2: Công nghệ thông tin có tác động tiêu cực như thế nào đến sức khoẻ thể chất của con người? A. Khiến con người trở nên thụ động. B. Gây giảm thị lực. C. Giảm tương tác giữa người với người. D. Thông tin giả tràn lan. Câu 3: Tiêu chí nào sau đây không được dùng để đánh giá chất lượng thông tin? A. Tính sử dụng được. B. Tính hấp dẫn. C. Tính cập nhật. D. Tính đầy đủ. Câu 4: Tính đầy đủ của thông tin thể hiện ở đặc điểm nào? A. Bao quát nhiều khía cạnh. B. Bao quát một khía cạnh. C. Không bao quát. D. Được cập nhật liên tục, kịp thời. Câu 5: Thông tin nào sau đây phù hợp với mục tiêu du học nước ngoài? A. Thông tin xét tuyển các trường THPT trong nước. B. Dự báo thời tiết. C. Điều kiện xin học học bổng du học. D. Luật an ninh mạng. Câu 6: Yếu tố nào là quan trọng nhất để đánh giá tính chính xác của thông tin trên một trang web? A. Giao diện trang web B. Ngày cập nhật gần nhất của thông tin C. Độ phổ biến của trang web D. Thông tin tác giả và nguồn Câu 7: Khi đọc một bài báo trực tuyến về một nghiên cứu khoa học mới, bước nào sau đây giúp bạn đánh giá chất lượng của bài báo?
- A. Chỉ đọc tiêu đề và kết luận của bài báo B. Kiểm tra các nguồn tài liệu và tham khảo được trích dẫn trong bài báo C. Đánh giá bài báo dựa trên bố cục và hình ảnh minh họa D. Chỉ cần chú ý đến số lượng người đã đọc bài báo đó Câu 8: Công việc nào sau đây thuộc hướng Tin học ứng dụng? A. Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin. B. Phát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo. C. Thương mại điện tử. D. Bảo mật thông tin. Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai? A. Mọi người, không phân biệt giới tính đều có cơ hội tiếp cận các nghề nghiệp trong lĩnh vực tin học theo sở thích, năng lực và nhu cầu của mình. B. Thiết kế đồ hoạ, truyền thông đa phương tiện, quản trị web, kiểm thử phần mềm,… là những công việc tin học phù hợp với nữ giới. C. Trên thực tế, nữ giới không có vai trò trong phát triển công nghệ. D. Nữ giới giúp gia tăng tính đa dạng và sáng kiến cho các công việc trong lĩnh vực tin học. Câu 10: Phương án nào sau đây là ứng dụng hỗ trợ và phổ biến tệ nạn trên mạng? A. Internet Banking. B. Mua sắm trực tuyến. C. Học online. D. Tổ chức đánh bạc trực tuyến. Câu 11: Hành vi nào sau đây là thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số? A. Dùng từ ngữ phản cảm khi bình luận trên các diễn đàn, mạng xã hội. B. Sử dụng phần mềm không có bản quyền. C. Làm lộ thông tin cá nhân, tổ chức gây ảnh hưởng xấu. D. Sử dụng dữ liệu của người khác mà không xin phép. Câu 12: Văn bản nào quy định chi tiết việc bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin? A. Luật An ninh mạng. B. Luật An toàn thông tin. C. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP. D. Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11. Câu 13: Công nghệ kĩ thuật số có tác động tiêu cực đến quyền riêng tư như thế nào? A. Gây mất ngủ. B. Ít giao tiếp. C. Thông tin cá nhân có thể bị rò rỉ và sử dụng bất hợp pháp.
- D. Gây nghiện Internet. Câu 14: Công nghệ kĩ thuật số có tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào? A. Nguy cơ thất nghiệp tăng. B. Tổn hại thị lực. C. Giúp tiết kiệm thời gian di chuyển. D. Tạo ra rác thải điện tử. Câu 15: Việc lộ thông tin cá nhân trên Internet dẫn đến hậu quả gì? A. Giảm kết nối, tương tác trực tiếp giữa người với người. B. Tài khoản bị mạo danh. C. Thay đổi thói quen sinh hoạt. D. Hình thành thói quen thích được chú ý. Câu 16: Phần mềm mô phỏng pha màu trực tuyến là: A. https://mixcolors.com. B. https://simulatecolors.com. C. https://colors.com. D. https://trycolors.com. Câu 17: Phần mềm mô phỏng nào giúp em vẽ các hình hình học và giải toán? A. GeoGebra. B. Crocodile Physics. C. Flowgorithm. D. ChemLab. Câu 18: Em không thể làm gì với phần mềm mô phỏng pha màu? A. Tăng giảm tỉ lệ các màu. B. Thêm màu. C. Chọn màu. D. Xem màu kết quả được tạo ra trên màn hình. Câu 19: Phần mềm trực tuyến https://physics.weber.edu/schroeder/md giúp em làm gì? A. Chạy thử thuật toán dạng sơ đồ khối trước khi cài đặt trong ngôn ngữ lập trình. B. Mô phỏng thí nghiệm vật lí. C. Nghiên cứu và xây dựng các giải pháp giao thông nhằm giảm bớt hiện tượng tắc nghẽn giao thông trong các thành phố. D. Nghiên cứu chuyển động và tương tác giữa các phân tử trong những điều kiện khác nhau. Câu 20: Trong hệ màu RGB, nếu kết hợp màu lam (Blue) và màu đỏ (Red) thì sẽ tạo thành màu gì? A. Màu vàng (Yellow). B. Màu hồng sẫm (Magenta).
- C. Màu xanh lơ (Cyan). D. Màu da cam (Orange). Câu 21: Màu đỏ (Red) được tạo ra từ những màu nào trong hệ màu CMYK? A. Màu hồng sẫm (Magenta) + Màu vàng (Yellow). B. Màu vàng (Yellow) + Màu lục (Green). C. Màu xanh lơ (Cyan) + Màu hồng sẫm (Magenta). D. Màu lam (Blue) + Màu lục (Green). Câu 22: Labster là một phòng thí nghiệm ảo chạy trên hệ điều hành Android. Em hãy tìm hiểu trên Internet và cho biết phần mềm này thực hiện các thí nghiệm ảo về những lĩnh vực nào? A. Vật lí, Hoá học và Sinh học. B. Toán, Vật lí và Hoá học. C. Toán, Hoá học và Sinh học. D. Vật lí, Hoá học và Thiên văn học. Câu 23: Theo em, tại sao PhET lại là một công cụ hữu ích cho việc học Vật lý? A. Vì nó cung cấp các video giải trí về khoa học B. Vì nó cho phép học sinh trực quan hóa và tương tác với các khái niệm khó hiểu C. Vì nó cung cấp tài liệu lý thuyết chi tiết D. Vì nó thay thế hoàn toàn các thiết bị thí nghiệm Câu 24: Các mô phỏng trên PhET thường được sử dụng để minh họa cho những khái niệm vật lý nào? A. Lực và chuyển động B. Năng lượng và sóng C. Điện và từ D. Tất cả các phương án nêu ra đều đúng Câu 25: Khi thực hiện một thí nghiệm trên PhET, em cần chú ý đến những gì? A. Đảm bảo kết nối internet ổn định B. Hiểu rõ các biến số và thiết lập ban đầu C. Ghi chép lại các kết quả thí nghiệm D. Tất cả các phương án nêu ra đều đúng Câu 26: Làm thế nào để sử dụng Sketchpad để minh họa định lý Pythagore? A. Vẽ một tam giác vuông và đo các cạnh để kiểm chứng định lý Pythagore B. Vẽ một tam giác đều và đo các cạnh để kiểm chứng định lý Pythagore C. Vẽ một hình vuông và đo các cạnh để kiểm chứng định lý Pythagore D. Vẽ một tam giác cân và đo các cạnh để kiểm chứng định lý Pythagore Câu 27: Một mạch điện gồm một nguồn điện, một điện trở và một bóng đèn. Khi tăng điện trở, độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào? Hãy giải thích bằng mô phỏng.
- A. Độ sáng của bóng đèn tăng lên vì điện trở lớn hơn B. Độ sáng của bóng đèn giảm vì dòng điện giảm C. Độ sáng của bóng đèn không thay đổi vì nguồn điện không thay đổi D. Độ sáng của bóng đèn thay đổi ngẫu nhiên do điện trở thay đổi Câu 28: Em có thể chia sẻ thông tin bằng? A. Sơ đồ thuật toán. B. Sơ đồ tư duy. C. Sơ đồ khối. D. Sơ đồ mạch điện. Câu 29: Em có thể tạo bài trình chiếu để trình bày thông tin bằng phần mềm nào? A. Microsoft Word. B. Microsoft Outlook. C. Microsoft PowerPoint. D. Microsoft OneNote. Câu 30: Yếu tố nào quan trọng nhất để đảm bảo thông tin truyền đạt hiệu quả trong một cuộc họp nhóm? A. Thời gian họp ngắn B. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và rõ ràng C. Gửi thông tin qua email sau cuộc họp D. Mời tất cả thành viên của tổ chức tham gia Câu 31: Khi làm việc theo nhóm, em có thể chia sẻ sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu để cộng tác theo thời gian thực như thế nào? A. Sử dụng phần mềm để tạo sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu trực tuyến để các thành viên trong nhóm có thể chủ động chỉnh sửa theo thời gian phù hợp với mình. B. Gửi sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu cho từng thành viên để làm cùng nhau. C. Sử dụng phần mềm tạo sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu trực tuyến để tất cả các thành viên cùng chỉnh sửa sản phẩm trực tuyến. D. Chia sẻ sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu để các thành viên khác xem. Câu 32: Cách dễ dàng nhất để hợp tác và trao đổi thông tin là A. chia sẻ sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu để các thành viên khác xem. B. chia sẻ sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu để cộng tác theo thời gian thực. C. chia sẻ sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu để các thành viên khác chủ động cập nhật. D. sử dụng sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu để trình bày trực tiếp. Câu 33: Nếu trình bày tiến trình lịch sử thì loại sơ đồ nào sẽ phát huy hiệu quả? A. Sơ đồ dòng thời gian. B. Sơ đồ quy trình.
- C. Sơ đồ vòng đời. D. Sơ đồ luồng dữ liệu. Câu 34: Trong bài thực hành sử dụng công cụ trực quan, công cụ nào thường được sử dụng để tạo biểu đồ? A. Microsoft Word B. Microsoft PowerPoint C. Microsoft Excel D. Microsoft Access Câu 35: Để chèn một hình ảnh vào trang trình bày trong Microsoft PowerPoint, bạn cần vào thẻ nào? A. Home B. Insert C. Design D. Review Câu 36: Tính năng chính của Mindmaple Lite là gì? A. Soạn thảo văn bản B. Vẽ bản đồ tư duy C. Chỉnh sửa ảnh D. Lập trình Câu 37: Trong Mindmaple Lite, để thêm một nhánh mới vào bản đồ tư duy, bạn cần làm gì? A. Nhấp chuột phải vào nút trung tâm và chọn "Add Subtopic" B. Nhấn phím Enter C. Chọn "Insert" từ menu và chọn "New Branch" D. Kéo và thả từ một nhánh hiện có Câu 38: Trong Mindmaple Lite, làm thế nào để cải thiện việc phân loại và sắp xếp ý tưởng? A. Sử dụng màu sắc khác nhau cho các nhánh khác nhau B. Sử dụng một màu duy nhất cho toàn bộ bản đồ tư duy C. Không sắp xếp ý tưởng mà ghi chú một cách tự do D. Sử dụng các biểu tượng và hình ảnh để minh họa các ý tưởng Câu 39: Làm thế nào để sử dụng Mindmaple Lite để lập kế hoạch chiến lược cho một dự án phức tạp? A. Chỉ tạo một bản đồ tư duy đơn giản để tóm tắt các ý chính B. Sử dụng nhiều nhánh và phân nhánh để chi tiết hóa các bước thực hiện, mốc thời gian và nguồn lực C. Sử dụng Mindmaple Lite để chỉ ghi chú các ý tưởng ban đầu mà không cần chi tiết D. Chỉ sử dụng Mindmaple Lite để vẽ sơ đồ tổ chức của nhóm
- Câu 40: Làm thế nào để sử dụng Mindmaple Lite để tối ưu hóa việc quản lý thời gian cá nhân và công việc? A. Tạo một bản đồ tư duy với một nhánh duy nhất để liệt kê tất cả công việc cần làm B. Sử dụng các nhánh chính để phân loại công việc theo mức độ ưu tiên và thời hạn C. Chỉ sử dụng Mindmaple Lite để ghi chú các cuộc họp D. Tạo một bản đồ tư duy để liệt kê tất cả các công việc mà không cần sắp xếp thứ tự Câu 41: Ví dụ về việc con người quá lệ thuộc vào công nghệ kĩ thuật số để giải quyết những vấn đề nhỏ trong cuộc sống là: A. Việc lộ thông tin tài khoản ngân hàng có thể bị mất tiền trong tài khoản. B. Lừa đảo qua mạng. C. Học sinh lười suy nghĩ, nhờ trí tuệ nhân tạo làm bài tập về nhà. D. Gia tăng ô nhiễm môi trường. Câu 42: Công nghệ kĩ thuật số có tác động tiêu cực đến sức khoẻ tinh thần của con người như thế nào? A. Gây ra các vấn đề về cột sống. B. Suy giảm sự sáng tạo. C. Thách thức về an ninh dữ liệu. D. Nguy cơ trầm cảm và lo lắng. Câu 43: Màu đỏ (Red) được tạo ra từ những màu nào trong hệ màu CMYK? A. Màu hồng sẫm (Magenta) + Màu vàng (Yellow). B. Màu vàng (Yellow) + Màu lục (Green). C. Màu xanh lơ (Cyan) + Màu hồng sẫm (Magenta). D. Màu lam (Blue) + Màu lục (Green). Câu 44: Định luật Ohm được minh họa như thế nào trong mô phỏng mạch điện? A. Bằng việc thay đổi điện trở và quan sát dòng điện B. Bằng việc thay đổi điện áp và quan sát dòng điện C. Bằng việc thay đổi cả điện áp và điện trở để quan sát dòng điện D. Tất cả các phương án nêu ra đều đúng Câu 45: Em hãy thiết kế một thí nghiệm để kiểm chứng định luật vạn vật hấp dẫn bằng mô phỏng "Hệ mặt trời". A. Điều chỉnh khối lượng của các hành tinh và quan sát lực hấp dẫn B. Điều chỉnh khoảng cách giữa các hành tinh và quan sát lực hấp dẫn C. Điều chỉnh cả khối lượng và khoảng cách giữa các hành tinh để quan sát lực hấp dẫn D. Tất cả các phương án nêu ra đều đúng Câu 46: Làm thế nào để xác định gia tốc trọng trường tại một địa điểm bằng mô phỏng "Con lắc đơn"? A. Thay đổi chiều dài của dây con lắc và đo thời gian dao động
- B. Thay đổi khối lượng của con lắc và đo thời gian dao động C. Thay đổi góc dao động ban đầu và đo thời gian dao động D. Tất cả các phương án trên đều sai Câu 47: Em nên sử dụng loại biểu đồ nào khi muốn trực quan hoá các xu hướng thay vì các giá trị chính xác? A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ phân tán. Câu 48: Để biểu diễn hình ảnh, biểu đồ và video một cách hợp lí trong trình bày thông tin, em cần sử dụng công cụ trực quan theo nguyên tắc gì? A. Đơn giản và chi tiết. B. Phức tạp và rõ ràng. C. Đơn giản và rõ ràng. D. Chi tiết và tổng quát. Câu 49: Làm thế nào để sử dụng PowerPoint để tạo một bài thuyết trình tương tác cho một buổi hội thảo trực tuyến? A. Sử dụng các liên kết siêu văn bản để chuyển đến các slide khác nhau B. Chèn video và hình ảnh để minh họa nội dung C. Sử dụng tính năng thăm dò ý kiến trực tuyến D. Tất cả các phương án nêu ra đều đúng Câu 50: Làm thế nào để sử dụng PowerPoint để thiết kế một bài thuyết trình chuyên nghiệp cho một dự án kinh doanh? A. Sử dụng các mẫu sẵn có để tiết kiệm thời gian B. Sử dụng các biểu đồ và đồ thị để trình bày dữ liệu C. Sử dụng công cụ SmartArt để minh họa các quy trình và mối quan hệ D. Tất cả các phương án nêu ra đều đúng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 86 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 38 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
4 p | 41 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 50 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 67 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn