intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN NĂM HỌC 2024-2025 MÔN : VẬT LÝ 11 A. GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH: Từ bài 1: Dao động điều hòa đến hết bài 15: Thực hành tốc độ truyền âm B. HÌNH THỨC ÔN TẬP Gồm 3 phần Phần 1: trắc nghiệm nhiều đáp án lựa chọn Phần 2. TN đúng sai Phần 3. Trả lời ngắn Thời gian: 45 phút. C. CÁC NÔI DUNG CƠ BẢN: - Lý thuyết: các định nghĩa, định luật, thuyết, tính chất, công thức trong các bài nêu trên. - Các dạng bài tập: I. Dao động điều hòa - Nêu được định nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha. Lập phương trình dao động. - Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà. - Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để xác định được: li độ, vận tốc và gia tốc... trong dao động điều hoà. - Vận dụng được các phương trình về li độ và vận tốc, gia tốc, mối quan hệ của các đại lượng đó trong dao động điều hoà. - Vận dụng được phương pháp giản đồ véc tơ để giải bài toán dao động: Lập pt dao động, tính quãng đường, tìm thời điểm, thời gian, trạng thái tại thời điểm , số lần vật thỏa mãn điều kiện nào đó,... - Xác định được đặc điểm của các lực trong dao động điều hòa. II. Năng lượng trong dao động điều hòa - Tìm động năng, thế năng, cơ năng. Xác định các đại lượng thông qua mối quan hệ giữa động năng, thế năng... - Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để mô tả được sự chuyển hoá động năng và thế năng trong dao động điều hoà III. Các đại lượng đặc trưng của sóng: * Định nghĩa sóng cơ, môi trường truyền và ví dụ của từng loại sóng cơ. Nêu các đặc điểm của một sóng hình sin? * Viết phương trình sóng cơ. * Viết công thức xác định khoảng cách giữa hai điểm dao động cùng pha, ngược pha, vuông pha trên một phương truyền sóng. * Viết công thức độ lệch pha giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng cách nhau một đoạn là x? IV. Giao thoa sóng, sóng dừng, sóng điện từ, thực hành đo tốc độ truyền âm. - Thang sóng điện từ -Giao thoa sóng : Thế nào là GT sóng, ĐK xẩy ra GT, khoảng vân.. -Sóng dừng : thế nào là sóng dừng, ĐK có sóng dừng BÀI TẬP PHẦN 1: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Vận tốc của vật được tính bằng công thức nào sau đây? A. v = - ω2Acos(ωt + φ) B. v = - ω2Asin(ωt + φ) C. v = - ωAcos(ωt + φ) D. v = - ωAsin(ωt + φ) Câu 2. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos(4πt) cm, ly độ của vật tại thời điểm t = 1 s là: A. x = 6 cm B. x = 1 cm C. x = 0 cm D. x = 3 cm Câu 3. Một chất điểm dao động điều hoà trong 10 dao động toàn phần đi được quãng đường dài 120 cm. Biên độ dao động của chất điểm là A. 6 cm B. 12 cm C. 3 cm D. 9 cm Câu 4. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(4πt + ) (x tính bằng cm, t tính bằng . Lấy π2 = 10. Độ lớn gia tốc cực đại của vật là A. 0,6 m/s2 B. 3,2 m/s2 C. 16 m/s2 D. 8 m/s2 Trang 1
  2. Câu 5. Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ có khối lượng m dao động điều hòa. Gọi v là vận tốc của vật. Đại lượng Wđ = mv2 được gọi là A. động năng của con lắc. B. chu kì dao động của con lắc. C. thế năng của con lắc. D. tần số dao động của con lắc. Câu 6. Con lắc lò xo có khối lượng m = 400 g, độ cứng k = 160 N/m dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Biết khi vật có li độ 2 cm thì vận tốc của vật bằng 40 cm/s. Năng lượng dao động của vật là A. 0,032 J B. 0,64 J C. 0,064 J D. 1,6J Câu 7. Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Vận tốc của vật A. là hàm bậc hai của thời gian. B. luôn có giá trị không đổi. C. biến thiên điều hòa theo thời gian. D. luôn có giá trị dương. Câu 8. Công thức tính tần số của dao động của con lắc lò xo là A. T = 2π B. T = 2π C. T = π D. T = Câu 9. Khi một con lắc lò xo đang dao động tắt dần do tác dụng của lực ma sát thì cơ năng của con lắc chuyển hóa dần dần thành A. điện năng. B. hóa năng. C. quang năng. D. nhiệt năng. Câu 10. Một vật dao động điều hòa với tần số góc ω. Khi vật đi qua vị trí có li độ x thì gia tốc của vật được xác định là A. a = ωx2 B. a = - ωx2 C. a = ω2x D. a = - ω2x Câu 11. Hình dưới đây là đồ thị biểu diễn li độ x theo thời gian t của một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Tại thời điểm t= 4 s, li độ của vật có giá trị là A. 0 cm B. 4 cm C. 2 cm D. -2 cm Câu 12. Một vật dao động điều hòa thực hiện được 10 dao động trong 5 giây. Tần số dao động của vật là A. 2 Hz. B. 0,5 Hz. C. 10 Hz. D. 2,5 Hz. Câu 13. Trong sự truyền sóng, quãng đường sóng truyền được trong một chu kì bằng A. hai lần bước sóng. B. một phần tư bước sóng. C. một bước sóng. D. nửa bước sóng. Câu 14. Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai? A. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng. B. Sóng cơ là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong một môi trường. C. Sóng cơ không truyền được trong chân không. D. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường. Câu 15. Khi nói về bước sóng, phát biểu nào sau đây là sai? A. Bước sóng là quãng đường truyền được trong một chu kì. B. Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên cùng phương truyền sóng dao động cùng pha với nhau. C. Hai phần tử môi trường cách nhau một nửa bước sóng thì dao động vuông pha nhau. D. Bước sóng phụ thuộc vào môi trường truyền sóng. Câu 16. Chọn câu đúng. A. Sóng dọc là sóng truyền dọc theo một sợi dây. B. Sóng dọc là sóng truyền theo phương thẳng đứng, còn sóng ngang là sóng truyền theo phương nằm ngang. C. Sóng dọc là sóng trong đó phương dao động của các phần tử môi trường trùng với phương truyền sóng. D. Sóng ngang là sóng trong đó phương dao động của các phần tử môi trường trùng với phương truyền sóng. Câu 17. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng âm? Sóng âm không truyền được trong A. chân không. B. không khí. C. nước. D. kim loại. Câu 18. Một sóng hình sin truyền trên một sợi dây dài. Ở thời điểm t, hình dạng của một đoạn dây như hình vẽ. Các vị trí cân bằng của các phần tử trên dây cùng nằm trên trục Ox. Bước sóng của sóng này bằng A. 7,5 cm. B. 30 cm. C. 15 cm. D. 45 cm. Câu 19. Một sóng truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tần số 500 Hz, người ta thấy khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha là 80 cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. v = 400 cm/s B. v = 16 m/s C. 6,25 m/s D. v = 400 m/s Câu 20. Thời gian kể từ khi ngọn sóng thứ nhất đến ngọn sóng thứ sáu đi qua trước mặt một người quan sát là 12 s. Tốc độ truyền sóng là 2 m/s. Bước sóng có giá trị là Trang 2
  3. A. 4,8 m. B. 4 m. C. 6 cm. D. 48 cm. Câu 21. Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với bước sóng 8 cm. Hai điểm cách nhau một khoảng 4 cm trên cùng một phương truyền sóng sẽ dao động lệch pha nhau một góc A. 2π rad B. rad C. π rad D. rad Câu 22. Trên mặt một chất lỏng, tại O có một nguồn sóng cơ dao động có tần số f = 30 Hz. Vận tốc truyền sóng là một giá trị nào đó trong khoảng 1,6 (m/s) < v < 2,9 (m/s). Biết tại điểm M cách O một khoảng 10 cm sóng tại đó luôn dao động ngược pha với dao động tại O. Giá trị của vận tốc đó là: A. 2 m/s B. 3 m/s C. 2,4 m/s D. 1,6 m/s Câu 23. Một sóng cơ có tần số 1000 Hz lan truyền trong không khí. Sóng này được gọi là A. âm nghe được. B. siêu âm. C. hạ âm. D. sóng điện từ. Câu 24. Sóng điện từ và sóng cơ không có cùng tính chất nào dưới đây? A. Mang năng lượng. B. Tuân theo quy luật giao thoa. C. Tuân theo quy luật phản xạ. D. Truyền được trong chân không. Câu 25. Chọn câu sai trong các câu sau. Sóng âm A. không truyền được trong chân không. B. truyền được trong cả 3 môi trường rắn, lỏng, khí. C. có vận tốc truyền phụ thuộc nhiệt độ. D. chỉ có sóng âm có tần số trong khoảng từ 16 Hz đến 2000 Hz mới truyền được trong không khí. Câu 26. Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng? A. Sóng điện từ là sóng ngang. B. Sóng điện từ mang năng lượng. C. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa. D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không. Câu 27. Sóng điện từ là A. dao động điện từ lan truyền trong không gian theo thời gian. B. điện tích lan truyền trong không gian theo thời gian C. loại sóng có một trong hai thành phần: điện trường hoặc từ trường. D. loại sóng chỉ truyền được trong môi trường đàn hồi (vật chất). Câu 28. Sóng điện từ có tần số 10 MHz truyền với tốc độ 3.108 m/scó bước sóng là A. 3 m. B. 6 m. C. 60 m. D. 30 m. Câu 29. Ứng dụng của tia hồng ngoại là A. dùng để sấy khô, sưởi ấm. B. kiểm tra khuyết tật của sản phẩm. C. dùng để diệt khuẩn. D. chữa bệnh còi xương. Câu 30. Xét các bức xạ: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, sóng vô tuyến, ánh sáng nhìn thấy truyền trong chân không. Bức xạ có bước sóng nhỏ nhất là A. sóng vô tuyến. B. tia tử ngoại. C. tia hồng ngoại. D. ánh sáng nhìn thấy. Câu 31. Theo thứ tự bước sóng tăng dần thì sắp xếp nào dưới đây là đúng? A. Sóng vô tuyến, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X. B. Tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến.. C. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến, tia X. D. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, sóng vô tuyến, tia X. Câu 32. Trong chân không, tất cả các sóng điện từ đều truyền với tốc độ A. 2.108 m/s B. 3.108 km/h C. 3.10-8 m/s D. 3.108 m/s Câu 33. Hai nguồn kết hợp không cần điều kiện nào sau đây? A. Dao động cùng tần số B. Dao động cùng phương C. Độ lệch pha không đổi D. Dao động cùng biên độ Câu 34. Khi xảy ra giao thoa của hai sóng kết hợp thì biên độ sóng tại các điểm trong vùng giao thoa A. luôn được tăng cừơng. B. luôn bị triệt tiêu. C. có lúc được tăng cường lúc bị triệt tiêu D. Có những điểm được tăng cường có những điểm bị triệt tiêu Câu 35. Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng λ. Cực tiểu giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng A. 2kλ với k=0,±1,±2,... B. (2k +1)λ với k=0,±1,±2,... Trang 3
  4. C. kλ với k=0,±1,±2,... D. (k+ 0,5)λ với k=0,±1,±2,... Câu 36. Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng A. biên độ nhưng khác tần số. B. pha ban đầu nhưng khác tần số. C. tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian. D. biên độ và có hiệu số pha thay đổi theo thời gian. Câu 37. Thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân i trên màn là A. khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp. B. khoảng cách giữa ba vân tối liên tiếp. C. khoảng cách giữa bốn vân tối liên tiếp. D. khoảng cách giữa ba vân sáng liên tiếp. Câu 38. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước. Cho cần rung dao động với tần số f = 40 Hz, biết tốc độ truyền sóng là v = 20 cm/s. Khoảng cách giữa hai cực đại giao thoa liên tiếp trên đoạn thẳng nối 2 nguồn là: A. 0,5 cm B. 0,25 cm C. 2 cm D. 1 cm Câu 39. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, cho khoảng cách giữa 2 khe là a, khoảng cách từ hai khe đến màn là D, bước sóng ánh sáng làm thí nghiệm là thì khoảng vân được tính bằng A. B. C. D. Câu 40. Tại hai điểm A và B hai nguồn sóng kết hợp cách nhau 8 cm trên mặt nước luôn dao động cùng pha nhau,tần số dao động 80 Hz. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s. Giữa A và B có số điểm dao động với biên độ cực đại là A. 30điểm. B. 31 điểm. C. 32 điểm. D. 33 điểm. Câu 41. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 0,5 m. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng là 0,6 μm. Khoảng vân giao thoa trên màn bằng A. 0,2 mm. B. 0,4 mm. C. 0,6 mm. D. 0,8 mm. Câu 42. Trên một sợi dây đàn hồi có chiều dài L, hai đầu dây cố định, đang có sóng dừng với bước sóng và số bụng sóng trên dây là n (với n = 1, 2, 3, …). Công thức nào dưới đây là điều kiện để có sóng dừng? A. B. C. D. Câu 43. Điều kiện có sóng dừng trên dây chiều dài ℓ khi một đầu dây cố định và đầu còn lại tự do là A. ℓ = (2k + 1) B. ℓ = k. C. ℓ = kλ D. ℓ = (2k + 1) Câu 44. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng A. một số nguyên lần bước sóng. B. một nửa bước sóng. C. một bước sóng. D. một phần tư bước sóng. Câu 45. Sóng dừng là: A. Sóng không lan truyền nữa do bị vật cản. B. Sóng được tạo thành giữa hai điểm cố định trong một môi trường. C. Sóng được tạo thành do sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ. D. Sóng trên dây mà hai đầu dây được giữ cố định. Câu 46. Trên một sợi dây có chiều dài ℓ, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là A. f = B. f = C. f = . D. f = Câu 47. Trên một sợi dây có sóng dừng với bước sóng là λ. Khoảng cách giữa hai nút sóng liền kề là A. B. 2λ C. λ D. Câu 48. Một sợi dây thép AB dài 60 cm, hai đầu được gắn cố định, kích thích cho dao động với tần số 100 Hz Trên dây có sóng dừng với tổng cộng 6 nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. 24 m/s B. 15 m/s C. 30 m/s D. 12 m/s Câu 49. Sóng dừng trên dây AB có chiều dài 32 cm với đầu A,B cố định. Tần số dao động của dây 50 Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s. Trên dây có A. 5 nút, 4 bụng. B. 4 nút, 4 bụng. C. 8 nút, 8 bụng. D. 9 nút, 8 bụng. Câu 50. Một dây đàn ghita dài 65 cm có hai đầu cố định, khi ta gảy đàn thì trên dây có sóng dừng với hai đầu dây là nút sóng và ở giữa có một bụng sóng. Sóng truyền trên dây có bước sóng là A. 65 cm B. 32,5 cm C. 130 cm D. 8,1 cm PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Trang 4
  5. Câu 1. Cho phương trình dao động điều hòa: x = 4 cos(4πt - )cm. a) Chiều dài quỹ đạo là 10 cm. b) Chu kỳ của dao động bằng 0,5 s. c) Tốc độ cực đại bằng 40π cm/s. d) Khi pha dao động bằng thì gia tốc bằng 80π2 cm/s2. Câu 2. Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(10πt + ) (cm). Lấy π2 = 10. a) Biên độ dao động của chất điểm bằng 5 cm. b) Li độ của chất điểm tại thời điểm t = 1 giây là 2,5 cm. c) Tốc độ dao động của chất điểm khi li độ x = 2,5 cm là 2,5cm/s. d) Biết khối lượng của chất điểm là 100g, động năng của chất điểm tại thời điểm t = 0 là 93,75 J. Câu 3. Trên mặt hồ yên lặng, một người làm cho con thuyền dao động tạo ra sóng trên mặt nước. Thuyên thực hiện được 20 dao động trong 40 s, mỗi dao động tạo ra một ngọn sóng cao 15 cm so với mặt hồ yên lặng và ngọn sóng tới bờ cách thuyền 20 m sau 5 s. a) Chu kì dao động của thuyền bằng 40s. b) Tốc độ lan truyền của sóng bằng 4m/s. c) Quãng đường sóng truyền được trong 2s là 8m. d) Biên độ sóng A = 12 cm, bằng độ cao của ngọn sóng so với mặt hồ yên lặng. Câu 4. Cho thí nghiệm Young có bước sóng ánh sáng là 0,6 µm. Biết khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. a) Khoảng vân bằng 1,2 mm. b) Vị trí vân sáng bậc ba là 3,6. c) Vị trí vân tối thứ 2 là 1,8 mm. d) Tại vị trí cách vân trung tâm 6 m là vân sáng bậc 4. Câu 5. Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. a) Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ dao động với biên độ cực đại b) Cực tiểu giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn bằng số nguyên lần bước sóng. c) Hai sóng từ hai nguồn có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian. d) Khoảng cách giữa hai cực tiểu liên tiếp trên đường S1S2 cách nhau một bước sóng. Câu 6. Hình vẽ mô tả hàm sóng của sóng cơ. Biết tốc độ truyền sóng trong môi trường là 240 m/s. a) Biên độ sóng là 10 cm. b) Chu kỳ truyền sóng là 25 ms . c) Tần số sóng là 60 Hz. d) Tốc độ dao động cực đại của các phần tử môi trường là 2 m/s. Câu 7. Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 60 cm/s, cần rung có tần số 20 Hz. a) Bước sóng trong thí nghiệm là λ = 12 cm. b) Tại một điểm có hiệu khoảng cách đến hai nguồn 9 cm dao động cực đại. c) Tại những điểm hai sóng triệt tiêu nhau sẽ dao động cực đại. d) Khoảng cách giữa hai cực đại trên đường nối hai nguồn là 1,5 cm Câu 8. Trên một sợi dây đàn hồi dài 100 cm với hai đầu A và B cố định đang có sóng dừng, tần số sóng là 50 Hz. Không kể hai đầu A và B, trên dây có 3 nút sóng. Trang 5
  6. a) Tại 2 đầu dây, các phần tử dao động với biên độ cực đại. b) Chu kỳ truyền sóng là 0,02 s. c) Trong quá trình dao động, quan sát dây có 3 bụng sóng. d) Khoảng cách giữa 2 bụng sóng gần nhau nhất là 50 cm. PHẦN III. Câu hỏi tự tuận. Câu 1. Một vật có khối lượng m = 0,5 kg dao động điều hòa với phương trình x = 2cos(4πt) (cm/s) a) Xác định quãng đường vật đi được trong 1 chu kỳ. b) Xác định cơ năng của vật dao động Câu 2. Một vật dao động điều hòa với phương trình: x = 2 cos(2πt – ) (cm) a) Xác định vận tốc cực đại, gia tốc cực đại b) Xác định vận tốc, gia tốc của vật khi đi qua vị trí có ly độ x = 1 cm Câu 3. Một con lắc lò xo có độ cứng k = 50 N/m dao động điều hòa với chiều dài quỹ đạo là . a) Xác định cơ năng dao động của con lắc b) Xác định động năng, thế năng của con lắc tại vị trí có ly độ x = 3 cm. Câu 4. Một người quan sát sóng trên mặt hồ thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp bằng 2 và có 6 ngọn sóng truyền qua trước mặt trong 8 s. a) Tính bước sóng. b) Tìm chu kì dao động. c) Tính tốc độ truyền sóng. Câu 5. Sóng vô tuyến truyền trong không trung với tốc độ 3.108 m/s. Một đài phát sóng radio có tần số 106 Hz. Xác định bước sóng của sóng radio khi đó. Câu 6. Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường với tốc độ 1 m/s và tần số 10 Hz, biên độ sóng không đổi là 4 cm. Khi phần tử vật chất nhất định của môi trường đi được quãng đường thì sóng truyền thêm được quãng đường 25 cm. Giá trị S bằng bao nhiêu? Câu 7. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động với tần số 15 Hz và cùng pha. Tại một điểm M cách nguồn A và B những khoảng d1 = 16 cm và d2 = 20 cm, sóng có biên độ cực tiểu. Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là bao nhiêu? Câu 8. Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha với tần số 20 Hz. Người ta thấy điểm M dao động cực đại và giữa M với đường trung trực của AB có một đường không dao động. Hiệu khoảng cách từ M đến A, B là 2 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng là bao nhiêu? Câu 9. Trên mặt nước có hai nguồn phát sóng hình sin cùng pha A, B cùng phương cùng tần số f (có giá trị từ 8 Hz đến 13 Hz). Tốc độ truyền sóng là 20 cm/s. Biết rằng các phần tử mặt nước ở cách A 13 cm và cách B là 17 cm dao động với biên độ cực tiểu. Giá trị của tần số sóng là: Câu 10. Trong thí nghiệm giao thoa Young khoảng cách hai khe là 5 mm khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh 2 m. Hai khe được chiếu sáng bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng có bước sóng 0,58 μm. a) Xác định khoảng vân giao thoa b) Tìm vị trí vân sáng bậc 3 và vân tối thứ 3 trên màn. Trang 6
  7. Câu 11. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Dùng nguồn sáng phát ra 2 bức xạ đơn sắc λ1 = 0,4 μm, λ1 = 0,45 μm a) Tính khoảng vân của các bức xạ λ1, λ2 b) Xác định khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng chính giữa. c) Xác định vị trí các vân sáng trùng nhau của hai bức xạ Câu 12. Hình vẽ bên mô tả sóng dừng trên một sợi dây có chiều dài ℓ = 1,5 m. a) Xác định bước sóng trên dây b) Nếu tần số là 180 Hz. Tính tốc độ của sóng. c) Thay đổi tần số đến 360 Hz thì bước sóng bây giờ bằng bao nhiêu? Câu 13. Một nguồn dao động được gắn vào một đầu sợi dây dài 2 m, đầu kia sợi dây được giữ cố định. Khi tần số dao động của nguồn thay đổi trong khoảng từ 31 Hz đến 68 Hz sóng truyền trên dây với tốc độ 60 m/s. a) Với tần số f = 60 Hz. Xác định số bụng sóng và số nút sóng quan sát được. b) Hỏi với tần số bằng bao nhiêu trong khoảng trên thì số bụng sóng trên dây là ít nhất? Câu 14. Một sợi dây đàn hồi OM = 90 cm có hai đầu cố định. Khi được kích thích thì trên dây có sóng dừng với 3 bó sóng. Biên độ tại bụng sóng là 3 cm. Tại điểm trên dây gần O nhất có biên độ dao động là 1,5 cm. Xác định khoảng cách ON ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 LỚP 11 – ĐỀ SỐ 1 1. PHẦN TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (4,5 điểm): Câu 1. Dao động điều hòa là dao động tuần hoàn trong đó A. li độ dao động của vật là một hàm cosin (hay sin) theo thời gian. B. li độ dao động của vật là một hàm tan (hay cotan) theo thời gian. C. biên độ dao động của vật là một hàm cosin (hay sin) theo thời gian. D. biên độ dao động của vật là một hàm tan (hay cotan) theo thời gian. Câu 2. Một chiếc võng đang đung đưa, chu kỳ dao động của chiếc võng được xác định là khoảng thời gian A.giữa hai lần liên tiếp chiếc võng qua vị trí cân bằng cùng chiều. B.giữa hai lần liên tiếp chiếc võng qua cùng vị trí. C.giữa hai lần liên tiếp chiếc võng lệch xa nhất khỏi vĩ trí cân bằng. D.giữa hai lần liên tiếp chiếc võng cùng tốc độ. Câu 3. Một chất điểm dao động điều hòa có đồ thị li độ theo thời gian như hình vẽ. Chu kì dao động là: A. 0,8 s. B. 0,1 s. C. 0,2 s. D. 0,4 s. Câu 4. Đồ thị gia tốc-thời gian của chất điểm dao động điều hòa có dạng A.hình sin. B.parabol. C.đoạn thẳng. D.elip. Câu 5. Một máy cơ khí khi hoạt động sẽ tạo ra những dao động được xem gần đúng là dao động điều hòa với phương trình li độ dạng: x = 3cos(160πt) (mm). Vận tốc của vật dao động có phương trình: A. v = -480πsin(160πt)(mm/s). B. v = 480πsin(160πt)(mm/s). C. v = -480πcos(160πt)(mm/s). D. v = 480πcos(160πt)(mm/s). Câu 6. Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ A. tăng lên 2 lần. B. tăng lên 8 lần. C. giảm đi 2 lần. D. giảm đi 8 lần. Câu 7. Một vật có khối lượng 100 g dao động điều hòa với đồ thị li độ-thời gian có dạng như hình vẽ. Cơ năng dao động của vật có giá trị Trang 7
  8. A.0.08 J. B. 8 J. C. 0.04 J. D. 4 J. Câu 8. Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là: A. biên độ và gia tốc. B. li độ và tốc độ. C. biên độ và năng lượng. D. biên độ và tốc độ. Câu 9. Ích lợi của hiện tượng cộng hưởng được ứng dụng trong trường hợp nào sau đây? A. Chế tạo tần số kế. B. Chế tạo bộ phận giảm xóc của ô tô, xe máy. C. Lắp đặt các động cơ điện trong nhà xưởng. D. Thiết kế các công trình ở những vùng thường có địa chấn. Câu 10. Một sóng cơ có tần số f, truyền trên sợi dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v. Bước sóng trên dây được xác định bởi A.. B. C. D. Câu 11. Sóng trên mặt nước và sóng âm truyền trong không khí có đặc điểm chung là A. sóng cơ học. B. sóng ngang. C. cơ dọc. D. sóng điện từ. Câu 12. Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào A. tốc độ truyền sóng và bước sóng. B. phương truyền sóng và tần số sóng. C.phương dao động và phương truyền sóng. D. phương dao động và tốc độ truyền Câu 13. Một sóng âm lan truyền trong môi trường A với vận tốc v A, bước sóng λA khi lan truyền trong môi trường B thì vận tốc là vB = 2vA. Bước sóng trong môi trường B là A. λB = 2λA. B. λB = .. C. λB = λA. D. λB = 4λA. Câu 14. Một sóng vô tuyến có tần số 10 Hz được truyền trong không trung với tốc độ 3.108 m/s. Bước sóng 8 của sóng đó là A. 1,5 m B. 3 m C. 0,33 m D. 0,16 m Câu 15. Dụng cụ nào sau đây không sử dụng trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young? A. Đèn laze. B. Khe cách tử. C. Thước đo độ dài. D.Lăng kính. Câu 16. Sóng dừng trên dây được hình thành bởi: A. Sự giao thoa của hai sóng kết hợp. B. Sự tổng hợp trong không gian của hai hay nhiều sóng kết hợp. C. Sự giao thoa của một sóng tới và sóng phản xạ của nó cùng truyền theo một phương. D. Sự tổng hợp của hai sóng tới và sóng phản xạ truyền khác phương. Câu 17. Trên một sợi dây dần hồi có hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 5 bụng sóng. Số nút sóng trên dây (không tính 2 đầu cố định) là A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 18. Một người leo núi khi cách vách núi một khoảng (Hình bên). Người này hét một tiếng lớn và âm phản xạ trở lại tai người sau 2,75 s. Tính tốc độ truyền sóng âm. A.27 m/s. B. 163,63 m/s. C.1237,5 m/s. D. 618,75 m/s. 2. PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐÚNG HOẶC SAI (4 điểm): Câu 1. Một vật dao động điều hòa có phương trình là a) Biên độ A = 2cm; Tần số góc = 4π (rad/s); Pha ban đầu = 4 Trang 8
  9. b) Chu kì c) Pha dao động tại t = 1s, pha dao động là: d) Tại t=2s vị trí vật x = m Câu 2. Cho đồ thị vận tốc – thời gian của một con lắc đơn dao động như Hình 3.3. Biết rằng khối lượng của vật treo vào sợi dây là 0,2kg. a) Từ đồ thị ta có: Câu 3. Trên mặt hồ yên lặng, một người làm cho con b)Tốc độ dao động cực đại: Vmax = 0,35 m/s thuyền dao động tạo ra sóng trên mặt nước. c)Cơ năng của vật: W = Thuyền thực hiện được 24 dao động trong 40 d) Biên độ dao động: A s, mỗi dao động tạo ra một ngọn sóng cao 12 cm so với mặt hồ yên lặng và ngọn sóng tới bờ cách thuyền 10 m sau 5 s. a) Biên độ của sóng bằng 12 cm. b) Chu kì dao động của thuyền là c) Tốc độ lan truyền của sóng d) Bước sóng của sóng xấp xĩ bằng Câu 4. Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa 2 khe là 0,15mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa 2 khe và màn quan sát là 1,5m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 36mm. a) Giao thoa ánh sáng là có những vạch sáng và vạch tối xen kẽ nhau. b) Khoảng vân i= 7,2mm c) Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này là 0,6?m. d) Vị trí vân sáng bậc 2 x= 18 cm 3. PHẦN TRẢ LỜI NGẮN (1,5 điểm): Câu 1. Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình pha dao động của chất điểm tại thời điểm t=1s là bao nhiêu rad? (lấy số thập phân và kết quả được làm tròn đến hai chữ số thập phân). Lời giải Trả lời: 4,71 Câu 2. Phương trình dao động của một vật là x = 5cos4 t (cm). Xác định tốc độ cực đại của vật: Lời giải Trả lời: 62,8 Câu 3. Một vật có khối lượng 2kg dao động điều hòa có đồ thị vận tốc – thời gian như hình bên. Xác định động năng cực đại của vật trong quá trình dao động theo đơn vị Jun. Lời giải Trả lời: 0,16 Câu 4. Một sóng lan truyền với tốc độ có bước sóng Chu kỳ dao động của sóng là bao nhiêu giây? Lời giải Trả lời: 0,2 Câu 5. Một vệ tinh nhân tạo chuyển động ở độ cao 575 km so với mặt đất phát sóng vô tuyến có tần số 92,4 MHz về phía mặt đất với cường độ sóng 6.10-9 W/m2 nhận được bởi một máy thu vô tuyến ở mặt đất ngay phía dưới vệ tinh. Bỏ qua sự hấp thụ sóng của khí quyển. Hãy tính công suất của máy phát bằng kW? Trang 9
  10. Lời giải Trả lời: 24,9 Câu 6. Trên một sợi dây dài 1,2 m có một hệ sóng dừng kể cả hai đầu dây thì trên dây có tất cả 4 nút sóng. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 80 m/s. Tính tần số dao động của dây. Lời giải Trả lời: 100 KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 VẬT LÝ 11- ĐỀ SỐ 2 PHẦN 1: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Đồ thị li độ - thời gian của một con lắc lò xo dao động điều hòa có dạng là A. một đường hình sin. B. một đường thẳng. C. một đường elip. D. một đường tròn. Câu 2. Đối với dao động tuần hoàn, số lần dao động được lặp lại trong một đơn vị thời gian gọi là A.tần số dao động. B.chu kỳ dao động. C.pha ban đầu. D.tần số góc. Câu 3. Đồ thị li độ - thời gian của một chất điểm dao động điều hòa như hình vẽ. Chu kì dao động của chất điểm là A. 0,2 s. B. 0,4 s. C. 0,6 s. D. 0,8 s. Câu 4. Trong dao động điều hoà của con lắc lò xo, cơ năng của nó bằng: A. Tổng động năng và thế năng của vật khi qua một vị trí bất kì. B. Thế năng của vật nặng khi qua vị trí cân bằng. C. Động năng của vật nặng khi qua vị trí biên. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 5. Một chất điểm dao động điều hòa có li độ phụ thuộc thời gian theo hàm cosin như hình vẽ. Chất điểm có biên độ là: A. 4 cm B.8 cm C.- 4 cm D.-8 cm Câu 6. Đại lượng nào dưới đây đặc trưng cho độ lệch về thời gian giữa hai dao động điều hòa cùng chu kì? A. Li độ B. Pha C. Pha ban đầu D. Độ lệch pha. Câu 7. Bộ phận giảm xóc của xe máy, ô tô hoạt động dựa trên ứng dụng của hiện tượng A. dao động điều hòa. B. dao động cưỡng bức. C. dao động tắt dần. D. dao động có cộng hưởng. Câu 8. Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng . Hệ thức đúng là A.. B.. C.. D.. Câu 9. Một sóng hình sin được mô tả như hình bên. Sóng này có bước sóng bằng u(cm) 6 25 50 75 x(cm) 0 6 phương truyền sóng Trang 10
  11. A.25 cm. B. 50 cm. C. 75 cm. D. 6 cm. Câu 10. Trong sóng cơ, sóng dọc truyền được trong các môi trường A.rắn, lỏng và chân không. B.rắn, lỏng và khí. C.rắn, khí và chân không. D.lỏng, khí và chân không. Câu 11. Sóng ngang là sóng A.trong đó các phần tử vật chất dao động theo cùng một phương với phương truyền sóng. B.trong đó các phần tử vật chất dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. C.trong đó các phần tử vật chất dao động theo phương nằm ngang. D.lan truyền theo phương song song với phương nằm ngang. Câu 12. Theo thứ tự bước sóng tăng dần thì sắp xếp nào dưới đây là đúng? A.Vi sóng, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia . B. Tia , tia tử ngoại, tia hồng ngoại, vi sóng. C.Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, vi sóng, tia . D. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, vi sóng, tia . Câu 13. Dụng cụ nào sau đây không sử dụng trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young? A. Đèn laze. B. Khe cách tử. C. Thước đo độ dài. D. Lăng kính. Câu 14. Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, cực đại giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới đó bằng A.một số lẻ lần một phần tư bước sóng. B.một số nguyên lần nửa bước sóng. C.một số nửa nguyên lần bước sóng. D.một số nguyên lần bước sóng. Câu 15. Quan sát hình ảnh sóng dừng trên dây như hình vẽ.Cho biết phát biểu nào sau đây là đúng: A. B là bụng sóng. B. A là bụng sóng. C. A là nút sóng. D. A và B không phải là nút sóng. Câu 16. Hình bên là bộ thí nghiệm đo tần số sóng âm? Bộ phận số (4) là A. Micro. B. Bộ khuếch đại tín hiệu. C. Âm thoa và búa cao su. D. Dao động kí điện tử và dây đo. Câu 17. Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 100g gắn với một lò xo nhẹ. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = 10cos10 t (cm). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lấy 2 = 10. Cơ năng của con lắc bằng A. 0,10 J. B. 0,05J. C. 1,00J. D. 0,5J. Câu 18. Một người quan sát mặt biển thấy có 5 ngọn sóng đi qua trước mặt mình trong khoảng thời gian 10 giây và đo được khoảng cách giữa 2 ngọn sóng liên tiếp bằng 5 (m). Coi sóng biển là sóng ngang. Tìm vận tốc của sóng biển. A. 2m/s B. 4 m/s C. 6 m/s D. 8 m/s PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Pit-tông bên trong động cơ ô tô dao động lên và xuống khi động cơ ô tô hoạt động. Các dao động này được coi là dao động điều hòa với phương trình li độ của pit-tông là a, Thời gian để Pit- tông thực hiện được 1 dao động toàn phần là 0,5s. b, Khi Pit- tông lên đến vị trí cao nhất vận tốc của nó là 50,26 cm/s. Trang 11
  12. c, Pit- tông chuyển động trên đoạn thẳng dài 8cm. d, Tại thời điểm 3,5 s độ lớn gia tốc của Pit- tông là 3,16 m/s2 Câu 2. Cho đồ thị vận tốc – thời gian của một con lắc đơn dao động như dưới đây. Đồ thị vận tốc – thời gian của con lắc đơn Biết rằng khối lượng của vật treo vào sợi dây là 0,2 kg. Các đại lượng được xác định: a. Vận tốc cực đại của vật là 0,35m/s. b. Trong 1 phút con lắc thực hiện 50 dao động toàn phần. c. Cơ năng của con lắc là 0,02J. d.Biên độ của vật là 0,35m. Câu 3. Một sóng hình sin được mô tả như Hình 14.2. a) Bước sóng của sóng là 25cm. b) Biên độ sóng là 6cm. c) Nếu chu kì của sóng là 1 s thì tốc độ truyền sóng là 50cm/s d) Bước sóng sẽ bằng 10cm nếu tần số là 5 Hz ( tốc độ truyền sóng không đổi). Câu 4. Trong một thí nghiệm giao thoa khe Young ánh sáng đơn sắc màu đỏ=0,76µm, 2 khe sáng cách nhau 1 mm. Khoảng cách giữa 2 khe đến màn quan sát là 1m a. Trên màn quan sát người ta thấy có những vạch tối và vạch sáng (màu đỏ) xen kẽ nhau, cách đều nhau. b. Hai vạch đỏ ở gần nhau cách nhau 1,5mm c. Tại A, B cách vân trung tâm 1,9mm và 3,8mm là hai vân sáng. d. Cho bề rộng màn quan sát là L= 30,4 mm số vân sáng đỏ quan sát được là 41 PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t. Quãng đường vật đi dược trong một chu kỳ dao động bằng bao nhiêu cm? x(cm) 3,0 1,0 t 0 1,0 3,0 Câu 2. Một người quan sát một chiếc phao nổi trên mặt biển, thấy nó nhô lên cao 6 lần trong 15 giây. Coi sóng biển là sóng ngang, khoảng cách giữa 2 ngọn sóng liên tiếp là 1,5m. Tốc độ lan truyền của sóng biển là bao nhiêu cm/giây? Trang 12
  13. Câu 3. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe I-âng, biết D = 1 m, a = 1 mm. Khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng bên với vân trung tâm là 3,6 mm. Bước sóng ánh sáng là bao nhiêu μm? Câu 4. Biết cường độ ánh sáng của Mặt Trời đo được tại Trái Đất là 1,37.103W/m2 và khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất là 1,50.1011 m. Công suất bức xạ sóng ánh sáng của Mặt Trời là n.1026W. Giá trị của n là bao nhiêu ( Kết quả lấy đến 2 chữ số có nghĩa)? Câu 5. Một người gõ một nhát búa vào đường sắt ở cách đó1056 m một người khác áp tai vào đường sắt thì nghe thấy 2 tiếng gõ cách nhau 3 (s). Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s thì tốc độ truyền âm trong đường sắt là bao nhiêu m/s? Câu 6. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, từ vị trí cân bằng O kéo con lắc về phía dưới, theo phương thẳng đứng thêm 3 cm rồi thả nhẹ, con lắc dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O. Khi con lắc cách vị trí cân bằng 2 cm, tỉ số giữa thế năng và động năng của hệ dao động là bao nhiêu? Trang 13
  14. ĐÁP ÁN ĐỀ 201 PHẦN 1: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 A A B A A D C A B B B B D D C C D A PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Câu 1 a b c d Đ S Đ Đ Câu 2 a b c d Đ Đ S S Câu 3 a b c d S Đ Đ Đ Câu 4 a b c d Đ S S Đ PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Câu 1 Đáp án Câu Đáp án 1 8 4 3,9 2 50 5 5280 3 0,6 6 0,8 ĐỀ THI HỌC KỲ 1 - VẬT LÝ 11 – ĐỀ SỐ 3 PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Một vật dao động điều hòa với chu kì T. Chọn gốc thời gian là lúc vật qua vị trí cân bằng, vận tốc của vật bằng 0 lần đầu tiên ở thời điểm A.. B.. C.. D.. Câu 2. Vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos(10πt +π/3) cm. Vào lúc t = 0,5s thì vật cóli độ và vận tốc là A.x = -2cm; v = -10 cm/s B.x = 2cm; v = 20 cm/s C.x = 2cm; v = -20cm/s D.x = -2cm; v = 20cm/s Câu 3. Một con lắc đơn dao động với biên độ góc nhỏ ( 0 < 100). Câu nào sau đây là sai đối với chu kì của con lắc? A.Chu kì phụ thuộc chiều dài con lắc. B.Chu kì phụ thuộc gia tốc trọng trường nơi có con lắc. C.Chu kì phụ thuộc biên độ dao động. D.Chu kì không phụ thuộc vào khối lượng của con lắc. Câu 4. Một con lắc đơn dài 1,6 m dao động điều hòa với biên độ 16 cm. Biên độ góc của dao động bằng A.0,5 rad. B.0,01 rad. C.0,1 rad. D.0,05 rad. Câu 5. Mộtchấtđiểmkhốilượngm=100(g),daođộngđiềuhoàvớiphươngtrìnhx=4cos(2t)cm.Cơnăng trong dao động điều hoà của chất điểmlà A. W =3200J B. W =3,2J C. W =0,32J D. W = 32.10-4J Câu 6. Một sóng hình sin truyền trên một sợi dây dài. Ở thời điểm t, hình dạng của một đoạn dây như hình vẽ. Các vị trí cân bằng của các phần tử trên dây cùng nằm trên trục Ox. Bước sóng của sóng này bằng Trang 14
  15. A. 36 cm. B. 24 cm. C. 18 cm. D. 48 cm. Đáp án đúng: D Câu 7. Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ quan sát được khi hai nguồn ánh sáng là hai nguồn A. đơn sắc. B. cùng cường độ. C. cùng màu sắc. D. kết hợp. Đáp án đúng: D Câu 8. Trên một sợi dây có sóng dừng với bước sóng là . Khoảng cách giữa hai nút sóng liền kề là A. 2. B.. C.. D.. Đáp án đúng: B Câu 9. Sóng điện từ có bước sóng nào dưới đây thuộc về tia hồng ngoại? A.. B.. C.. D.. Đáp án đúng: D Câu 10. Sóng ngang truyền được trong các môi trường A. Rắn và lỏng B. Cả rắn, lỏng và khí. C. Rắn và khí D. Chất rắn và bề mặt chất lỏng. Đáp án đúng: D Câu 11. Trong thí nghiệm Young vê giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là . Khi nguồn sáng phát bức xạ đơn sắc có bước sóng thì khoảng vân giao thoa trên màn là . Hệ thức nào sau đây đúng? A.. B.. C.. D.. Đáp án đúng: A Câu 12. Một sợi dây mềm, căng ngang, chiều dài , có hai đầu cố định. Trên đây đang có sóng dừng với 3 nút sóng (kể cả hai đầu dây). Sóng truyền trên dây có bước sóng là . Giá trị của là A.. B.. C.. D.. Đáp án đúng: D Câu 13. Hai nguồn kết hợp A, B cùng pha có tần số 40 Hz, tại một điểm M cách A và B lần lượt là 5 cm và 10 cm, sóng có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB có 4 dãy cực tiểu. Tìm vận tốc truyền sóng: A. 50 cm/s. B. 100 cm/s. C. 40 cm/s. D. 25 cm/s. Đáp án đúng: A Câu 14. Âm có tần số lớn hơn được gọi là A. âm nghe được (âm thanh). B. siêu âm và tai người không nghe được. C. hạ âm và tai người không nghe được. D. hạ âm và tai người nghe được. Đáp án đúng: B Câu 15. Sóng ánh sáng nhìn thấy có bước sóng nằm trong khoảng A. 380mm đến 760mm. B. 380μm đến 760μm. B.380pm đến 760pm. C. 380nm đến 760nm. Đáp án đúng: C Từ vị trí khởi nguồn của động đất (tâm chấn), các công trình, nhà của cách xa tâm chấn vẫn có thể bị ảnh hưởng là do A. các phần tử vật chất từ tâm chấn chuyển động đến vị trí đó. B. tốc độ lan truyền sóng địa chấn quá nhanh. C. sóng địa chấn đã truyền năng lượng tới các vị trí này. D. sức ép từ tấm chấn khiến các phần tử vật chất xung quanh chuyển động. Đáp án đúng: C Câu 16. Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng? Trang 15
  16. A. Cơ năng của vật không thay đổi theo thời gian. B. Động năng của vật biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian. C. Cơ năng của vật giảm dần theo thời gian. D. Lực cản của môi trường tác dụng lên vật càng nhỏ thì dao động tắt dần càng nhanh. Đáp án đúng: C Câu 17. Trong hiện tượng giao thoa sóng của hai nguồn kết hợp A, B cùng pha, điều kiện để tại điểm M cách các nguồn d1, d2 dao động với biên độ cực đại là A. d2 – d1 = (2k + 1)λ/4. B. d2 – d1 = kλ. C. d2 – d1 = (2k + 1)λ/2. D. d2 – d1 = kλ/2. Đáp án đúng: B Câu 18. Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm được sử dụng để đo bước sóng ánh sáng là A. thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn. B. thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng. C. thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Niu-tơn. D. thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng. Đáp án đúng: B PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. Câu 1. Dây đàn hồi dài 90 cm có một đầu cố định và một đầu tự do đang có sóng dừng. Kể cả đầu dây cố định, trên dây có 8 nút. Biết rằng khoảng thời gian giữa 6 lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0,25 s. a) Sóng dừng với 1 đầu tự do, 1 đầu cố định có số nút lớn hơn số bụng. b) Bước sóng trên dây là 20 cm. c) Tần số sóng truyền trên sợi dây là 10 Hz. d) Tốc độ truyền sóng trên dây là 2,4 m/s. Câu 2. Thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng, chiếu ánh sáng đỏ có bước sóng vào hai khe; khoảng cách giữa hai khe hẹp là , khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là a)Vân sáng trung tâm có màu đỏ. b)Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng 1,5mm. c)Vân tối thứ 5 cách vân sáng trung tâm đoạn 6,75mm. d)Hai điểm M, N ở hai bên vân sáng trung tâm, cách vân sáng trung tâm lần lượt 4,25mm và 6mm. Giữa M và N có tất cả có 7 vân sáng. Câu 3. Một vật có khối lượng m=200g dao động điều hòa với phương trình li độ (t được tính bằng giây). Lấy . Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau: a) tại thời điểm t = 0 vật cách biên 2,5cm và chuyển động theo chiều dương b)Pha dao động ban đầu của vật là rad. c)Tần số dao động của vật là Hz d) Động năng cực đại của vật bằng 10 mJ Câu 4. Đồ thị hình bên mô tả sự biến đổi gia tốc a của một vật dao động điều hòa theo thời gian t. Lấy . Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau: a)Gia tốc cực đại của vật là 120 cm/s2. b)Chu kì dao động của vật là 1,0 s. c)Biên độ dao động của vật là 5 cm. d)Li độ của vật khi có gia tốc tương ứng với điểm M trên đồ thị đang có giá trị âm. Câu 5. Cho hình ảnh sóng tại một thời điểm như hình vẽ. Phần tử tại C đang từ VTCB đi xuống dưới. Trang 16
  17. a) Tại thời điểm xét điểm B, F, D là đỉnh sóng. b) Sóng truyền theo chiều từ A đến E c) Nếu AG = 15 cm thì bước sóng bằng 10 cm. d) Biết chu kì sóng bằng 1s. Chọn t = 0 là lúc phần tử tại C qua vị trí cân bằng và đi xuống. Thời điểm phần tử C là đỉnh sóng lần thừ 2024 là 2024,75 s. PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN. Câu 1. Một chất điểm dao động điều hoà. Trong thời gian 2 phút, vật thực hiện được 30 dao động. Chu kì dao động của chất điểm bằng bao nhiêu giây? Câu 2. Một con lắc đơn dao động điều hoà với biên độ góc 0 = 0,1(rad)tại nơi có g = 10m/s 2. Tại thời 3 điểm ban đầu vật đi qua vị trí có li độ dài s = 8 (cm) với vận tốc v = 20 cm/s. Độ lớn gia tốc của vật khi nó đi qua vị trí có li độ 8 cm làbao nhiêu m/s2? Đáp số:…0,5m/s2 Câu 3. Phương trình vận tốc của một vật dao động là: (cm/s) đơn vị đo của thời gian t là giây. Vào thời điểm (T là chu kì dao động), vật có li độ bằng bao nhiêu cm?(Kết quả làm tròn đến chữ số thứ nhất sau dấu phẩy thập phân) Đáp số-5,2 Câu 4. Hai nguồn điểm phát sóng trên mặt nước có cùng bước sóng , cùng pha, cùng biên độ, đặt cách nhau một khoảng D = 2,3 . Vẽ một vòng tròn lớn bao cả hai nguồn sóng vào trong. Trên vòng ấy có bao nhiêu điểm dao động với biên độ cực tiểu ?(ĐS: 8) Câu 5. Một sợi dây đàn hồi AB có đầu B tự do, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số T rên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là T ổng số bụng sóng và nút sóng trên dây là . Chiều dài của dây bằng bao nhiêu mét? Kết quả làm tròn đến 2 chữ số thập phân. (ĐS: 0,56 m) Câu 6. Trong thí nghiệm Young, khoảng cách giữa hai khe , khoảng cách từ hai khe tới màn . Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng và vào hai khe. Màn quan sát rộng , vân trung tâm nằm ở chính giữa màn. Hai vân sáng trùng nhau tính là một vân sáng. Số vân sáng quan sát được trên màn bằng bao nhiêu? (ĐS: 41) Trang 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2