Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội
lượt xem 1
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội
- SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ 12 NĂM HỌC 2024 – 2025 Phần 1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Tính chất không phải là của phân tử của vật chất ở thể khí là A. chuyển động hỗn loạn. B. chuyển động không ngừng. C. chuyển động hỗn loạn và không ngừng. D. chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định. Câu 2. Các nguyên tử, phân tử trong chất rắn A. nằm ở những vị trí xác định và chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng này. B. nằm ở những vị trí cố định. C. không có vị trí cố định mà luôn thay đối. D. nằm ở những vị trí cố định, sau một thời gian nào đó chúng lại chuyển sang một vị trí cố định khác. Câu 3. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử? A. Chuyển động không ngừng. B. Giữa các phân tử có khoảng cách. C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Câu 4. Chuyển động nào sau đây là chuyển động của riêng các phân tử ở thể lỏng? A. Chuyển động hỗn loạn không ngừng. B. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng cố định. C. Chuyển động hoàn toàn tự do. D. Dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định. Câu 5. Hình biểu diễn đúng sự phân bố mật độ của phân tử khí trong một bình kín là A. Hình 2. B. Hình 1. C. Hình 4. D. Hình 3 Câu 6. Các vật rắn giữ được hình dạng và thể tích của chúng là do loại lực nào sau đây? A. Lực hấp dẫn. B. Lực ma sát. C. Lực tương tác phân tử. D. Lực hạt nhân. Câu 7. Hãy tìm ý không đúng với mô hình động học phân tử trong các ý sau: A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. B. Các phân tử chuyển động không ngừng. C. Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn. D. Giữa các phân tử có lực tương tác gọi là lực liên kết phân tử. Câu 8. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất rắn? A. Chất kết tinh có cấu tạo tinh thể. B. Chất vô định hình không có cấu tạo tinh thể. C. Chất vô định hình có nhịêt độ nóng chảy nhất định. D. Cùng một loại tinh thể, tuỳ theo điều kiện kết tinh có thể có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Câu 9. Chất rắn có nhiệt độ nóng chảy xác định là A. thủy tinh. B. đồng. C. cao su. D. nến (sáp). Câu 10. Chất rắn vô định hình có tính chất nào sau đây? A. Chất rắn vô định hình có cấu tạo tinh thể. B. Chất rắn vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định. C. Khi bị nung nóng, chất rắn vô định hình mềm dần và chuyển sang thể lỏng. D. Chất rắn vô định hình có tính dị hướng. Câu 11. Ở trên núi cao ngưởi ta A. không thể luộc chín trứng trong nước sôi vì áp suất trên đó lớn hơn áp suất chuẩn (l atm) nên nước sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100 °C. B. không thể luộc chín trứng trong nước sôi vì áp suất trên đó nhỏ hơn áp suất chuẩn (l atm) nên nước sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100 °C. C. có thể luộc chín trứng trong nước sôi vì áp suất trên đó nhỏ hơn áp suất chuẩn (l atm) nên nước sôi ở nhiệt độ cao hơn 100 °C. 1
- D. có thể luộc chín trứng trong nước sôi vì áp suất trên đó lớn hơn áp suất chuẩn (l atm) nên nước sôi ở nhiệt độ cao hơn 100 °C. Câu 12. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí gọi là quá trình A. thăng hoa. B. nóng chảy. C. ngưng tụ. D. đòng đặc. Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng. B. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lòng. C. Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. D. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng. Câu 14. Hiện tượng nào không liên quan đến hiện tượng nóng chảy trong các hiện tượng ta hay gặp trong đời sống sau đây? A. Đốt một ngọn nến. B. Đun nấu mỡ vào mùa đông. C. Pha nước chanh đá. D. Cho nước vào tủ lạnh để làm đá. Câu 15. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự nóng chảy? A. Sương đọng trên lá cây. B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng. C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể trản ra ngoài. D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước. Câu 16. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là sự bay hơi? A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng. C. Không nhìn thấy được. D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lòng. Câu 17. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là sự bay hơi? A. Quần áo sau khi giặt được phơi khô. B. Lau ướt bảng, một lúc sau bảng sẽ khô. C. Mực khô sau khi viết. D. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây. Câu 18. Sự ngưng tụ là sự chuyển từ A. thế rắn sang thể lỏng B. thể lỏng sang thể rắn C. thể hơi sang thể lỏng D. thể lỏng sang thể hơi Câu 19. Khi nấu ăn những món như: luộc, ninh, nấu cơm,... đến lúc sôi thì cần vặn nhỏ lửa lại bởi vì: A. Để lửa to để cho nhiệt độ trong nồi tăng nhanh sẽ làm hỏng đồ nấu trong nồi. B. Để lửa nhỏ vẫn giữ cho trong nồi có nhiệt độ ổn định bằng nhiệt độ sôi của nước. C. Lúc này để lửa nhỏ vì cần giảm nhiệt độ trong nồi xuống. D. Lúc này cần làm cho nước trong nồi không bị sôi và hóa hơi. Câu 20. Nội năng của một vật là A. tổng động năng và thế năng của vật. B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá truyền nhiệt và thực hiện công. D. nhiệt lượng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. Câu 21. Công thức tính nhiệt lượng là A. Q mc .t . B. Q c t . C. Q = mAt. D. Q = mc. Câu 22. Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng? A. Nội năng là một dạng năng lượng. B. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác. C. Nội năng là nhiệt lượng. D. Nội năng của một vật có thê tăng lên, giảm đi. Câu 23. Nội năng của một vật phụ thuộc vào A. nhiệt độ và thể tích của vật. B. nhiệt độ, áp suất và thể tích của vật. C. khoảng cách trung bình giữa các phân tử cấu tạo nên vật. D. tốc độ trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật. Câu 24. Câu nào sau đây nói về truyền nhiệt và thực hiện công là không đúng? A. Thực hiện công là quá trình có thể làm thay đổi nội năng của vật. B. Trong thực hiện công có sự chuyển hoá từ nội năng thành cơ năng và ngược lại. C. Trong truyền nhiệt có sự truyền động năng từ phân tử này sang phân tử khác. D. Trong truyền nhiệt có sự chuyển hoá từ cơ năng sang nội năng và ngược lại. Câu 25. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong quá trình đẳng tích, nhiệt lượng mà chất khí nhận được dùng làm tăng nội năng và thực hiện công. B. Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được. C. Động cơ nhiệt chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học. D. Nhiệt có thể tự truyền từ vật lạnh sang vật nóng. Câu 26. Trường hợp nào dưới đây làm biến đối nội năng không do thực hiện công? A. Nung nước bằng bếp. B. Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm. C. Cọ xát hai vật vào nhau. D. Nén khí trong xi lanh. Câu 27. Nhiệt độ của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi bốn vật dưới đây có cùng khối lượng và từ cùng một độ cao xuống đất (coi như toàn bộ độ giảm cơ năng dùng để làm nóng vật)? A. Vật bằng nhôm, có nhiệt dung riêng là 880 J/kg.K. 2
- B. Vật bằng đồng, có nhiệt dung riêng là 380 J/kg.K. C. Vật bằng chì, có nhiệt dung riêng là 120 J/kg.K. D. Vật bằng gang, có nhiệt dung riêng là 550 J/kg.K. Câu 28. Công thức nào sau đây là công thức tổng quát của nguyên lý I nhiệt động lực học? A. U A Q . B. U Q . C. U A . D. A Q 0 . Câu 29. Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thi công thức U = A + Q phải thỏa mãn A. Q < 0 và A > 0. B. Q > 0 và A > 0. C. Q < 0 và A < 0. D. Q > 0 và A < 0. Câu 30. Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng? A. Nhiệt vẫn có thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn. B. Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn. C. Nhiệt có thể tự truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn. D. Nhiệt có thể tự truyền giữa hai vật có cùng nhiệt độ. Câu 31. Độ không tuyệt đối là nhiệt độ ứng với A. 0 K. B. 0 °C. C. 273 °C. D. 273 K Câu 32. Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì A. rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100°C. B. rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100uC. C rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100°C. D. rượu đông đặc ở nhiệt độ cao hơn 100°C. Câu 33. Nhiệt kế thủy ngân không thể đo A. nhiệt độ của nước đá. B. nhiệt độ khí quyển. C. nhiệt độ của một lò luyện kim. D. nhiệt độ cơ thể người. Câu 34. Theo thang nhiệt độ Celsius, từ nhiệt độ đông đặc đến nhiệt độ sôi của nước được chia thành A. 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với l°C. B. 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1K. C. 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1°F. D. 10 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với l°C. Câu 35. Nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ tại đó A. nước đông đặc thành đá. B. tất cả các chất khí hóa lỏng C. chuyển động nhiệt phân tử hầu như dừng lại. D. tất cả các chất khí hóa rắn. Câu 36. Khi nhiệt độ tuyệt đối tăng thêm 6K thì A. Nhiệt độ Xen-xi-út tăng thêm hơn 6°C. B. Nhiệt độ Xen-xi-út tăng thêm 279°C. C. Nhiệt độ Xen-xi-út tăng thêm 6°C. D. Nhiệt độ Xen-xi-út tăng thêm 267°C. Câu 37. Người ta thực hiện một công 100 J để nén khí trong xylanh. Biết rằng nội năng của khí tăng thêm 10 J. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng là 110 J. B. Khí nhận nhiệt là 90 J. C. Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 110 J. D. Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 90 J. Câu 38. Động cơ nhiệt là thiết bị A. biến đổi hóa năng thành một phần cơ năng. B. biến đổi điện năng thành một phần cơ năng. C. biến đổi nội năng thành một phần cơ năng. D. biến đổi quang năng thành một phân cơ năng. Câu 39. Nhiệt độ mùa đông tại thành phố NewYork (Mĩ) là 23°F. ứng với nhiệt giai Celsius, nhiệt độ đó là A. 10°C. B. 5°C. C. -5°C. D.-10°C. Câu 40. Hàn thiếc là một phương pháp nối kim loại với nhau bằng một kim loại hay hợp kim trung gian (thiếc) gọi là vảy hàn. Trong quá trình nung nóng để hàn, vảy hàn sẽ nóng chảy trước trong khi vật hàn chưa nóng chảy hoặc nóng chảy với số lượng không đáng kể. Khi đó kim loại làm vảy hàn sẽ khuếch tán thẩm thấu vào trong kim loại vật hàn tạo thành mối hàn. Thiếc hàn là hợp kim thiếc - chì có nồng độ phù hợp với mục đích sử dụng. Ví dụ thiếc hàn 60 (60%Sn và 40%Pb) được sử dụng để hàn các dây dẫn hay mối nối trong mạch điện. Thiếc hàn phải có A. nhiệt độ nóng chảy lớn để tránh nóng chảy mối hàn trong quá trình sử dụng. B.nhiệt nóng chảy riêng lớn để tránh nóng chảy mối hàn trong quá trình sử dụng. C. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt nóng chảy riêng nhỏ hơn của kim loại vật hàn. D. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt nóng chảy riêng lớn hơn của kim loại vật hàn. Câu 41. Nhiệt hoá hơi riêng của một chất là nhiệt lượng cần cung cấp để 1 kg chất đó A. hoá hơi hoàn toàn. B. hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi. C. hoá hơi. D. bay hơi hết. Câu 42. Trong thí nghiệm đo nhiệt hoá hơi riêng của một chất, phương án chọn đo nhiệt hoá hơi của nước có ưu điểm là A. nguyên liệu có sẵn, không độc hại, nhiệt độ sôi thấp, nhiệt hoá hơi riêng lớn. B. nguyên liệu có sẵn, không độc hại, nhiệt hoá hơi riêng nhỏ. C. nguyên liệu có sẵn, không độc hại, nhiệt độ sôi cao. D. nguyên liệu có sẵn, không độc hại, dẫn nhiệt tốt. Câu 43. Biết nhiệt dung riêng của sắt là 478J/kg.K. Nhiệt lượng tỏa ra khi một miếng sắt có khối lượng 2 kg ở nhiệt độ 500°C hạ xuống còn 100°C là A. 219880 J B. 439760 J C. 382400 J D. 109940 J 3
- Câu 44. Nhiệt lượng cần cung cấp cho m = 5kg nước đá ở -10°C chuyển thành nước ở 0°C. Cho biết nhiệt dung riêng cùa nước đá là 2090J / kg.K và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá 3,4.105 J/ kg. A. 2,5MJ. B. 1,8MJ. C. 0,5MJ. D. 2,1MJ. Câu 45. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4180J/kg.K và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.10 5 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1,5 kg nước đá ờ 0 °C để nó chuyển thành nước ở nhiệt độ 30 °C là A. 510 kJ. B. 1530 kJ. C. 188,1 kJ. D. 698,1 kJ. Câu 46. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4190 J/kg.K. và nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,26.10 6 J/kg. Để làm cho m = 200 gam nước lấy ở t1 = 10°C sôi ở t2 = 100°C và 10% khối lượng của nó đã hóa hơi khi sôi thì cần cung cấp một nhiệt lượng gần giá trị nào nhất sau đây? A. 169 kJ. B. 121 kJ. C. 189 kJ. D. 212 kJ. Câu 47. Áp suất của chất khí lên thành bình chứa là do A. các phân tử chất khí va chạm vào nhau. B. các phân tử chất khí đẩy nhau. C. các phân tử chất khí va chạm nhau và không va chạm vào thành bình chứa. D. khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình chứa. Câu 48. Nhận xét nào sau đây về các phân tử khí lí tưởng là không đúng? A. Có thể tích riêng không đáng kể. B. Có lực tương tác không đáng kể khi không va chạm. C. Có khối lượng không đáng kể. D. Có vận tốc càng lớn khi nhiệt độ phân tử càng cao. Câu 49. Tập hợp ba thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định? A. Áp suất, thể tích, khối lượng. B. Áp suất, nhiệt độ, thể tích. C. Thể tích, trọng lượng, áp suất. D. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng. Câu 50. Đẳng quá trình là quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí xác định trong đó A. một thông số không đổi, hai thông số thay đổi. B. hai thông số không đổi, một thông số thay đổi. C. ba thông số thay đổi. D. khối lượng không đổi. Câu 51. Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình? A. Đun nóng khí trong một bình đậy kín. B. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm căng bóng. C. Đun nóng khí trong một xilanh, khí nở ra đẩy pit-tông chuyển động. D. Cả ba quá trình trên đều không phải là đẳng quá trình. Câu 52. Quá trình đẳng nhiệt là: A. quá trình biến đối trạng thái trong đó áp suất được giữ không đổi. B. quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được giữ không đổi. C. quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi D. quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ và thể tích được giữ không đổi. Câu 53. Trong các hệ thức sau đây hệ thức nào không phù hợp với định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt? 1 1 A. 𝑝 ~ 𝑉 . B. 𝑉 ~ 𝑝 . C. 𝑉 ~ 𝑝. D. 𝑝1 𝑉1 = 𝑝2 𝑉2. Câu 54. Đường nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng nhiệt? A. B. C. D. Câu 55. Khi ấn pittông từ từ xuống để nén khí trong xilanh, thì thông số nào của khí trong xilanh thay đổi? A. Nhiệt độ khí giảm B. Áp suất khí tăng C. Áp suất khí giảm D. Khối lượng khí tăng Câu 56. Đối với một lượng khí xác định, quá trình nào sau đây là đẳng áp? A. Nhiệt độ không đổi, thể tích tăng. B. Nhiệt độ không đổi, thể tích giảm. C. Nhiệt độ tăng, thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. D. Nhiệt độ giảm, thể tích tăng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối. Câu 57. Trong hệ toạ độ (𝑉, 𝑇), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng áp? A. Đường thẳng song song với trục hoành. B. Đường thẳng song song với trục tung. 4
- C. Đường hypebol. D. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc toạ độ. Câu 58. Mối liên hệ nào giữa áp suất và nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình biến đổi mà thể tích được giữ không đổi V 𝑝 𝑝 𝑝 𝑝 A. 𝑝 = T . B. T1 = T2 . C. 𝑝1 V1 = 𝑝2 V2. D. T1 = T2 . 1 2 2 1 Câu 59. Đốt nóng một lượng khí chứa trong một bình kín gần như không nở vì nhiệt sao cho nhiệt độ tuyệt đối của khí tăng lên 1,5 lần. Khi đó áp suất của khí trong bình A. tăng lên 3 lần. B. giảm đi 3 lần. C. tăng lên 1,5 lần. D. giảm đi 1,5 lần. Câu 60. Đồ thị nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng áp? A. B. C. D. Câu 61. Hệ thức nào sau đây không phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng? P1 V1 P2V2 A. PV = hằng số. B. T = T . C. PV ~ T. D. PT = hằng số. T 1 2 V Câu 62. Hình 9.2 là đồ thị biểu diễn đường đẳng nhiệt của một lượng khí lí tưởng. Sự so sánh nào sau đây giữa diện tích S1 của hình chữ nhật OABC với diện tích S2 của hình chữ nhật ODEF là đúng? A. S1 S2 . B. S1 S2 . C. S1 S2 . D. S1 S2 . Câu 63. Đồ thị biểu diễn hai đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí lí tưởng biểu diễn như hình vẽ. Mối quan hệ về nhiệt độ của hai đường đẳng nhiệt này là Hình 9.2 A. T2 > T1 B. T2 = T1 C. T2 < T1 D. T2 ≤ T1 Câu 64. Biểu diễn hai đường đẳng tích của cùng một khối lượng không khí trong hệ tọa độ (p − T). Mối quan hệ đúng về các thể tích V1, V2 là: A. V1 > V2 B. V1 < V2 C. V1 = V2 D. V1 ≥ V2 Câu 65. Nếu áp suất khí đo bằng đơn vị Pa(N/m2), thể tích đo bằng đơn vị m3, nhiệt độ tuyệt đối có đơn vị K thì hằng số chất khí có giá trị: A. R = 8,31 J/mol.K. B. R = 0,082 J/mol. K . C. R = 6,02 J/mol.K. D. R = 22,4 J/mol. K. Câu 66. Gọi p, V, T là các thông số trạng thái, m là khối lượng khí, M là khối lượng mol của khí và R là hằng số của khí lí tưởng. Phương trình Cla-pê-rôn. m PV m PV M PV 1 𝐀. 𝑝𝑉𝑇 = M 𝑅 B. T = M 𝑅 C. T = m 𝑅 D. T = Mm 𝑅 Câu 67. Chọn câu trả lời đầy đủ. Áp suất của chất khí tác dụng lên thành bình phụ thuộc vào A. thể tích của bình, khối lượng khí và nhiệt độ B. thể tích của bình, loại chất khí và nhiệt độ C. loại chất khí, khối lượng khí và nhiệt độ D. thể tích của bình, số mol khí và nhiệt độ Câu 68. Động năng trung bình của phân tử khí phụ thuộc A. vào bản chất chất khí. B. áp suất chất khí. C. mật độ phân tử khí. D. nhiệt độ của khối khí. Câu 69. Hệ thức ΔU = Q là hệ thức của nguyên lí I NĐLH áp dụng cho quá trình nào sau đây của khí lí tưởng? A. Quá trình đẳng nhiệt. B. Quá trình đẳng áp. C. Quá trình đẳng tích. D. Cả ba quá trình trên. Câu 70. Công thức nào sau đây không biểu diễn mối quan hệ giữa áp suất chất khí tác dụng lên thành bình và động năng 5
- trung bình của các phân tử khí? 2N 2N 1N 2 A. p Ed . B. p mv 2 . C. p mv 2 . D. pV NE d . 3V 3V 3V 3 Câu 71. Biểu thức nào sau đây về chất khí không dược rút ra từ thí nghiệm? V m A. V Vo (1 t ). hằng số. B. C. p v 2 . D. pV hằng số. T V 0 3 Câu 72. Một lượng khí ở nhiệt độ 18 C có thể tích 1m và áp suất 1 atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 3,5 atm. Tính thể tích khí nén 3 3 3 3 A. 0, 286 m B. 0, 268m C. 3,5 m D. 1,94 m Câu 73. Cho một lượng khí lý tưởng không đổi. Nén đẳng nhiệt lượng khí đó từ thể tích 10𝑙 đến thể tích 4𝑙 thì áp suất của khí tăng lên A. 2,5 lần B. 2 lần C. 1,5 lần D. 4 lần Câu 74. Nung nóng một lượng không khí trong điều kiện đẳng áp, người ta thấy nhiệt độ của nó tăng thêm 3K, còn thể tích tăng thêm 1% thể tích ban đầu. Hãy tính nhiệt độ ban đầu của lượng không khí A. 170C B. 560C C. 270C D. 360C 0 Câu 75. Biết áp suất của khí trơ trong bóng đèn tăng 1,5 lần khi đèn cháy sáng so với lúc tắt. Nhiệt độ đèn khi tắt là 27 C . Hỏi nhiệt độ đèn khi cháy sáng bình thường là bao nhiêu ? 0 0 A. 177 C . B. 420 K. C. 300 K. D. 140,5 C 0 0 Câu 76. Một chất khí lý tưởng được nung nóng ở áp suất không đổi đến 327 C . Nếu thể tích ban đầu của khí ở 27 C là V 0 thì thể tích tại nhiệt độ 327 C là A. V . B. 3V . C. 2V . D. V 2 . Câu 77. Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27 C để cho thể tích của nó chỉ còn 4 lít, vì nén nhanh khí bị nóng lên đến 60 C. Áp suất chất khí tăng lên A. 2,53 lần. B. 2, 78 lần. C. 4,55 lần. D. 1, 75 lần. Câu 78. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế 40 cm3 khí hidrô ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 270 C. Thể tích của lượng khí trên ở áp suất 720 mmHg và nhiệt độ 17 0 C là 3 A. 40 cm3 . B. 43 cm3 . C. 40,3 cm . D. 403 cm3 . Câu 79. Trong xilanh của một động cơ đốt trong có 2 dm 3 hỗn hợp khí đốt dưới áp suất 1 atm và nhiệt độ 270 C. Píttông 3 nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn 0,2 dm và áp suất tăng thêm 15 atm. Nhiệt độ hỗn hợp khí khi đó là A. t 2 = 2070C. B. t 2 = 2700 C. C. t 2 = 27 0 C. D. t 2 = 20,70 C. Câu 80. Một bình kín chứa N = 3,01. 1023 phân tử khí heli. Biết nhiệt độ khí là 0∘C và áp suất khí trong bình là 1atm (1,013. 105 Pa). Hỏi thể tích của bình là bao nhiêu? A. 11,2 lít B. 22,1 lít C. 21,2 lít D. 11,9 lít Câu 81. Trong quá trình hít vào, cơ hoành và cơ liên sườn của một người co lại, mở rộng khoang ngực và hạ thấp áp suất không khí bên trong xuống dưới môi trường xung quanh để không khí đi vào qua miệng và mũi đến phổi. Giả sử phổi của một người chứa 6000ml không khí ở áp suất 1 atm. Nếu người đó mở rộng khoang ngực thêm 500ml bằng cách giữ mũi và miệng đóng lại để không hít không khí vào phổi thì áp suất không khí trong phổi theo atm sẽ là bao nhiêu? Giả sử nhiệt độ không khí không đổi. A. 0,92 atm. B. 1,08 atm. C. 1,20 atm. D. 0,85 atm. Câu 82. Một mol khí ở áp suât 2 atm và nhiệt độ 30 C thì chiếm một thể tích là 0 A. 15, 7 lít. B. 11, 2 lít. C. 12, 43 lít. D. 10, 25 lít. Câu 83. Píttông của một máy nén sau mỗi lần nén đưa được 4 lít khí ở nhiệt độ 27 0 C và áp suất 1 atm vào bình chứa khí có thể tích 3 m3 . Khi pítông đã thực hiện 1000 lần nén và nhiệt khí trong bình là 42 0 C thì áp suất khí trong bình nhận giá trị là A. 1,79 atm. B. 1,27 atm. C. 2,45 atm. D. 2,9 atm. 5 2 0 Câu 84. Có 10 gam khí oxygen ở áp suất 3.10 N/m và nhiệt độ 10 C . Coi oxygen là khí lí tưởng, thể tích của khối khí là. A. 24,5 lít. B. 245 lít. C. 0,245 lít. D. 2,45 lít. Câu 85. Một khối khí lý tưởng được chứa trong bình kín ở nhiệt độ 300 K và áp suất 40 atm. Cho một nửa lượng khí thoát ra khỏi bình thì áp suất còn 19 atm. Nhiệt độ của khối khí lúc này là? A. 10∘C B. 22∘C C. 15∘C D. 12∘C 6
- Câu 86. Căn bậc hai của trung bình bình phương tốc độ phân tử của một lượng khí lí tưởng là 𝑣 = √̅𝑣̅ . Nếu nhiệt độ của ̅2̅ lượng khí tăng gấp đôi thì giá trị này là A. v. B. √2𝑣. C. 2v. D. v√2. Câu 87. Tìm động năng trung bình của chuyển động nhiệt của các phân tử khí lý tưởng có một nguyên tử ở nhiệt độ 27∘C. A. 3, 3.10−22 J B. 1, 1.10−21 J C. 2, 76.10−21 J D. 6,2. 10−21 J −2 Câu 88. Khối lượng riêng của một chất khí bằng 6. 10 kg/m , vận tốc căn quân phương của chúng là 500 m/s. Áp suất 3 mà khí đó tác dụng lên thành bình là: A. 10 Pa. B. 104 Pa. C. 10 N/m2. D. 5. 103 Pa. Phần 2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 1. Xét về đặc điểm của chất khí thì a) Các phân tử khí ở rất xa nhau so với các phân tử chất lỏng. b) Chất khí có hình dạng và thể tích riêng. c) Các phân tử chất khí sắp xếp một cách có trật tự. d) Các phân tử chất khí chuyển động một cách hỗn loạn Câu 2. Chỉ ra câu đúng, sai trong các câu sau khi nói về chất khí: a) Động năng của các phân tử trong một khối khí xác định là như nhau. b) Thế năng của mỗi phân tử khí trong bình kín là gống nhau. c) Nội năng của một khối khí phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của khối khí đó d) Khi ta thực hiện công để nén một khối khí mà không làm thay đổi nhiệt độ của nó thì nội năng của khối khí không thay đổi. Câu 3. Trong thí nghiệm đo nhiệt nóng chảy riêng của nước đá như SGK, người ta sử dụng 0,6 kg nước đá. Oát kế đo được là t C 0 930W. Đồ thị thực nghiệm đo được như Hình 5.1. a) Từ đồ thị ta thấy nhiệt độ nóng chảy của nước đá trong thí nghiệm lớn hơn 0 0C 200 b) Thời gian để nước đá tan hoàn toàn là 100 s c) Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá tính được khi bỏ qua hao phí 100 bằng 310000 J/kg d) Nếu hao phí nhiệt lượng là 2%, nhiệt nóng chảy riêng của nước T(s) đá tính được bằng 303800 J/kg 0 100 200 Câu 4. Một xi lanh chứa 0,8dm 3 khi nitrogen ở áp suất 1,2atm Hình 5.1. Sự thay đổi nhiệt độ . Dùng pit-tông nén chậm khí này để tăng áp suất của nó lên 3, 2atm . Coi quá trình là đẳng nhiệt. theo thời gian của nước đá tan a) Nén khí chậm để nhiệt độ của khí trong xi lanh thay đổi không đáng kể b) Nếu nén khí nhanh thì nhiệt độ của khí trong xi lanh giảm. 3 c) Khi áp dụng biểu thức của định luật Boyle, cần đổi đơn vị thể tích ra m và đơn vị áp suất ra Pa. d) Thể tích cuối của khí bằng 0,3 dm 3 Câu 5. Một khối khí khi đặt ở điều kiện tiêu chuẩn (trạng thái A). Nén khí và giữ nhiệt độ không đổi đến trạng thái B. Đồ thị áp suất theo thể tích được biểu diễn như hình vẽ: a) Số mol của khối khí ở điều kiện tiêu chuẩn là 0,1 mol. b) Thể tích khí ở trạng thái B là 1,12 m3 c) Đường biểu diễn quá trình nén đẳng nhiệt AB là một cung hypebol. d) Khi thể tích của khối khí là 1,4 lít thì áp suất là 1,5 atm. Câu 6. Một quan niệm khác về cơ chế nổi lên và chìm xuống của cá. Đoạn văn sau đây có nội dung dựa theo bài “Công dụng của bong bóng cá” trong sách Vật lí vui của I. Perelman (NXB Giáo dục, năm 2010) Quan niệm sau đây về cơ chế nổi lên và chìm xuống của cá đã được nhà khoa học Borenli người Italia nêu lên từ năm 1685. Muốn nổi lên, cá làm cho bong bóng trong bụng phồng lên để lực đẩy Archimedes tác dụng lên cá trở thành lớn hơn trọng lượng cá. Ngược lại, muốn chìm xuống, cá làm cho bong bóng xẹp xuống để lực đẩy Archimedes tác dụng lên cá trở thành nhỏ hơn trọng lượng cá. Mọi người đều nghĩ quan niệm trên là đúng. Phải hơn 200 năm sau mới có người đưa ra quan niệm khác về cơ chế này. Cá không thể chủ động làm thay đổi thể tích của bong bóng cá vì khi giải phẫu bong bóng cá, người ta không thấy có mô cơ. Sự thay đổi thể tích của bong bóng cá do đó là sự tự động tuân theo các định luật về chất khí, cụ thể là định luật Boyle. Hãy dựa vào đoạn văn trên để cho biết các câu dưới đâu là đúng, sai?: a) Bong bóng cá không có tác dụng gì trong việc làm cho cá nổi lên hay chìm xuống b) Muốn nổi lên, cá làm cho bong bóng trong bụng phồng lên để lực đẩy Archimedes tác dụng lên cá trở thành lớn hơn trọng lượng cá. 7
- c) Khi cá dùng vây và đuôi để bơi lên thì bong bóng cá phồng lên làm cho lực đẩy Archimedes tác dụng lên cá tăng giúp cá bơi mạnh hơn. d) Cá chủ động bơi lên hoặc lặn xuống được chủ yếu là nhờ lực của vây và đuôi. Bong bóng cá chỉ có tác dụng hỗ trợ thêm cho việc bơi lên hoặc lặn xuống của cá. Câu 7. Một trong những bệnh nghề nghiệp của thợ lặn có tỉ lệ gây tử vong và mất sức lao động cao là bệnh giảm áp. Nếu một thợ lặn từ độ sâu 25 m nổi lên mặt nước quá nhanh, Nitơ không vận chuyển kịp đến phổi giải phóng ra ngoài sẽ tích lại trong cơ thể hình thành các bọt khí gây nguy hiểm. Trong các khẳng định sau đây, câu nào đúng, sai. Giả sử sự chênh lệch nhiệt độ là 3 không đáng kể. Cho biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg / m a) Khi nổi lên mặt nước đột ngột và quá nhanh, áp suất giảm đột ngột làm các bọt khí Nitơ nở ra, to dần gây tắc mạch chèn ép các tế bào thần kinh gây liệt, tổn thương các cơ quan… b) Áp suất người thợ lặn phải chịu khi ở độ sâu 25m là 2, 45 10 Pa 5 c) Khi nổi lên mặt nước áp suất tại mặt nước khi đó bằng áp suất khí quyển 1, 013 10 Pa 5 3 d) Khi ở độ sâu 25 m thể tích của bọt khí Nitơ chiếm 1, 00 mm , khi lên đến mặt nước thể tích của bọt khí này 3 là 3, 4 mm Câu 8. Một khối khí lí tưởng ở trạng thái (1) được xác định bởi các thông số p1 = 1 atm; V1 = 4𝑙; T1 = 300 K. Người ta cho khối khí biến đổi đẳng áp tới trạng thái (2) có T2 = 600 K và V2. Sau đó biến đổi đẳng nhiệt tới trạng thái (3) có V3 = 2𝑙 thì ngừng. a) Áp suất của khối khí tại trạng thái (2) là 2 atm b) Thể tích của khối khí tại trạng thái (2) là 8 lít c) Áp suất của khối khí tại trạng thái (3) là 4 atm d) Đồ thị biểu diễn khối khí trong hệ tọa độ (p, V) từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) là một đoạn thẳng đi qua gốc tọa độ, từ trạng thái (2) sang trạng thái (3) là một đoạn đường hypebol. Câu 9. Đồ thị bên cho biết một chi trình biến đổi trạng thái của một khí lý tưởng, biểu diễn trong hệ tọa độ OVT. a) Quá trình (1) sang quá trình (2) là quá trình đẳng áp, thể tích V tỉ lệ nghịch với nhiệt độ T. b) Quá trình (3) sang quá trình (1) là quá trình đẳng tích, áp suất của lượng khí tăng. c) Đồ thi chuyển đổi quá trình trong hệ toạ độ OpV được vẽ lại như hình dưới đây. d) Đồ thi chuyển đổi quá trình trong hệ toạ độ OpT được vẽ lại như hình dưới đây. 8
- Câu 10. Một mol khí lí tưởng thực hiện một chu trình 1 − 2 − 3 − 4 (như hình vẽ). a) Từ trạng thái (2) đến trạng thái (3) là quá trình biến đổi đẳng áp. b) Từ trạng thái (3) đến trạng thái (4) là quá trình dãn đẳng nhiệt, áp suất chất khí tăng c) Áp suất khí ở trạng thái (1) bằng 0,72 atm. d) Áp suất khí ở trạng thái (3) bằng 1,64 atm. Câu 11. Một khối khí lí tưởng ban đầu ở nhiệt độ 300K thực hiện quá trình giãn nở đẳng áp ở áp suất 2,50 kPa . Biết chất khí được truyền một nhiệt lượng 12,5kJ và thể tích tăng từ 1,00m3 lên 3,00m3 a) Chất khí nhận nhiệt sinh công làm biến đổi nội năng. b) Khối khi thực hiện công có độ lớn 5kJ c) Nội năng của khí tăng 17,5kJ d) Nhiệt độ cuối cùng của chất khí là 900K Câu 12. Một áp kế hình cầu thuỷ tinh gắn với một ống nhỏ AB có tiết diện 0,1cm2 . Biết ở 00 C , giọt thuỷ ngân cách A 30 cm. Coi dung tích của bình không đổi a) Khi được làm nóng, giọt thuỷ ngân sẽ dịch chuyển lại gần đầu A b) Khi tăng nhiệt độ khí trong bình, áp suất tăng giọt thuỷ ngân dịch chuyển ra ngoài cho đến khi áp suất cân bằng với áp suất khí quyển. c) Vì dung tích của bình không đổi, nên quá trình biến đổi trạng thái của khối khí trong bình là quá trình đẳng tích. d) Nếu tăng nhiệt độ đến 5 0C thì giọt thuỷ ngân cách A 50 cm. Thể tích của bình hình cầu là 106,2 cm3 Câu 13. Một chiếc xe tải vượt qua sa mạc Sahara. Chuyến đi bắt đầu vào sáng sớm khi nhiệt độ là 3,0 0C. Thể tích khí chứa trong mỗi lốp xe là 1,50 m3 và áp suất trong các lốp xe là 3,42. 105 Pa. Coi khí trong lốp xe có nhiệt độ như ngoài trời, không thoát ra ngoài và thể tích lốp không thay đổi. Đến giữa trưa, nhiệt độ tăng lên đến 42 0C. a) Các phân tử khí trong lốp xe chuyển động liên tục và va chạm với thành lốp xe gây ra áp suất lên thành lốp. b) Trong mỗi lốp xe có 164 mol khí c) Khi đến giữa trưa, áp suất trong lốp là 3,9.105 Pa d) Từ sáng sớm cho đến giữa trưa, độ tăng động năng tịnh tiến trung bình của một phân tử không khí là 9,5.10 -21 J Câu 14. Một khí cầu có khối lượng vỏ m = 84 kg được bơm không khí nóng đến áp suất bằng áp suất không khí bên ngoài. Khi đó khí cầu có thể tích V = 336 m3 . Không khí bên ngoài có nhiệt độ 270C, áp suất và khối lượng mol lần lượt là 1 atm, KK 29 g/mol. a) Để khí cầu bay lên thì lực đẩy Archimedes phải có độ lớn tối thiểu bằng tổng trọng lượng của khí cầu. b) Ở điều kiện tiêu chuẩn, khối lượng riêng của không khí là 12,95 kg/m3 . c) Vì thể tích của một lượng khí tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối khi áp suất không đổi nên khối lượng riêng của lượng khí tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. d) Để khí cầu bắt đầu bay lên không khí nóng phải có nhiệt độ là 108 0C (kết quả đã làm tròn đến phần nguyên) Câu 15. Một hỗn hợp không khí gồm 23,6 gam khí oxygen và 76,4 gam nitrogen. a) Khối lượng của l mol hỗn hợp là 29 kg/mol. 9
- b) Thể tích hỗn hợp ở áp suất 750 mmHg, nhiệt độ 27C là 86,5 lít. c) Khối lượng riêng của hỗn hợp ở điều kiện trên là 1,16 gam/l . d) Áp suất riêng phần của oxygen và nitrogen ở điều kiện trên có giá trị lần lượt là 590 mmHg và 160 mmHg. Câu 16. Biết Oxygen có khối lượng mol là 32 g/mol. Trong các câu sau đây, câu nào đúng, sai a) Động năng tịnh tiến trung bình của phân tử oxygen ở nhiệt độ 300 K là 6,21 1021 J b) Tốc độ căn quân phương của phân tử oxygen là 484 m/s c) Khi chuyển động với tốc độ ở câu b, động lượng của phân tử oxygen bằng 2,57 1021 kg m / s d) Giả sử phân tử oxygen chuyển động với tốc độ ở câu b trong một bình hình lập phương có cạnh 0,18 m thì lực trung bình mà phân tử tác dụng lên một trong các thành của bình là 1,24 1010 N Phần 3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN Câu 1. Một lượng khí nhận nhiệt lượng 250 kJ do được đun nóng, đồng thời nhận công 500 kJ do bị nén. a) Nội năng của lượng khí tăng bao nhiêu kJ? b) Nội năng của lượng khí trên biến thiên một lượng bằng bao nhiêu kJ nếu đồng thời với việc cung cấp nhiệt lượng 250 kJ, lượng khí này dãn ra và thực hiện công 100 kJ lên môi trường xung quanh nó. Câu 2. Một lượng khí trong một xilanh hình trụ bị nung nóng, khí nở ra đẩy pit-tông lên làm thể tích tăng thêm 0,02 m3 và nội năng tăng thêm 1280 J. Biết áp suất của khối khí là 2.105Pa và không đổi trong quá trình dãn nở. Nhiệt lượng đã truyền cho khí bằng bao nhiêu J? Câu 3. Một nhà máy thép mỗi lần luyện được 35 tấn thép. Cho nhiệt nóng chảy riêng của thép là 2,77.105 J/kg. a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy thép trong mỗi lần luyện của nhà máy ở nhiệt độ nóng chảy theo đơn vị MJ b) Giả sử nhà máy sử dụng khí đốt để nấu chảy thép trong lò thổi (nồi nấu thép). Biết khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg khí đốt thì nhiệt lượng toả ra là 44.106 J. Tính số kg định lượng khí đốt cần sử dụng để tạo ra nhiệt lượng tính được ở câu a (kết quả làm tròn đến phần nguyên) Câu 4. Hình bên là sơ đồ bố trí thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước. Một học sinh làm thí nghiệm với 150 g nước, nhiệt độ ban đầu là 620C. Số chỉ vôn kế và ampe kế lần lượt là 1,60 V và 2,50 A. Sau khoảng thời gian 8 phút 48 giây thì nhiệt độ của nước là 65,50C. Bỏ qua nhiệt lượng mà bình nhiệt lượng kế và đũa khuấy thu vào. Hãy tính nhiệt dung riêng của trước trong thí nghiệm này theo đơn vị J/kg.K (kết quả làm tròn đến phần nguyên) Câu 5. Một học sinh làm thí nghiệm đo nhiệt hóa hơi riêng của nước (cân điện tử, ấm siêu tốc, đồng hồ đo thời gian, chai nước). Biết ấm đun có công suất P 1500 W . Khi nước bắt đầu sôi, khối lượng nước trong ấm đo được bằng cân điện tử là m0 300 g , lúc này học sinh mở nắp ấm để nước bay hơi, sau khoảng thời gian 77 giây thì thấy số chỉ trên cân điện tử còn m 250 g . Từ đó học sinh xác định được nhiệt hóa hơi riêng của nước bằng x.106 J/kg. Tìm x ((kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai). Câu 6. Người ta thả cục nước đá ở 00C vào chiếc cốc bằng đồng khối lượng 0,20 kg đặt ở trong nhiệt lượng kế, trong cốc đồng đựng 0,70 kg nước ở 25°C. Khi cục nước đá vừa tan hết thì nước trong cốc đồng có nhiệt độ là 15,2°C và khối lượng của nước là 0,775 kg. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K và của nước là 4180 J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do truyền ra bên ngoài. Người ta xác định được nhiệt nóng chảy riêng của nước đá bằng x.105 J/kg. Tìm x (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất). 10
- 3 Câu 7. Một quả bóng chứa 0,04 m không khí ở áp suất 120 kPa. Tính áp suất của không khí trong bóng theo đơn vị kPa khi làm giảm thể tích bóng còn 0,025 m 3 ở nhiệt độ không đổi. Câu 8. Quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định được biểu diễn bằng đồ thị hình vẽ. Biết ở trạng thái (1) chất khí có thể tích V1 100 cm3 . Thể tích của chất khí ở trạng thái (2) bằng bao nhiêu cm3 . Câu 9. Nén một khối khi đẳng nhiệt từ thể tích 24 lít đến 16 lít thì thấy áp suất khí thay đổi một lượng p 30 kPa . Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu kPa ? 0 Câu 10. Khối lượng khí oxi đựng trong bình thể tích 10 lít dưới áp suất 150 atm ở nhiệt độ 0 C là bao nhiêu kg? Biết ở điều kiện chuẩn khối lượng riêng của oxi là 1,43 (Kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) 3 Câu 11. Một lượng khí chứa trong một xilanh. Biết thể tích ban đầu của lượng khí trong xilanh là 1000cm . Đặt lên pit – tông một quả nặng có khối lượng 10 kg. Biết diện tích pit – tông là S 100cm , lấy 2 g 10 m / s 2 , áp suất khí quyển p0 105 Pa . Xem nhiệt độ khối khí không đổi, bỏ qua khối lượng của pit – tông và ma sát giữa pit – tông với thành xilanh. Thể tích khối khí khi pit – tông cân bằng là bao nhiêu cm3 (Kết quả làm tròn đến phần nguyên) Câu 12. Một bọt khí nổi lên từ đáy hồ đã lớn gấp 1,2 lần khi đến mặt nước. Biết trọng lượng riêng của nước là d 10 N / m , áp suất khí quyển là 10 Pa . Coi nhiệt độ nước trong hồ không đổi. Độ sâu của đáy hồ 4 5 là bao nhiêu mét ? 0 Câu 13. Thể tích của một lượng khí xác định tăng thêm 10% khi nhiệt độ của khí tăng tới 47 C . Nhiệt độ ban đầu của lượng khí là bao nhiêu K? Biết quá trình trên là đẳng áp. Câu 14. Một khối khí xác định dãn nở đẳng nhiệt từ thể tích ban đầu 5 lít đến 12 lít thì áp suất khối khí đã giảm một lượng 80 kPa . Áp suất ban đầu của khối khí bằng bao nhiêu kPa ? Câu 15. Một xilanh chứa 0,16dm3 khí nitrogen ở nhiệt độ phòng 25o C và áp suất 1,2 atm 1atm 1, 01 10 Pa . Hơ 5 3 nóng xilanh từ từ sao cho áp suất khí trong xilanh không đổi thì khi thể tích khí trong xilanh là 0, 20dm , nhiệt độ của khí trong xilanh là bao nhiêu K ? Làm tròn kết quả đến phần nguyên 0 0 Câu 16. Khối lượng riêng không khí trong phòng 27 C lớn hơn khối lượng riêng của không khí ngoài sân nắng 42 C bao nhiêu lần. Biết áp suất không khí trong và ngoài phòng như nhau Câu 17. Một bình thép chứa khí ở 27 0C dưới áp suất 6,3× 5 Pa , làm lạnh bình tới nhiệt độ bao nhiêu độ 0 C để áp suất 10 của khí là 4,2× 5 Pa . 10 3 0 Câu 18. Một bóng đèn dây tóc có thể tích 0, 2dm chứa đầy khí trơ. Khi nhiệt độ 27 C áp suất của khí trong đèn là 1,5 0 atm. Khi đèn hoạt động nhiệt độ của bóng đèn đạt 1,5 atm 327 C . Áp suất của khối khí trong bóng đèn khi đèn hoạt động là bao nhiêu atm ? Câu 19 . Một chiếc lốp ô tô chứa không khí có áp suất tiêu chuẩn do nhà sản xuất công bố là 2,3bar ứng với nhiệt độ 25 0C 1bar 105 Pa . Khi xe chạy nhanh, lốp xe nóng lên làm cho nhiệt độ không khí trong lốp tăng lên tới 50 0C . Áp suất của không khí trong lốp xe lúc này bằng bao nhiêu bar? (Coi gần đúng thể tích của lốp xe không đổi trong suốt quá trình nóng lên) (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất) Câu 20. Một bình thuỷ tinh chứa không khí bên trên có gắn một nút chai có trọng lượng không đáng kể, nút có tiết diện S 1,5cm . Ban đầu chai được đặt ở nhiệt độ 27 C và áp suất của khối khí trong chai 2 0 bằng với áp suất khí quyển p0 1, 013 105 Pa . Biết lực ma sát giữa nút chai và chai có độ lớn 15 N. Nhiệt độ lớn nhất mà khi đặt bình thuỷ tinh ở đó, nút vẫn không bị đẩy lên là bao nhiêu 0 C (Làm tròn kết quả đến phần nguyên) 11
- Câu 21. Trong xi – lanh 1 động cơ đốt trong, hỗn hợp khí lúc đầu có áp suất 1 at nhiệt độ 57 0C và thể tích 150cm3 . Pittong nén hỗn hợp này đến thể tích 30cm3 và áp suất lúc đó là 10 at. Nhiệt độ cuối của hỗn hợp khí này là bao nhiêu 0 C ? Câu 22. Thể tích của một mẫu khí helium tăng từ 50 đến 125 và nhiệt độ của nó giảm từ 800K đến 450K. Nếu áp suất ban đầu là 2280 mmHg thì áp suất cuối cùng của mẫu khí đó là bao nhiêu mmHg ? Câu 23. Một khối khí lý tưởng có áp suất ban đầu là 1 atm, thể tích 6 lít, nhiệt độ 400 K được biến đổi qua hai quá trình liên tiếp nhau: - Quá trình (1): làm lạnh đẳng tích để nhiệt độ giảm xuống còn 320 K - Quá trinh (2): nén đẳng nhiệt để áp suất khí trở về giá trị ban đầu Thể tích khí ở cuối quá trình là bao nhiêu lít ? Câu 24. Bóng thám không. Bóng thám không được sử dụng để thu thập thông tin về môi trường không khí và thời tiết. Bóng thường được bơm khí hiếm nhẹ hơn không khí, nhờ đó có thể bay lên các tầng không khí khác nhau để thu thập thông tin về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, tốc độ gió,... - Người ta muốn chế tạo một bóng thám không có thể tăng bán kính lên tới 10 m khi bay ở tầng khí quyển có áp suất 0,3.105 Pa và nhiệt độ 200 K. Hỏi bán kính của bóng khi vừa bơm xong phải bằng bao nhiêu mét? Biết bóng được bơm ở áp suất 1,02.105 Pa và nhiệt độ 300 K. (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) Câu 25. Có 1 gam khí Helium (coi là khí lí tưởng đơn nguyên tử) thực hiện một chu trình 1 – 2 – 3 – 4 – 1 được biểu diễn trên giản đồ p T như hình. Cho p 0 105 Pa , T0 300 K . Thể tích của khí ở trạng thái 3 bằng bao nhiêu lít ? (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) Câu 26. Có 40 gam khí ôxi ở nhiệt độ 360 K, áp suất 10 atm. Coi khí nén là khí lí tưởng. Thể tích của khối khí có giá trị là bao nhiêu lít? (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) Câu 27. Một lượng khí H 2 đựng trong bình có V1 2 ở áp suất 1,5 at và nhiệt độ t1 27 0C. Đun nóng khí đến nhiệt độ t 2 1270 C do bình hở nên một nửa lượng khí thoát ra ngoài. Áp suất trong bình lúc này bằng bao nhiêu at ? Câu 28. Một bình có dung tích V = 10 lít chứa một lượng khí hiđrô bị nén ở áp suất p = 50 atm và nhiệt độ 7°C. Khi nung nóng bình, do bình hờ nên có một phần khí thoát ra, phần khí còn lại có nhiệt độ 17°C và vẫn dưới áp suất như cũ. Coi khí nén là khí lí tưởng. Khối lượng khí đã thoát ra là bao nhiêu gam? (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất) Câu 29. Cho biết khối lượng riêng của không khí ở điều kiện chuẩn (áp suất 1atm và nhiệt độ 0 C) là 1, 29 kg/m . Biết 3 pV áp suất p, thể tích V và nhiệt độ T của khí thỏa mãn hệ thức nR, với n là số mol của khí và R là một hằng số, T R 8,31 J/mol.K. Coi không khí như một chất khí thuần nhất, khối lượng mol của không khí bằng bao nhiêu g/mol? (kết quả làm tròn đến phần nguyên) Câu 30. Một bình dung tích 7,5 lít chứa 24 g khí oxi ở áp suất 2,5 105 N / m2 . Động năng trung bình của các phân tử khí oxi bằng x.10-21 J. Tìm x (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 87 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 38 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
4 p | 41 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 50 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 67 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn