Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn
lượt xem 4
download
Sau đây là “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi học kì 1 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn
- TRƯỜNG THCS LONG TOÀN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ LỚP 8 NĂM HỌC 2022 - 2023 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Chủ đề 1: Chuyển động – Vận tốc Bài 1. Chuyển động cơ học - Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc). - Khi vị trí của vật không thay đổi đối với vật khác chọn làm vật mốc thì được coi là đứng yên. - Giữa chuyển động và đứng yên có tính tương đối. - Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng và chuyển động cong. Bài 2. Vận tốc (trong chương trình VL8 được xem như tốc độ ) - Tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. s - Công thức tính vận tốc v = t Trong đó v: Vận tốc, đơn vị m/s hoặc km/h s: Quãng đường đi được, đơn vị m hoặc km t: Thời gian đi hết quãng đường đơn vị s hoặc h Bài 3. Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Chuyển động đều là chuyển động mà tốc độ không thay đổi theo thời gian. VD: Chuyển động tròn của đầu kim đồng hồ khi hoạt động bình thường - Chuyển động không đều là chuyển động mà tốc độ thay đổi theo thời gian. VD: Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc. - Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều. s s1 s2 s3 ... sn vtb = t t1 t 2 t3 ... t n Trong đó: s là quãng đường đi được (km hay m) t là thời gian để đi hết quãng đường đó (h hay s) vtb là vận tốc trung bình (km/h hay m/s) Chủ đề 2: Lực – Quán tính Bài 4. Biểu diễn lực - Lực là đại lượng có độ lớn, phương và chiều nên lực là một đại lượng vectơ. - Cách biểu diễn lực vectơ lực --1--
- Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên trong đó: + Gốc mũi tên là điểm đặt của lực. + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. + Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. Bài 5: Sự cân bằng lực - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có độ lớn bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. - Dưới kết quả của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên thì sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này gọi là chuyển động theo quán tính. - Quán tính là đặc tính của một vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều (hay quay đều) khi nó không chịu tác dụng của ngoại lực. - Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính. Bài 6: Lực ma sát - Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. Ví dụ: Khi bánh xe đạp đang quay, nếu bóp nhẹ phanh thì vành bánh chuyển động chậm lại. Lực sinh ra do má phanh ép sát lên vành bánh là lực ma sát trượt. - Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. Ví dụ: Khi ô tô, xe máy, … chuyển động trên đường thì lực giữa bánh xe và mặt đường là lực ma sát lăn. - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. Ví dụ: Nhờ có lực ma sát nghỉ tay ta có thể cầm, nắm được mọi vật. Chủ đề 3. Áp suất trong các môi trường Bài 7. Áp suất - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép - Áp suất chất rắn phụ thuộc vào áp lực và diện tích bị ép. F - Công thức tính áp suất : p S Trong đó: F là áp lực (N); S là diện tích mặt bị ép (m2); p là áp suất (N/ m2 hay Pa) - Cách làm tăng, giảm áp suất F Từ công thức: p ta có S --2--
- Để tăng áp suất thì: + Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép. + Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, tăng áp lực tác dụng vào vật. + Đồng thời tăng áp lực tác dụng vào vật và giảm diện tích mặt bị ép. Ví dụ: Lưỡi dao, lưỡi kéo thường mài sắc, mũi đinh thường thật nhọn để giảm diện tích bị ép, tăng áp suất. Để giảm áp suất thì + Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép. + Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật. + Đồng thời giảm áp lực tác dụng vào và tăng diện tích mặt bị ép Ví dụ: Bánh xe tăng, xe máy xúc có bản xích to, rộng, để giảm áp suất. Bài 8. Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau - Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. - Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d . h Trong đó : p là áp suất chất lỏng (N/m2 hoặc Pa ). d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N /m3 ). h là chiều cao của cột chất lỏng ( m ) - Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao. Bài 9. Áp suất khí quyển Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. Nêu các ví dụ chứng tỏ được sự tồn tại của áp suất khí quyển. VD1: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía vì khi hút bớt không khí thì áp suất không khí bên trong hộp sữa sẽ nhỏ hơn áp suất không khí bên ngoài. Khi đó vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí tác dụng từ bên ngoài vào làm cho nó bị bẹp đi theo mọi phía. VD2: Trên nắp các bình nước lọc, nắp ấm pha trà thường có một lỗ nhỏ thông với khí quyển để rót nước ra dễ dàng hơn. Chủ đề 4. Lực đẩy Ác-si-mét Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét - Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với một lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ac-si-mét. - Công thức : FA = d.V --3--
- Trong đó: FA là lực đẩy Ác-si-mét (N) d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) Bài 12. Sự nổi Khi thả một vật trong lòng chất lỏng thì: - Vật chìm xuống khi lực đẩy Acsimet (FA) nhỏ hơn trọng lượng của vật (P): FA < P hay (dl < dv) - Vật nổi lên khi lực đẩy Acsimet (F A) lớn hơn trọng lượng của vật (P): FA > P hay (dl > dv) - Vật lơ lửng trong chất lỏng khi lực đẩy Acsimet (F A) bằng trọng lượng của vật (P): FA= P hay (dl = dv) B. BÀI TẬP (tham khảo) Câu 1. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: A. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác. B. một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.. D. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động. C. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác. Câu 2. Nhận xét nào sau đây của hành khách đang ngồi trên xe ô tô đang chạy là không đúng? A. Người soát vé đang đi trên xe chuyển động so với cái xe. B. Xe đang chuyển động so với nhà cửa ven đường. C. Cột đèn bên đường đang chuyển động so với cái xe. D. Hành khách đang ngồi trên xe không chuyển động so với cây bên đường. Câu 3. Vận tốc của chim ưng là 52m/s. Vận tốc của tàu hỏa là 80km/h. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: A. Tàu hỏa nhanh hơn chim ưng B. Chim ưng nhanh hơn tàu hỏa C. Chim ưng và tàu hỏa nhanh như nhau D. Chim ưng chậm hơn tàu hỏa Câu 6. Một máy bay bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng với vận tốc 250m/s. Biết đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng dài 965km. Hỏi máy bay phải bay trong khoảng bao nhiêu lâu? A. t = 3,86h B. t = 3,86s C. t = 1,07h D. t = 1,07s Câu 7. Cặp lực nào sau đây là cặp lực cân bằng ? A. Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D --4--
- Câu 8. Cách làm nào sau đây làm giảm được lực ma sát? A. Bôi nhựa thông vào mặt tiếp xúc B. Tăng độ nhẵn giữa bề mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. D. Thay ma sát lăn thành ma sát trượt. Câu 9. Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? A. Ma sát giữa bánh xe đang chuyển động với mặt đường. B. Ma sát giữa tay với chai lọ khi cầm chai trên tay. C. Ma sát giữa má phanh với vành bánh xe đạp khi phanh xe. (bóp thắng) D. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục gắn trong xe đạp. Câu 10. Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát nghỉ? A. Lực xuất hiện giữa tay và nắp chai lọ khi mở nắp chai B. Lực xuất hiện khi cái bàn bị tác dụng lực đẩy nhưng bàn vẫn đứng yên không nhúc nhích C. Lực xuất hiện khi viên bi lăn trên mặt sàn nằm ngang nhẵn bóng D. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường. Câu 11. Đơn vị của áp lực là A. N/m2. B. Pa. C. N. D. N/cm2. Câu 12. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: A. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. B. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một diện tích bị ép. C. Đơn vị của áp suất là N/m2. D. Đơn vị của áp lực là N. Câu 13. Muốn giảm áp suất thì A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ. B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ. C. tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực. D. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực. Câu 14. Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau? A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau. B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau. C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau. D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao. Câu 15. Một viên gạch thì chìm trong nước nhưng một mẩu gỗ lại nổi trên mặt nước. Câu trả lời nào sau đây là đúng? A. Vì trọng lượng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng viên gạch. B. Vì lực đẩy Acsimet của nước vào gỗ lớn hơn vào gạch. C. Vì viên gạch có kích thước lớn hơn mẩu gỗ. D. Vì trọng lượng riêng của gạch lớn hơn trọng lượng riêng của nước còn trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Câu 16. Có một khúc gỗ và một thỏi sắt có cùng khối lượng được nhúng chìm trong nước. Hỏi lực đẩy Acsimet của nước lên vật nào lớn hơn? Biết khối lượng riêng của gỗ nhỏ hơn khối lượng riêng của sắt. Hãy chọn câu trả lời đúng. A. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên thỏi sắt lớn hơn. --5--
- B. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên khúc gỗ lớn hơn. C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai vật như nhau. D. Không so sánh được. Câu 17. Đơn vị đo áp suất là: A. N/m2 B. N/m3 C. kg/m3 D. N Câu 18. Một bình đựng chất lỏng như bên. Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất? A. Tại M B. Tại N °M C. Tại P D. Tại Q °N °P °Q Câu 19. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.10 4N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Tính Trọng lượng của người đó. Câu 20. Biết bạn An có khối lượng 60 kg, diện tích một bàn chân là 30cm 2. Tính áp suất bạn An tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân. Câu 21. Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Tính Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình. Câu 22. Một bình hình trụ cao 1,8m đựng đầy rượu. Biết trọng lượng riêng của rượu là 8000 N/m2. Tính Áp suất của rượu tác dụng lên điểm M cách đáy bình 20cm. --6--
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p | 45 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p | 46 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn