intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện tư duy giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG KT HK II NH 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN MÔN :ĐỊA LÝ 9 ĐỀ CƯƠNG CHÍNH THỨC I. Lý thuyết: Câu 1 . Nước ta có nhiều điều kiện nào sau đây để xây dựng các cảng nước sâu? A. Nước ta có đường bờ biển dài 3260km. B. Bờ biển dài,có nhiều vũng vịnh,kín gió. C. Biển ấm quanh năm,nhiều ánh sáng. D. Bờ biển có nhiều cửa sông,nhiều bãi cát phẳng. Câu 2. Khoáng sản có vai trò đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Bộ là A. Dầu khí B. Than đá C. Thiếc D. Bô xít Câu 3. Đảo lớn nhất Việt Nam là: A. Phú Quý B. Phú Quốc C. Cát Bà D. Côn Đảo Câu 4. Hệ thống đảo ven bờ nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: A. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau. B. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sóc Trăng. C. Thái Bình, Phú Yên, Ninh Thuận, Bạc Liêu. D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang. Câu 5. Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động: A. thể thao trên biển. B. tắm biển. C. lặn biển. D. khám phá các đảo.
  2. Câu 6. Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là: A. phát triển khai thác hải sản xa bờ. B. tập trung khai thác hải sản ven bờ. C. đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.D. hình thành các cảng cá dọc bờ biển. Câu 7. Khoáng sản vô tận ở biển nước ta là: A. Dầu khí B. Titan C. Muối D. Cát thủy tinh Câu 8. Thứ tự sắp xếp các đảo theo thứ tự từ Bắc vào Nam là: A. Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo. B. Côn Đảo, Phú Qúy, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Cát Bà. C. Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo. D. Cát Bà, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Qúy. Câu 9. Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long là: A. Khí hậu nóng quanh năm. B.Diện tích đất mặn, đất phèn lớn. C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. D. Khoáng sản không nhiều. Câu 10. Đảo Phú Quốc thuộc về tỉnh nào? A. Rạch Giá B. An Giang. C. Cà Mau. D. Kiên Giang. Câu 11. Các thành phần dân tộc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là: A. Kinh, Chăm, Hoa, Khơmer . B. Hoa, Mã lai, Campuchia, Kinh C. Chăm, M’nông, Khơmer, Kinh. D. Kinh, Giarai, Hoa, Khơmer. Câu 12. Con sông nào không nằm trong vùng Đông Nam Bộ? A. Sông Sài Gòn B. Sông Đồng Nai. C. Sông Bé. D. Sông Tiền.
  3. Câu 13. Vùng trồng cao su lớn nhất nước ta là: A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ Câu 14. Trung tâm lớn nhất lớn nhất Đông Nam Bộ là A. Thủ Dầu Một B.Biên Hòa C. Vũng Tàu D. TP Hồ Chí Minh Câu 15. Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là A. luyện kim B. vật liệu xây dựng C. cơ khí nông nghiệp D. chế biến lương thực,thực phẩm Câu 16. Trung tâm lớn nhất lớn nhất đồng bằng sông cửu long là A. Cần Thơ B.Mỹ Tho C. Long Xuyên D.Cà Mau Câu 17. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long là A. gạo, thủy sản đông lạnh, than. B. gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả. C. gạo, hoa quả, hàng dệt may. D. gạo, gỗ, xi măng. Câu 18. Ý nào sau đây không đúng khi nhận xét về ngành nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long? A. Diện tích và sản lượng lúa cao nhất. B. Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất. C. Sản lượng thủy sản lớn nhất. D. Năng suất lúa cao nhất. Câu 19. Ý nghĩa xã hội của việc sản xuất lương lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long là A. Đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia. B. Cung cấp mặt hàng lúa gạo xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ. C. Cung cấp nguồn phụ phẩm cho ngành chăn nuôi. D. Góp phần sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên.
  4. Câu 20. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long, nguyên nhân chủ yếu vì A. Có thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, không yêu cầu trình độ cao. B. Nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp. C. Nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường trong và ngoài nước. D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển. Câu 21. Để khai thác các lợi thế kinh tế do lũ mang lại ở Đồng bằng sông Cửu Long, phương hướng chủ yếu hiện nay là A. xây dựng hệ thống đê điều. B. chủ động sống chung với lũ. C. tăng cường công tác dự báo lũ. D.Xây dựng hệ thống thoát lũ. Câu 22. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long? A. Trình độ dân trí thấp. B. Nơi cư trú của người Chăm, Khơ-me, Hoa. C. Dân cư đông, thị trường tiêu thụ lớn. D. Tỉ lệ dân thành thị cao. Câu 23. Thế mạnh của dân cư – lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long không phải là A. Nguồn lao động dồi dào. B. Cần cù, có nhiều kinh nghiệm sản xuất. C.Trình độ lao động cao, có chuyên môn tốt. D. Đem lại nguồn lao động dồi dào. Câu 24. Ngành công nghiệp sử dụng lao động có trình độ kĩ thuật, tay nghề cao ở Đông Nam Bộ là A. Công nghiệp dầu khí. B. Công nghiệp chế biến thực phẩm. C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. Công nghiệp chế biến lâm sản. B.Bài tập:
  5. Câu 1. Trình bày việc khai thác, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản của nước ta? Nêu những khó khăn trong quá trình phát triển ngành thủy sản? Những biện pháp để bảo vệ tài nguyên môi trường biển ? Câu 2: Nêu các đặc diểm nổi bật về vị trí, giới hạn của đồng bằng sông Cửu Long? Vị trí đó có ảnh hưởng gì cho phát triển kinh tế? Câu 3. Tại sao cần phải bảo vệ chủ quyền của mỗi một hòn đảo dù rất nhỏ của nước ta? Câu 4. Trình bày việc khai thác, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản của nước ta? Nêu những khó khăn trong quá trình phát triển ngành thủy sản? Những biện pháp để bảo vệ tài nguyên môi trường biển ? Câu 5. Dựa vào bảng số liệu sau đây: Sản lượng thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (đơn vị: Nghìn tấn) Năm 1995 2000 2002 Đồng bằng sông Cửu Long 819,2 1169,1 1845,8 Cả nước 1584,3 2250,5 3465,9 a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước? b) Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ nêu nhận xét?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2