intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội" dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ II TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ Năm học: 2023 – 2024 MÔN: Giáo duc công dân Phúc Thọ, ngày 22 tháng 4 năm 2024 I. LÝ THUYẾT Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN 3. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - Khái niệm + Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng. + Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. + Trường hợp được khám xét chỗ ở của người khác: Được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc khám xét phải tuân theo quy trình của pháp luật. - Nội dung: + Không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác. Chỗ ở của mọi người được pháp luật bảo vệ. + Được khám xét trong trường hợp: Trường hợp 1: Người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự ra lệnh khám. Lý do: Có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện để thực hiện phạm tội hoăc đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án. Trường hợp 2: Người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự ra lệnh khám. Lý do: khám xét chỗ ở khi cần bắt người đang truy nã hoặc người phạm tội lẩn trốn ở đó. 4. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân - Khái niệm + Thư tín điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. + Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân phải có quy định của pháp luật và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Nội dung + Không ai được được tùy tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác. Đây thuộc bí mật đời tư cá nhân được luật bảo vệ. + Chỉ những người có thẩm quyền và trong trường hợp thật cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác. 5. Quyền tự do ngôn luận - Khái niệm Công dân có quyền được tự do phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. - Nội dung + Trực tiếp: - Trình bày trong các cuộc họp, hội nghị. - Viết bài gửi đăng báo… + Gián tiếp: Thông qua người đại diện cho mình (đại biểu quốc hội, HĐND các cấp); bằng việc viết đơn, viết báo... BÀI 7. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ
  2. 1. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân 1.1. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử( HP 2013) - Là quyền dân chủ cơ bản của côn dân trong lĩnh vực chính trị. - Thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước. 1.2. Nội dung - Người có quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân. + Điều 27HP 2013: Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và HĐND các cấp. + Quyền bầu cử, ứng cử là quyền chính trị quan trọng, không phân biệt đối xử... - Người không được thực hiện quyền bầu cử: Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; người đang phải chấp hành án phạt tù(trừ tù treo, tạm giam); người mất năng lực hành vi dân sự. 2. Quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội 2.1. Khái niệm - Là quyền công dân tham gia thảo luận vào các vấn đề chung của đất nước trên tất cả mọi lĩnh vực trong phạm vi từng địa phương và phạm vi cả nước. - Là quyền công dân được kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội. Đây thực chất là quyền dân chủ trực tiếp của công dân. 2.2. Nội dung - Ở phạm vi cả nước: + Tham gia thảo luận, góp ý xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng như: Hiến pháp, luật đất đai… + Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân - Ở phạm vi cơ sở: Thực hiện theo cơ chế: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra + Dân biết:Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện: Chính sách, pháp luật. + Dân bàn Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết: Chủ trương đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi. + Dân làm Những việc nhân dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền địa phương quyết định: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. + Dân kiểm tra Những việc nhân dân giám sát, kiểm tra: Phẩm chất, hoạt động của cán bộ xã, thu chi các loại quỹ… 3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân 3.1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo - Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân; nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị hành vi trái pháp luật xâm hại. - Quyền khiếu nại: là quyền của công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính khi có chứng cứ khẳng định quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trái pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hộ pháp của công dân. - Quyền tố cáo là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ ai gây thiệt hại, xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân. - Mục đích: + Khiếu nại: Nhằm khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm hại.
  3. + Tố cáo: Phát hiện, ngăn chặn hành vi của cá nhân xâm hại đến quyền và lợi ích của nhà nước, công dân. 3.2. Nội dung - Người khiếu nại, tố cáo: + Người có quyền khiếu nại: Tổ chức, cá nhân. + Người có quyền tố cáo: Chỉ có công dân. - Người giải quyết khiếu nại: là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo luật. + Người đứng đầu cơ quan hành chính ra quyết định hành chính hoặc cán bộ cấp dưới có hành vi hành chính. + Người đứng dầu cấp trên trực tiếp của người ra quyết định hành chính bị khiếu nại. + Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. - Người giải quyết tố cáo: Là tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. .+ Người đứng đầu cấp trên của cơ quan có người bị tố cáo. + Chánh thanh tra các cấp, Tổng thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. + Hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm hình sự thì cơ quan điều tra, kiểm sát, Tòa án giải quyết. BÀI 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN 1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. Quyền học tập của công dân. Khái niệm:Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. Nội dung: + Công dân có thể học quyền học tập không hạn chế. + Công dân có thể học bất cứ nghành, nghề nào.(tùy vào sở thích,khả năng, điều kiện) + Công dân có quyền học thường xuyên học suốt đời. + Công dân bình đẳng về cơ hội học tập. 1.2. Quyền sáng tạo của công dân. Khái niệm: Đó là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nội dung: Quyền sáng tạo của công dân bao gồm: - Quyền tác giả - Quyền sở hữu công nghiệp. - Quyền hoạt động khoa học,công nghệ. 1.3. Quyền được phát triển của công dân Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong mội trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. 3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân. a. Trách nhiệm của Nhà nước.
  4. - Ban hành chính sách, pháp luật thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân. - Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. - Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiện cứu khoa học. - Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước b. Trách nhiệm của công dân - Công dân cần có ý thức học tập tốt để có kiến thức, xác định mục đích học tập là học cho mình, cho gia đình và đất nước, trở thành người có ích cho cuộc sống. - Công dân cần có ý chí vương lên, chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. - Mỗi công dân cõ ý thức góp phần vào việc nâng cao dân trí của công dân VN, để VN trở thành một nước phát triển, văn minh. BÀI 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC A.Chuẩn kiến thức 1,Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển kinh tế. * Quyền tự do kinh doanh của công dân. - Mọi công dân khi có đủ điều kiện do PL quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký kinh doanh. - Biểu hiện : + Tự do lựa chọn và quyết định mặt hàng kinh doanh. + Quyết định quy mô, địa bàn kinh doanh, tổ chức theo hình thức nào * Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh. + Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí và những ngành nghề mà PL không cấm. + Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. + Bảo vệ môi trường. + Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. + Tuân thủ các quy định về QPAN, trật tự, an toàn xã hội. 2. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội, + Giải quyết việc làm : Pháp luật khuyến khích cở sở sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều việc làm cho người lao động + Xoá đối giảm nghèo: Sử dụng các biện pháp kinh tế tài chính để trợ giúp người nghèo như cho vay vốn ưu đãi... + Dân số: kiềm chế tăng dân số, thực hiện gia đình bình đẳng, tiến bộ, công bằng. + Chăm sóc sức khoẻ : nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh, tăng tuổi thọ, đảm bảo giống + Phòng chống tệ nạn xã hội: nhằm giữ gìn TTATXH, đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS  xây dựng lối sống văn minh 3.Nội dung cơ bản của pháp luật về và bảo vệ môi trường - Để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên nhà nước đã thực hiện : bảo tồn và sử dụng hợp lí tài nguyên ,bảo vệ môi trường trong sx trong kinh doanh, trong khu dân cư, trong môi trường biển, nguồn nước ….. - Trong bảo vệ môi trường thì bảo vệ rừng có tầm quan trọng đặc biệt. Pháp luật về bảo vệ môi trường nghiêm cấm những hành vi; phá hoại rừng, đốt nương rẫy - Những người vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường thì bị xử lý theo qui định của PL 4. Nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực quốc phòng an ninh
  5. - Tăng cường Quốc phòng và an ninh nhằm : xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thống nhất và chủ quyền lãnh thổ,phất triển KT,VH,XH,đốingoạivững mạnh, giữ vững ổn định chính trị trong nước - Củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân. Lực lượng nòng cốt là quân đội nhân dân và công an nhân dân - Công dân có trách nhiệm trong việc bảo bệ QP – AN quốc gia II. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có A. hoạt động tôn giáo. B. tranh chấp tài sản. C. người lạ tạm trú. D. tội phạm lẩn trốn Câu 2: Việc khám xét chỗ ở của một người không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo A. trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. B. chỉ đạo của cơ quan điều tra. C. yêu cầu của Viện Kiểm sát. D. yêu cầu của Câu 3 : Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? A. Thuế. B. Tỉ giá ngoại tệ C. Lãi suất ngân hàng D. Tín dụng. Câu 4: Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây? A. Phát hành cổ phiếu. B. Tư vấn chuyên gia. C. Thanh lí tài sản. D. Bảo vệ môi trường. Câu 5: Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực A. nhân lực. B. lao động. C. việc làm. D. kinh doanh. Câu 6: Anh B tự ý xông vào nhà anh N khám xét vì nghi ngờ anh N lấy trộm điện thoại của mình, hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây? A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự. C. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân. D. Quyền nhân thân của công dân. Câu 7: Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, việc kiểm soát điện thoại, điện tín của công dân chỉ được tiến hành bởi A. người có thẩm quyền. B. lực lượng bưu chính. C. cơ quan ngôn luận. D. phóng viên báo chí. Câu 8: Trong lúc chị B ra ngoài, thấy điện thoại của chị báo có tin nhắn, anh C cùng phòng mở ra đọc rồi xóa tin nhắn đó. Anh C đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, uy tín, nhân phẩm. B. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. C. Được tự do lựa chọn thông tin. D. Được bảo đảm an toàn về tài sản. Câu 9: Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình A. ở những nơi có người tụ tập. B. trong các cuộc họp của cơ quan. C. ở những nơi công cộng. D. ở bất cứ nơi nào. Câu 10: Quyền nào sau đây giúp đảm bảo cho công dân có điều kiện để chủ động và tích cực tham gia vào công việc chung của Nhà nước và xã hội ? A. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở.
  6. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện tín. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Câu 11: Cử tri được độc lập lựa chọn người trong danh sách ứng cử viên là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây? A. Được ủy quyền. B. Trung gian. C. Bỏ phiếu kín. D. Gián tiếp. Câu 12: Theo quy định của pháp luật, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp thông qua quyền A. bầu cử và ứng cử. B. tự do ngôn luận, C. độc lập phán quyết. D. khiếu nại và tố cáo. Câu13: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri vi phạm nguyên tắc bầu cử khi A.chứng kiến việc niêm phong hòm phiếu. B.tìm hiểu thông tin ứng cử viên. C.công khai nội dung đã viết vào phiếu bầu. D.theo dõi kết quả bầu cử. Câu 14: Quyền dân chủ nào của công dân dưới đây giúp nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước cùa mình thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước? A. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội B. Bầu cử và ứng cử C. Khiếu nại và tố cáo D. Tự do ngôn luận Câu 15: Cử tri nhờ người khác bỏ phiếu bầu của mình vào hòm phiếu trong kì bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bỏ phiếu kín. B. Phổ thông. C. Trực tiếp. D. Bình đẳng. Câu 16: Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trên lĩnh vực A. văn hóa B. chính trị C. kinh tế D. xã hội Câu 17: Mỗi phiếu bầu cử đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử ? A. Trực tiếp. B. Phổ thông. C. Bỏ phiếu kín. D. Bình đẳng. Câu 18: Vào ngày bầu cử, gia đình V có việc phải đi ăn cỗ ở xa. V đã sang nhờ R – hàng xóm đi bỏ phiếu giúp cả nhà. Hành vi này đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bình đẳng. B. Phổ thông. C. Bỏ phiếu kín. D. Trực tiếp. Câu 19: Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là thực hiện dân chủ trực tiếp ở phạm vi A. cả nước. B. quốc gia. C. cơ sở. D. lãnh thổ. Câu 20: Khi báo cho cơ quan có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của người khác là công dân đã thực hiện quyền A. khiếu nại. B. khiếu kiện. C. tố tụng. D. tố cáo. Câu 21: Theo quy định của pháp luật, công dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình thông qua đại biểu đại diện bằng hình thức thực hiện quyền A. khiếu nại, tố cáo. B. quản lí nhà nước. C. kiểm tra, giám sát. D. Bầu cử, ứng cử Câu 22: Ở phạm vi cơ sở, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân không được thực hiện theo cơ chế A. dân kiểm tra. B. dân bàn. C. dân quản lí. D. dân biết. Câu 23: Nhằm phát hiện, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân là mục đích của quyền A. đề xuất. B. khiếu nại. C. tố cáo. D. kiến nghị. Câu 24: Nhân viên S phát hiện giám đốc cơ quan Z có hành vi lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản công nên đã đưa thông tin này lên mạng xã hội. Nhân viên S vận dụng sai quyền nào dưới đây của công dân? A. Kiến nghị. B. Ðàm phán. C. Tố cáo. D. Khiếu nại.
  7. Câu 25: Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã X, anh M gợi ý chị C bỏ phiếu cho ứng cử viên là người thân của mình. Thấy chị C còn băn khoăn, anh M nhanh tay gạch phiếu bầu giúp chị rồi bỏ luôn lá phiếu đó vào hòm phiếu. Anh M đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Trực tiếp. B. Phổ thông. C. Ủy quyền. D. Gián tiếp. Câu 26: Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P là người không biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử? A. Chị N, cụ P và chị C. B. Chị N và cụ P. C. Chị N, ông K, cụ P và chị C. D. Chị N, ông K và cụ P. Câu 27: Mặc dù ông H có tên trong danh sách họp bàn về phương án giải phóng mặt bằng thôn A nhưng vì thường xuyên có ý kiến trái chiều nên chủ tịch xã đã cố ý không gửi giấy mời cho ông. Thấy vợ có giấy mời họp và được chỉ định thay mặt cho hội phụ nữ xã đề xuất về các khoản đóng góp, ông H càng bức xúc nên muốn vợ phải ở nhà. Vì bị chồng đe dọa sẽ li hôn nếu vợ không chịu nghe lời, chị H buộc lòng phải nghỉ họp. Những ai dưới đây vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân? A. Vợ chồng ông H. B. Chủ tịch xã và vợ chồng ông H. C. Vợ ông H và chủ tịch xã. D. Chủ tịch xã và ông H. Câu 28: Nghi ngờ con gái mình bị anh Q trấn lột tiền, anh T nhờ anh M bí mật theo dõi anh Q. Vô tình phát hiện cháu H con gái anh Q đi một mình trên đường, anh M đã đe dọa sẽ bắt giữ khiến cháu bé hoảng loạn rồi ngất xỉu. Bức xúc, vợ anh Q thuê anh K xông vào nhà đập phá đồ đạc và đánh anh M gãy tay. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo? A. Anh M, anh K, vợ anh Q và anh T. B. Anh M, anh K và anh T. C. Anh M, vợ anh Q và anh K. D. Anh M, anh K và vợ chồng anh Q. Câu 29: Để thực hiện quyền học tập của mình, công dân có thể học ở hệ giáo dục nào dưới đây? A. Hệ chính quy hoặc hệ giáo dục thường xuyên. B. Hệ chính thức hoặc không chính thức. C. Hệ học tập và hệ lao động. D. Hệ công khai hoặc không công khai. Câu 30: Công dân có quyền học từ tiểu học đến đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện A. quyền học thường xuyên, học suốt đời. B. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. C. có quyền học bất cứ ngành nghề nào. D. quyền học không hạn chế. Câu 31: Công dân có thể học bác sĩ, kĩ sư, học sư phạm, học khoa học tự nhiên, hoặc khoa học xã hội là thể hiện A. quyền học thường xuyên, học suốt đời. B. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. C. có quyền học bất cứ ngành nghề nào. D. quyền học không hạn chế. Câu 32: Cơ sở sản xuất kinh doanh X được cấp phép kinh doanh ngành đá quí, nhưng cơ sở kinh doanh X bị thua lỗ nên chuyển sang kinh doanh mặt hàng điện thoại di động nhưng chưa đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền. Vậy cơ sở kinh doanh X đã vi phạm nghĩa vụ gì ? A. Kinh doanh không đúng ngành, nghề đã đăng ký. B. Nộp thuế và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. C. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
  8. D. Tuân thủ các qui định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Câu 33: Trong học tập công dân không bị phân biệt đối xử bởi dân tộc, thành phần, tôn giáo và địa vị xã hội là thể hiện A. quyền học thường xuyên, học suốt đời. B. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. C. có quyền học bất cứ ngành nghề nào. D. quyền học không hạn chế. Câu 34: Pháp luật quy định công dân có quyền theo học các ngành nghề khác nhau, phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện A. quyền học không hạn chế. B. quyền học bất cứ ngành nghề nào. C. quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. quyền bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 35: Phát biểu nào sau đây là sai về chính sách của nhà nước trong việc tạo việc làm cho người lao động? A. Khuyến khích đầu tư ở vùng khó khăn. B. Giảm thủ tục hành chính cho doang nghiệp. C. Nhà nước hỗ trợ thêm về kĩ thuật cho doanh nghiệp. D. Tăng thủ tục đầu tư. Câu 36: Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ thuộc nội dung cơ bản của pháp luật về A. phát triển kinh tế. B. các lĩnh vực xã hội. C. quốc phòng, an ninh. D. chính trị. Câu 37: Pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội quy định về A. phòng chống thiên tai. B. ngăn chặn và bài trừ tệ nạn xã hội. C. thúc đẩy phát triển dân số. D. phòng chống thất nghiệp. Câu 38: Mọi công dân được quyền tiến hành kinh doanh sau khi nào ? A. Đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế và bảo vệ môi trường. B. Chủ cơ sở kinh doanh đảm bảo an toàn cho xã hội. C. Chủ doanh nghiệp xây dựng được cơ sở kinh doanh. D. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký kinh doanh. Câu 39: Nội dung nào dưới đây là nghĩa vụ của người sản xuất kinh doanh ? A. Giải quyết việc làm cho lao động địa phương. B. Xóa đói giảm nghèo ở địa phương. C. Đảm bảo đầy đủ điều kiện vật chất cho người lao động. D. Đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế và bảo vệ môi trường. Câu 40: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của? A. Mọi tổ chức, cá nhân. B. Những người quan tâm. C. Nhà nước và của cơ quan bảo vệ rừng. D. Cơ quan kiểm lâm. Câu 41: Phát biểu nào sau đây là sai về việc bảo vệ môi trường? A. Đóng cửa rừng tự nhiên. B. Có nhà máy xử lí rác thải. C. Hạn chế lượng khí thải. D. Coi trọng kinh tế trước, bảo vệ môi trường sau. Câu 42: Sự gia tăng nhanh dân số là một trong các nguyên nhân làm cho đất nước phát triển như thế nào? A. Không bền vững. B. Không hiệu quả C. Không mạnh mẽ D. Không liên tục Câu 43: Tác động của việc bảo vệ môi trường đến sự phát triển bền vững là A. bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên của đất nước. B. bảo vệ được tài nguyên rừng đang ngày cạn kiệt. C. làm cho môi trường luôn sạch và không ô nhiễm. D. làm cho nền kinh tế phát triển bền vững.
  9. Câu 44: Phát biểu nào sau đây là đúng về hành vi bảo vệ môi trường? A. Nhập, quá cảnh chất thải. B. Chôn lấp chất độc hại, chất phóng xạ. C. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn. D. Tích cực phân loại rác. Câu 45: Để bảo vệ môi trường mỗi công dân phải có trách nhiệm A. xin phép chứng nhận về môi trường. B. thực hiện các qui định của pháp luật về môi trường. C. định hướng đánh giá hiện trạng môi trường. D. công khai các hoạt động bảo vệ môi trường trên báo chí. Câu 46: Ông X đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến cháy 2 ha rừng gần khu di tích lịch sử văn hóa. Hành vi của ông X là trái pháp luật về A. bảo vệ di sản văn hóa. B. bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. C. bảo vệ và phát triển rừng. D. bảo vệ nguồn lợi rừng. Câu 47: Để bảo vệ môi trường, những hành vi nào dưới đây bị pháp luật nghiêm cấm? A. Thải các chất thải chưa được xử lí vào đất, nguồn nước B. Bảo vệ môi trường rừng và các tài nguyên thiên nhiên C. Không săn bắt động vật quý hiếm D. Bảo tồn và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên Câu 48: Trước khi công bố phương án thi. Bộ giáo dục và đào tạo đã lấy ý kiến của nhân dân trong cả nước. Điều đó nhằm phát huy quyền cơ bản nào của công dân A. xây dựng Nhà nước pháp quyền. B. tham gia quản lý Nhà nước, xã hội. C. xây dựng xã hội học tập. D. quyết định của mọi người Câu 49: Một trong những nội dung thuộc quyền được phát triển của công dân là A. công dân được học ở nơi nào mình thích. B. công dân được học ở môn nào mình thích. C. công dân được học ở các trường đại học. D. công dân quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng . Câu 50: Anh M nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của giám đốc công ty với lí do đã tìm được người khác thay thế công việc khi anh đang trong thời gian điều trị tại bệnh viện. Anh M cần thực hiện quyền nào dưới đây của công dân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? A. Quyền khiếu nại. B. Quyền tố cáo. C. Quyền bình đẳng. D. Quyền dân chủ ----------------HẾT----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2