Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
lượt xem 3
download
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa giúp bạn ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đã học, đồng thời giúp bạn rèn luyện kỹ năng giải bài tập hiệu quả để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
- Trường THPT Yên Hòa ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC HỌC KỲ 2- LỚP 10 Năm học: 2018-2019 (CHỌN THI KHTN) A. CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN I. LÝ THUYẾT - Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử, một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm. Khái - Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất quát hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hóa mạnh. nhóm - Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen. Halogen - Mối liên hệ giữa cấu hình lớp electron ngoài cùng, độ âm điện, bán kính nguyên tử... với tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh. - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp. Clo - Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro). Clo còn thể hiện tính khử. - Cấu tạo phân tử, tính chất của Hiđro clorua (tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit Hiđro clohiđric). clorua – - Tính chất vật lí, điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Axit - Dung dịch HCl là một axit mạnh, có tính khử clohiđric - Tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua. Một số - Thành phần hóa học, tính chất, ứng dụng một số hợp chất có oxi của clo (nước Gia-ven, clorua hợp chất vôi). có oxi - Nguyên tắc sản xuất một số hợp chất có oxi của clo (nước Gia-ven, clorua vôi). của clo - Sơ lược về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế đơn chất halogen (Flo, Brom, Flo, Iot) và một vài hợp chất của chúng. Brom, - Tính chất hóa học cơ bản của Flo, Brom, Iot là tính oxi hóa. Iot - Flo có tính oxi hóa mạnh nhất; nguyên nhân tính oxi hóa giảm dần trong nhóm halogen (từ Flo đến Iot). II. BÀI TẬP TỰ LUẬN 1. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau bằng PTHH (Mỗi mũi tên ứng với 1 PTHH)? (13) (14) CaOCl2 HCl FeCl2 FeCl3 (10) (11) (12) (9) (15) (16)* FeCl3 Cl2 NaClO * NaCl (17) (1) (3) (2) NaCl KClO3 KCl AgCl Cl2 Br2 I2 (4) (5) (6) (7) (8)
- 2. Viết các PTHH xảy ra khi điều chế các chất sau trong phòng thí nghiệm từ các hóa chất ban đầu: NaCl, KMnO4, KOH, NaOH, Ca(OH)2, H2SO4, H2O? a. nước Giaven b. Clorua vôi c. Kaliclorat 3. Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra để giải thích? a) Cho luồng khí clo qua dung dịch Kali bromua trong một thời gian dài. b) Thêm dần dần nước clo vào dung dịch Kali iotua có chứa sẵn một ít hồ tinh bột. c) Đưa ra ánh sáng ống nghiệm đựng Bạc clorua (có nhỏ thêm ít giọt dung dịch quỳ tím). 4. Nhận biết các lọ đựng hóa chất riêng biệt (bị mất nhãn) chứa mỗi chất sau: a) chất khí: O2, H2, Cl2, CO2, HCl b) dung dịch: K2CO3, KCl, KBr, KI c) dung dịch: Na2S, NaBr, NaF, NaI, HCl 5. Giải thích tại sao khi điều chế HCl, HF từ muối Clorua và Florua dùng H2SO4 đặc đun nóng, nhưng không thể điều chế được HBr và HI theo phương pháp trên? 6. Cho m (gam) đơn chất halogen X tác dụng hết với Magie thu được 19 gam muối. Mặt khác, cũng cho m (gam) đơn chất halogen X tác dụng hết với Nhôm tạo ra 17,8 gam muối. Xác định tên halogen? 7. Cho 10,8 gam kim loại R (hóa trị III) tác dụng với clo tạo thành 53,4 gam muối. a) Xác định tên kim loại R? b) Tính lượng Manganđioxit và thể tích dung dịch axit clohiđric 37% (d =1,19 g/ml) cần dùng để điều chế lượng clo trong phản ứng trên, biết hiệu suất của phản ứng điều chế clo là 80%. 8. Cho 4,8 gam một kim loại R thuộc nhóm IIA (trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) tác dụng hết với dung dịch axit HCl thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). a) Xác định tên kim loại R? b) Tính khối lượng muối khan thu được? 9. Cho 23,1 gam hỗn hợp X gồm Cl2 và Br2 (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng vừa đủ với 8,85 gam hỗn hợp Y (Fe và Zn). Tính % khối lượng của Fe trong Y? III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VIIA (nhóm Halogen) là: A. ns2np4 B. ns2np5 C. ns2np6 D. ns2np3 2. Trong các hợp chất Flo luôn có số oxi hoá âm vì Flo là phi kim: A. mạnh nhất B. có BKNT nhỏ nhất C. có lớn nhất D. cả A, B, C đều đúng 3. Trong số các hiđro halogenua, chất nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. HF B. HBr C. HI D. HCl 4. Hãy lựa chọn các hóa chất cần thiết trong phòng thí nghiệm để điều chế clo? A. MnO2, dung dịch HCl loãng B. KMnO4, dung dịch HCl đậm đặc C. KMnO4, dung dịch H2SO4 đậm đặc và tinh thể NaCl D. MnO2, dd H2SO4 đậm đặc và tinh thể NaCl E. Cả B và D là các đáp án đúng 5. Hòa tan hoàn toàn 39 gam hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 35 gam. Số mol axit HCl đã tham gia phản ứng trên là: A. 0,2 mol B. 0,4 mol C. 4 mol D. 2 mol 6. Hòa tan hoàn toàn 50 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 28 lít khí thoát ra ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 138,75 gam B. 227,5 gam C. 225 gam D. 177,5 gam 7. Hòa tan hoàn toàn 47,6 gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của một kim loại (hóa trị I) và của một kim loại (hóa trị II) trong axit HCl dư tạo thành 8,96 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 76 gam B. 52 gam C. 5,2 gam D. 7,6 gam 8. Hòa tan 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X (đktc) và 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dd Z thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 31,45 gam B. 33,25 gam C. 3,99 gam D. 35,58 gam 9. Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là: A. 25,95 gam B. 38,93 gam C. 103,85 gam D.77,86 gam
- B. CHƯƠNG 6: OXI - LƯU HUỲNH I. LÝ THUYẾT - Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, ứng dụng của oxi. Oxi-Ozon - Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon; ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi. - Oxi và ozon đều có tính oxi hóa rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ). - Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử Lưu huỳnh. - Tính chất vật lí: Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà) của lưu huỳnh, quá trình nóng Lưu huỳnh chảy đặc biệt của lưu huỳnh, ứng dụng của Lưu huỳnh. - Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa (tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hóa mạnh). - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S. H2S - Tính chất hóa học của H2S (tính khử mạnh) - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit SO2, SO3 - Ứng dụng, phương pháp điều chế SO2, SO3. - Tính chất hóa học của SO2 (tính chất oxit axit; vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử). - Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4. - Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat. H2SO4 - H2SO4 có tính axit mạnh (tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu, ...) - H2SO4 đặc, nóng có tính háo nước và tính oxi hóa mạnh (oxi hóa hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất). II. BÀI TẬP TỰ LUẬN 1. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau bằng PTHH. (Mỗi mũi tên ứng với 1 PTHH)? (1) (2) (3) (4) FeS2 SO2 SO3 H2SO4 SO2 (5) (6) (9) (20) (21) (22) (7) (10) S H2S CuS BaSO4 KHSO3 (8) (11) (12) (14) (16) (18) (19) FeS SO2 K2SO3 KHSO3 K2SO4 BaSO4 (13) (15) (17) 2. Cho các chất: quặng pirit sắt, muối ăn và nước. Viết các PTHH xảy ra khi điều chế các chất sau từ các chất đã cho ban đầu: Fe(OH)3, Na2SO3, Na2SO4?
- 3. Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra để giải thích? a) Sục từ từ khí lưu huỳnh đioxit đến dư vào dung dịch nước Brom. b) Dẫn khí Lưu huỳnh đioxit từ từ đến dư vào dung dịch Kalipemanganat. c) Cho từ từ khí SO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong. d) Tại sao có thể điều chế nước Clo nhưng không thể điều chế nước Flo? 4. Tại sao khi điều chế H2S từ muối sunfua người ta thường dùng dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng mà không dùng axit H2SO4 đặc hay axit HNO3? Viết PTHH chứng minh? 5. Hỗn hợp X gồm Fe, Al. Cho 15,15 gam X tác dụng hết với 500 gam dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 13,44 lít khí SO2 (đktc). a. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong X? b. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra vào 300 gam dung dịch NaOH 11,4% thu được a gam muối. Tính a? 6. Cho 6,72 lít hỗn hợp X (O2 và Cl2 ) có tỉ khối so với H2 là 22,5 tác dụng vừa đủ với hỗn hợp Y (Al và Mg ) thu được 23,7 gam hỗn hợp muối clorua và oxit của hai kim loại . Tính % về khối lượng các chất trong hỗn hợp Y. 7. Dẫn 6,72 lít SO2 (đktc) hấp thụ hết vào 800 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được a gam chất rắn. Tính a? 8. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí SO2 (đktc ) vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,8M thu được m gam kết tủa trắng. Tính giá trị m? 9. Cho V lít khí SO2 (đktc) hấp thụ hết vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M thu được 13,02 gam kết tủa màu trắng. Tính V? 10. Dẫn 5,6 lít khí Hiđrosunfua (đktc) đi chậm vào bình đựng 350 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối sinh ra khi phản ứng kết thúc? 11. Cho 6,48 gam hỗn hợp A gồm FeO, Ag tác dụng hết với 800 ml dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 1,344 lít khí SO2 (đktc) và a gam muối. a. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong A? Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng? b. Cho a gam muối trên cho tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1,25 M. Tính nồng độ mol các chất thu được sau phản ứng, giả sử sự pha trộn làm thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. 12. Cho a (gam) hỗn hợp X gồm Fe, Zn, Cu tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 13,44 lít khí (đktc) và 9,6 gam chất rắn. Mặt khác, cho a (gam) hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nguội thu được 7,84 lít khí (đktc). Tính a? Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X? 13. Cho 14,2 gam hỗn hợp A gồm 3 kim loại đồng, nhôm và sắt tác dụng với 1500 ml dung dịch axit HCl a(M) dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí (đktc) và 3,2 gam một chất rắn. a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A? b) Tìm a? Biết dung dịch axit HCl đã dùng dư 30% so với lượng phản ứng? c) Cho b (gam) hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với Clo thì thu được 13,419 (gam) hỗn hợp các muối khan. Tìm b? Biết hiệu suất phản ứng là 90%. III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Trong nhóm oxi, khả năng oxi hóa của các chất luôn A. tăng dần từ oxi đến Telu B. tăng dần từ Lưu huỳnh đến Telu trừ Oxi C. giảm dần từ Telu đến Oxi D. giảm dần từ Oxi đến Telu
- 2. Khí oxi bị lẫn một ít tạp chất là khí clo. Hóa chất tốt nhất để loại bỏ khí clo là: A. H2O B. KOH C. SO2 D. KI 3. Đốt 4,8 gam Lưu huỳnh trong 5,6 lít oxi (đktc) được hỗn hợp khí X. Tỷ khối của X đối với Hiđro là: A. 32 B. 56 C. 28,8 D. 28 4. Từ KMnO4, H2O2 (với khối lượng bằng nhau) điều chế oxi. Lượng oxi thu được nhiều nhất từ: A. KMnO4 B. KClO3 C. H2O2 D. KClO3, H2O2 5. Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng gì xảy ra? A. Chuyển thành màu nâu đỏ B. Bị vẩn đục, màu vàng C. Vẫn trong suốt không màu D. Xuất hiện chất rắn màu đen 6. Hòa tan 9,0 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg trong 500 ml dung dịch H2SO4 1M. Kết thúc phản ứng thu được 10,08 lít H2 (đktc). Khối lượng Mg và Al trong hỗn hợp X là: A. 2,4 gam và 6,6 gam B. 5,4 gam và 3,6 gam C. 4,8 gam và 4,2 gam D. 4,2 gam và 4,8 gam 7. Hòa tan hoàn toàn 42 gam kim loại R trong axit sunfuric đặc nóng dư được 25,2 lít khí SO2 (đktc). Kim loại R là: A. Mg B. Al C. Fe D. Zn 8. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí Hiđrosunfua (đktc) vào 200ml dung dịch KOH 1,25M thu được dung dịch A. Cho dung dịch CuCl2 dư vào dung dịch A. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 4,8 gam B. 14,4 gam C. 9,6 gam D. 18,6 gam 9. Để m gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 150,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho X phản ứng hết với dung dịch axit H2SO4 đặc nóng thu được 13,44 lít khí SO2 (đktc). Tính m? A. 112 gam B. 22,4 gam C. 44,8 gam D. 50,6 gam 10. Đốt cháy a gam hỗn hợp các kim loại Al, Mg, Cu, Zn cần dùng 11,2 lít khí oxi (đktc). Cho a gam hỗn hợp kim loại trên tan hết trong dung dịch axit sunfuric đặc nóng dư thu được bao nhiêu lít khí SO2 (đktc)? A. 2,8 lít B. 8,4 lít C. 33,6 lít D. 22,4 lít C. CHƯƠNG 7: TÓC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC I. LÝ THUYẾT - Định nghĩa tốc độ phản ứng và nêu thí dụ cụ thể. Tốc độ - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc, chất phản ứng xúc tác. hóa học - Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi.
- Thực hành Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: tốc độ + ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. phản ứng + ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. hóa học + ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng. - Định nghĩa phản ứng thuận nghịch và nêu ví dụ . Cân bằng - Khái niệm về cân bằng hóa học và nêu ví dụ. hóa học - Khái niệm về sự chuyển dịch cân bằng hóa học và nêu ví dụ. - Nội dung nguyên lí LơSa-tơ-liê và cụ thể hóa trong mỗi trường hợp cụ thể. II. BÀI TẬP 1. Xét phản ứng hóa học: 2SO2(k) + O2 (k) 2SO3 (k) ( < 0). Cân bằng hóa học của phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều nào (có giải thích) khi: a) Tăng nhiệt độ của bình phản ứng? b) Tăng áp suất chung của hỗn hợp? c) Tăng nồng độ khí oxi? d) Giảm nồng độ khí sunfurơ? 2. Xét phản ứng hóa học: A + Y Z. Tốc độ của phản ứng: v = [A]. [Y] thay đổi như thế nào nếu: a) Tăng gấp đôi nồng độ chất A và giữ nguyên nồng độ chất Y. b) Tăng gấp đôi nồng độ của cả chất A và chất Y III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1. Cho các yếu tố sau: (1) nhiệt độ, (2) áp suất, (3) nồng độ , (4) chất xúc tác. Yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng của một cân bằng hóa học? A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3), (4) 2. Hãy cho biết hằng số cân bằng Kc của phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. nồng độ B. nhiệt độ C. áp suất D. chất xúc tác 3. Cho cân bằng: 2SO2 (khí) + O2 (khí) ⇄ 2SO3 (khí) (H = -198kJ). Yếu tố nào sau đây làm cân bằng chuyển dịch về phía tạo SO3? A. tăng nhiệt độ B. Tăng lượng xúc tác C. Tăng nồng độ SO2, O2 D. Giảm áp suất 4. Cho cân bằng sau: N2 (khí) + 3H2 (khí) ⇄ 2NH3 (khí) (H < 0). Cho biết cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi A. tăng nhiệt độ B. Tăng áp suất chung C. Tăng nồng độ NH3 D. Tăng xúc tác Fe3O4 5. Cho phương trình hóa học: N2 (khí) + O2 (khí) ⇄ 2NO (khí) có H > 0. Yếu tố có thể ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng trên? A. nhiệt độ và nồng độ B. áp suất và nồng độ C. nồng độ, chất xúc tác D. chất xúc tác, nhiệt độ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn