intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKII TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9 I. TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Câu 1. Độ rượu là A. số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước. B. số ml nước có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước. C. số gam rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước. D. số gam nước có trong 100 gam hỗn hợp rượu với nước. Câu 2. Để có 100 ml rượu 400 người ta lấy A. 60 ml rượu trộn với 100 ml nước. B. 40 ml rượu, thêm nước cho đủ 100 ml. C. 40 gam rượu trộn với 100 gam nước. D. 100 ml rượu trộn với 60 gam nước. Câu 3. Hòa tan hết 80 ml rượu etylic vào nước để được 400 ml dung dịch rượu có độ rượu là A. 200. B. 800. C. 50. D. 400. Câu 4. Số ml rượu etylic có trong 500ml rượu 450 ? A. 45 ml. B. 225 ml. C. 275 ml. D. 500 ml. Câu 5. Dãy chất nào sau đây đều là hiđrocacbon? A. CH4, C3H6, C2H2. B. CO2, H2CO3, Na2CO3. C. CH3COOH, C2H5COOH, C3H7COOH. D. C3H5(OH)3, CH3OH, C2H5OH. Câu 6. Dãy chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon? A. NaOH, Fe(OH)3, Mg(OH)2. B. HCl, H2SO4, H2CO3. C. C2H5Cl, CH3COOC2H5, C2H5OH. D. Na2CO3, CaCl2, AgNO3. Câu 7. Phân tử chất nào có chứa nhóm –COOH? A. Chất béo. B. Axetilen. C. Rượu etylic. D. Axit axetic. 1
  2. Câu 8. Công thức cấu tạo của rượu etylic là A. CH2-CH3-OH. B. CH3-O-CH3. C. CH2-CH2-OH2. D. CH3-CH2-OH. Câu 9. Chất nào sau đây tác dụng với axit axetic? A. Cu. B. Na2SO4. C. HCl. D. KOH. Câu 10. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Na2CO3? A. Axit axetic. B. Rượu etylic. C. Chất béo. D. Metan. Câu 11. Cho phương trình hóa học sau. C2H4 + Br2 → C2H4Br2. Phản ứng hóa học này thuộc loại phản ứng A. thế. B. cộng. C. phân hủy. D. thủy phân. Câu 12. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng este hóa? A. CH4 + Cl2 ⎯⎯→ CH3Cl + HCl. a/s 0 B. CH3COOH + C2H5OH ⎯⎯⎯⎯ CH3COOC2H5 + H2O. t , H SO → 2 4d C. CH3COOC2H5 + H2O ⎯⎯→ CH3COOH + C2H5OH. axit D. (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH ⎯⎯ 3C17H35COONa + C3H5(OH)3. → 0 t Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 4,6 g rượu etylic thu được bao nhiêu lít khí CO2 (đktc)? A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 5,6 lít. Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 5,6 lít. Câu 15. Tính chất vật lý của axit axetic là A. chất lỏng, vị chua, tan vô hạn trong nước. B. chất khí, không tan trong nước. C. chất lỏng, không vị, không tan trong nước. D. chất khí, tan vô hạn trong nước. Câu 16. Tính chất vật lý của chất béo là A. nhẹ hơn nước, tan được trong benzen, dầu hỏa, xăng… B. nặng hơn nước, không tan trong nước. C. chất lỏng, tan trong nước và benzen, dầu hỏa, xăng…. D. chất khí, không tan trong nước và benzen, dầu hỏa, xăng…. Câu 17. Tính chất vật lý của glucozơ là A. chất kết tinh không tan trong nước. B. vị ngọt và dễ tan trong nước. 2
  3. C. chất lỏng, không màu, vị ngọt. D. chất lỏng, không tan trong nước. Câu 18. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí nào sau đây? A. Metan. B. Etilen. C. Axetilen. D. Khí cacbonic. Câu 19. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ A. trên 10%. B. dưới 2%. C. từ 2% - 5%. D. Từ 5% - 10%. Câu 20. Hiện tượng quan sát được khi cho CuO vào ống nghiệm đựng axit axetic là A. dung dịch chuyển màu xanh. B. không hiện tượng. C. sủi bọt khí. D. xuất hiện kết tủa. Câu 21. Hiện tượng quan sát được khi cho natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic là A. xuất hiện kết tủa. B. dung dịch chuyển màu xanh. C. có bọt khí không màu thoát ra. D. không hiện tượng. Câu 22. Ứng dụng nào sau đây là của chất béo? A. Pha giấm ăn. B. Dùng để tráng gương. C. Dùng làm dung môi hòa tan các chất. D. Sản xuất xà phòng. Câu 23. Ứng dụng nào sau đây là của glucozơ? A. Dùng làm nhiên liệu. B. Dùng để sản xuất xà phòng. C. Dùng làm dung môi hòa tan các chất. D. Dùng để tráng gương. Câu 24. Phương pháp nào sau đây có thể làm sạch vết dầu ăn dính vào quần áo mà không làm hư hại quần áo? A. Giặt bằng nước. B. Giặt bằng xà phòng. C. Giặt bằng nước muối loãng. D. Tẩy bằng giấm. II. TỰ LUẬN Câu 1. Viết PTHH thực hiện chuỗi biến đổi hóa học sau (ghi rõ điều kiện nếu có). a. C6H12O6 ⎯⎯ C2H5OH ⎯⎯ CH3COOH ⎯⎯ CH3COOC2H5 ⎯⎯ CH3COONa (1) → (2) → (3) → (4) → (5) C2H5ONa b. C2H4 ⎯⎯ C2H5OH ⎯⎯ CH3COOH ⎯⎯ (CH3COO)2Zn (1) → (2) → (3) → (4) (5) CH3COOC2H5 Câu 2. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 3 dung dịch và viết PTHH xảy ra (nếu có) a. rượu etylic, axit axetic, glucozơ. 3
  4. b. glucozơ, saccarozơ, hồ tinh bột. Câu 3. Cho rượu etylic tác dụng vừa đủ với natri thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). a. Tính khối lượng rượu etylic cần dùng. b. Nếu lấy cùng một lượng rượu etylic ở trên lên men thì thu được bao= nhiêu gam axit axetic. Biết hiệu suất quá trình lên men là 90%. Câu 4. Cho glucozơ tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 10,8 g kết tủa. a. Tính khối lượng glucozơ cần dùng. b. Nếu lên men cùng một lượng glucozơ ở trên thì thu được bao nhiêu lít rượu etylic 120. Biết hiệu suất quá trình lên men là 75% và rượu etylic có D=0,8 g/cm3 ---HẾT--- 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2