intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI NĂM HỌC MÔN HÓA 9 NĂM HỌC 2023-2024 A. KIẾN THỨC 1. Lý thuyết - Tính chất các hợp chất vô cơ - Tính chất và ứng dụng của kim loại Nhôm, Sắt. - Cấu tạo BTH các nguyên tố hóa học - Tính chất của hidrocacbon và dẫn xuất hidrocacbon 2. Vận dụng - Bài tập viết PTPU - Bài tập nhận biết chất - Bài tập tính toán theo PTHH - Bài tập giải thích hiện tượng thực tế B. BÀI TẬP I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Ứng dụng nào sau đây không phải của axit axetic? A. Sản xuất chất dẻo, tơ nhân tạo. B. Sản xuất cồn. C. Sản xuất dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc diệt côn trùng. D. Pha giấm ăn. Câu 2. Độ rượu là gì? A. Số lít rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước. B. Số mol rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước. C. Số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước. D. Số ml rượu etylic có trong 1000 ml hỗn hợp rượu với nước. Câu 3. Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác thì người ta thu được một chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên mặt nước. Sản phẩm đó là chất nào? A. Etyl axetat. B. Rượu etylic. C. Đimetyl ete. D. Metan.
  2. Câu 4. Nhận xét nào sau đây là đúng về dầu mỏ? A. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu đen, không tan trong nước, nặng hơn nước. B. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, tan trong nước, nặng hơn nước. C. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, không tan trong nước, nhẹ hơn nước. D. Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, tan trong nước, nhẹ hơn nước. Câu 5. Axit axetic có tính axit vì sao? A. Trong phân tử cónhóm – OH.B. Trong phân tử cónhóm – COOH. C. Trong phân tử cónhóm C = O.D. Trong phân tử cóhai nguyên tử oxi. Câu 6. Để dập tắt đám cháy bằng xăng dầu ta phải làm gì? A. Dùng chăn mỏng phủ lên đám cháy. B. Dùng cát hoặc khăn dày ẩm phủ lên đám cháy. C. Phun nước vào đám cháy. D. Dùng quạt thổi vào đám cháy. Câu 7. Nguyên liệu dùng để sản xuất rượu etylic trong công nghiệp? A. Axetilen. B. Tinh bột. C. Etilen. D. Metan. Câu 8. Điều kiện cần để xảy ra phản ứng oxi hóa rượu etylic thành axit axetic là gì? A. Xúc tác men rượu và nhiệt độ. B. Xúc tác axit và nhiệt độ. C. Xúc tác men giấm và nhiệt độ từ 250C – 300C. D. Nhiệt độ cao. Câu 9. Dãy chất phản ứng với axit axetic là: A. SO2, Na2CO3, Fe, KOH. B. ZnO, Cu, Na2CO3, KOH. C. ZnO, Fe, Na2CO3, Cu. D. ZnO, Na2CO3, Na, KOH. Câu 10. Vì sao dầu mỏ không có nhiệt độ sôi xác định? A. Dầu mỏ có mầu nâu đen. B. Dầu mỏ không tan trong nước. C. Dầu mỏ là chất lỏng sánh. D. Dầu mỏ là hỗn hợp của nhiều hidrocacbon. Câu 11. Các ấm đun nước lâu ngày có thể có một lớp cặn màu trắng bám vào đáy ấm, lớp cặn màu đó là hỗn hợp của MgCO3 và CaCO3. Dung dịch nào có thể hòa tan lớp cặn đó?
  3. A. Nước muối. B. Giấm ăn. C. Nước vôi trong. D. Cồn 900. Câu 12. Trên nhãn chai rượu etylic có ghi số 600. Ý nghĩa của con số 600 là gì? A. Trong 100 ml rượu 600 có 60 ml rượu etylic nguyên chất. B. Trong 100 gam rượu có 60 gam rượu etylic nguyên chất. C. Nhiệt độ đông đặc của rượu etylic là 600C. D. Nhiệt độ sôi của rượu etylic là 600C. Câu 13. Người ta đã dùng những phương pháp nào để thu được xăng, dầu hỏa, dầu điezen và các sản phẩm khác từ dầu mỏ? A. Chưng cất dầu thô và crackinh nhiệt. B. Đốt cháy. C. Hóa rắn. D. Nhiệt phân. Câu 14. Rượu etylic có thể tác dụng với Na vì sao? A. Trong phân tử có 2 nguyên tử cacbon. B. Trong phân tử có chưa nguyên tử cacbon và oxi. C. Trong phân tử có chứa cacbon, oxi và hidro. D. Trong phân tử có chứa nhóm – OH. Câu 15. Công thức nào là công thức cấu tạo thu gọn của rượu etylic? A. CH3OC2H5 B. CH3OCH3 C. CH3OHD. CH3CH2OH Câu 16. Để phân biệt rượu etylic, axit axetic người ta có thể sử dụng hóa chất nào? A. Quỳ tím. B. Nước C. Dung dịch nước vôi trong. D. Dung dịch axit clohidric. Câu 17. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ bao nhiêu? A. 6% đến 10%. B. 2% đến 5%. C. 15% đến 18%.D. 11% đến 14%. Câu 18. Phương trình hóa học nào đúng khi biểu diễn phản ứng cháy của rượu etylic? A. C2H6OH + 3O2 2CO2 + 3H2O B. 2C2H6 + 7O2 4CO2 + 6H2O C. CH3COOH + 3O2 2CO2 + 2H2O D. C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O Câu 19. Thành phần chính của khí thiên nhiên là khí nào? A. C2H4 B. H2 C. CO D. CH4
  4. Câu 20. Nhận định nào sau đây là sai? A. Nhiên liệu rắn gồm than mỏ, gỗ … B. Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất. C. Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt thấp, gây độc hại cho môi trường. D. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng. II. TỰ LUẬN Câu1:Hoàn thành các PTHH sau( ghi rõ đk phản ứng) nếu có. a. CH CH + Br2 b. CH4 + Cl2 c. C2H2 + O2 d. C2H4 + O2 Câu 2:Cho 250 ml dung dịch KOH phản ứng hết với 200 ml dung dịch CH3COOH 0,5M. a. Viết PTHH xảy ra. b. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng? c. Tính nồng độ mol của dung dịch KOH đã dùng Câu 3:Cho 400 ml dung dịch KOH phản ứng hết với 500 ml dung dịch CH3COOH 0,25M. a. Viết PTHH xảy ra. b. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng? c. Tính nồng độ mol của dung dịch KOH đã dùng Câu 4: Từ 250 ml rượu etylic 750 có thể pha chế được bao nhiêu lít rượu etylic 150? Câu 5:Từ 400 ml rượu etylic 450 có thể pha chế được bao nhiêu lít rượu etylic 300?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2