intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Độc Lập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Độc Lập’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Độc Lập

  1. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS ĐỘC LẬP HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022– 2023 MÔN KHTN 6 Phần 1: Trắc nghiệm Câu 1. Bệnh nào sau đây có thể lây qua đường hô hấp ? A. Bệnh Covid-19 do virus Corona gây nên. C. Bệnh kiết lị do trùng kiết lị gây nên. B. Bệnh sốt rét do trùng sốt rét gây nên. D. Bệnh thuỷ đậu do virus thuỷ đậu gây ra. Câu 2. Loại cây nào sau đây có chất độc, có thể tử vong nếu ăn phải: A. Cây trúc đào B. Cây thuốc lá. C. Cây cà gai leo. D. Cây dương xỉ. Câu 3. Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình? A. Mối. B. Rận. C. Ốc sên. D. Bọ chét. Câu 4. Các bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm vì: A. Virut nhân lên nhanh chóng theo thời gian B. Virut cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm. C. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm. D. Vaccine ngày càng mạnh hơn theo thời gian. Câu 5. Thực vật được chia thành các ngành nào? A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín. B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín. C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm. D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết. Câu 6. Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín? A. Cây bưởi. B. Cây vạn tuế. C. Rêu tản. D. Cây thông. Câu 7. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là? A. hình thái đa dạng. B. có xương sống. C. kích thước cơ thể lớn. D. sống lâu. Câu 8. Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất? A. Nhóm cá. B. Nhóm chân khớp. C. Nhóm giun. D. Nhóm ruột khoang. Câu 9. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất? A. Hoang mạc. B. Rừng ôn đới. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đài nguyên. Câu 10. Vật liệu nào sau đây được làm lốp xe, đệm? A. Nhựa. B. Thủy tinh. C. Cao su. D. Kim loại.
  2. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS ĐỘC LẬP Câu 11. Dụng cụ dùng để đo lực là A. cân. B. đồng hồ. C. thước dây. D. lực kế. Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. B. Trọng lượng của một vật có đơn vị là kg. C. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật. Câu 13. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc? A. Vận động viên nâng tạ. B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân. C. Giọt mưa đang rơi. D. Bạn Nam đóng đinh vào tường. Câu 14. Vật liệu nào không phải là nhiên liệu? A. Than đá. B. Hơi nước. C. Gas. D. Khí đốt. Câu 15. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo? A. Năng lượng khí đốt. B. Năng lượng gió. C. Năng lượng thuỷ triều. D. Năng lượng mặt trời. Câu 16. Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống? A. Nhiệt năng, động năng và thế năng. B. Chỉ có nhiệt năng và động năng. C. Chỉ có động năng và thế năng. D. Chỉ có động năng. Câu 17. Quy luật chuyển động của Mặt Trời hằng ngày là A. mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Bắc. B. mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây. C. mọc ở đằng Tây và lặn ở đằng Bắc. D. mọc ở đằng Tây và lặn ở đằng Đông. Câu 18. Đơn vị của lực là A. niutơn. B. mét. C. giờ. D. gam. Câu 19. Dụng cụ dùng để đo lực là A. cân. B. đồng hồ. C. thước dây. D. lực kế. Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. B. Trọng lượng của một vật có đơn vị là kg. C. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật. Câu 21. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc? A. Vận động viên nâng tạ. B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân. C. Giọt mưa đang rơi. D. Bạn Nam đóng đinh vào tường. Câu 22. Vật liệu nào không phải là nhiên liệu? A. Than đá. B. Hơi nước. C. Gas. D. Khí đốt.
  3. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS ĐỘC LẬP Câu 23. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo? A. Năng lượng khí đốt. B. Năng lượng gió. C. Năng lượng thuỷ triều. D. Năng lượng mặt trời. Câu 24. Quy luật chuyển động của Mặt Trời hằng ngày là A. mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Bắc. B. mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây. C. mọc ở đằng Tây và lặn ở đằng Bắc. D. mọc ở đằng Tây và lặn ở đằng Đông. Câu 25. Ban đêm nhìn thấy Mặt Trăng vì A. Mặt Trăng phát ra ánh sáng. B. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. C. Mặt Trăng là một ngôi sao. D. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Câu 26. Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì: A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục. B. Mặt Trăng thay đổi dộ sáng liên tục. C. ở mặt đất ta nhìn thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời. D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục. Câu 27. Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24h là. A. Trái Đất tự quay quanh trục. B. trục Trái Đất nghiêng. C. Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời. D. Trái Đất có dạng hình khối cầu. Câu 28. Ban đêm nhìn thấy Mặt Trăng vì A. Mặt Trăng phát ra ánh sáng. B. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. C. Mặt Trăng là một ngôi sao. D. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Câu 29. "Xương rồng, lạc đà, cây lê gai” là những sinh vật đặc trưng có ởmôi trường nào? A. Núi tuyết. B. Rừng lá kim. C.Rừng nhiệt đới. D. Hoang mạc. Câu 30. Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất khi cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc? A. Bột đá vôi và muối ăn. B. Bột than và sắt. C. Đường và muối. D. Giấm và rượu. Câu 31. Trong các bệnh sau, bệnh nào do nguyên sinh vật gây ra? A. Bệnh Covid-19. B. Bệnh hắc lào. C. Bệnh viêm gan B. D. Bệnh kiết lị. Câu 32. Trong số các bệnh sau, bệnh nào do nấm gây ra? A. Bệnh cúm ở người. B. Bệnh sốt rét. C. Bệnh hắc lào ở người. D. Bệnh viêm não Nhật Bản. Câu 33. Thực vật có vai trò gì đối với động vật? A. Cung cấp thức ăn. B. Ngăn biến đổi khí hậu.
  4. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS ĐỘC LẬP C. Giữ đất, giữ nước. D. Cung cấp thức ăn, nơi ở. Câu 34.Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào thuộc ngành thực vật Hạt trần? A. Cây mít, cây nhãn, cây vải. B. Cây dương xỉ, cây rau bợ, cây lông culi . C. Cây thông, cây vạn tuế, cây pơ mu. D. Rêu tường, rêu sừng, rêu tản. Câu 35. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là gì? A. Hình thái đa dạng. B. Có xương sống. C. Kích thước cơ thể lớn. D. Sống lâu. Câu 36. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí? A. Tầu ngầm đang chuyển động dưới nước. B. Con cá đang bơi. C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển. D. Mẹ em đang rửa rau. Câu 37. Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi? A. Quyển sách. B. Sợi dây cao su. C. Hòn bi. D. Cái bàn. Câu 38. Cho ba khối kim loại: đồng, sắt, nhôm đều có khối lượng là 1 kg. Khối kim loại nào có trọng lượng lớn nhất? A. Đồng. B. Nhôm. C. Sắt. D. Ba khối kim loại có trọng lượng bằng nhau. Câu 39. Dạng năng lượng tích trữ trong cánh cung khi được kéo căng là: A. động năng. B. hóa năng. C. thế năng đàn hồi. D. quang năng. Câu 40. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành năng lượng ánh sáng? A. Ấm điện. B. Bàn là điện. C. Đèn LED. D. Máy bơm nước. Câu 41. Trong những dạng năng lượng sau đây, dạng nào không phải là dạng năng lượng tái tạo? A. Năng lượng địa nhiệt. B. Năng lượng từ than đá. C. Năng lượng sinh khối. D. Năng lượng từ gió. Câu 42. Phát biểu nào sau đây là đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau? A. Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng. B. Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng. C. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng. D. Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng. Câu 43. Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi nào? A. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất. B. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất. C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng. D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời Phần 2: Tự luận Câu 1:Em hãy trình bày vai trò của thực vật đối với môi trường.Cho ví dụ minh hoạ của từng vai trò đó.
  5. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS ĐỘC LẬP Câu 2: Mẹ bạn Lan mua bánh mì và trái cây nhưng để quên 5 ngày sau mới lấy ra sử dụng, nhưng thấy đã bị mốc. Mẹ Lan thắc mắc không hiểu tại sao bánh mì và trái cây bị mốc lại có màu sắc không giống nhau. Nếu em là bạn Lan, em hãy giải thích vì sao các loại thực phẩm đó bị mốc và màu sắc đám mốc ở mỗi loại thực phẩm lại có sự khác nhau? Câu 3: a. Dạng năng lượng nào được dự trữ trong thức ăn, nhiên liệu, pin? b. Khi nước chảy từ trên cao xuống nó có dạng năng lượng nào? Câu 4: Hãy lấy 1 ví dụ và phân tích về lực ma sát có tác dụng thúc đẩy chuyển động trong hoạt động của các phương tiện giao thông. Câu 5: Tại sao nói rừng là lá phổi xanh của trái đất ? - - - - - - - - -Hết - - - - - - - - -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2