intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ôn tập cùng "Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu" được chia sẻ sau đây sẽ giúp các em hệ thống được kiến thức môn học một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng thời, phương pháp học này cũng giúp các em được làm quen với cấu trúc đề thi trước khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN NĂM HỌC: 2022-2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Loại nấm đơn bào là A. nấm men. B. nấm rơm. C. nấm bụng dê. D. nấm mộc nhĩ. Câu 2. Loại nấm được sử dụng để sản xuất penicillin là A. nấm men. B. nấm mốc. C. nấm cốc. D. nấm sò. Câu 3. Ngành Hạt trần có đặc điểm A. chưa có rễ thân lá. B. đã có rễ, thân lá, chưa có mạch dẫn. C. đã có rễ, thân lá, mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử. D. đã có rễ, thân lá, mạch dẫn, sinh sản bằng nón. Câu 4. Nhóm động vật không thuộc ngành động vật có xương sống là A. Bò sát. B. Lưỡng cư. C. Chân khớp. D. Thú. Câu 5. Cho các loài động vật sau: (1) Sứa (4) Cá ngựa (2) Giun đất (5) Mực (3) Ếch giun (6) Tôm Loài động vật nào thuộc ngành động vật không xương sống? A. (1), (3), (5), (6). B. (1), (2), (4), (6). C. (3), (4), (5), (6). D. (1), (2), (5), (6). Câu 6. Hành động giúp bảo vệ đa dạng sinh học là A. khai thác tối đa nguồn lợi từ rừng. B. đánh bắt cá bằng lưới có mắt với kích thước nhỏ. C. săn bắt động vật quý hiếm. D. bảo tồn động vật hoang dã. Câu 7. Thứ tự các bậc phân loại nào dưới đây theo thứ tự từ thấp đến cao? A. Loài → Chi → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới. B. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi → Loài. C. Loài → Chi → Họ → Bộ → Lớp → Giới → Ngành. D. Giới → Loài → Bộ → Họ→ Chi → Ngành → Lớp. Câu 8. Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta? (1) Gọi đúng tên sinh vật.
  2. (2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại. (3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên. (4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới. A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (3), (4). Câu 9. Chúng ta cần nấu chín thức ăn, đun sôi nước uống và rửa sạch các loại thực phẩm trước khi sử dụng vì A. để thực phẩm nhìn đẹp mắt hơn. B. để thực phẩm được ngon miệng hơn. C. để ngăn ngừa nhiễm bệnh từ vi khuẩn, trứng giun, sán. D. để làm sạch các chất dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm. Câu 10. Nhà bác học đại tài Isaac Newton thấy quả táo trên cành cây bị rơi xuống theo chiều A. từ trái sang phải. B. từ phải sang trái. C. từ trên xuống dưới. D. từ dưới lên trên. Câu 11. Độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào A. khối lượng của các vật. B. kích thước của các vật. C. chiều dài của vật. D. chiều cao của vật. Câu 12. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là do tác dụng của trọng lực? A. Xe máy chạy trên đường. B. Quả bóng bay lên trời. C. Viên bi lăn trên mặt đất phẳng. D. Mưa rơi xuống đất. Câu 13. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc? A. Lực tay tác dụng để mở cánh cửa. B. Lực chân đá vào quả bóng. C. Lực gió tác dụng lên cánh buồm. D. Lực Trái Đất tác dụng lên cái cốc đặt trên bàn. Câu 14. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc? A. Một hành tinh chuyển động xung quanh ngôi sao. B. Thủ môn bắt được quả bóng trong khung thành. C. Một vận động viên nhảy dù rơi trong không trung. D. Quả táo từ trên cây xuống. Câu 15. Dạng năng lượng đã chuyển hóa thành điện năng trong một chiếc đồng hồ điện tử chạy pin là A. cơ năng. B. nhiệt năng. C. hóa năng. D. quang năng.
  3. Câu 16. Thiết bị chủ yếu biến điện năng thành nhiệt năng là A. máy quạt. B. bàn là điện. C. máy khoan. D. máy bơm nước. Câu 17. Điền vào chỗ trống “…” để thành câu hoàn chỉnh: Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng … A. nhiệt và ánh sáng. B. nhiệt và hoá năng. C. nhiệt và năng lượng âm. D. quang năng và năng lượng âm. Câu 18. Vật liệu không phải là nhiên liệu là A. xăng. B. dầu. C. nước. D. than. Câu 19. Phát biểu nào sau đây đúng khi mô tả sự "chuyển động" của Mặt Trời hàng ngày trên bầu trời? A. Mặt Trời mọc ở hướng Bắc, lặn ở hướng Nam. B. Mặt Trời mọc ở hướng Tây, lặn ở hướng Đông. C. Mặt Trời mọc ở hướng Nam lặn ở hướng Bắc. D. Mặt Trời mọc ở hướng Đông lặn ở hướng Tây. Câu 20. Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do A. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Đông sang Tây. B. Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây. C. Mặt Trời mọc ở đằng đông lặn ở đằng Tây. D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông. Câu 21. Chúng ta nhìn thấy trăng tròn khi A. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời. B. một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về phía Trái Đất. C. toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về phía Trái Đất. D. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng. Câu 22. Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục. B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục. C. ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời. D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.
  4. II. TỰ LUẬN Câu 1. Vì sao thức ăn để lâu trong không khí bị ôi thiu? Tại sao thức ăn bị ôi thiu ta không nên ăn? Câu 2. a) Cho các loài sau: liên cầu khuẩn, tảo lục, HIV, nấm mộc nhĩ, con kiến, cây đào. Em hãy sắp xếp chúng vào các nhóm giới đã học (Virus, vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, động vật, thực vật). b) Cho các loài sau: sứa, giun đũa, con cua, san hô, ốc sên, trai sông, sán lá gan, con rết. Em hãy sắp xếp chúng vào các nhóm động vật không xương sống đã học (Ruột khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp). c) Cho các loài sau: con lươn, chim cánh cụt, cá mập, cá voi, con ếch, con rắn, con cá sấu, con hươu sao. Em hãy sắp xếp chúng vào các nhóm động vật có xương sống đã học (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Câu 3. a. Móc một vật có khối lượng 200 g vào lực kế, lực kế chỉ bao nhiêu? Giải thích câu trả lời của em. b. Biểu diễn lực tác dụng vào lực kế, tỉ xích 1 cm ứng với 1 N. Câu 4. Hãy giải thích các hiện tượng sau, kể rõ tên lực gây ra hiện tượng này? Lực này có tác dụng thúc đẩy hay cản trở chuyển động? a. Tại sao ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy? b. Hãy giải thích tại sao xích xe đạp phải thường xuyên tra dầu nhớt? Câu 5. a. Khi các thiết bị điện như: quạt điện, bóng đèn điện, máy xay sinh tố, bàn là điện hoạt động đã có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Trong đó dạng năng lượng nào là năng lượng hao phí? b. Nêu cách sử dụng điện tiết kiệm, an toàn và hiệu quả ở gia đình em? Câu 6. Một bạn học sinh nói: “Ban ngày chúng ta thấy Mặt Trời, còn ban đêm chúng ta thấy Mặt Trăng”. Bạn ấy nói đúng không? Vì sao? ----------Hết----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1