intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu" hỗ trợ các em học sinh hệ thống kiến thức cho học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức đã được học để giải các bài tập được ra. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN: KHTN - LỚP 7 I. TRẮC NGHIỆM Chủ đề 6: Từ Câu 1. Khi đưa hai từ cực cùng tên của hai nam châm lại gần nhau thì chúng A. hút nhau. C. lúc hút, lúc đẩy nhau. B. đẩy nhau. D. không hút nhau cũng không đẩy nhau. Câu 2. Khi đưa hai từ cực khác tên của hai nam châm lại gần nhau thì chúng A. hút nhau. C. lúc hút, lúc đẩy nhau. B. đẩy nhau. D. không hút nhau cũng không đẩy nhau. Câu 3. Nam châm có thể hút được các vật bằng A. sắt, thép. C. sắt, nhôm. B. thép, đồng. D. nhôm, đồng. Câu 4: Trong các bước sử dụng la bàn dưới đây, hãy tìm ra bước sử dụng la bàn bị sai. A. Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang, không có vật liệu từ. B. Khi kim nam châm của la bàn cân bằng, xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với cực từ bắc của kim nam châm. C. Đặt la bàn gần một nam châm thẳng. Đọc số chỉ của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn tới điểm xét. D. Đọc số chỉ của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn tới điểm xét. Câu 5: La bàn là dụng cụ dùng để A. xác định phương hướng. B. xác định nhiệt độ của môi trường. C. xác định độ lớn vận tốc của vật D. xác định trọng lượng của một vật Câu 6: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng? A. Khi kim nam châm của la bàn nằm ổn định nó chỉ hướng Đông – Tây. B. Sử dụng la bàn, cần phải đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang nơi không có vật liệu từ. C. Khi sử dụng la bàn, vị trí kim nam châm trên mặt chia độ sẽ cho ta biết số đo góc của hình học D. La bàn là dụng cụ dùng để xác định nhiệt độ ở vị trí chúng ta đang sử dụng. Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
  2. Câu 1. Trao đổi chất ở sinh vật là quá trình A. cơ thể sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình chuyển hóa trong tế bào, đồng thời thải ra các chất không cần thiết ra ngoài môi trường. B. cơ thể sinh vật tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng, đồng thời giải phóng Oxygen. C. cơ thể sinh vật phân giải chất hữu cơ tạo thành Carbon dioxide, nước, đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. D. biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, giúp sinh vật tồn tại và phát triển. Câu 2. Quá trình nào sau đây là quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật? A. Chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong quang hợp ở thực vật. B. Sự chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng trong hoạt động của nồi cơm điện. C. Sự chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng trong hoạt động của quạt điện. D. Sự lấy vào nước và carbon dioxide để tạo thành chất hữu cơ và Oxygen. Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng? Vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể là A. tạo ra nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể. B. sinh ra nhiệt để giải phóng ra ngoài môi trường. C. cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào. D. tạo ra các sản phẩm tham gia hoạt động chức năng của tế bào. Câu 4. Đâu không phải là vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với cơ thể sinh vật? A. Là điều kiện cơ bản giúp duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển. B. Cung cấp nguyên liệu cấu tạo, thực hiện chức năng của tế bào và cơ thể. C. Kìm hãm quá trình sinh sản ở các loài sinh vật. D. Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể. Câu 5. Hàm lượng nước trong tế bào ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hô hấp tế bào? A. Hàm lượng nước tăng thì cường độ hô hấp tăng. B. Hàm lượng nước tăng thì cường độ hô hấp giảm. C. Hàm lượng nước trong tế bào ức chế quá trình hô hấp.
  3. D. Cường độ hô hấp không phụ thuộc vào hàm lượng nước. Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp của thực vật? A. Các loại cây khác nhau có nhu cầu về ánh sáng khác nhau. B. Cường độ ánh sáng càng cao thì quang hợp càng tăng. C. Tất cả các loại cây đều có nhu cầu về ánh sáng giống nhau. D. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng gián tiếp đến quang hợp. Câu 7. Trao đổi khí ở sinh vật là A. quá trình vận chuyển nước và muối khoáng vào rễ nhờ lông hút. B. quá trình thoát hơi nước ở lá qua khí khổng. C. quá trình lấy các chất cần thiết và thải ra các chất không cần thiết. D. sự trao đổi các chất khí (carbon dioxide và oxygen) giữa cơ thể với môi trường. Câu 8. Trao đổi khí ở thực vật được thực hiện qua A. lục lạp. B. khí khổng. C. ti thể. D. lông hút. Câu 9. Vai trò của quá trình thoát hơi nước ở lá cây là A. tạo động lực cho sự vận chuyển nước và muối khoáng trong cây. B. vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. C. vận chuyển chất hữu cơ từ lá đến các cơ quan. D. cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cây. Câu 10. Hoạt động đóng mở của khí khổng có vai trò gì? A. Điều hòa nhiệt độ bề mặt lá, thực hiện quang hợp. B. Hấp thụ nước và muối khoáng, thoát hơi nước. C. Trao đổi khí CO2 và O2, thoát hơi nước. D. Vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng trong cây. Câu 11. Nước có vai trò như thế nào trong quá trình trao đổi chất dinh dưỡng ở thực vật? A. Ảnh hưởng đến quá trình đóng mở khí khổng, tăng hấp thu chất dinh dưỡng. B. Tăng quá trình hô hấp ở rễ, thúc đẩy rễ cây hút nước và muối khoáng. C. Hòa tan muối khoáng trong đất, giúp rễ cây dễ dàng hấp thụ. D. Tăng hàm lượng Oxygen trong đất, thúc đẩy quá trình hấp thụ nước mà muối khoáng ở rễ.
  4. Câu 12. Độ tơi xốp, thoáng khí của đất ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật như thế nào? A. Ảnh hưởng đến quá trình đóng mở khí khổng, tăng quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng ở rễ B. Hòa tan muối khoáng, giúp rễ cây dễ dàng hấp thụ. C. Rễ cây dễ đâm sâu xuống đất để lấy nước và muối khoáng. D. Tăng hàm lượng Oxygen trong đất, thúc đẩy hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ. Câu 13. Một số yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật là A. nước, nhiệt độ, ánh sáng, độ pH, độ tơi xốp của đất. B. nước, nồng độ carbon dioxide, nhiệt độ, ánh sáng. C. nhiệt độ, nồng độ oxygen, nồng độ carbon dioxide, carbohydrat. D. nhiệt độ, nước, nồng độ carbon dioxide, chất dinh dưỡng. Câu 14. Hoàn thành cấu tạo của khí khổng trong hình sau A. (1) tế bào hình hạt đậu; (2) thành trong dày; (3) thành ngoài mỏng. B. (1) tế bào nhu mô; (2) thành trong; (3) thành ngoài. C. (1) tế bào hình hạt đậu; (2) thành tế bào; (3) thành tế bào. D. (1) tế bào nhu mô; (2) không bào; (3) thành tế bào. Câu 15. Khí khổng có chức năng A. hấp thụ ánh sáng mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp. B. thực hiện quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước. C. phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng. D. vận chuyển nước và muối khoáng trong cây. Chủ đề 8. Cảm ứng ở sinh vật Câu 16. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là A. giúp sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường. B. giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống để tồn tại và phát triển. C. giúp động vật có tư duy và nhận thức học tập. D. giúp sinh vật sinh sản tạo cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. Câu 17. Hiện tượng ngọn cây mọc hướng về nơi có nguồn ánh sáng có ý nghĩa là A. giúp cây tiếp xúc được với nguồn ánh sáng nhiều hơn để quang hợp.
  5. B. giúp rễ cây tiếp cận được nguồn nước và dinh dưỡng khoáng. C. giúp cây bám vào giá thể để sinh trưởng và tiếp xúc với nguồn ánh sáng nhiều hơn. D. giúp cây luôn mọc thẳng và rễ cây đâm sâu xuống đất. Câu 18. Tập tính ở động vật là A. khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường thông qua vận động của các cơ quan. B. khả năng sinh vật biến đổi để phù hợp với ảnh hưởng của các tác nhân: ánh sáng, nhiệt độ, nước. C. một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời lại các kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. D. những hoạt động của cơ thể động vật được lặp đi lặp lại nhiều lần, để trả lời lại các kích thích của môi trường. Câu 19. Tập tính gồm A. tập tính bẩm sinh và tập tính học được. B. tập tính bẩm sinh và tập tính rèn luyện. C. tập tính sẵn có và tập tính học được. D. tập tính sẵn có và tập tính rèn luyện. Chủ đề 10. Sinh sản ở sinh vật Câu 20. Trong tự nhiên, có hai hình thức sinh sản ở sinh vật gồm A. sinh sản phân đôi và sinh sản nảy chồi. B. sinh sản phân đôi và sinh sản phân mảnh. C. sinh sản nảy chồi và sinh sản phân mảnh D. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Câu 21. Sinh sản vô tính ở sinh vật là A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt. B. hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật. C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia. Câu 22. Sinh sản hữu tính là A. hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử. B. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 giao tử đực tạo nên hợp tử. C. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 giao tử cái tạo nên hợp tử.
  6. D. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Câu 23. Trong thực tiễn, con người ứng dụng các hình thức sinh sản vô tính như A. giâm cành, chiết cành, ghép cành. B. thụ tinh nhân tạo. C. lai tạo giống mới. D. thụ phấn nhân tạo. Câu 24. Sinh sản vô tính có vai trò A. duy trì được một số đặc điểm tốt từ cơ thể mẹ và tạo ra số lượng lớn cá thể mới trong thời gian ngắn. B. tạo ra những cá thể mới đa dạng, kết hợp được các đặc tính tốt của bố và mẹ, thích nghi hơn trước điều kiện môi trường thay đổi. C. tạo giống vật nuôi cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của con người. D. nâng cao sức sống, chất lượng giống tốt, truyền được các đặc điểm tốt của giống cho thế hệ sau. II. TỰ LUẬN Câu 1. Nêu khái niệm Quang hợp. Viết phương trình quang hợp (dạng chữ). Câu 2. Nêu khái niệm Hô hấp tế bào. Viết phương trình hô hấp (dạng chữ). Câu 3. Tập tính có vai trò gì đối với động vật Câu 4. Thừa chất dinh dưỡng: gây một số bệnh lí như béo phì, thừa lipid gây các bệnh vể tim mạch, thừa glucose gây tiểu đường, ... Thiếu chất dinh dưỡng: thiếu iodine gây một số bệnh lí như bướu cổ; thiếu vitamin c làm giảm sức đề kháng; thiếu sắt, vitamin B12, folate dẫn đến thiếu máu; thiếu vitamin A gây một số bệnh về mắt, ... Từ thông tin trên, vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở người, em hãy đề xuất một số biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống để bảo vệ sức khoẻ con người. Câu 5. Quan sát vòng đời của muỗi, hãy cho biết giai đoạn nào có khả năng gây hại cho
  7. con người? đề xuất một số biện pháp tiêu diệt muỗi. Câu 6. Quan sát vòng đời của bướm, hãy cho biết giai đoạn nào có khả năng phá hoại mùa màng? Đề xuất biện pháp tiêu diệt sâu hại. Câu 7. Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh vật. -------Hết-------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2