Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường
lượt xem 4
download
Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường
- Hệ thống KTTT môn Lịch sử-Địa lý 6 Cuối HKII. Năm học 2022-2023 HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TRỌNG TÂM MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ 6. CUỐI HỌC KÌ II PHÂN MÔN LỊCH SỬ Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời Bắc thuộc - Nêu được một số chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc. - Biết được một số chuyển biến quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc. Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc - Giới thiệu được những nét chính của cuộc đấu tranh về văn hóa và bảo vệ bản sắc văn hóa của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc. Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X - Giải thích được nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa. - Trình bày những diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. - Nêu được kết quả và ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. - Lập được biểu đồ, sơ đồ các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X - Trình bày sơ lược vị trí địa lý của vùng Đông Nam Á. - Trình bày được những nét chính (nội dung, kết quả) về các cuộc vận động giành quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc. - Mô tả được nét chính trận chiến Bạch Đằng lịch sử năm 938 và những điểm độc đáo trong tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền. - Nêu được ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 Bài 20: Vương quốc Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - Mô tả được sự thành lập và quá trình phát triển của vương quốc Chăm-pa - Trình bày được những nét chính về kinh tế và tổ chức xã hội của Chăm-pa - Biết được một số thành tựu văn hóa của Chăm-pa Bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam - Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển và suy vong của Phù Nam. - Trình bày được một số nét chính về tổ chức, xã hội và kinh tế của Phù Nam - Nhận biết được một số thành tựu văn hóa Phù Nam - Mô tả được sự thành lập, quá trình phát triển và suy vong của Phù Nam
- Hệ thống KTTT môn Lịch sử-Địa lý 6 Cuối HKII. Năm học 2022-2023 PHÂN MÔN ĐỊA LÝ CHƯƠNG 5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT. - Xác định được trên bản đồ các đại dương thế giới. - Trình bày được các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển. CHƯƠNG 6: ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT - Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất. - Trình bày được một số nhân tố hình thành đất. - Kể được tên và xác định được trên bản đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới. - Xác định được trên bản đồ sự phân bố các đới thiên nhiên trên thế giới. - Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới. - Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. CHƯƠNG 7: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN - Đọc được biểu đồ quy mô dân số thế giới. - Trình bày và giải thích được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới. - Xác định được trên bản đồ một số thành phố đông dân nhất thế giới. - Nêu được các tác động của thiên nhiên lên hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. - Trình bày được những tác động chủ yếu của loài người đến Trái Đất. - Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên vì sự phát triển bền vững. Liên hệ thực tế địa phương. HỘI ĐỒNG BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ GV biên soạn: Nguyễn Thị Thu Hằng - Nguyễn Hữu Diệu Loan
- I. MA TRẬN THAM KHẢO KIỂM TRA HKII MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÝ 6 Chủ đề/Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng nhận thức Biết được những nét chính của Hiểu mục đích các triều đại Rút ra đặc điểm nổi bật văn hóa ở ĐẤU TRANH BẢO cuộc đấu tranh về văn hóa và phong kiến phương Bắc bắt Việt Nam dưới thời kì Bắc thuộc TỒN VÀ PHÁT bảo vệ bản sắc văn hóa của người Việt phải thay đổi phong TRIỂN VĂN HÓA nhân dân Việt Nam trong thời kì tục theo người Hán DÂN TỘC THỜI KÌ Bắc thuộc. Lí giải được người Việt vẫn gìn BẮC THUỘC giữ được những phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên CÁC CUỘC ĐẤU Trình bày những diễn biến Giải thích được nguyên nhân Rút ra nguyên nhân chung dẫn đến TRANH GIÀNH ĐỘC chính của các cuộc khởi nghĩa của các cuộc khởi nghĩa. sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa LẬP DÂN TỘC tiêu biểu. Mai Thúc Loan và Phùng Hưng TRƯỚC THỂ KỈ X Trình bày được những nét chính Hiểu được ý nghĩa những chính Rút ra được điểm độc đáo trong tổ BƯỚC NGOẶT LỊCH về các cuộc vận động giành sách cải cách của Khúc Hạo chức đánh giặc của Ngô Quyền. SỬ ĐẦU THẾ KỈ X quyền tự chủ của nhân dân Việt trong những năm 907 – 917 Ý nghĩa việc xây lăng Ngô Quyền ở Nam trong thời kỳ Bắc thuộc. Đường Lâm Sơn Tây - Hà Nội) CHƯƠNG 5: NƯỚC - Trình bày được các hiện tượng - Hiểu được nguyên nhân sinh TRÊN TRÁI ĐẤT. sóng, thuỷ triều, dòng biển ra các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển
- - Nêu được các tầng đất và các - Xác định được trên bản đồ CHƯƠNG 6: ĐẤT VÀ thành phần chính của đất. một số nhóm đất điển hình ở vùng SINH VẬT TRÊN - Trình bày được đặc điểm của nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới TRÁI ĐẤT rừng nhiệt đới. - Xác định được trên bản đồ sự - Trình bày được một số nhân phân bố các đới thiên nhiên trên thế tố hình thành đất. giới. CHƯƠNG 7: CON - Trình bày đặc điểm phân bố - Hiểu và giải thích được - Liên hệ thực tế địa phương về NGƯỜI VÀ THIÊN dân cư trên thế giới. đặc điểm phân bố dân cư trên những tác động chủ yếu của loài NHIÊN thế giới. người lên thiên nhiên Trái Đất. Từ - Hiểu được các tác động đó liên hệ bản thân về việc bảo vệ của thiên nhiên lên hoạt thiên nhiên. động sản xuất và sinh hoạt của con người. TSĐ: 10 điểm 40%TSĐ = 4 điểm 30%TSĐ = 3 điểm 30%TSĐ = 3 điểm Tỉ lệ: 100%
- II. ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA CUỐI HKII MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ 6 ĐỀ SỐ 01 MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ 6 Thời gian làm bài:60 phút I/ TRẮC NGHIỆM: (3 Điểm) Chọn đáp án đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu (1 câu đúng/ 0.25 điểm) Câu 1: Phong tục truyền thống nào dưới đây của người Việt cổ vẫn được duy trì trong suốt thời Bắc thuộc? A. Tục nhuộm răng đen. B. Lễ cày tịch điền. C. Ăn tết Hàn Thực. D. Đón tết Trung thu. Câu 2: Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt người Việt phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì? A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông. B. Khai hóa văn minh cho nhân dân Việt Nam. C. Nô dịch, đồng hóa người Việt về văn hóa. D. Nâng cao trình độ nhận thức cho người Việt. Câu 3: Dưới thời kì Bắc thuộc, người Việt vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên, vì A. văn hóa Hán còn lạc hậu, kém phát triển. B. người Việt có lòng yêu nước và tự tôn dân tộc. C. chính quyền đô hộ nới lỏng chính sách cai trị. D văn hóa của người Việt phát triển hơn văn hóa Hán. Câu 4: Văn hóa ở Việt Nam dưới thời kì Bắc thuộc có đặc điểm gì nổi bật? A. Không bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc. B. Bản sắc văn hóa dân tộc bị lãng quên do người Việt đã bị đồng hóa. C. Người Việt tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Quốc. D. Bản sắc dân tộc được gìn giữ; tiếp thu các yếu tố tích cực từ văn hóa Trung Hoa. Câu 5: Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa ở A. Hát môn (Phúc Thọ, Hà Tây). B. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). C. Núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa). D. Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên). Câu 6: Sau khi lên làm vua, Lí Bí đặt quốc hiệu nước ta là A. Đại Việt. B. Vạn Xuân. C. Đại Cổ Việt. D. Nam Việt. Câu 7: Nguyên nhân chính nào dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542? A. Nhân dân sợ trước chính sách cai trị của nhà Hán.
- B. Nhà Ngô vơ vét, bóc lột người Việt một cách tàn bạo. C. Nhân dân oán hận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương. D. Chính quyền phương Bắc hoàn thành đồng hóa người Việt.
- Câu 8: Nguyên nhân chung dẫn đến sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng là gì? A. Nhà Lương nới lỏng chính sách cai trị ở Việt Nam. B. Nhà Đường bắt người Việt cống nạp quả vải. C. Nhà Đường suy yếu, đứng trước nguy cơ sụp đổ. D. Ách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Đường. Câu 9: Năm 931, Dương Đình Nghệ dấy binh khởi nghĩa ở A. làng Ràng (Thanh Hóa). B. Đường Lâm (Hà Nội). C. núi Nưa (Thanh Hóa). D. Hoan Châu (Nghệ An). Câu 10: Sau khi lên nắm chính quyền, Khúc Hạo đã A. duy trì chính sách bóc lột của nhà Đường. B. áp dụng luật pháp nghiêm hà khắc. C. tiến hành nhiều cải cách tiến bộ. D. chia ruộng đất cho dân nghèo. Câu 11: Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của trận Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền tổ chức là gì? A. Chủ động rút lui chiến lược tạo thế trận kháng chiến lâu dài. B. Chủ động tiến công nhằm chặn trước thế mạnh của giặc. C. Thực hiện tiến công thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. D. Lợi dụng thủy triều và địa thế tự nhiên để tổ chức trận địa mai phục. Câu 12: Hiện nay, lăng Ngô Quyền được xây ở Đường Lâm( Sơn Tây, Hà Nội), điều này có ý nghĩa gì? A. Đường Lâm là nơi Ngô Quyền mất. B. Nhân dân Việt Nam luôn nhớ đến công lao của Ngô Quyền. C. Đường Lâm là nơi Ngô Quyền xưng vương. D. Kinh đô của đất nước là vùng đất Đường Lâm. II. TỰ LUẬN (7.0 điểm) Câu 1: (3.0 điểm) Hãy trình bày khái niệm và cho biết nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng biển, thủy triều? Câu 2: (2.0 điểm) Nhận xét sự phân bố dân cư trên thế giới? Sự phân bố dân cư thường dựa vào những yếu tố nào? Câu 3: (2.0 điểm) Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết những tác động tích cực và tiêu cực của con người đến thiên nhiên. Bản thân em đã có những việc làm gì để bảo vệ thiên nhiên? (Nêu ít nhất 2 việc làm của bản thân)
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 01 I. TRẮC NGHIỆM (3.0 ĐIỂM) (mỗi câu đúng cho 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A C B D A B C D A C D B II. TỰ LUẬN (7.0 ĐIỂM): Câu 1: (3.0 điểm) Hãy trình bày khái niệm và cho biết mguyên nhân sinh ra hiện ra sóng biển, thủy triều? - Sóng biển: Sóng là sự chuyển động tại chỗ của các lớp nước trên mặt (1.0 đ) + Nguyên nhân: do gió. Gió càng mạnh thì sóng càng lớn. (0.5 đ) - Thủy triều: là hiện tượng nước biển dâng lên, hạ xuống trong một thời gian nhất định (trong ngày). (1.0 đ) + Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. (0.5 đ) Câu 2: (2.0 điểm) - Sự phân bố dân cư và mật độ dân số thế giới thay đồi theo thời gian và không đều trong không gian (1.0 đ) - Nơi đông dân: nơi kinh tế phát triền, điều kiện tự nhiên thuận lợi (0.5 đ) - Nơi thưa dân: các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn) (0.5 đ) Câu 3: (2.0 điểm) HS nêu được ít nhất 2 tác động tích cực và 2 tác động tiêu cực của con người đối với thiên nhiên. VD: Tác động tích cực: - Cải tạo thiên nhiên biến đất khô cằn thành rừng xanh, vườn hoa; cải tạo đồi trồng thành rừng tái sinh… - Xây dựng các công viên xanh, sạch đẹp; đường xá, trường học VD: Tác động tiêu cực - Làm suy giảm nguồn tài nguyên: (0.5 đ) + Khai thác, chặt phá rừng bừa bãi… + Khai thác tài nguyên không hợp lí làm thất thoát và sử dụng phung phí các tài nguyên có giới hạn như: Than, dầu mỏ, sắt.. - Làm ô nhiễm môi trường: (0.5 đ)
- + Con người xả rác bừa bãi ra môi trường sông, biển làm ô nhiễm nguồn nước sông, biển...; + Khói bụi từ các nhà máy, từ các phương tiện giao thông làm ô nhiễm bầu không khí, làm thủng tầng ô dôn… - Liên hệ bản thân: (1.0 đ) + Tích cực trồng cây xanh xung quanh nhà ở, trường học + Không xả rác bừa bãi ở công cộng + Hạn chế những phương tiện đi lại gây ô nhiễm môi trường + Hạn chế sử dụng bao ni lông, chai nhựa
- ĐỀ SỐ 02 MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ 6 Thời gian làm bài:60 phút I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn đáp án đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu (1 câu đúng/ 0.25 điểm) Câu 1. Độ muối hay độ mặn trung bình của nước biển và đại dương là A. 15%o. B. 25%o. C. 35%o. D. 45%o. Câu 2. Vào ngày trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đầu tháng) thủy triều lên cao nhất đó là ngày A. triều cường. B. triều kém C. triều bình thường. D. không có thủy triều. Câu 3. Trong các nhân tố hình thành đất, quan trọng nhất là A. địa hình, thời gian, đá mẹ. B. đá mẹ, khí hậu, sinh vật. C. con người, khí hậu D. sinh vật, thời gian . Câu 4. Nước biển và đại dương có độ muối là do A. hoạt động kiến tạo dưới đáy biển và đại dương. B. sinh vật sống trong các biển và đại dương thải ra. C. nước sông tan các loại muối từ đất, đá trong các lục địa đưa ra. D. động đất , núi lửa ngầm dưới đáy biển và đại dương sinh ra. Câu 5. Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do A. núi lửa phun B. gió thổi. C.động đất ở đáy biển. D. sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. Câu 6. Nước biển và đại dương có độ muối là do A. hoạt động kiến tạo dưới đáy biển và đại dương. B. sinh vật sống trong các biển và đại dương thải ra. C. nước sông tan các loại muối từ đất, đá trong các lục địa đưa ra. D. động đất , núi lửa ngầm dưới đáy biển và đại dương sinh ra. Câu 7. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là A. đá mẹ B. khoáng vật. C. địa hình. D. sinh vật. Câu 8. Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây? A. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh. B. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội. C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng. D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội. Câu 9. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã A. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.
- B. lật đổ ách cai trị của nhà Hán, lập nên chính quyền độc lập, tự chủ. C. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam. D. lật đổ ách cai trị của nhà Đường, khôi phục nền tự chủ của người Việt. Câu 10. Nhà Nam Hán lấy cớ nào để đưa quân sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai (938)? A. Kiều Công Tiễn bị Ngô Quyền tiêu diệt.
- B. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. C. Giúp Dương Đình Nghệ lấy lại quyền hành. D. Ngô Quyền xưng vương và lập chính quyền mới. Câu 11. Vì sao Khúc Thừa Dụ giành được quyền tự chủ? A. Nhà Đường suy yếu B. Quân ta mạnh C. Nhà Hán suy yếu D. Được mọi người ủng hộ. Câu 12.Những chính sách cải cách của Khúc Hạo trong những năm 907-917, đã A. lật đổ ách thống trị của nhà Nam Hán đối với người Việt. B. duy trì sự thống trị của nhà Đường ở Việt Nam. C. củng cố bộ máy hành chính từ thời Bắc thuộc. D. củng cố chính quyền tự chủ của người Việt. II/ TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm). Vì sao nói trận Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? Hãy phân tích điểm chủ động và độc đáo trong kế hoạch đánh quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền. Câu 2: (2 điểm). Hồ là gì? Có mấy loại hồ? Hồ được hình thành từ những nguồn gốc nào? Câu 3: (2 điểm). Trình bày quy mô dân số thế giới và nhận xét về sự phân bố dân cư trên Thế giới? Câu 4: (1 điểm). Hệ thống sông là gì? Dựa vào hình bên hãy ghi tên các con sông thuộc phụ lưu, chi lưu và dòng chính của hệ thống sông Hồng?
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 2 I/ Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C A B C D C A A C B A D II/ Tự luận: (7 điểm) CÂU ĐÁP ÁN Điểm Câu 1: * Nói trận Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: (2 điểm). - Đây là trận thủy chiến đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại 0,5 xâm của ta. Sau trận này nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa nhưng không dám đem quân xâm lược nước ta . - Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1 nghìn năm của phong 0,5 kiến phương Bắc. Khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc. * Kế hoạch đánh quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền là chủ động và độc đáo: - Chủ động: Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách đánh giặc. 0,5 Ông quyết định chọn sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc, chủ động đón đánh giặc. - Độc đáo: Huy động quân, dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt đóng xuống lòng sông Bạch Đằng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ. Khi nước 0,5 thủy triều dâng lên thì cho thuyền nhỏ ra đánh nhử giặc vào trận địa mai phục. Khi nước thủy triều rút thì đồng loạt tấn công, thuyền giặc va vào cọc vỡ đắm. Kháng chiến kết thúc thắng lợi. Câu 2: - Hồ là một dạng địa hình trũng chứa nước, thường khép kín và 2.0 không trực tiếp thông ra biển. Hồ thường không có hình dạng nhất (2 định điểm).
- - Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được phân làm 2 loại: hồ nước ngọt và hồ nước mặn. - Hồ có nguồn gốc hình thành khác nhau:
- + Hồ vết tích của các khúc sông cũ (Hồ Tây). + Hồ hình thành từ miệng núi lửa đã tắt (hồ Tơ Nưng). + Hồ nhân tạo do con người xây dựng để phục vụ các nhà máy thủy điện (Hồ Trị An) Câu 3: * Quy mô dân số: 2.0 (2 - Năm 2018, thế giới có 7,6 tỉ người, sống trong hơn 200 điểm). quốc gia và vùng lãnh thồ. - Số dân của các quốc gia rất khác nhau và luôn biến động. - Trên quy mô toàn thế giới, dân số có xu hướng tiếp tục tăng. * Nhận xét về sự phân bố dân cư thế giới: - Phân bố dân cư và mật độ dân số thế giới thay đổi theo thời gian và không đều trong không gian - Nơi đông dân: nơi kinh tế phát triền, điều kiện tự nhiên, giao thông thuận lợi - Nơi thưa dân: các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn), vùng núi cao, sản xuất không thuận Câu 4: Hệ thống sông: là dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu 1.0 hợp lại với nhau tạo thành hệ thống sông. (1 điểm) -Tên các con sông của từng bộ phận trong hệ thống sông: + Phụ lưu: sông Đà, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm + Chi lưu: sông Đáy + Dòng chính: sông Hồng. - Hết -
- Hệ thống KTTT môn Lịch sử-Địa lý 6 Cuối HKII. Năm học 2022-2023 GV biên soạn: Nguyễn Thị Thu Hằng - Nguyễn Hữu Diệu Loan
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p | 45 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 136 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
5 p | 46 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 99 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn