intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Phú An

Chia sẻ: Trương Kiệt | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

32
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Phú An sau đây cung cấp các công thức cơ bản, các lý thuyết theo chương cần nhớ và các bài tập áp dụng theo chương. Mời các bạn cùng tham khảo và nắm nội dung kiến thức cần ôn tập trong đề cương này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Phú An

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN KIỂM TRA HKII MÔN LỊCH SỬ 9.  NĂM HỌC: 2019­ 2020 Bài 18: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI I/ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) ­ Hoàn cảnh:  + Cuối 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời nhưng lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh  hưởng với nhau. Yêu cầu cấp bách là phải có một đảng thống nhất  + Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị từ 6/1/1930 ở Cửu Long (Hương Cảng­ Trung  Quốc).   ­ Nội dung Hội nghị:  + Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là  Đảng Cộng sản Việt Nam. + Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do  Nguyễn Ái Quốc khởi thảo ­> là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng  ­ Ý nghĩa: Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng. Nguyễn Ái Quốc là  người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. III/ Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng: ­ Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.  ­ Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác­Lênin với phong trào công nhân và  phong trào yêu nước. ­ Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân  Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. ­ Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng.  ­ Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. ­ Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của  cách mạng Việt Nam. Bài 23: TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ I/ Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố. 1. Tình hình thế giới: quân phiệt Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện (8/1945) 2. Trong nước: ­ Quân Nhật hoang mang dao động. ­ Uỷ ban khởi nghĩa được thành lập và ra quân lệnh số 1. 1
  2. ­  Ngày 14 ­> 15/8/1945 hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang)  quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước. ­ Ngày 16/8/1945 Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng  của toàn dân. ­ Lập uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch. ­ Chủ tịch HCM gửi thư kêu gọi cả nước nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền. II/ Diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945: Lập bảng niên biểu: Thời gian Sự kiện 14­18/8/1945 Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng  Nam giành chính quyền sớm nhất cả nước 19/8/1945 Giành chính quyền ở Hà Nội 23/8/1945 Giành chính quyền ở Huế  25/8/1945 Giành chính quyền ở Sài Gòn  28/8/1945 Giành chính quyền trong cả nước IV/ Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám  1/ Ý nghĩa:  ­ Là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, phá tan hai xiềng xích nô lệ Pháp­ Nhật, lật đổ  ngai vàng phong kiến, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa  ­ Mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc­ kỉ nguyên độc lập tự do ­ Cổ vũ mạnh mẽ  nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, góp phần củng cố hòa  bình ở Đông Nam Á và trên thế giới 2/ Nguyên nhân thắng lợi: ­ Dân tộc có truyền thống yêu nước sâu sắc, tinh thần đoàn kết của tất cả các tầng lớp,  các giai cấp trong xã hội  ­ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. ­ Điều kiện quốc tế thuận lợi, Liên Xô và các nước Đồng minh đánh bại phát xít Đức­  Nhật. Bài 24 : CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỀ VÀ XÂY DỰNG     CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 ­ 1946)  I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng tám. 1. Khó khăn. ­ Ngoại xâm :  + Phía Bắc quân Tưởng và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách. + Phía Nam : thực dân Pháp trở lại xâm lược. 2
  3. ­ Nội phản: bọn tay sai của quân Tưởng, các lực lượng phản CM tăng cường chống phá  cách mạng. ­ Nạn đói : đe dọa đời sống của nhân dân. ­ Tài chính : ngân sách trống rỗng ­ Nạn dốt : Hơn 90 % dân số mù chữ. Các tệ nạn xã hội tràn lan. => VN đứng trước tình thế "ngàn  cân treo sợi tóc". 2. Thuận lợi: Nhân dân ta phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ  Chí Minh. II. Bước đầu xây dựng chế độ mới. ­ 6/1/1946 tổng tuyển cử trong cả nước để bầu quốc hội. ­> Chính quyền nhân dân đã được thiết lập, tạo nên 1 nguồn sức mạnh mới cho cách  mạng . III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính. * Diệt giặc đói: ­ Biện pháp trước mắt là quyên góp, lập hủ gạo cứu đói, tổ chức “ngày đồng tâm”, kêu  gọi đồng bào nhường cơm sẻ áo ­ Biện pháp lâu dài là đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chia ruộng đất cho nông dân  ­> Nạn đói được đẩy lùi  * Diệt giặc dốt:  ­ Ngày 8­9­1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ, kêu  gọi mọi người tham gia phong trào xoá nạn mù chữ. ­ Các trường học sớm được khai giảng, nội dung và phương pháp dạy học bước đầu đổi  mới. * Giải quyết khó khăn về tài chính: ­ Kêu gọi nhân dân đóng góp xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng”  ­ Quốc hội quyết định phát hành tiền Việt Nam (11/1946) BÀI 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP  XÂM LƯỢCKẾT THÚC (1953 ­ 1954) I. Kế hoạch Na va của Pháp và Mỹ. ­ Mục đích: + Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương. + Trong vòng 18 tháng kết thúc chiến tranh trong danh dự. ­ Nội dung: + Bước 1: cuối 1953, đầu 1954 giữ thế phòng ngự chiến lược ở Miền Bắc, tiến công  chiến lược ở Miền Nam. 3
  4. + Bước 2: Cuối 1954, chuyển lực lượng ra Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở Miền  Bắc, giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh. II. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 ­ 1954 và chiến dịch ĐBP 1954. 1. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954: Lập niên biểu: Thời gian Sự kiện Đầu 12/1953  Ta đánh và giải phóng Lai Châu. Điện Biên Phủ trở thành nơi  tập trung quân thứ 2 của Pháp        Đầu 12/1953 Liên quân Việt – Lào tiến công Trung Lào, giải phóng Thà  Khẹt. Xê ­ Nô trở thành nơi tập trung quân thứ 3 của Pháp Cuối 1/1954 Liên quân Lào­ Việt tiến công Thượng Lào, giải phóng tỉnh  Phong Xa­lì. Luông­ Pha­ Bang trở thành nơi tập trung quân  thứ 4 của Pháp  ­ Đầu tháng 2/1954  Ta tiến công Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon­Tum. Plây­ cu  trở thành nơi tập trung quần thứ 5 của Pháp. 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954) * Vị trí: Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng. * Âm mưu của Pháp­ Mĩ: xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất  ở Đông Dương. * Chủ trương của ta: Đầu 12/1953 ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm  tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. * Diễn biến: từ 13/3/1954 ­> 7/5/1954, chia làm 3 đợt: ­ Đợt 1: ta đánh chiếm phân khu Bắc. ­ Đợt 2: quân ta tiến công tiêu diệt các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm. ­ Đợt 3: ta đánh các cứ điểm còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7/5  tướng Đờ Ca­xtơ­ri cùng toàn bộ ban tham mưu của địch ra đầu hàng. * Kết quả: ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên địch, phá hủy hàng loạt phương  tiện chiến tranh. * Ý nghĩa: Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na­va, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ­ne­ vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. 4
  5. CÂU HỎI TƯ DUY: Câu 1: Vì sao nói sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản vào cuối năm 1929 là xu thế tất yếu  của cách mạng Việt Nam? Câu 2: Vì sao nói sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 là bước ngoặt vĩ đại  của cách mạng Việt Nam? Câu 3: Tại sao ta lại chọn Điện Biên Phủ làm trận quyết chiến chiến lược? Câu 4: Tại sao lại khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt  chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương? ­Hết­ 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2