intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 6 Năm học: 2023 – 2024 I. PHẦN ĐỌC – HIỂU 1. Ôn tập văn bản 1.1 Truyện (Truyện đồng thoại) * Khái niệm: Loại truyện thường lấy loài vật làm nhân vật. Các con vật trong truyện đồng thoại được nhà văn miêu tả, khắc họa như con người (nhân cách hoá). - Đề tài: là phạm vi cuộc sống được miêu tả trong văn bản. - Chủ đề: là vấn đề chính được thể hiện trong văn bản. * Cách đọc hiểu truyện đồng thoại: - Đầu tiên, cần xác định được các sự việc chính được kể. - Sau đó chỉ ra những nhân vật là loài vật đã được miêu tả, trong đó xác định nhân vật chính. - Tiếp theo, đi sâu tìm hiểu hình dáng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách... của các nhân vật trong truyện. - Phát hiện bài học mà truyện muốn gửi thông điệp, liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em. 1.2 Thơ (Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả) * Khái niệm: Thơ có yếu tố tự sự và miêu tả là thơ trong đó người viết thường kể lại sự việc và miêu tả sự vật; qua đó, thể hiện tình cảm, thái độ của mình. * Cách đọc hiểu văn bản thơ có yếu tố tự sự, miêu tả: - Đọc kỹ văn bản thơ và xác định câu chuyện được kể trong bài thơ. - Nhận biết những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và chỉ ra tác dụng của những yếu tố ấy. - Chỉ ra một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ. - Suy nghĩ về ý nghĩa của bài thơ và những nhận thức, tình cảm của em sau khi học. 1.3 Văn bản nghị luận (Nghị luận xã hội) * Khái niệm: Nghị luận xã hội (trình bày một ý kiến) là nêu lên một vấn đề mình quan tâm trong đời sống, sử dụng các lí lẽ bằng chứng cụ thể để củng cố cho ý kiến của mình nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tán thành ý kiến, vấn đề đó * Các thành tố quan trọng của văn bản nghị luận xã hội: - Ý kiến: là vấn đề chính mà văn bản bàn luận. - Lí lẽ: là cơ sở cho ý kiến, quan điểm của người viết, người nói. - Bằng chứng: là những minh chứng làm rõ lí lẽ. * Cách đọc hiểu một văn bản nghị luận xã hội: - Nhận biết vấn đề mà tác giả nêu trong văn bản. - Chỉ ra được các lí lẽ và bằng chứng cụ thể mà người viết đã sử dụng để làm sáng tỏ ý kiến. - Nhận xét được các lí lẽ, bằng chứng (rõ ràng, chặt chẽ, tiêu biểu, phong phú, có sức thuyết phục,…) - Nêu được ý nghĩa của vấn đề mà văn bản đặt ra với mọi người. - Nhận biết được thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản. 1.4 Truyện (Truyện ngắn)
  2. * Khái niệm: Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp,... Chi tiết và lời văn trong truyện ngắn rất cô đọng. Truyện ngắn hiện đại Việt Nam xuất hiện tương đối muộn. * Đặc điểm nhân vật: là những nét riêng của nhân vật trong truyện, thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ,... * Lời người kể chuyện: là lời của người đã kể lại câu chuyện. + Ngôi thứ nhất thứ nhất: lời của người kể là lời của người xưng "tôi + Ngôi thứ ba: lời của người kể là lời của người ngoài, không tham gia câu chuyện. *Cách đọc hiểu văn bản truyện ngắn: - Cốt truyện: Xác định những sự việc được kể, đâu là sự việc chính. - Người kể chuyện: Người kể chuyện là ai? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Phân biệt được lời của người kể chuyện và lời của nhân vật. - Nhân vật: Nhận biết tính cách nhân vật qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, tâm lí, hành động và lời nói. - Rút ra đề tài, chủ đề của truyện và tình cảm của nhà văn. - Rút ra được bài học cho bản thân. 1.5 Văn bản thông tin (Thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả) * Khái niệm: Văn bản thông tin là văn bản có mục đích chuyền tải thông tin một cách tin cậy, xác thực. * Những yếu tố hình thức của văn bản thông tin: - Sa-pô là đoạn văn ngắn nằm ngay dưới nhan đề văn bản nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết và tạo sự lôi cuốn đối với người đọc. - Nhan đề là tên của văn bản thể hiện nội dung chính của văn bản. - Đề mục là tên của một chương, mục, hoặc một phần của văn bản. Đề mục giúp cho bố cục văn bản mạch lạc và dễ tiếp nhận. Dưới mỗi đề mục là một hoặc một vài đoạn văn tạo thành bộ phận của toàn văn bản. * Văn bản thông tin thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả - Văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện: thuộc thể loại văn bản thông tin. Mục đích của kiểu văn bản này là giới thiệu, thuyết minh về sự kiện, giúp người đọc hình dung quá trình diễn biến của sự kiện và các thông tin liên quan. - Văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện theo nguyên nhân – kết quả thường bao gồm ba thông tin chính: + Nguyên nhân: Vì sao lại xảy ra sự việc ấy? + Diễn biến: Sự việc ấy diễn ra thế nào? + Kết quả: Kết quả ra sao? * Cách đọc hiểu một văn bản thông tin: - Chỉ ra sự kiện được nêu trong văn bản và mục đích của người viết văn bản đó. - Nhận biết được trật tự triển khai nội dung thông tin; các số liệu và kiến thức có ý nghĩa quan trọng trong văn bản. - Nêu được đặc điểm và tác dụng của hình thức trình bày văn bản (nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng trong văn bản; phần chữ và phần hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu,…) - Hiểu được sự liên quan của vấn đề nêu lên trong văn bản đối với cuộc sống cộng đồng và cá nhân người đọc. 2. Ôn tập tiếng Việt 2.1 Mở rộng chủ ngữ * Chủ ngữ: là một trong hai thành phần chính trong câu; chỉ sự vật, hiện tượng có hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ; trả lời cho các câu hỏi Ai?, Con gì?, Cái gì? - Chủ ngữ thường được biểu hiện bằng danh từ, đại từ.
  3. - Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ. * Tác dụng mở rộng chủ ngữ: - Để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói), chủ ngữ là danh từ thường được mở rộng thành cụm danh từ, tức là cụm từ có danh từ làm thành tố chính (trung tâm) và một hay một số thành tố phụ. VD: quyển sách  một vài/ quyển sách/ trên mặt bàn Danh từ trung tâm 2.2 Biện pháp tu từ hoán dụ - Hoán dụ là biện pháp tu từ, theo đó, một sự vật, hiện tượng được gọi bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2.3 Từ Hán Việt * Khái niệm: Từ Hán Việt là những từ mà tiếng Việt mượn từ tiếng Hán (tiếng Trung Quốc) được đọc theo cách đọc Hán Việt. VD: sơn hà, quốc gia, vĩ đại, nhân ái,... * Cấu tạo: Các yếu tố cấu tạo từ Hán Việt thường không có khả năng dùng như một từ đơn để tạo câu như các yếu tố thuần Việt cùng nghĩa. * Từ Hán Việt mang sắc thái: + Trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính + Tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ + Cổ kính, phù hợp với xã hội xưa - Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 2.4 Văn bản và đoạn văn * Văn bản - Văn bản là đơn vị ngôn ngữ trình bày trọn vẹn một vấn đề trong giao tiếp. - Văn bản thường có dạng là bài nói, bài viết (lá đơn, bức thư, bài thơ, truyện kể, thông báo, bài văn nghị luận,...). - Gồm có các bộ phận thống nhất về chủ đề (xoay quanh một vấn đề nhất định), liên kết bằng những từ ngữ nhất định và được sắp xếp theo thứ tự hợp lí. * Đoạn văn - Là một phần của văn bản, được đánh dấu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng, diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn. - Ở dạng phổ biến (điển hình), đoạn văn gồm một số câu, trong đó thường có một câu nêu chủ đề của đoạn văn (câu chủ đề), một số câu phát triển chủ đề (câu phát triển).Một văn bản có thể gồm một hoặc một số đoạn văn. 2.5 Trạng ngữ * Khái niệm: Trạng ngữ là thành phần nằm trong câu có nhiệm vụ xác định thời gian, nguyên nhân, nơi chốn, mục đích… của sự việc, hành động được nhắc đến trong câu. * Phân loại: - Trạng ngữ chỉ thời gian (Khi nào? Lúc nào?) - Trạng ngữ chỉ nơi chốn (Ở đâu? Chỗ nào?) - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân (Vì sao? Do đâu?) - Trạng ngữ chỉ mục đích (Để làm gì?) - Trạng ngữ chỉ phương tiện (Bằng cái gì?) * Chức năng + Bổ sung ý nghĩa cho sự việc được nói đến trong câu
  4. + Liên kết các câu trong một đoạn, làm cho đoạn văn được liền mạch. * Hình thức: - Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. - Trạng ngữ thường ngăn cách với nòng cốt câu bằng một quãng nghỉ khi nói hay một dấu phẩy khi viết. 2.6 Dấu ngoặc kép, lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu cho phù hợp * Dấu ngặc kép: Dùng để đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại; đánh dấu tên của một tác phẩm, tài liệu; đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường. * Lựa chọn từ ngữ trong câu. - Bên cạnh yêu cầu sử dụng từ ngữ đúng nghĩa, việc dùng từ ngữ còn phải phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản. Cụ thể là: - Yêu cầu về sử dụng từ ngữ: + Phù hợp với đề tài của văn bản (về văn hóa, giáo dục hoặc thể thao, kinh tế, môi trường…) + Phù hợp với tính chất của loại văn bản (VB hành chính sử dụng từ ngữ phải trang trọng; thư từ sử dụng từ ngữ thân mật, phù hợp với quan hệ giữa người viết và người đọc; văn bản giải trí sử dụng từ ngữ vui tươi, giàu hình ảnh…) + Phù hợp với bạn đọc (người già hay người trẻ; người hâm mộ thể thao hay người quan tâm đến các vấn đề xã hội…) * Lựa chọn cấu trúc câu trong VB - Bên cạnh yêu cầu đặt câu đúng ngữ pháp, việc đặt câu còn phải phù hợp với yêu cầu thể hiện nghĩa của văn bản. Cụ thể là: - Đặt câu phù hợp với tính chất của loại văn bản. Ví dụ: Văn bản hành chính, thư từ có những quy ước về cách viết; văn bản truyện dân gian thường mở đầu bằng những câu giới thiệu sự tồn tại của đối tượng, kiểu: “Ngày xửa ngày xưa có…”. - Việc lựa chọn cấu trúc câu cũng cần phù hợp với ngữ cảnh (tức là phù hợp với những câu đứng trước và đứng sau) để tạo thành một mạch văn thống nhất, đồng thời không lặp cấu trúc, gây nhàm chán. II. PHẦN VIẾT 1. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ - Yêu cầu đối với bài văn: + Xác định một sự việc, một hoạt động hoặc một tình huống đáng nhớ mà em đã trực tiếp trải qua hoặc tham gia. + Ghi lại các chi tiết cụ thể gắn với địa điểm, thời gian, con người, hành động, suy nghĩ, cảm xúc,… - Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo ba phần lớn của bài văn, gồm: Mở bài: Giới thiệu khái quát về trải nghiệm sẽ kể. Thân bài: Kể chi tiết cụ thể về trải nghiệm. + Tình huống/hoàn cảnh (địa điểm, thời gian) xảy ra trải nghiệm. + Diễn biến của trải nghiệm: sự việc mở đầu  các sự việc tiếp diễn  sự việc cao trào  sự việc kết thúc + Điều đặc biệt khiến em ấn tượng, thay đổi bản thân… Kết bài: Cần nêu được ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân hoặc bài học rút ra từ trải nghiệm đó. 2. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả
  5. - Khái niệm: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là nêu lên những suy nghĩ và rung động của em về bài thơ đó. - Yêu cầu đối với đoạn văn: + Đọc kĩ bài thơ để hiểu; chú ý các yếu tố tự sự, miêu tả và tác dụng của các yếu tố này trong việc thể hiện nội dung + Lựa chọn một yếu tố về nội dung hoặc nghệ thuật trong bài thơ mà em thấy ấn tượng, yêu thích. + Viết đoạn văn nêu rõ: Em thích nhất chi tiết, yếu tố,… nào trong bài thơ? Vì sao? - Dàn ý: Mở đoạn: + Giới thiệu nhan đề bài thơ và tác giả. + Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ. Thân đoạn: + Nêu các chi tiết có yếu tố tự sự, miêu tả độc đáo trong bài thơ khiến em yêu thích và đánh giá được ý nghĩa, tác dụng, nêu được lí do yêu thích những chi tiết đó. + Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả tạo nên sự thành công cho bài thơ và nhà thơ. Kết đoạn: Khái quát lại cảm xúc, ấn tượng của bản thân về bài thơ. 3. Bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống - Khái niệm: Bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống là trình bày một ý kiến, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó trong đời sống nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tán thành ý kiến, vấn đề đó. Ví dụ: + suy nghĩ về thói vô cảm trong đời sống. + suy nghĩ về thực trạng bạo lực học đường ngày nay. + suy nghĩ về hành vi con người xả rác, gây ô nhiễm môi trường sống. … - Yêu cầu đối với một bài văn trình bày suy nghĩ về một hiện tượng (vấn đề) + Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận (đó là vấn đề gì?) + Thể hiện được ý kiến của người viết. + Dùng lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc. - Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo ba phần lớn của bài văn, gồm: Mở bài: Giới thiệu hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận. Thân bài: Ðưa ra ý kiến bàn luận: (Giải thích; Thực trạng; Nguyên nhân; Hậu quả/Tác dụng, ý nghĩa; Biện pháp...) + Ý 1 (lí lẽ, bằng chứng) + Ý 2 (lí lẽ, bằng chứng) + Ý 3 (lí lẽ, bằng chứng) ………………………… Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân. 4. Bài văn tả cảnh sinh hoạt - Khái niệm :Tả cảnh sinh hoạt là miêu tả hoạt động của một hay nhiều người trong quá trình lao động, học tập hoặc tham gia các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội… - Những yêu cầu chung khi làm bài văn tả cảnh sinh hoạt + Tả hoạt động phải tập trung miêu tả các hành động, trạng thái của nhân vật thể hiện bằng các động từ, tính từ. + Tả hoạt động cần nêu được các diễn biến của một hoạt động.
  6. + Cần phân biệt được tả cảnh sinh hoạt với tả người (tả chân dung) và tả cảnh. - Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo ba phần lớn của bài văn, gồm: Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt: tên cảnh sinh hoạt, ấn tượng chung về cảnh được tả. Thân bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt + Tả bao quát quanh cảnh + Tả cụ thể cảnh sinh hoạt theo trình tự (không gian, thời gian, hoạt động chính): ++Tả hoạt động cụ thể của con người. Hoạt động nào là nổi bật. Chi tiết nào gây ấn tượng. ++ Thể hiện cảm xúc khi quan sát, khi chứng kiến hoặc tham gia cảnh sinh hoạt. ++ Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động. Kết bài: Nêu suy nghĩ đánh giá của người viết 5. Tóm tắt văn bản thông tin, viết biên bản 5.1 Tóm tắt văn bản thông tin - Khái niệm:Tóm tắt văn bản thông tin là nêu ngắn gọn nội dung chính của một văn bản nào đó. - Trình tự tóm tắt tiến hành: + Xác định thông tin chính (thường nêu ở nhan đề và các đề mục lớn của văn bản). + Xác định các thông tin cụ thể của mỗi đoạn hoặc phần trong văn bản; giữ nguyên các mốc thời gian hoặc giữ lại những mốc thời gian quan trọng. + Kết nối các thông tin cụ thể và viết thành bản tóm tắt theo cách thông dụng hoặc trình bày bằng sơ đồ. 5.2 Viết biên bản - Khái niệm: Biên bản là văn bản ghi lại những gì thực tế đã và đang xảy ra để làm chứng cứ, làm căn cứ; hoặc là bản ghi lại tiến trình, nội dung, kết quả thảo luận... - Phân loại: Dựa vào nội dung của từng vụ viêc để chia biên bản ra nhiều loại khác nhau: + Biên bản ghi lại một sự kiện + Biên bản ghi lại cuộc họp + Biên bản hội nghị,... + Biên bản ghi lại một hành vi cụ thể (như hành vi vi phạm pháp luật, biên bản bàn giao tài sản, bàn giao ca trực,...). - Quy trình viết một biên bản: gồm 4 bước sau: + Xác định nội dung của biên bản + Thu thập nội dung liên quan + Tiến hành viết biên bản theo mẫu + Đọc, rà soát biên bản. III. ĐỀ LUYỆN TẬP Đề số 1 PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc kỹ văn bản sau: MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO Mấy ngày mẹ về quê Nhưng chị vẫn hái lá Là mấy ngày bão nổi Cho thỏ mẹ, thỏ con Con đường mẹ đi về Em thì chăm đàn ngan Cơn mưa dài chặn lối. Sớm lại chiều no bữa Bố đội nón đi chợ Hai chiếc giường ướt một Mua cá về nấu chua.... Ba bố con nằm chung
  7. Vẫn thấy trống phía trong Thế rồi cơn bão qua Nằm ấm mà thao thức. Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Nghĩ giờ này ở quê Sáng ấm cả gian nhà. Mẹ cũng không ngủ được Thương bố con vụng về Củi mùn thì lại ướt. (Tác giả: Đặng Hiển – (Trích Hồ trong mây)) Ghi lại chữ cái đứng đầu phương án trả lời đúng và thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ năm chữ B. Thơ văn xuôi. C. Thơ tự do. D. Lục bát. Câu 2. Cho biết bài thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự, miêu tả. B. Tự sự, miêu tả, nghị luận. C. Biểu cảm, tự sự. D. Biểu cảm, tự sự, miêu tả. Câu 3. Bài thơ viết về chủ đề gì? A. Tình cảm quê hương, đất nước. B. Tình bạn. C. Tình cảm gia đình D. Tình anh em. Câu 4. Bài thơ là lời tâm sự của ai? A. Bố. B. Mẹ. C. Cô D. Con. Câu 5. Nhan đề của bài thơ nêu lên: A. Một sự việc. B. Một tâm trạng. C. Một hình ảnh. D. Một hành động. Câu 6. Trong suy nghĩ của con, người mẹ ở quê có tâm trạng như thế nào? A. Hai chị em không biết nhường nhịn nhau. B. Thương ba bố con và không ngủ được C. Lo lắng vì ba bố con không biết nấu ăn. D. Lo lắng vì con không thể đến trường. Câu 7. Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ “thao thức”? A. Chờ đợi, háo hức không ngủ được. B. Không ngủ được trằn trọc C. Không ngủ được vì hồi hộp, sợ hãi. D.Không ngủ được vì có điều phải suy nghĩ. Câu 8. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà. A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. Câu 9. Nếu ở trong hoàn cảnh của bài thơ trên thì em sẽ làm gì để giúp đỡ gia đình khi mẹ vắng nhà? Câu 10. Từ nội dung bài thơ trên, em có suy nghĩ gì về vai trò của người mẹ trong gia đình? (Trình bày ngắn gọn từ 3-5 câu văn.). PHẦN II: VIẾT Em hãy viết đoạn văn (8-10 câu) ghi lại cảm nghĩ của mình về bài thơ mà em yêu thích. Đề số 2 Phần I. Đọc - hiểu: Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Sư Tử và Chuột Nhắt Ngày xưa, trong một khu rừng nọ, nơi trú ngụ của rất nhiều loài động vật, có một con Sư Tử rất dũng mãnh. Hàng ngày, Sư Tử thường đi săn mồi xung quanh khu rừng.
  8. Một ngày kia, Sư Tử đang nằm nghỉ ngơi dưới gốc cây thì có một con Chuột Nhắt bò đến. Nó leo lên lưng Sư Tử nhảy múa và ca hát mà không hề hay biết gì. Sư Tử tỉnh giấc, liền tóm lấy Chuột Nhắt. - Ngươi thật to gan, dám trèo lên người ta sao? Ngươi có biết ta là ai không? - Xin tha cho tôi! - Chuột Nhắt bé nhỏ van xin - Hãy thả tôi ra! Một ngày nào đó, tôi sẽ đền đáp ơn ông. Sư Tử quá buồn cười khi nghĩ rằng con chuột bé tí này có thể giúp được gì cho mình. Nhưng nó rộng lượng nên vẫn thả cho chuột đi. Ít ngày sau, trong khi mải mê đuổi theo con mồi, Sư Tử đã dính vào bẫy lưới của người thợ săn. Cựa quậy mãi mà không thể thoát ra, Sư Tử gầm rống vang khắp cánh rừng để cầu cứu nhưng chẳng loài vật nào dám lại gần vì sợ sẽ bị thợ săn bắt cùng với Sư Tử. Chuột Nhắt nghe tiếng gầm biết Sư Tử bị nạn liền chạy tới. Nó nhanh nhẹnh gặm nhấm những sợi dây thừng đang buộc chặt Sư Tử cho đến khi dây đứt ra và Sư Tử có thể trốn thoát. (Trích theotruyện của Aesop) Hãy chọn đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8. Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Truyện cổ tích. B. Tiểu thuyết. C. Truyện đồng thoại. D. Thơ tự do. Câu 2. Nhân vật chính trong văn bản trên là? A. Sư Tử. B. Chuột Nhắt. C. Sư Tử và Chuột Nhắt. D. Người kể chuyện. Câu 3. Giải nghĩa từ “dũng mãnh” trong câu văn: “Ngày xưa, trong một khu rừng nọ, nơi trú ngụ của rất nhiều loài động vật, có một con Sư Tử rất dũng mãnh.” A. Dũng cảm và mạnh mẽ một cách phi thường. B. Có sức khoẻ vô địch thiên hạ. C. Rất khoẻ mạnh và tự tin. D. Mãnh liệt, sôi nổi hơn ai hết. Câu 4. Câu văn nào dưới đây không chứa thành phần trạng ngữ? A. Ngày xưa, trong một khu rừng nọ, nơi trú ngụ của rất nhiều loài động vật, có một con Sư Tử rất dũng mãnh. B. Hàng ngày, Sư Tử thường đi săn mồi xung quanh khu rừng. C. Một ngày kia, Sư Tử đang nằm nghỉ ngơi dưới gốc cây thì có một con Chuột Nhắt bò đến. D. Nó leo lên lưng Sư Tử nhảy múa và ca hát mà không hề hay biết gì. Câu 5. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi kể thứ hai và ba. Câu 6: Vì sao khi Sư Tử bị nạn, ngoài Chuột Nhắt ra, không loài vật nào tới giúp đỡ? A. Vì chúng rất ghét Sư Tử. B. Vì chúng sợ bị thợ săn bắt đi. C. Vì Sư Tử quá dũng mãnh. D. Vì Sư Tử không cho ai giúp đỡ. Câu 7. Câu văn nào dưới đây là lời của nhân vật? A. Hàng ngày, Sư Tử thường đi săn mồi xung quanh khu rừng. B. Một ngày kia, Sư Tử đang nằm nghỉ ngơi dưới gốc cây thì có một con Chuột Nhắt bò đến. C. Sư Tử tỉnh giấc, liền tóm lấy Chuột Nhắt. D. Ngươi thật to gan, dám trèo lên người ta sao? Ngươi có biết ta là ai không? Câu 8. Nhận xét nào đúng với đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên? A. Nhân vật là loài vật bạn thân của con người. B. Nhân vật là loài vật gắn bó với con người. C. Nhân vật vừa mang đặc tính vốn có của loài vật vừa mang đặc điểm của con người. D. Nhân vật có ngoại hình, tính cách giống hệt con người.
  9. Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn sau: “Sư Tử quá buồn cười khi nghĩ rằng con chuột bé tí này có thể giúp được gì cho mình. Nhưng nó rộng lượng nên vẫn thả cho chuột đi.” Câu 10: Qua văn bản, em rút ra bài học gì cho bản thân mình? Hãy trình bày bằng 3-5 câu văn. Phần II. Viết Kết thúc câu chuyện, giữa Sư Tử và Chuột Nhắt có lẽ đã nảy sinh một tình bạn đẹp. Trong cuộc sống hàng ngày, em cũng có rất nhiều những trải nghiệm đáng nhớ với bạn bè của mình. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm ấn tượng nhất của em với người bạn than. Đề số 3 I. ĐỌC (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: Lá thư cho đời sau Tri thức là vô hạn nên chẳng ai có thể biết được tất cả một cách toàn diện và chắc chắn cả. Vì vậy, hãy không ngừng tìm kiếm và học hỏi về những điều mình chưa biết. Cuộc sống luôn ẩn chứa những bài học mà chúng ta cần nắm bắt để trau dồi và hoàn thiện mình hơn. Bức tranh đẹp nhất luôn là tác phẩm mà chưa người hoạ sĩ nào hoàn thành. Vì vậy, hãy cứ mạnh dạn vẽ nên bức tranh ấy. Kỷ lục thể thao vĩ đại nhất là kỷ lục chưa được tạo lập, do đó, hãy biết ước mơ làm nên những việc lớn. Hãy sống mỗi ngày như thế đó, đó là ngày cuối cùng ta được sống trên thế gian này. Khi từ giã cõi đời, con người ta thường không hối tiếc về những điều mà mình làm, mà lại tiếc nuối về những điều chưa làm được. Hãy sống sao cho khi mất đi, ta có thể mỉm cười mãn nguyện. Cuối cùng, tôi phải thú nhận rằng tôi chẳng hiểu mấy về những cấu trúc nguyên tử hình thành nên vật chất và con người. Điều tôi biết, chỉ đơn giản, kết quả của sự kết hợp tế bào, nhiễm sắc thể, gen di truyền… phức tạp ấy từng là con người rất khác nhau. Và rằng, sự có mặt của mỗi người chúng ta trên thế giới này đều có một ý nghĩa nhất định nào đó.Một khi thời gian sống của ta không còn nữa, chẳng ai khác có thể lấp được khoảng trống mỗi chúng ta để lại phía sau mình. Xuất phát của chúng ta về mặt sinh học có thể giống nhau, nhưng mỗi người có quyền và khả năng riêng để tạo sự khác biệt độc đáo cho mình. Đó sẽ là điều gì thì tùy vào chính bạn. (Trích “Hạt giống tâm hồn”, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tr.140,141) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Tìm trong đoạn trích lí do tác giả khuyên: “Hãy không ngừng tìm kiếm và học hỏi về những điều mình chưa biết”? A. Tri thức là vô hạn nên chẳng ai có thể biết được tất cả một cách toàn diện và chắc chắn cả. B. Cuộc sống luôn ẩn chứa những bài học mà chúng ta cần nắm bắt để trau dồi và hoàn thiện mình hơn. C. Hãy sống sao cho khi mất đi, ta có thể mỉm cười mãn nguyện. D. Hãy sống mỗi ngày như thế đó, đó là ngày cuối cùng ta cùng được sống trên thế gian này. Câu 3. Trong các từ sau đây, từ nào không phải là từ ghép? A. Khả thi. B. Chắc chắn. C. Học hỏi. D. Tế bào.
  10. Câu 4. Phần trích trên bàn về vấn đề nào sau đây? A. Ý thức chia sẻ, giúp đỡ mọi người. B. Ý thức học hỏi, vươn lên trong cuộc sống. C. Ý thức tham gia hoạt động tập thể. D. Ý thức làm những điều tốt đẹp. Câu 5. Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “kỷ lục” trong câu sau: “Kỷ lục thể thao vĩ đại nhất là kỷ lục chưa được tạo lập, do đó, hãy biết ước mơ làm nên những việc lớn.” A. Mức thành tích cao nhất từ trước tới nay chưa ai đạt được. B. Mức thành tích cao nhất trong một cuộc thi. C. Mức thành tích nhiều người đạt được. D. Kết quả làm hài lòng nhiều người. Câu 6. Trạng ngữ được in đậm trong câu: “Khi từ giã cõi đời, con người ta thường không hối tiếc về những điều mà mình làm, mà lại tiếc nuối về những điều chưa làm được.” được dùng để chỉ gì trong các đáp án sau? A. Chỉ nguyên nhân. B. Chỉ thời gian. C. Chỉ mục đích. D. Chỉ phương tiện. Câu 7. Dòng nào dưới đây không diễn tả đúng lí do tác giả cho rằng: cuộc sống luôn ẩn chứa những bài học mà chúng ta cần nắm bắt? A. Vì cuộc sống luôn chứa đựng những điều kì diệu. B. Vì thực tế cuộc sống sẽ giúp chúng ta trải nghiệm và trưởng thành. C. Vì cuộc sống luôn thay đổi và phát triển. D. Vì các vấn đề trong cuộc sống là nhẹ nhàng và đơn giản. Câu 8. Ngụ ý của tác giả trong câu văn: “Hãy sống mỗi ngày như thế đó, đó là ngày cuối cùng ta được sống trên thế gian này.” là: A. Hãy luôn hưởng thụ cuộc sống mỗi ngày. B. Hãy sống biết yêu thương và chia sẻ. C. Sống vui vẻ, thoải mái mỗi ngày. D. Hãy sống tích cực, cống hiến hết mình trong mỗi ngày. Câu 9. Em có đồng ý với ý kiến “mỗi người có quyền và khả năng riêng để tạo sự khác biệt độc đáo cho mình” không? Vì sao? Câu 10. Qua văn bản trên em hãy rút ra cho mình bài học trong cuộc sống. II. VIẾT Viết bài văn tả lại một cảnh sinh hoạt mà em đã tham gia. Đề số 04 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: “Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc. Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông trời hửng dần. Những bông hoa thược dược đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này. Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp Năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn tôi mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo:
  11. - Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu. Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. (...) Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm bao trùm lên cảnh vật”. (Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài, NXB Giáo dục, 2016) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn trích trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ nhất, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3. Cặp từ láy có trong các câu văn sau: Những bông hoa thược dược đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu là: A. Thược dược, nhảy nhót B. Sương sớm, chiêm chiếp C. Rực rỡ, chiêm chiếp D. Thược dược, rực rỡ Câu 4. Nội dung chính của đoạn trích là: A. Tình cảm yêu thương gắn bó của hai anh em. B. Cuộc nói chuyện giữa hai anh em C. Tâm trạng hối hận của anh trai khi hờ hững với người em. D. Tình cảm yêu thương gắn bó, không muốn xa cách của hai anh em. Câu 5. Vì sao trong đoạn trích trên người anh lại có thái độ ân hận? A. Vì người anh thấy cảm động và nghĩ lâu nay mình mải vui chơi với bạn bè mà chẳng lúc nào chú ý đến em. B. Vì người anh đã luôn có cảm giác ganh ghét, đố kị với em gái của mình. C. Vì người anh ham chơi đá bóng với bạn trên sân vận động. D. Vì người anh nhận thấy em gái buồn khi chuẩn bị chia tay lớp học. Câu 6. Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào viết về tình cảm anh em trong chương trình Ngữ văn 6? A. Bài học đường đời đầu tiên. B. Đồng Tháp Mười mùa nước nổi. C. Điều không tính trước. D. Bức tranh của em gái tôi. Câu 7. Đoạn trích đã khắc họa rất thành công nội tâm nhân vật người anh, đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. Câu 8. Nhân vật “người em” trong đoạn trích trên là người như thế nào? A. Là đứa trẻ cá tính, thích gây trò quậy phá. B. Luôn quan tâm, chăm sóc và thương yêu anh trai. C. Là đứa trẻ nhút nhát, ít nói. D. Là đứa trẻ ganh ghét, đố kị với anh trai. Câu 9. Tại sao khi dắt em ra khỏi trường, tâm trạng người anh lại “Kinh ngạc khi thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm bao trùm lên cảnh vật”? Câu 10. Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi đến chúng ta bài học gì? (trả lời bằng cách viết đoạn văn khoảng 3 đến 4 câu) II. VIẾT
  12. Viết bài văn trình bày ý kiến của em về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm. Đề số 5 I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: Nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển. Một số hoạt động chính là nguyên nhân khiến cho Trái Đất nóng lên: Hiệu ứng nhà kính Các hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng lên rõ rệt trong thời gian gần đây đã làm thủng tầng ô-dôn... Những nơi bị thủng hoặc mất đi tầng ô-dôn thì nơi đó đất đai sẽ bị sa mạc hóa không còn tác dụng cân bằng hệ sinh thái như hiện tại thành ra ban ngày nóng, ban đêm lạnh. Quá trình công nghiệp hóa Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất. Rừng bị tàn phá Nếu như khí các-bô-níc thải ra thì theo quy luật tự nhiên sẽ được cây xanh quang hợp để cung cấp lượng ô- xi cần thiết cho con người. Tuy nhiên, số lượng cây xanh đã bị tàn phá hết nên đã không thể phân giải hết lượng khí các-bô-níc trong môi trường khiến cho Trái Đất càng ngày càng nóng lên rõ rệt. Diện tích rừng bị tàn phá ngày càng rộng nên tia nắng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên khi chiếu xuống mặt đất sẽ hình thành nên những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng để giữ nước lại nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy ra hạn hán. (Theo quangnam.gov.vn) 1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8: Câu 1. Văn bản Nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên được triển khai theo cách nào? A. Theo quan hệ nhân quả B. Theo trật tự không gian C. Theo quan hệ so sánh. D. Theo quan hệ thời gian
  13. Câu 2. Từ được in đậm trong câu: “Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất” có nguồn gốc từ nước nào? A. Tiếng Hán. B. Tiếng Pháp. C. Tiếng Hàn D. Tiếng Anh. Câu 3. Theo văn bản, các nguyên nhân chính khiến Trái Đất nóng lên là gì? A. Hiệu ứng nhà kính; thủng tầng ô-dôn; quá trình công nghiệp hóa. B. Quá trình công nghiệp hóa; tăng khí mê tan; rừng bị tàn phá . C. Hiệu ứng nhà kính; quá trình công nghiệp hóa; rừng bị tàn phá. D. Số lượng phương tiện xe cộ tăng nhanh; hiệu ứng nhà kính; rừng bị tàn phá. Câu 4. Đáp án nào sau đây nêu lên nội dung chính của đoạn văn sau: “Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.” A. Quá trình công nghiệp hóa là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên. B. Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên. C. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên. D. Lượng khí các-bô-níc có nhiều trong khí quyển làm tăng nhiệt độ của Trái Đất. Câu 5. Các đề mục được in đậm trong văn bản có tác dụng như thế nào? A. Nêu lên các thông tin chủ yếu của văn bản. B. Nêu lên chủ đề của văn bản. C. Nêu lên thông điệp của văn bản. D. Nêu lên mục đích của văn bản. Câu 6. Dòng nào sau đây nêu lên chính xác nghĩa của từ hoang mạc trong văn bản trên? A. Vùng đất hoang rộng lớn, hầu như không có cây cối và người ở. B. Vùng đất hoang rộng lớn, khí hậu khô cằn, hầu như không có cây cối và người ở. C. Vùng đất có khí hậu khô cằn, không có cây cối và người ở. D. Vùng đất rộng lớn, khí hậu khô cằn, không có cây cối và người ở. Câu 7. Hình ảnh minh họa làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản? A. Hiện tượng hạn hán vào mùa khô. B. Hiệu ứng nhà kính. C. Rừng bị tàn phá. D. Quá trình công nghiệp hóa. Câu 8. Chức năng của trạng ngữ (được in đậm) trong câu văn sau là gì? “Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.” A. Nêu lên thông tin về địa điểm diễn ra sự việc được nói đến trong câu. B. Nêu lên thông tin về thời gian diễn ra sự việc được nói đến trong câu. C. Nêu lên thông tin về nguyên nhân diễn ra sự việc được nói đến trong câu. D. Nêu lên thông tin về cách thức diễn ra sự việc được nói đến trong câu. 2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau: Câu 9. Con người có thể làm gì để hạn chế tình trạng Trái Đất nóng lên? (Viết câu trả lời bằng ba câu đến năm câu văn)? Câu 10. Theo em, bức thông điệp mà tác giả gửi gắm qua văn bản trên là gì? II. Làm văn: Trình bày ý kiến của em về hiện tượng rừng bị tàn phá.
  14. Đề số 6 PHẦN I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: KHIÊM NHƯỜNG (1) Người xưa thường ví: “Người khiêm nhường giống như nước vậy.” Vì nước mềm mại nhưng cũng rất ôn hòa, biết làm lợi cho vạn vật mà không tranh giành, dù là ở nơi thấp hay nơi cao, nước đều có thể tồn tại và giúp ích cho đời. (2) Như chúng ta biết, nước rất khiêm nhường, thường chảy về chỗ trũng, nhưng khi cuộn trào thì sẽ thành sông, thành suối, bốc lên lại hóa mây mù mưa tuôn, thác cuộn. Đặc biệt, nước ở đâu cũng làm lợi, nuôi dưỡng mọi sinh linh vạn vật. Người khiêm nhường cũng như nước, thường không khoe khoang, tự cao, tự đại. Vẻ ngoài của họ lúc nào cũng khiêm tốn, hiền lành, đức độ. Đã có không ít người nghĩ rằng, người có tài năng thì phải lộ diện ra bên ngoài, như vậy mới dễ thăng tiến và được mọi người để ý. (3) Ngày xưa, có một nhà nho căn dặn con mình: “Không đạm bạc thì không thể sáng chí được, không tĩnh lặng thì không nghĩ xa xôi được, không đức độ thì khó công thành danh toại được.” Theo ý của vị nhà nho, đạm bạc không phải là sống một đời nghèo khó, kham khổ, không có miếng ăn. Sống đạm bạc ở đây là thanh thản, vui vẻ với mọi người, xa vòng lợi danh, không ham muốn tiền tài, tửu sắc, luôn giữ tròn khí tiết. (4) Người khiêm nhường là người học rộng, biết nhiều nhưng chẳng mấy khi khoe khoang ra ngoài. Họ chỉ sử dụng những gì mình hiểu biết, âm thầm, lặng lẽ phục vụ và cống hiến, không tự cho mình là nhất, là tài giỏi. Người khiêm nhường cũng giống như biển lớn vậy. Họ biết dang rộng lòng mình ra đón nhận những dòng nước nhỏ nhoi chảy ra từ trăm nghìn sông, suối nhỏ, từ những nơi xa xôi hẻo lánh đến biển hồ mênh mông để ôm vào lòng mình. (5) Đối với những người khiêm nhường từ xưa đến nay, mọi danh lợi, cám dỗ về vật chất, mọi được mất trong cuộc đời, tất cả với họ nhẹ nhàng như mây, như khói mà thôi. Vì thế, họ mới có thể giữ được tâm mình trong sáng. Đối với họ, được mà không hoan hỉ, mất cũng không ưu phiền, vinh không được kinh động, nhục không được bận lòng. (5) Vậy ta hãy thử thay đổi một chút cách nhìn nhận các vấn đề, rồi tự nhủ với bản thân hãy sống làm người khiêm nhường, đức độ để cuộc sống luôn vui vẻ, nhẹ nhàng. (Theo baodantoc.vn) Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao? A. Văn bản nghị luận văn học vì bàn về một vấn đề văn học. B. Văn bản thông tin vì cung cấp những thông tin chính xác. C. Văn bản nghị luận xã hội vì bàn về một vấn đề xã hội. D. Văn bản truyện ngắn vì có nhân vật và sự việc. Câu 2. Nội dung chính của văn bản được nêu ở vị trí nào? A. Nhan đề B. Phần (1) C. Phần (2) D. Phần (6) Câu 3. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là gì? A. Tự sự B. Thuyết minh C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 4. Phương án nào nêu rõ nhất đặc điểm của người khiêm nhường? A. Vì nước mềm mại nhưng cũng rất ôn hòa, biết làm lợi cho vạn vật mà không tranh giành, dù là ở nơi thấp hay nơi cao, nước đều có thể tồn tại và giúp ích cho đời. B. Như chúng ta biết, nước rất khiêm nhường, thường chảy về chỗ trũng, nhưng khi cuộn trào thì sẽ thành sông, thành suối, bốc lên lại hóa mây mù mưa tuôn, thác cuộn. Đặc biệt, nước ở đâu cũng làm lợi, nuôi dưỡng mọi sinh linh vạn vật. C. Người khiêm nhường cũng như nước, thường không khoe khoang, tự cao, tự đại. Vẻ ngoài của họ lúc nào cũng khiêm tốn, hiền lành, đức độ.
  15. D. Đã có không ít người nghĩ rằng, người có tài năng thì phải lộ diện ra bên ngoài, như vậy mới dễ thăng tiến và được mọi người để ý. Câu 5. Chức năng chính của phần (3) là gì? A. Nêu nội dung của văn bản. B. Nêu các lý lẽ chủ yếu của tác giả. C. Nêu các dẫn chứng cho vấn đề được bàn luận. D. Nêu các quan điểm khác nhau về vấn đề được bàn luận. Câu 6. Câu “Người khiêm nhường là người học rộng, biết nhiều nhưng chẳng mấy khi khoe khoang ra ngoài.” đóng vai trò là gì trong văn bản? A. Ý kiến bao trùm của phần (4). B. Bằng chứng trong phần (4). C. Ý kiến khái quát của văn bản. D. Vừa là lí lẽ, vừa là bằng chứng trong phần (4). Câu 7. Từ“đạm bạc” trong câu văn: “Ngày xưa, có một nhà nho căn dặn con mình: “Không đạm bạc thì không thể sáng chí được, không tĩnh lặng thì không nghĩ xa xôi được, không đức độ thì khó công thành danh toại được.” Là từ? A. Mượn tiếng Anh B. Mượn tiếng Pháp C. Hán Việt D. Từ đơn Câu 8. Đoạn văn trên làm sáng tỏ vấn đề nào? A. Môi trường sống B. Tính kiêu căng, tự phụ ở một số người C. Tính khiêm nhường D. Lý tưởng sống của mỗi người Câu 9: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây? Vì sao? 1. Người khiêm nhường là người học rộng, biết nhiều nhưng chẳng mấy khi khoe khoang ra ngoài. 2. Đã có không ít người nghĩ rằng, người có tài năng thì phải lộ diện ra bên ngoài, như vậy mới dễ thăng tiến và được mọi người để ý. Câu 10: Qua văn bản trên, em rút ra những bài học nào cho bản thân (Nêu ít nhất ba bài học). PHẦN II. VIẾT Hãy tả lại quang cảnh một giờ chào cờ ở trường em.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2