intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu

  1. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 7 ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN 7 I. Cấu trúc đề- ma trận: Hình thức: Tự luận A. Đọc - hiểu: 5.0 điểm (Văn bản 4.0 đ; Tiếng Việt 1.0 đ) 1. Văn bản: - Thơ tự do; Văn bản thông tin (Chọn ngữ liệu ngoài SGK) - Rút ra được bài học, thông điệp từ văn bản. 2. Tiếng việt: - Số từ, chức năng của số từ - Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ B. Vận dụng cao: 5.0 điểm Viết bài văn biểu cảm về người. II. Kiến thức trọng tâm: 1. Đọc hiểu văn bản: Thơ tự do; Văn bản thông tin Sử dụng ngoài sách giáo khoa tương đương với các thể loại văn bản được học trong chương trình * Yêu cầu: - Thể loại Thơ. Gồm: + Nhận biết được thể loại, phương thức biểu đạt của thơ. + Nêu được nội dung bao quát của văn bản thơ tự do; nhận biết được các hình ảnh, vần, nhịp, chủ đề, thông điệp, của tác phẩm. - Thể loại văn bản thông tin gồm: + Nhận biết được thể loại, phương thức biểu đạt của văn bản + Nhận biết được đặc điểm cấu trúc, mục đích, cách triển khai thông tin của văn bản. + Thông điệp rút ra qua văn bản
  2. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 7 2. Tri thức tiếng Việt và yêu cầu cần đạt a. Kiến thức - Số từ - Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ. b. Yêu cầu cần đạt - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của số từ - Nhận biết được đặc điểm của câu được mở rộng thành phần. 3. Viết (Tập làm văn): Viết bài văn biểu cảm về người a. Về kiến thức Quy trình viết bài văn biểu cảm về người b. Yêu cầu cần đạt - Nắm được quy trình viết bài văn biểu cảm về người. - Thể hiện được tình cảm chân thành của người viết với đối tượng. * Dàn ý bài văn biểu cảm về người. A. Mở bài: Giới thiệu nhân vật và biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người viết với nhân vật. B. Thân bài: Lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thực của người viết thông qua việc kể, tả lại các kỉ niệm cảm động, đáng nhớ về nhân vật. Với mỗi cảm xúc cần có lí giải nguyên nhân khiến em có tình cảm, cảm xúc đó. C. Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc, tình cảm đối với nhân vật, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân. Đề 1. Dàn ý bài văn biểu cảm về mẹ. 1. Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất - Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ. 2. Thân bài: Người viết nêu cảm xúc, suy nghĩ với mẹ thông qua các đặc điểm sau.
  3. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 7 a- Đặc điểm về hình dáng: Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt... ( Chọn một đặc điểm nổi bật mà em yêu nhất ở mẹ và bộc lộ tình cảm của em: ví dụ: em yêu nhất đôi bàn tay của mẹ...) b- Tính tình của mẹ, công việc làm, phẩm chất, sở thích ; mối quan hệ của mẹ với những người xung quanh: ông bà nội, ngoại, với chồng con, với bà con họ hàng, làng xóm ... - Tình cảm của mẹ dành cho em như thế nào? Từ đó bộc lộ tình cảm của em dành cho mẹ. c- Gợi lại kỉ niệm sâu sắc của em với mẹ. + Đó là kỉ niệm nào? Xảy ra từ bao giờ? Diễn biến? Tâm trạng của mẹ và của em như thế nào? + Rút ra tình cảm/ Bài học từ kỉ niệm đó 3. Kết bài: - Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em đối với mẹ - Rút ra điều đáng nhớ nhất đối với bản thân. Đề 2. Dàn ý bài văn biểu cảm về bạn I. Mở bài - Dẫn dắt: Vai trò của tình bạn đối với mỗi người. - Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý. - Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về bạn thân. ( Nêu khái quát: cảm phục, ngưỡng mộ, yêu mến…). II. Thân bài - Biểu cảm những nét ấn tượng nhất về ngoại hình người bạn đó: Vóc dáng, làn da, đôi mắt, nụ cười… - Biểu cảm những nét tiêu biểu về tính cách, sở thích, lối sống: (nêu lên những tình cảm, cảm xúc đối với những đặc điểm tính cách của người bạn). - Cảm nghĩ về ảnh hưởng của người đó tới cuộc sống của em. - Kể lại ngắn gọn một kỉ niệm sâu sắc nhất về tình bạn giữa em và người đó, có thể là kỉ niệm vui hay buồn; qua đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người bạn dành cho em cũng như của em dành cho bạn. (Chẳng hạn, kỉ niệm về một lần hiểu lầm nhau...) III. Kết bài
  4. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 7 - Khẳng định lại tình bạn thân thiết giữa em và người đó. - Rút ra điều đáng nhớ nhất đối với bản thân. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1. I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Em hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Cách làm bánh chưng ngon, đậm đà cho ngày Tết Nguyên Đán “Người Việt có từ “ăn Tết” chẳng sai, bởi một cái Tết trọn vẹn trước hết phải là cái Tết ngon. Từ Bắc vào Nam, miền ngược tới miền xuôi, mỗi miền mỗi món ngon truyền thống: cá nướng gập, thịt trâu gác bếp, nem, canh bóng, nem chua, tré, thịt kho, canh khổ qua,... Nhưng dù đang ở nơi nào, người Việt Nam ăn Tết đều không thể thiếu cái bánh chưng, bánh tét. Bánh chưng không đơn thuần là một món ăn. Từng công đoạn làm ra chiếc bánh: ngâm gạo đỗ, rửa lá, đến gói bánh, luộc bánh đều cất chứa trong nó linh hồn ngày Tết. 1. Nguyên liệu: Nguyên liệu làm bánh chưng: 650 gr nếp, 400 gr đậu xanh không vỏ, 300 gr thịt ba chỉ heo, lá dong (có thể thêm lá riềng hoặc lá chuối tùy ý) để gói bánh. 2. Cách làm bánh chưng Bước 1: Chuẩn bị Trước khi làm bánh chưng, bạn sẽ phải tiến hành ngâm nếp trước. Tốt nhất bạn nên ngâm nếp qua đêm, hoặc chí ít cũng phải được 4 tiếng. Bạn cũng nên ngâm nếp chung với lá riềng hoặc lá dứa để nếp có màu xanh, đồng thời cũng giúp nếp thơm hơn. Đậu xanh không vỏ cũng nên ngâm trong 4 tiếng hoặc để qua đêm. Bước 2: Sơ chế Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn đổ nếp ra rổ và để cho ráo nước. Rắc 1 đến 2 muỗng muối vào và dùng tay trộn đều nếp. Đậu xanh cũng tiến hành tương tự, bạn đổ đậu ra cho ráo nước rồi trộn với muối và tiêu. Tiếp đến, bạn ướp thịt với muối, tiêu và đường.
  5. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 7 Bước 3: Gói bánh Để bánh vuông và đẹp hơn, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khung hình vuông để làm khuôn. Tiếp theo, bạn xếp 4 lá dong. Xếp lá bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá còn lại. Sau đó đặt 4 lá xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên. Bạn rải đều nếp ở 4 góc khuôn và để lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào đó rồi để thịt lên rồi lại đến đậu xanh. Tiếp theo, bạn rải nếp lên phủ lại, cố gắng làm sao để lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới đồng đều nhau. Cuối cùng, bạn gói bánh và dùng dây buộc lại. Bạn cũng nên nhớ không buộc quá chặt vì trong quá trình nấu trong nồi bánh sẽ còn nở ra nữa. Bước 4: Luộc bánh Đặt bánh vào nồi lớn và đổ nước ngập bánh. Thời gian để luộc một chiếc bánh cỡ nhỏ là khoảng 5 tiếng, với chiếc bánh lớn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn. Còn nếu dùng nồi áp suất, thời gian luộc của bạn sẽ rút ngắn xuống bớt, chỉ còn 1 tiếng. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi để khi nước trong nồi luộc cạn thì châm thêm nước vào kịp thời. Khi luộc bánh được nửa thời gian thì trở bánh lại, thay nước mới. Nếu không bánh sẽ bị sống, không chín đều. Sau khi bánh chín thì vớt ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh ngâm trong 20 phút. Sau đó để bánh ráo nước rồi dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra, giúp bánh chưng không bị nhão và bảo quản được lâu hơn. Ép trong vòng 5 - 8 tiếng là được. Bước 5: Thành phẩm
  6. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 7 Khi công đoạn làm bánh hoàn tất, bạn có thể bảo quản bánh trong ngăn lạnh của tủ lạnh. Lúc có khách đến chỉ cần cho bánh vào lò vi sóng hăm lại là dùng được.” Báo Đại Đoàn Kết, ngày 16/01/2023 Câu 1: (1,0 điểm) Văn bản trên được viết theo thể koại nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: (1,0 điểm) Thông tin trong văn bản trên được triển khai theo cách nào? Cách triển khai thông tin ấy có tác dụng gì? Câu 3: (1,0 điểm) Tìm phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản thông tin trên và chỉ ra tác dụng của chúng đối với nội dung văn bản. Câu 4: (1,0 điểm) Tìm và xác định chức năng của số từ có trong câu sau: “Người Việt có từ “ăn Tết” chẳng sai, bởi một cái Tết trọn vẹn trước hết phải là cái Tết ngon.” Câu 5: (1,0 điểm) Qua văn bản, em thấy mình cần làm gì để giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc. II. VIẾT (5,0 điểm) Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một người mà em yêu quý, kính trọng. ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Em hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Thiêng liêng hai tiếng gia đình Nơi mọi người sống hết mình vì ta Con cháu cha mẹ ông bà Xung quanh tất cả đều là người thân Cho ta cuộc sống tinh thần Cho ta vật chất không cần nghĩ suy Cha mẹ ta thật diệu kỳ Yêu thương ta nhất từ khi lọt lòng.
  7. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 7 (Trích Hai tiếng gia đình của Nguyễn Đình Huân) Câu 1: (1,0 điểm) Văn bản trên được viết theo thể koại nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: (1,0 điểm) Chủ đề của bài thơ là gì? Câu 3: (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ sau: Thiêng liêng hai tiếng gia đình Nơi mọi người sống hết mình vì ta Câu 4: (1,0 điểm) Tìm và xác định chức năng của số từ có trong câu sau: “ Thiêng liêng hai tiếng gia đình” Câu 5: (1,0 điểm) Qua bài thơ, tác giả gửi đến người đọc thông điệp gì? II. VIẾT (5,0 điểm) Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một người mà em yêu quý. Vũng Tàu, ngày 15/04/2024 Duyệt của Tổ chuyên môn TTCM Nguyễn Thị Dung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1