intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 -Trường THCS Long Toàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 -Trường THCS Long Toàn” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 -Trường THCS Long Toàn

  1. Trường THCS Long Toàn – nhóm Ngữ văn 8 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2023 – 2024 I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Đọc hiểu văn bản: 1.1. Truyện (Bài 7. Yêu thương và hi vọng). - Đặc điểm thể loại truyện: nhận biết chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trong truyện cụ thể; nhận biết chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm đến người đọc. - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản cụ thể. 1.2. Truyện lịch sử (Bài 9. Âm vang của lịch sử) Nhận biết đặc điểm của truyện lịch sử qua một văn bản (đoạn trích) cụ thể: đề tài, cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ và chi tiết tiêu biểu; nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả. 2. Tiếng Việt: Các kiểu câu: - Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến; - Câu khẳng định, câu phủ định. 3. Tập làm văn: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (Phân tích tác phẩm thơ). II. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức: Tự luận 1. Đọc hiểu: 4,0 điểm (Văn bản 3.5 điểm; tiếng Việt 0.5 điểm) - Văn bản (đoạn trích/ phần trích) thể loại Truyện, Truyện lịch sử: Chọn Ngữ liệu ngoài SGK. + Thể loại. + Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm, cùng đề tài. + Nhận biết các yếu tố của truyện: chi tiết tiêu biểu, đề tài, cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, chủ đề, tư tưởng, thông điệp. + Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả. + Hiểu ý nghĩa chi tiết, sự việc trong văn bản. + Bài học rút ra cho bản thân. - Tiếng Việt: + Nhận biết các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến; câu khẳng định, câu phủ định và dấu hiệu nhận biết. 2. Vận dụng: 1.0 điểm - Đặt câu (một kiểu câu cụ thể trong các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến; câu khẳng định, câu phủ định) theo yêu cầu. 3. Vận dụng cao: 5.0 điểm 1
  2. Trường THCS Long Toàn – nhóm Ngữ văn 8 Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ (Những bài thơ: Nam quốc sơn hà; Qua Đèo Ngang; Bạn đến chơi nhà; Đề đền Sầm Nghi Đống). * Lưu ý: Đề ra theo hướng mở, phát huy năng lực của người học. III. BÀI TẬP ÔN LUYỆN: 1. Văn bản 1.1. Thể loại truyện: Câu 1. Ôn kĩ tri thức về một số đặc điểm của văn bản truyện và tư tưởng của tác phẩm văn học (SGK Ngữ văn 8 kì 2, trang 18). Câu 2. Xác định đề tài, chủ đề, thông điệp của các văn bản Bồng chanh đỏ, Bố của Xi mông. Câu 3. Lựa chọn và phân tích ý nghĩa của một chi tiết tiêu biểu trong truyện Bồng chanh đỏ. Câu 4. Lời nhắn nhủ của nhân vật Hoài “Bồng chanh, bồng chanh ơi, hãy yên tâm mà trở về đầm này. Chúng tao yêu mày và ở đây mày cũng đỡ vất vả. Nhà cửa có sẵn cả rồi, đồng tao tôm tép nhiều, mày đỡ phải lặn lội. Vợ mày cứ ngồi trước tổ mà trông con cái và soi mình xuống nước rỉa lông, làm dáng…” gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử của con người với loài vật? Viết khoảng 1-2 câu để trả lời câu hỏi này. Câu 5. Thông qua thông điệp từ văn bản Bố của Xi mông, em hãy đề xuất một vài biện pháp tăng sự gắn kết, sẻ chia tình yêu thương giữa các bạn trong lớp (viết 1 – 2 câu). 1.2. Thể loại truyện lịch sử: Câu 1. Ôn kĩ tri thức về truyện lịch sử (SGK Ngữ văn 8 kì 2, trang 67,68). Câu 2. Tóm tắt 2 chuỗi sự kiện chính trong các văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí và Viên tướng trẻ và con ngựa trắng. Câu 3. Chỉ ra những dấu hiệu (về đề tài, bối cảnh, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ ) giúp em biết các văn bản Hoàng Lê nhất thống chí và Viên tướng trẻ và con ngựa trắng là truyện lịch sử? Câu 4. Trình bày cảm nhận của em về các nhân vật: Quang Trung, Hoài Văn Hầu? (viết khoảng 2-3 câu văn) Câu 5. Từ các văn bản truyện lịch sử đã học, em có suy nghĩ gì về tầm quan trọng của việc hiểu biết lịch sử dân tộc? ( trình bày 2-3 câu văn) 2. Tiếng Việt: Câu 1. Ôn kĩ tri thức tiếng Việt về câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến, câu khẳng định, câu phủ định (SGK Ngữ văn 8 kì 2, trang 68,69). Câu 2. Làm lại bài tập 1,3,4,5 (SGK Ngữ văn 8 kì 2, trang 87,88) 3. Tập làm văn: Lập dàn ý, luyện tập viết bài văn phân tích các bài thơ sau: 2
  3. Trường THCS Long Toàn – nhóm Ngữ văn 8 - Nam quốc sơn hà - Qua Đèo Ngang - Đề đền Sầm Nghi Đống - Bạn đến chơi nhà IV. ĐỀ THAM KHẢO: Đề 1 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút I. Đọc hiểu (4.0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Doanh nhân và cậu bé ăn xin Một cậu bé ăn xin bị mù cả hai mắt đang ngồi ở bậc thềm của một toà nhà, phía trước cậu là một cái mũ, trong đó có vài đồng tiền lẻ. Một tấm biển được viết bằng những dòng chữ nguệch ngoạc ngay bên cạnh chiếc mũ: “Tôi mù, làm ơn giúp tôi.” Một doanh nhân đi qua. Anh ta lấy trong ví của mình mấy đồng rồi để vào trong mũ cậu bé. Sau đó, anh lấy tấm biển, quay ngược nó lại, viết lên đó mấy chữ và để nó vào vị trí cũ. Chẳng mấy chốc mà chiếc mũ của cậu bé đã đầy tiền. Ngày càng nhiều người để ý đến cậu và cho cậu nhiều tiền hơn. Buổi chiều hôm đó doanh nhân nọ quay lại chỗ cậu bé mù xem mọi việc tiến triển ra sao. Cậu bé nghe bước chân và nhận ra đó là người đã thay đổi tấm biển của cậu, cậu liền hỏi: “Có phải ông là người đã viết gì đó lên tấm biển của tôi không? Ông đã viết gì thế?” Người đàn ông chậm rãi: “Tôi chỉ viết sự thật thôi. Tôi viết lại ý mà cậu đã viết nhưng cách diễn đạt khác hơn.” Bạn có đoán được doanh nhân này đã viết gì không? Câu trả lời là: “Hôm nay là một ngày đẹp trời và tôi không thể nhìn thấy nó.” (Nguồn Internet) Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Nêu tên một văn bản có cùng thể loại mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2, Chân trời sáng tạo. Câu 2. Em có đồng ý với hành động người doanh nhân viết lên tấm biển của cậu bé ăn xin không? Vì sao? Câu 3. Xác định chủ đề của văn bản và nêu hai căn cứ giúp em xác định được chủ đề đó. Câu 4. Chỉ ra một câu hỏi trong văn bản và nêu dấu hiệu nhận biết. II. Vận dụng: (6.0 điểm) Câu 1 (1.0 điểm). Đặt một câu khẳng định nêu ý kiến của em về giá trị một bộ phim mà em yêu thích. Câu 2 (5.0 điểm). Viết bài văn (khoảng 400-500 chữ) phân tích một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn 8 (sách Chân trời sáng tạo). 3
  4. Trường THCS Long Toàn – nhóm Ngữ văn 8 Đề 2 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút Câu 1(5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Lược dẫn: Hoài Văn Hầu nghe tin nhà vua và các vị đại vương họp mặt ở bến Bình Than bàn về việc chủ chiến hay chủ hòa (nên đánh lại giặc hay làm hòa để giặc tự do vào nước ta), chàng đã lên ngựa rong ruổi mấy ngày trời tìm đến để mong được dự họp, bày tỏ nguyện vọng đánh giặc cứu nước. Nhưng khi tới nơi, Hoài Văn không được phép xuống bến họp bàn vì chàng còn nhỏ tuổi. Suốt ngày hôm qua, Hoài Văn ruổi ngựa đi tìm vua, quên không ăn uống. Hôm nay, đợi mãi từ sớm đến trưa, Hoài Văn thấy đói cồn cào, mắt hoa lên, đầu choáng váng, chân tay buồn bã. Hoài Văn không chịu được nữa. Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội. Hoài Văn xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Một viên tướng hốt hoảng chạy tới, níu áo Hoài Văn lại. Quốc Toản tuốt gươm, mắt trừng lên một cách điên dại: - Không buông ra, ta chém ! Lính ập đến giữ lấy Hoài Văn. Thực ra, vì nể chàng là một vương hầu, nên họ đã để cho chàng đứng đấy từ sáng. Nay thấy Hoài Văn làm quá, viên tướng nói: - Quân pháp vô thân, Hầu không có phận sự ở đây, nên trở ra cho anh em làm việc. Nhược bằng khinh thường phép nước, anh em tất phải chiếu theo thượng lệnh. Hoài Văn đỏ mặt bừng bừng, quát lớn: - Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ nào được giữ ta lại. Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này ! Viên tướng tái mặt, hô quân sĩ vây kín lấy Hoài Văn. Quốc Toản vung gươm múa tít, không ai dám tới gần. Tiếng kêu, tiếng thét náo động cả bến sông. Vừa lúc ấy thì cuộc họp bàn ở dưới thuyền rồng tạm nghỉ. Vua Thiệu Bảo và nhiều vị vương hầu ra ngoài mui, ngắm cảnh sông nước. Nghe tiếng ồn ào trên bến, vua và các vương hầu nhìn lên, thấy Hoài Văn đang giằng co với một đám quân Thánh Dực. Vua hỏi: - Cái gì trên ấy ? Quốc Toản nhìn xuống bến, thấy vua Thiệu Bảo đứng tựa đầu rồng dưới một cái tán vàng. Nhà vua còn rất trẻ, mặt đỏ như gấc chín. Đứng sau vua là Hưng Đạo Vương cao lớn, chòm râu dài đốm bạc bay theo chiều gió. Chiêu Thành Vương lật đật chạy lên bờ, hỏi cháu: - Cháu không sợ tội chết hay sao mà đến đây ? Ai bảo cháu ? Hoài Văn thưa : - Cháu nghe tin thiên tử họp với các vương hầu ở đây nên cháu đến. - Cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước. Bên trong là tình họ hàng máu mủ, xuề xòa, thân mật với nhau thế nào cũng được. Nhưng ra ngoài là việc nước, có tôn ti, có phép tắc, không thể coi thường. Cháu tự tiện đến đây đã không phải, lại gây sự với quân Thánh Dực, 4
  5. Trường THCS Long Toàn – nhóm Ngữ văn 8 đấy là tội chết. Chú cũng phải vạ lây. Sao cháu không nghe lời chú, về quê thờ mẹ, mà lại tự tiện vô cớ đến đây gây ra cái vạ tày trời này ? Hoài Văn cúi đầu thưa: - Cháu biết là mang tội lớn. Nhưng cháu trộm nghĩ rằng khi quốc biến thì đến đứa trẻ cũng phải lo, huống hồ cháu đã lớn. Cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước, nhưng cháu có phải là giống cỏ cây đâu mà ngồi yên được? Vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo. Cha cháu mất sớm, cháu được chú nuôi nấng. Chú thường dạy cháu những điều trung nghĩa, cháu vẫn ghi trong tấc dạ. Cháu liều chết đến đây, chỉ muốn góp một vài lời. Thưa chú, chẳng hay quan gia cùng các vương hầu bàn định thế nào? Cho nó mượn đường hay đánh lại ? - Việc đó còn đang bàn. Có người chủ chiến. Có người chủ hòa. Quốc Toản đứng phắt dậy, mắt long lên : - Ai chủ hòa? Ai chủ hòa? Cho nó mượn đường ư? Không biết đấy là kế giả đồ diệt Quắc của nó đấy sao? Dâng giang sơn gấm vóc này cho giặc hay sao mà lại bàn thế? Quốc Toản chạy xồng xộc xuống bến, quỳ xuống tâu vua, tiếng nói như thét: - Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước. Nói xong, Hoài Văn run bắn, tự đặt thanh gươm lên gáy và xin chịu tội. Thiệu Bảo gật đầu, mỉm cười nhìn Hưng Đạo Vương và Hưng Đạo Vương cũng gật đầu. Lời nói của Hoài Văn chính hợp với ý của nhà vua và Hưng Đạo. […] (Trích: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng, NXB Văn học, 1985) 1.1. Đoạn trích thuộc thể loại nào? Nêu một dấu hiệu có trong đoạn trích giúp em nhận biết thể loại ấy? (1.0) 1.2. Nêu những nét tính cách nổi bật của nhân vật Hoài Văn Hầu? (1.0) 1.3. Chi tiết “Thiệu Bảo gật đầu, mỉm cười nhìn Hưng Đạo Vương và Hưng Đạo Vương cũng gật đầu.” thể hiện tình cảm, thái độ gì của nhà vua? (0.75) 1.4. Theo em, hình tượng nhân vật Hoài Văn Hầu trong ngữ liệu trên đây có điểm gì tương đồng với nhân vật này trong trích đoạn “Viên tướng trẻ và con ngựa trắng mà em đã học? (0.75) 1.5. Xác định câu phủ định, câu khẳng định được dùng trong phần in đậm? (0.5) 1.6. Cho câu kể sau: “Lính ập đến giữ lấy Hoài Văn.”, thêm/bớt từ ngữ để tạo thành một trong các kiểu câu sau: câu hỏi/câu cảm/ câu khiến ? (Ghi rõ câu được tạo mới thuộc kiểu câu gì) (1.0) Câu 2. Tập làm văn: (5.0 điểm) Viết bài văn (khoảng 400-500 chữ) phân tích một bài thơ mà em yêu thích trong chương trình Ngữ Văn 8 (sách Chân trời sáng tạo). - HẾT - 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2