intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề đạt kết quả cao trong kì thi học kì 2 sắp tới, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Quang Cường" để hệ thống kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn học. Chúc các bạn thi tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. Trường THCS Lê Quang Cường – Tổ Ngữ văn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HK2 NĂM HỌC  2021 – 2022 A.  PHẦN VĂN BẢN .  I.  THƠ  VÀ TRUYỆN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI    Yêu cầu chung:  ­ Thơ : Nắm chắc tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm + những nét chính về  nội dung, nghệ thuật + chủ đề. ­     Văn xuôi : Nắm chắc tên tác giả, tác phẩm (đoạn trích), hoàn cảnh ra đời của tác phẩm +  nắm nội dung chính; nghệ thuật cơ bản, nổi bật  + chủ đề  + tình huống truyện. ­ Xác định chính xác ngôi kể, cách kể trong từng văn bản = tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể,  cách kể đó. 1
  2. Trường THCS Lê Quang Cường – Tổ Ngữ văn TT Tác phẩm Tác giả Năm  Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật sáng tác Lòng   thành   kính   và   niềm   xúc  Giọng điệu trang trọng,  động sâu sắc của tác giả  đối với  thiết   tha,   sử   dụng  1. Viếng lăng Bác Viễn Phương 1976 Bác khi vào thăm lăng Bác. nhiều  hình  ảnh   ẩn   dụ  gợi cảm. Tình   cảm   gia   đình   ấm   cúng,  Từ  ngữ, hình  ảnh mộc  truyền   thống   cần   cù,   sức   sống  mạc, đậm chất dân tộc,  2. Nói với con Y Phương Sau 1975 mạnh mẽ  của quê hương và dân  giàu sức gợi cảm. tộc, sự gắn bó với truyền thống. Những cảm nhận tinh tế  của tác  Hình  ảnh thơ  độc đáo,  giả   về   s   ự   chuyển   biến   nhẹ  giàu sức gợi cảm. 3. Sang thu Hữu Thỉnh 1977 nhàng của thiên nhiên từ  cuối hạ  sang thu. Cảm   xúc   trước   mùa   xuân   của  Hình   ảnh   đẹp,   gợi  Mùa xuân nho  thiên  nhiên,   vũ  trụ   và   khát   vọng  cảm, so sánh và  ẩn dụ  4. Thanh Hải 1980 làm mùa xuân nho nhỏ  dâng hiến  sáng   tạo.   Gần   gũi   với  nhỏ cho đời. dân ca. Cuộc sống, chiến đấu của ba cô  ­Chọn   ngôi   kể  gái   thanh   niên   xung   phong   trên  thư  nhất, phù hợp với  một   cao   điểm   ở   tuyến   đường  nội   dung   và   làm   nổi  Trường   Sơn   trong   những   năm  bật tâm trạng của nv. chiến tranh chống Mĩ cứu nước.  ­Ngôn ngữ kể phù hợp  Truyện làm nổi bật tâm hồn trong  tính   cách   nv;   giọng  Những ngôi sao  sáng   giàu   mơ   mộng,   tinh   thần  điệu   tự   nhiên,   trẻ  xa xôi dũng cảm, cuộc sống chiến  đấu  5. Lê Minh Khuê 1971 trung. (trích) đầy   gian   khổ   hi   sinh   nhưng   rất   ­Hầu   hết   dùng   câu  hồn nhiên, lạc quan của họ. ngắn, nhịp nhanh. TH : Phương Định cùng đồng đội  đối mặt với bom đạn, sự  hi sinh  để hoàn thành nhiệm vụ. CĐ:  Ca  ngợi   các   nữ  TNXP   thời  kháng chiến chống Mĩ. 2
  3. Trường THCS Lê Quang Cường – Tổ Ngữ văn B.  PHẦN TIẾNG VIỆT.    Yêu cầu chung :    Xem lại các đơn vị kiến thức đã học của bài KHỞI NGỮ, CÁC THÀNH  PHẦN BIỆT LẬP, LIÊN KẾT CÂU VĂN ­ ĐOẠN VĂN ( lí thuyết + bài thực hành ) Bài tập 1:  Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây:    a) Ông cứ  đứng vờ  vờ xem trang  ảnh chờ  người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này làm ông khổ  tâm hết   sức.   b) ­ Vâng ! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.   c) Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan­xi­păng 3143m  kia mới một mình hơn cháu.   d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.   e) Đối với cháu, thật là đột ngột. Bài tập 2:  Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ  (có thể  thêm trợ từ thì ) : a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được. Bài tập 3: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây: a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, … c) Trong giờ  phút cuối cùng, không còn đủ  sức trăng trối lại điều gì, hình như  chỉ  có tình cha con là  không thể chết được.. d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả  nhẽ  cái bọn ở  làng lại   đốn đến thế được. Bài tập 4: Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi ­ đáp đó hướng đến ai .                                Bầu ơi thương lấy bí cùng,                 Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn Bài tập 5: Tìm thàn phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì. a) Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đừng yên đó thôi. b) Cô bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi). 3
  4. Trường THCS Lê Quang Cường – Tổ Ngữ văn Bài tập 6:   Chỉ ra các phép kiên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau đây: a)     Trường học của chúng ta là trường học của chế  độ  dân chủ  nhân dân, nhằm mục đích đào tạo   những công dân và cán bộ  tốt, những người chủ  tương lai của nước nhà.Về  mọi mặt, trường học   của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.    Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa. b)    Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.     Sự sống ấy tỏa đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn   chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức. c) Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải lài kẻ mạnh. C.  PHẦN TẬP LÀM VĂN. I.  NGHỊ LUẬN XàHỘI.    Yêu cầu chung :              ­  Xác định chính xác vấn đề cần nghị luận.              ­  Luận điểm phải chính xác, rõ ràng; luận cứ phải tiêu biểu, giàu sức thuyết phục.   ­  Lưu ý : Đối với đoạn văn NLXH khoảng một trang giấy thi, thí sinh phải trình bày theo đúng hình   thức của một đoạn văn và nội dung thường biểu đạt một ý hoàn chỉnh.  ­ Cấu trúc đoạn văn gồm: mở đoạn­ khai triển đoạn ­ kết thúc đoạn;  ­ Đoạn văn có câu chủ đề mang nội dung khái quát, ngắn ngọn đứng ở đầu hoặc cuối. Các câu triển  khai đoạn có nhiệm vụ làm sáng tỏ chủ đề của cả đoạn. Câu kết đoạn thường là rút ra ý nghĩa hoặc bài học  nhận thức.  ­ Đoạn văn có thể được trình bày theo các cách: diễn dịch, quy nạp, hoặc tổng­phân­hợp...  + Đoạn diễn dịch : câu đầu tiên sẽ nêu vấn đề cần nghị luận, các câu tiếp theo sẽ triển khai vấn  + câu kết  đoạn.       + Đoạn qui nạp : triển khai vấn đề ngay từ câu đầu; 1,2 câu cuối đoạn sẽ tổng kết, nêu bật vấn đề vừa  nghị luận.                    MỘT    SỐ ĐỀ NGHỊ LUẬN XàHỘI THAM KHẢO  1. Dựa vào chủ  đề  bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, hãy viết một văn bản nghị luận bàn về  lẽ  sống cao đẹp của con người. 2. Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Hantơn, nhà bác học Đacuyn nói về kinh nghiệm thành công  của mình như sau: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng   cách tự học”. Từ câu nói của Đacuyn, hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vai trò   của tự học của học sinh chúng ta hiện nay. 4
  5. Trường THCS Lê Quang Cường – Tổ Ngữ văn 3.  Hiện nay bên cạnh những học sinh có phương pháp học tập tốt thì vẫn còn một số bạn học qua loa,  đối phó. Hãy viết bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này. 4. Quan sát bức tranh sau và trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của mỗi bức tranh bằng một bài văn   ngắn.                                                                                   II.   NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (nghị luận về nhân vật văn học; đoạn thơ, bài thơ )   Yêu cầu chung :     ­  Đọc kĩ đề, xác định chính xác nội dung, đối tượng cần nghị luận    ­  Lập dàn ý trước khi làm bài => bố cục đủ 3 phần; sắp xếp các ý lớn theo trình tự hợp lí.    ­  Với nghị luận về nhân vật văn học :         +  Xác định các đặc điểm chính của nhân vật.           +  Trình bày những nhận xét, đánh giá, bình luận, … liên quan đến những đặc điểm của nhân vật +  chọn dẫn chứng  tiêu biểu, phù hợp chứng minh ( 1 câu văn miêu tả, một lời nói, 1 ý nghĩ của nhân vật, …)            + Chỉ ra và làm sáng tỏ tư tưởng, chủ đề của truyện qua nhân vật + bài học của bản thân.    ­   Với nghị luận về thơ :   + Xác định nội dung chính của đoạn thơ, bài thơ cần phân tích  (vd:  khổ 1 bài Sang thu =>  những dấu  hiệu đầu tiên của thời điểm giao mùa qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ )                                   + Lần lượt phân tích từng ý thơ hoặc từng khổ, từng đoạn thơ ( phân tích cái hay của từ ngữ, cách  dùng từ, dùng biện pháp tu từ; phân tích ý nghĩa nội dung của các hình ảnh thơ; … => vd : khổ 1 bài  Sang thu => cách dùng từ  bỗng, hình như;  phép tu từ nhân hóa; ý nghĩa của hương ổi, gió se,…)                  +  Đưa nhận xét, bình luận, …đan xen trong quá trình phân tích các ý thơ.   +  Bài học  hay suy ngẫm của bản thân rút ra từ chủ đề, tư tưởng của đoạn thơ, bài thơ. 5
  6. Trường THCS Lê Quang Cường – Tổ Ngữ văn   Bài tập  1. Phân tích khổ thơ thứ nhất trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải để thấy cảm xúc dạt dào của  nhà thơ khi thấy mùa xuân về trên quê hương mình. 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ thứ hai trong bài thơ Nói với con của Y Phương (Từ  “  Người đồng mình thương lắm con ơi…” đến “…Nghe con” ).    3.  Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. 4. Bức tranh giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu qua bài “Sang thu” – Hữu Thỉnh. 5. Phân tích vẻ đẹp nhân vật Phương Định trong một lần phá bom qua truyện ngắn  “Những ngôi sao xa   xôi” – Lê Minh Khuê. ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO MÔN: NGỮ VĂN  LỚP 9 Thời gian làm bài:90 phút          I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:          Trong học tập học sinh có xu hướng “học vẹt”, tức là học một cách máy móc những gì   thầy cô đọc cho ghi chép mà không cần hiểu bài học muốn nói gì, vì sao kiến thức đó đúng,   học bài thì không đọc tiêu đề, cứ học ào ào như một cái máy,… Nếu học sinh gặp một câu hỏi   nằm ngoài những gì đã được nghe, được ghi chép, chúng cảm thấy bối rối, khó khăn, không   thể tự suy nghĩ mà tìm ra câu trả lời. Ta cũng nhận ra rằng sự sáng tạo của học sinh ngày nay   kém các thế hệ trước rất nhiều.        Trong gia đình, những đứa con càng ngày càng thiếu ý thức về giá trị của đồng tiền và   công sức lao động, ít giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà dù đó chỉ là việc tự dọn dẹp phòng mình:   Nhiều bạn trẻ thích xài tiền nhưng không nghĩ tiền này do đâu mà có, thức ăn mỗi ngày do ai   nấu, nhà cửa ­ chén đĩa sạch sẽ do ai rửa dọn mỗi ngày, quần áo mình mặc do ai giặt ủi,…?   Nhiều lúc chúng còn trách móc cha mẹ không làm giùm chúng những việc mà đáng lẽ ra chúng   phải tự làm tự chịu trách nhiệm như mang đầy đủ đồ dùng cá nhân khi đi học hoặc đi du lịch,   tự thức dậy đúng giờ, tự lực học tập theo thời khóa biểu,… 6
  7. Trường THCS Lê Quang Cường – Tổ Ngữ văn       Một số trẻ lại thiếu khả năng giao tiếp ứng xử ngoài xã hội, trở nên nhút nhát rụt rè khi   tiếp xúc với người lạ, hoặc nói năng thiếu lễ phép, hoặc quá dạn dĩ trở nên trơ tráo thiếu tôn   trọng người khác, nét mặt thì vênh váo coi trời bằng vung,…      Khi đến tuổi tự lập cần tách khỏi gia đình, nhiều người sẽ  cảm thấy hụt hẫng chới với   thiếu tự tin vào bản thân khi bước vào đời. Họ dần trở nên mất phương hướng khi cuộc sống   thay đổi, khó thích nghi khi gặp tình huống bất ngờ. Hiện nay có nhiều người đỗ  đạt cao có   thể  có bằng thạc sĩ nhưng thiếu bản lĩnh đương đầu với khó khăn không thành công trong   cuộc sống.      Hiện tượng ỷ lại ở giới trẻ là một mầm bệnh nguy hại cần phải loại trừ để tránh sự đi lùi   của xã hội mai sau.                                                                    (Theo “Căn bệnh ỷ lại của giới trẻ”, nguồn Internet) Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, tác hại ghê gớm của căn bệnh ỷ lại đối với giới trẻ thời nay là gì? (Yêu   cầu: Chỉ cần nêu 02 tác hại của căn bệnh ỷ lại) (0,5 điểm) Câu 3. Em có đồng ý với ý kiến: “Hiện tượng  ỷ  lại  ở  giới trẻ là một mầm bệnh nguy hại   cần phải loại trừ để tránh sự đi lùi của xã hội mai sau” không? Tại sao? (1,0 điểm). Câu 4. Xác định 1 phép lặp và 1 phép thế trong văn bản trên? (1,0 điểm). II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm): Câu 1 (2.0 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về  vai trò của tính tự  lập.  Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài “Nói với con” của Y Phương: Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai bé nhỏ đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường 7
  8. Trường THCS Lê Quang Cường – Tổ Ngữ văn Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục) ­ Hết ­ ˜˜˜˜˜˜˜ CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT ! ˜˜˜˜˜˜˜ 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2