Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Tân Bình
lượt xem 3
download
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Tân Bình giúp các em hệ thống kiến thức, rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy khi làm đề thi để chuẩn cho bài kiểm tra học kì 2 sắp tới đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Tân Bình
- TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH KIẾN THỨC TRỌNG TÂM HK2 Họ và tên:………………………………… MÔN SINH HỌC 9 Lớp:…… Năm học: 2018- 2019 BÀI 35: ƯU THẾ LAI 1. Hiện tượng ưu thế lai - Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. - Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ 2. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai Do sự tập trung của các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 VD: AabbCC x aaBBcc F1: AaBbCc ? Tại sao khi lai hai dòng thuần ưu thế lai biểu hiện rõ nhất? Vì: xuất hiện nhiều gen trội ở cơ thể lai F1. ? Tại sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ? Vì: Qua các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp lặn tăng gây ra hiện tượng thoái hoá giống. 3. Các phương pháp tạo ưu thế lai 3.1. PP tạo ưu thế lai ở cây trồng - PP lai khác dòng : tạo hai dòng thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau, thu được F1 có năng suất và phẩm chất tốt. PP này ứng dụng rất thành công ở cây trồng đặc biệt là : Lúa và Ngô VD: Giống ngô lai LVN10 : thời gian sinh trưởng 125 ngày, chịu hạn, chống đổ và kháng sâu bệnh tốt, năng suất 8 – 12 tấn / ha - PP lai khác thứ : kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới VD : Giống lúa DT17 được tạo từ giống lúa DT10 và OM80 : cho năng suất và chất lượng gạo cao 3.2. PP tạo ưu thế lai ở vật nuôi Dùng phép lai kinh tế : cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng F1 làm sản phẩm, không dùng làm giống VD : Lợn lai kinh tế Ỉ Móng Cái x Đại Bạch ? Tại sao không dùng con lai kinh tế làm giống? Vì con lai kinh tế là con lai F1 mang nhiều cặp gen dị hợp, nếu sử dụng làm giống qua các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp lặn tăng gây ra hiện tượng thoái hoá giống. ? Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực/cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn? Do con người hiểu được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính nên có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực/cái. Việc chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực / cái ở vật nuôi phù hợp với mục đích sản xuất, làm tăng hiệu quả kinh tế cao nhất. BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI GIỚI HẠN SINH THÁI. 1. Khái niệm: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. 2. Phân tích sơ đồ giới hạn sinh thái cá rô phi ở VN: *) Phân tích sơ đồ: - Giới hạn chịu đựng của cá rô phi từ +50C đến +420C (thấp hơn hoặc cao hơn khoảng nhiệt độ này cá sẽ chết): + 50C: giới hạn dưới; + 420C: giới hạn trên - Khoảng thuận lợi : cá sinh trưởng tốt. - Điểm cực thuận (+300C): nhiệt độ tối ưu để cá sinh trưởng tốt nhất. 1
- BÀI 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT. 1. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật. Ví dụ: - Những cây mọc trong rừng ánh sáng yếu nên có thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn, các cành phía dưới sớm bị rụng (hiện tượng tỉa cành tự nhiên) - Những cây mọc nơi trống trải ánh sáng mạnh nên có thân thấp, nhiều cành và tán rộng Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng? Các cành phía dưới tán cây rừng thiếu ánh sáng nên khả năng quang hợp của lá yếu, tạo được ít chất hữu cơ không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp nên các cành đó bị khô héo dần và rụng sớm. Mỗi loại cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Có nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng: Đặc Cây ưa sáng Cây ưa bóng điểm Bao gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, ánh Nơi Bao gồm những cây sống nơi quang đãng. sáng tán xạ như cây sống dưới tán của cây khác, phân bố cây trồng làm cảnh đặt ở trong nhà. Cây mọc nơi trống trải có cành phát triển đều ra các hướng. Cây thuộc tầng trên của Thân cây thấp, phụ thuộc vào chiều cao của tầng Thân tán rừng có thân cao, cành cây tập trung ở cây và các vật che chắn bên trên. cây phần ngọn. Thân cây có vỏ mỏng, màu thẫm. Thân cây có vỏ dày, màu nhạt. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có lớp tế bào mô Phiến lá dày, có nhiều lớp tế bào mô giậu. giậu. Lá cây Lá cây có màu xanh nhạt. Hạt lục lạp có Lá cây có màu xanh sẫm. Hạt lục lạp có kích kích thước nhỏ. thước lớn. Cách Lá thường xếp nghiêng, nhờ đó tránh bớt Lá nằm ngang để nhận được ánh sáng nhiều hơn xếp lá những tia sáng chiếu thẳng vào bề mặt lá. Quang hợp đạt mức độ cao nhất trong môi Quang hợp đạt mức độ cao nhất trong môi trường Quang trường có cường độ chiếu sáng cao. có cường độ chiếu sáng thấp. Hợp Cây có khả năng điều tiết đóng mở khí Khả năng điều tiết đóng mở khí khổng kém. khổng một cách linh hoạt. Cây thông, cây họ lúa (lúa, ngô, lúa mì…), Cây họ gừng(gừng, nghệ, riềng…), cà phê, lá lốt, Ví dụ cây họ đậu (cây đậu xanh, đậu đen,…) vạn niên thanh…. Con người vận dụng hiểu biết về đặc tính của mỗi loài cây để trồng trong điều kiện ánh sáng phù hợp. Ví dụ: vừa tròng cây ưa sáng xen với cây ưa bóng trong 1 khu vườn tăng năng suất cây trồng. 2. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật: - Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật - Định hướng di chuyển trong không gian - Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. - Giúp ĐV điều hòa thân nhiệt. Có nhóm động vật ưa sáng và có nhóm động vật ưa tối: - Nhóm động vật ưa sáng: bao gồm những động vật hoạt động ban ngày. VD: trâu, bò, gà, dê…. - Nhóm động vật ưa tối: bao gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất, hay ở vùng nước sâu như đáy biển. VD: dơi, cú, vạc, giun đất, dế, sao biển, …. 2
- BÀI 43:ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT. 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật. Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0-50ºC. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao. Ví dụ: Thực vật: cây ở miền nhiệt đới lá có lớp cutin dày (hạn chế thoát hơi nước), thân và rễ có lớp bần mỏng: cây ở vùng ôn đới mùa đông thường rụng lá (giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh), thân và rễ có lớp bần dày. Động vật: Thú ở vùng nhiệt đới: lông sẫm màu, mỏng, ngắn, thưa Thú ở cùng lạnh: có lông sáng màu, dày, dài; hay có những tập tính: chui vào hang, ngủ đông…. Sinh vật được chia thành 2 nhóm: sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt. Sinh vật hằng nhiệt Sinh vật biến nhiệt Có tº cơ thể không phụ thuộc vào môi trường. Có tº cơ thể phụ thuộc vào tº môi trường. Gồm các động vật có tổ chức cao. VD: chim, thú, Gồm vi sinh vật, nấm, thực vật và động vật không người xương sống, cá, ếch, bò sát. 2. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật - Thực vật và động vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường độ ẩm khác nhau - Thực vật được chia thành 2 nhóm: thực vật ưa ẩm và chịu hạn. - Động vật cũng có 2 nhóm: động vật ưa ẩm và ưa khô. Phân biệt cây sống nơi ẩm ướt với cây sống nơi khô hạn: Cây sống nơi ẩm ướt Cây sống nơi khô hạn, nắng nhiều Thiếu ánh sáng Nhiều ánh sáng - Phiến lá mỏng, bản lá - Phiến lá dày, bản lá - Lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai, rộng, mô dậu kém phát dẹp, mô dậu phát triển. hoặc bề mặt lá phủ lớp lông hoặc sáp (giảm sự triển. - Rễ nông thoát hơi nước); cơ thể mọng nước ( dự trữ nước) - Rễ nông. - Rễ đâm sâu xuống đất hoặc lan rộng và nông (để tìm nguồn nước, hứng sương đêm) BÀI 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT. 1. Quan hệ cùng loài. Các sinh vật cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các nhóm cá thể. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau dẫn tới một số cá thể tách ra khỏi nhóm. Quan hệ Đặc điểm Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau tạo thành nhóm để hỗ trợ lẫn nhau. Hỗ trợ VD: nhóm cây thông, đàn chó sói, đàn trâu rừng…. Cạnh Khi nguồn thức ăn không đủ cho nhóm, các cá thể trong nhóm tranh giành nhau thức ăn, tranh nơi ở, con đực giành con cái,… 2. Quan hệ khác loài Trong mối quan hệ khác loài, các sinh vật hoặc hỗ trợ hoặc đối địch nhau. Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi( hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật. Trong quan hệ đối địch, một bên sinh vật được hưởng lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại. Quan hệ Đặc điểm Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. Hỗ trợ Cộng sinh VD: nấm và tảo trong địa y; Vi khuẩn trong rễ cây họ đậu; Trùng roi cộng sinh trong ruột mối; vi khuẩn sống trong ruột người 3
- Sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn một bên không Hội sinh có lợi và cũng không có hại. VD: địa y và cây gỗ; cá ép và rùa biển, cây phong lan và cây gỗ lớn,… Các sinh vật tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của Cạnh tranh môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. VD: cỏ và lúa; dê và bò; … Sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu từ Đối Kí sinh, nửa sinh vật đó địch kí sinh VD: giun đũa, giun kim kí sinh trong cơ thể người; đỉa nửa kí sinh; dây tơ hồng, cây tầm gửi sống bám trên thân cây khác…. Gồm các trường hợp: động vật ăn động vật khác; động vật ăn thực vật; thực Sinh vật ăn vật ăn động vật… sinh vật khác VD: hổ ăn thịt hươu nai; cây nắp âm bắt côn trùng…. Ứng dụng thực tiễn sản xuất BÀI 47: QUẦN THỂ SINH VẬT 1. Khái niệm. Quần thể sinh vật tập hợp các sinh vật: Cùng loài; Cùng sinh sống trong khoảng không gian, thời gian nhất định; Có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới Ví dụ: đàn kiến, khóm tre, đàn ong, đàn trâu rừng… 2. Những đặc điểm cơ bản của quần thể. a. Tỉ lệ giới tính Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa cá thể đực / cá thể cái. Trung bình thường là 50/50 Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo lứa tuổi của cá thể, phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa các cá thể đực và cái. b. Thành phần nhóm tuổi: QTSV bao gồm đầy đủ 3 thành phần nhóm tuổi: - Nhóm tuổi trước sinh sản: làm tăng khối lượng và kích thước của quần thể. - Nhóm tuổi sinh sản: quyết định mức sinh sản của quần thể. - Nhóm tuổi sau sinh sản: không còn khả năng sinh sản, không ảnh hưởng tới quần thể. c. Mật độ quần thể: - Khái niệm: Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. - Ví dụ: + Mật độ sâu rau: 2 con/1 m2 ruộng rau + Mật độ tảo xoắn: 0,5gam/ 1m3 nước ao - Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. Mật độ quần thể tăng khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào; mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động bất thường của điều kiện sống như: lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh… BÀI 48: QUẦN THỂ NGƯỜI 1. Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác: QT người có những đặc điểm sinh học như những QTSV khác. QT người còn mang những đặc trưng về kinh tế - xã hội mà QTSV khác không có (văn hóa, giáo dục, pháp luật, kinh tế,…) Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy. 2. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người. 2.1. Người ta chia dân số thành nhiều nhóm tuổi khác nhau: - Nhóm tuổi trước sinh sản: từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi - Nhóm tuổi sinh sản và lao động: từ 15 tuổi đến 64 tuổi 4
- - Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc: từ 65 tuổi trở lên. 2.2. Các nhóm tuổi trên được biểu diễn trên biểu đồ tháp tuổi (tháp dân số) Phân biệt tháp dân số trẻ và tháp dân số già: Tháp dân số trẻ (dạng phát triển) Tháp dân số già (dạng ổn định) Đáy rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn: Đáy hẹp, cạnh tháp gần như thẳng đứng và đỉnh biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong cao, tuổi thọ trung tháp nhọn: biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong bình thấp thấp, tuổi thọ trung bình cao 3. Tăng dân số và phát triển xã hội 3.1. Hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh : Thiếu nơi ở Ô nhiễm môi trường Thiếu lương thực Chậm phát triển kinh tế Thiếu trường học, bệnh viện Tắc nghẽn giao thông 3.2. Vì sao cần phải phát triển dân số hợp lí: Phát triển dân số hợp lý: Không để dân số tăng nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác, … 3.3. Mục tiêu pháp lệnh dân số ở Việt Nam: (Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý): - Đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. - Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hòa với sự phát triển của kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường của đất nước: vận động mỗi gia đình chỉ có 1 – 2 con. BÀI 50: HỆ SINH THÁI 1. Thế nào là một hệ sinh thái? 1.1. Khái niệm: hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã( sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. 1.2. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau: 3. Các thành phần vô sinh như: đất đá, nước, thảm mục… 4. Sinh vật sản xuất là thực vật. 5. Sinh vật tiêu thụ gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt 6. Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm…. 1.3. Vận dụng: Quan sát hình 50.1 và trả lời các câu hỏi SGK trang 150: a. Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong HST rừng? Thành phần vô sinh: đất, đá, lá rụng, mùn hữu cơ, nhiệt độ, ánh sáng…. Thành phần hữu sinh; cây cỏ, cây gỗ, hươu, hổ, chuột, cầy, bọ ngựa, sâu, nấm,… b. Lá và cành cây mục là thức ăn của những sinh vật nào? : vi khuẩn, giun đất, nấm… c. Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng?: cung cấp thức ăn, nơi trú ẩn, nơi sinh sản, khí hậu ôn hòa… d. Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật?: động vật ăn thực vật, thụ phấn, phát tán, tạo phân bón cho thực vật… e. Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật? Tại sao?: động vật mất nơi ở, thức ăn, nơi trú ẩn, nguồn nước, khí hậu khô hạn… nhiều loài sinh vật (nhất là sinh vật ưa ẩm) sẽ bị chết. 2. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Các sinh vật trong quần xã gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó quan hệ dinh dưỡng có vai trò quan trọng được thể hiện qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. 1. Chuỗi thức ăn: là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ. 5
- VD: Cây cỏ Sâu Gà Cáo 2. Lưới thức ăn: gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần chủ yếu là: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. 3. Vận dụng: Sâu Gà Cáo Cây cỏ Bọ ngựa Rắn Vi sinh vật, nấm Hươu Hổ Mắt xích chung: cây cỏ, sâu, bọ ngựa, gà, rắn, hổ, vi khuẩn, nấm. Các thành phần hệ sinh thái: - Sinh vật sản xuất: cây cỏ - Sinh vật tiêu thụ: sâu, gà, cáo, bọ ngựa, rắn, hươu, hổ - Sinh vật phân giải: vi sinh vât, nấm BÀI 54 – 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm - Ô nhiễm do các chất thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt - Ô nhiễm do chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học - Ô nhiễm do các chất phóng xạ - Ô nhiễm do các chất thải rắn - Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh Lưu ý: Với mỗi tác nhân HS cần chỉ ra được: + Nguyên nhân (nguồn gốc phát sinh) + Hậu quả (tác hại) + Biện pháp hạn chế 2. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. - Xây dựng công viên, trồng nhiều cây xanh. - Sử dụng các nguồn năng lượng sạch không gây ô nhiễm: mặt trời, gió,…. - Cải tiến các công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm. - Xử lí chất thải công ngiệp và chất thải sinh hoạt. - Tuyên truyền và giáo dục mọi người có ý thức về phòng chống ô nhiễm môi trường. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn