intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên

  1. UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA TRƯỜNG THCS PHƯỚC NGUYÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC KÌ II Năm học: 2021 – 2022 MÔN: SINH HỌC 8 A/ Tự luận: Câu 1: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Cho ví dụ? Để có phản xạ học tập tốt, người học sinh cần rèn luyện những gì? - Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có không cần phải học tập. Ví dụ: ……………………………………………………………………………. (Lấy ít nhất 3 ví dụ) - Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện. Ví dụ: ……………………………………………………………………………. (Lấy ít nhất 3 ví dụ)  Để có phản xạ học tập tốt: - Phối hợp các giác quan và hoạt động tổng hợp: Nghe, nhìn, viết, đọc, nói,…. - Thực hiện ghi nhớ bằng nhiều cách - Xây dựng ý thức tự học tập, đào tạo bản thân, - Thực hành ôn, luyện, rèn tập cho các kỹ năng: nghe, viết, đọc, nói. Câu 2: Phân biệt các tật cận thị và tật viễn thị của mắt? Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiễu Các tật của mắt Nguyên nhân Cách khắc phục Cận thị là tật mà mắt chỉ - Bẩm sinh: Cầu mắt dài - Đeo kính mặt lõm có khả năng nhìn gần - Thể thuỷ tinh quá phồng do (Kính phân kì hay kính không giữ đúng khoảng cách khi cận) đọc sách. Viễn thị là tật mà mắt chỉ - Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn. - Đeo kính mặt lồi (Kính
  2. có khả năng nhìn xa - Do thể thuỷ tinh bị lão hóa hội tụ hay kính viễn) - Không nên đọc sách ở những nơi thiếu ánh sáng là để tránh cho mắt phải điều tiết quá nhiều, lâu dần gây tật cho mắt. - Không nên đọc sách trên tàu xe bị xóc là vì ta không thể giữ cố định được khoảng cách phù hợp giữa sách và mắt, làm mắt phải điều tiết liên tục, gây hại cho mắt. Câu 3. Để tránh được những tác động xấu có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, theo em cần thực hiện các yêu cầu nào? - Phải đảm bảo giấc hằng ngày đầy đủ - Làm việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lí - Sống thanh thản, tránh lo âu phiện muộn - Tránh sử dụng các chất có hại cho hệ thần kinh. Câu 4: So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Tại sao nói tuyến sinh dục là tuyến pha? *Giống nhau: Các tế bào tuyến đều tạo ra sản phẩm tiết. * Khác nhau: Tuyến ngoại tiết Tuyến ngoại tiết - Có ống dẫn  chất tiết đổ ra ngoài - Không có ống dẫn  chất tiết ngấm thẳng vào máu - Lượng chất tiết ra nhiều nhưng có hoạt - Lượng chất tiết ra ít nhưng có hoạt tính tính yếu. mạnh. - Không có tác dụng điều khiển, điều hòa, - Có tác dụng điều khiển, điều hòa, phối phối hợp hoạt động của các cơ quan. hợp hoạt động của các cơ quan.  Tuyến sinh dục là tuyến pha vì nó đồng thời thực hiện 2 chức năng đó là :sản sinh giao tử, tiết các chất hỗ trợ sinh dục (ngoại tiết) và tiết hoocmon (nội tiết) gây biến đổi đặc tính sinh dục đặc trưng ở tuổi dậy thì Câu 5: Tại Việt Nam, theo thống kê (báo Dân trí mục Sức khỏe), mỗi năm cả nước vẫn còn gần 6.000 ca nạo phá thai tuổi vị thành niên gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
  3. Bằng hiểu biết của mình, em hãy cho biết những ảnh hưởng của có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên ? Bản thân em phải làm gì để điều đó không xảy ra ? *Ảnh hưởng của có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên - Mang thai ở tuổi này có nguy cơ tử vong cao : + Dễ sảy thai, đẻ non, thường sót nhau, băng huyết, nhiễm khuẩn. + Nếu sinh ra con thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ tử vong. + Nếu phải nạo dẫn tới vô sinh vì dính tử cung, tắc vòi trứng hoặc chửa ngòai dạ con, gây vỡ tử cung khi chuyển dạ lần sinh sau… - Có nguy cơ phải bỏ học, ảnh hưởng tới tiền đồ, sự nghiệp, hạnh phúc gia đình trong tương lai * Để điều đó không xảy ra cần: - Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh - Không xem các băng hình, sách báo đồi trụy - Tránh quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên, trước hôn nhân...... Câu 6: a. Theo em trong khẩu phần ăn hàng ngày của bản thân cần phải bổ sung thành phần muối khoáng nào để phòng chống bệnh bướu cổ? b. Hãy giải thích tác dụng của việc làm trên? a. Cần bổ sung thành phần muối Iốt. b. Giải thích Khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hằng ngày, tuyến giáp không tiết ra tirôxin (TH), tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân của bệnh bướu cổ. Câu 7: Những đặc điểm tiến hoá của bộ não người thể hiện ở cấu tạo của đại não như thế nào ? - Đại não người rất phát triển rất mạnh, che lấp các phần còn lại của bộ não. - Bề mặt đại não có nhiều nếp gấp do có các rãnh và các khe ăn sâu vào bên trong tăng diện tích của vỏ não. - Vỏ não người xuất hiện các vùng hiều chữ viết, hiểu tiếng nói, vùng vận động ngôn ngữ liên quan đến sự hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai là tiếng nói và chữ viết do kết quả quá trình lao động xã hội của con người. B/ Trắc nghiệm:
  4. Câu 1. Hầu hết các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não và các phần dưới của não đều bắt chéo ở A. hành tủy hoặc tủy sống. B. não trung gian hoặc trụ não. C. tủy sống hoặc tiểu não. D. tiểu não hoặc não giữa. Câu 2. Kính hội tụ còn có tên gọi khác là A. kính râm. B. kính cận. C. kính lão. D. kính lúp. Câu 3. Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người? A. Hứng sóng âm và hướng sóng âm B. Xử lí các kích thích về sóng âm C. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian D. Truyền sóng âm về não bộ Câu 4. Khi tác động lên một cơ quan, phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm có tác dụng: A. Tương tự nhau B. Giống hệt nhau C. Đối lập nhau D. Đồng thời với nhau Câu 5. Khi bụi vào mắt, ta thường dụi mắt làm mắt đỏ lên, bụi đã lọt vào phần nào của mắt? A. Màng giác B. Màng cứng C. Màng mạch D. Màng lưới Câu 6. Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa? A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau. B. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này. C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa. D. Tất cả các phương án trên Câu 7. Tại sao phải tránh tiếp xúc với nơi có tiếng ồn mạnh hoặc tiếng động mạnh thường xuyên? A. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
  5. B. Vì dễ gây viêm tai dẫn đến nghe không rõ. C. Vì làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ. D. Vì làm thủng màng nhĩ dẫn đến bị điếc. Câu 8. Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố? A. Co chân lại khi bị kim châm B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc Câu 9: Hệ thống tín hiệu thứ hai của sự vật bao gồm những yếu tố nào ? A. Tiếng nói và chữ viết B. Thị giác và thính giác C. Âm thanh và hành động D. Màu sắc và hình dáng Câu 10. Phản xạ nào dưới đây có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai? A. Chảy nước miếng khi có ai đó nhắc đến từ “me” B. Bỏ chạy khi có còi báo động cháy C. Nổi gai ốc khi đi qua nghĩa địa D. Dừng lại trước ngã tư khi nhìn thấy đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng Câu 11. Tại sao không nên làm việc quá sức và thức quá khuya? A. Vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động của các hệ cơ quan khác. B. Vì sẽ ảnh hưởng đến người khác. C. Vì ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cơ thể. D. Vì thức khuya sẽ dẫn đến béo phì. Câu 12. Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết có tên gọi là gì ? A. Kháng nguyên B. Hoocmôn C. Enzim D. Kháng thể Câu 13. Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác? A. Tuyến sinh dục B. Tuyến yên C. Tuyến giáp D. Tuyến tuỵ
  6. Câu 14. Hiện tượng “người khổng lồ” có liên quan mật thiết đến việc dư thừa hoocmôn nào? A. GH B. FSH C. LH D. TSH Câu 15: Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt hoặc rối loạn hoạt tính của hoocmôn nào dưới đây? A. GH B. Glucagôn C. Insulin D. Ađrênalin Câu 16: Ở nữ giới, hoocmôn nào có tác dụng sinh lí tương tự như testôstêrôn ở nam giới? A. Ađrênalin B. Insulin C. Prôgestêrôn D. Ơstrôgen Câu 17. Bộ phận nào của cơ quan sinh dục nam sản xuất sinh trùng? A. Dương vật. B. Túi tinh. C. Tinh hoàn. D. Bìu. Câu 18. Ở nữ giới, trứng sau khi thụ tinh thường làm tổ ở đâu? A. Buồng trứng B. Âm đạo C. Ống dẫn trứng D. Tử cung Câu 19: Khi nào thì cơ thể nữ bắt đầu sản sinh trứng? A. Mới sinh ra B. Tuổi dậy thì C. Tuổi trưởng thành D. Bất kể khi nào Câu 20. Thai nhi thực hiện quá trình trao đổi chất với cơ thể mẹ thông qua bộ phận nào? A. Buồng trứng B. Ruột C. Nhau thai D. Ống dẫn trứng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2