Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông
lượt xem 3
download
"Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông" sẽ cung cấp cho bạn lý thuyết và bài tập về môn Vật lý lớp 9, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông
- UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II MÔN: VẬT LÍ 9 Năm học: 2023 – 2024 I. TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG III: QUANG HỌC Câu 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường A. Bị hắt trở lại môi trường cũ. B. Bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai. C. Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai. D. Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Câu 2: Pháp tuyến là đường thẳng A. Tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới. B. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường góc vuông tại điểm tới. C. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới. D. Song song với mặt phân cách giữa hai môi trường. Câu 3: Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng? A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới. B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới. C. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới. D. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn. Câu 4: Khi tia sáng đi từ trong không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì A. chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng. B. chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng. C. có thể đồng thời xảy ra hiện tượng khúc xạ và hiện tượng phản xạ ánh sáng. D. không thể đồng thời xảy ra hiện tượng khúc xạ và hiện tượng phản xạ ánh sáng. Câu 5: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi: A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới. B. tia khúc xạ và tia tới. C. tia khúc xạ và mặt phân cách. D. tia khúc xạ và điểm tới. Câu 6: Điều nào SAI khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Trường THCS Dương Nội
- A. Tia khúc xạ và tia tới cùng nằm trong mặt phẳng tới. B. Góc tới tăng dần, góc khúc xạ cũng tăng dần. C. Nếu tia sáng đi từ môi trường nước sang môi trường không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới. D. Nếu tia sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước thì góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. Câu 7: Khi ánh sáng truyền từ không khí vào thủy tinh thì A. Góc khúc xạ không phụ thuộc vào góc tới. B. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. C. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ giảm. D. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ tăng Câu 8: Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới. B. Tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến. C. Tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 30°. D. Góc khúc xạ vẫn nằm trong môi trường nước. Câu 9: Một tia sáng đi từ không khí vào một khối chất trong suốt. Khi góc tới i = 45° thì góc khúc xạ r = 30°. Khi tia sáng truyền ngược lại với góc tới i = 30° thì A. Góc khúc xạ r bằng 45°. B. Góc khúc xạ r lớn hơn 45°. C. Góc khúc xạ r nhỏ hơn 45°. D. Góc khúc xạ r bằng 30°. Câu 10: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’; ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính, ảnh A’B’ A. là ảnh thật, lớn hơn vật. B. là ảnh ảo, nhỏ hơn vật. C. ngược chiều với vật. D. là ảnh ảo, cùng chiều với vật. Câu 11: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là A. ảnh ảo ngược chiều vật. B. ảnh ảo cùng chiều vật. C. ảnh thật cùng chiều vật. D. ảnh thật ngược chiều vật. Câu 12: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh đó là A. thật, ngược chiều với vật. B. thật, luôn lớn hơn vật. C. ảo, cùng chiều với vật. D. thật, luôn cao bằng vật. Câu 13: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d > 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là Trường THCS Dương Nội
- A. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. C. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. D. ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật. Câu 14: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. D. ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật. Câu 15: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’. Ảnh của điểm M là trung điểm của AB nằm A. trên ảnh A’B’ cách A’ một đoạn AB/3. B. tại trung điểm của ảnh A’B’. C. trên ảnh A’B’ và gần với điểm A’ hơn. D. trên ảnh A’B’ và gần với điểm B’ hơn. Câu 16: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều cao bằng vật AB thì A. OA = f. B. OA = 2f. C. OA > f. D. OA < f. Câu 17: Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ bao giờ cũng A. cùng chiều, nhỏ hơn vật B. cùng chiều với vật C. ngược chiều, lớn hơn vật D. ngược chiều với vật Câu 18: Khi một vật đặt rất xa thấu kính hội tụ, thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng A. bằng tiêu cự. B. nhỏ hơn tiêu cự. C. lớn hơn tiêu cự. D. gấp 2 lần tiêu cự. Câu 19: Ảnh của một vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính A. 8 cm. B. 16 cm. C. 32 cm. D. 48 cm. Câu 20: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Điểm A nằm trên trục chính, cho ảnh thật A’B’ nhỏ hơn vật thì AB nằm cách thấu kính một khoảng A. OA < f. B. OA > 2f. C. OA = f. D. OA = 2f. Câu 21: Một vật thật muốn có ảnh ngược chiều và bằng vật qua thấu kính hội tụ thì vật phải A. đặt sát thấu kính. B. nằm cách thấu kính một đoạn f. C. nằm cách thấu kính một đoạn 2f. D. nằm cách thấu kính một đoạn nhỏ hơn f. Câu 22. Tia sáng truyền tới quang tâm của thấu kính hội tụ thì cho tia ló A. truyền thẳng. B. lệch về phía tiêu điểm chính ảnh. C. song song với trục chính. Trường THCS Dương Nội
- D. hội tụ về tiêu điểm phụ ảnh. Câu 23. Sự tạo ảnh bởi thấu kính không đúng là A. Với thấu kính hội tụ, khi vật thật ở ngoài khoảng từ quang tâm đến tiêu điểm vật, ảnh ngược chiều với vật. B. Với thấu kính hội tụ, khi vật ở trong khoảng từ quang tâm đến tiêu điểm vật, ành ngược chiều với vật. C. Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh cùng chiều với vật. D. Với thấu kính phân kì, ảnh của vật thật luôn luôn nhỏ hơn vật. Câu 24. Đặt một vật sáng thẳng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ L. A. Ảnh là ảnh thật. B. Ảnh là ảnh ảo. C. Không đủ dữ kiện để xác định ảnh là ảo hay thật. D. Ảnh lớn hơn vật. Câu 25. Với một thấu kính hội tụ, ảnh ngược chiều với vật A. khi vật là vật thật. B. khi ảnh là ảnh ảo. C. khi vật thật ở ngoài khoảng tiêu cự. D. chỉ có thể trả lời đúng khi biết vị trí cụ thể của vật. II. TỰ LUẬN Câu 1. Trong hình vẽ, xy là trục chính của thấu kính L, A là vật điêm thật, A' là ảnh của A tạo bởi thấu kính. Đây là thấu kính gì bằng cách vẽ hãy xác định vị trí đặt thấu kính và 2 tiêu điểm của thấu kính Câu 2:Một vật sáng AB = 5 cm có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ (TKHT) điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 20cm. Thấu kính có tiêu cự 10cm. a) Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính b) Đó là ảnh thật hay ảnh ảo, vì sao? c) Ảnh cách thấu kính bao nhiêu xentimet? Tính chiều cao ảnh. Câu 3: Một vật sáng AB hình mũi tên cao 6cm đặt trước một thấu kính, vuông góc với trục chính (∆) và A thuộc (∆). Ảnh của AB qua thấu kính ngược chiều với AB và có chiều cao bằng 2/3 AB a) Thấu kính này là thấu kính gì? Vì sao? b) Cho biết ảnh A’B’ của AB cách thấu kính 18cm. Vẽ hình và tính tiêu cự của thấu kính? Câu 4.Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp có 500 vòng, cuộn thứ cấp 40 000 vòng, đựợc đặt tại nhà máy phát điện. a) Cuộn dây nào của máy biến thế được mắc vào 2 cực máy phát? vì sao? Trường THCS Dương Nội
- b) Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp hiệu điện thế 400V.Tính HĐT ở hai đầu cuộn thứ cấp? c) Dù n g má y biế n thế trên để tăng á p rồ i tải một công suất điện 1 000 000 W bằng đường dây truyền tải có điện trở là 40. Tính công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây? Câu 5: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4 500 vòng, cuộn thứ cấp có 225 vòng a) Máy biến thế trên là máy tăng thế hay hạ thế? Vì sao? b) Nếu đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V, thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là bao nhiêu? Câu 6: Một máy phát điện xoay chiều cho một hiệu điện thế ở hai cực của máy là 2500V. Muốn tải điện đi xa người ta phải tăng hiệu điện thế lên thêm27500V bằng cách sử dụng một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp là 2000 vòng. a) Tính số vòng dây của cuộn thứ cấp. b) Khoảng cách từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ là 100km, công suất điện cần truyền là 300kW. Tính công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây, biết cứ mỗi km dây dẫn có điện trở 0,2Ω. Câu 7: Chiếu một chùm sáng hẹp từ không khí đến mặt nước. Kết quả thu được chùm tia khúc xạ vuông góc với chùm tia phản xạ (coi chùm tia sáng hẹp như 1 tia sáng). Xác định góc tới? Câu 8:Một cái gậy dài 2 m cắm thẳng đứng ở đáy hồ. Gậy nhô lên khỏi mặt nước 0,5 m. Ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống hồ theo phương hợp với pháp tuyến của mặt nước góc 60°. Biết chiết suất của nước là n = 4/3. Tìm chiều dài bóng của cây gậy in trên đáy hồ. Trường THCS Dương Nội
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 86 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn