intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập Quản trị chiến lược

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:43

69
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Đề cương ôn tập Quản trị chiến lược" được chia sẻ dưới đây cung cấp đến bạn các câu hỏi tổng quan kiến thức về môn Quản trị chiến lược. Tài liệu có đi kèm đáp án giúp bạn ôn tập, hệ thống kiến thức nhanh và đầy đủ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập Quản trị chiến lược

  1. Contents Tại sao các doanh nghiệp cần phải quản trị chiến lược? Nhận xét về công tác quản trị chiến  lược tại các doanh nghiệp trong một ngành nào đó hiện nay.    Đầu tiên, chúng ta cần hiểu được khái niệm về quản trị chiến lược. Có  rất nhiều tác giả đưa ra  các khái niệm về  nó nhưng tổng quát chúng ta có thể  hiểu quản trị  chiến lược là quá trình nghiên  cứu các môi trường, hoạch định các mục tiêu của tổ  chức; đề  ra, thực hiện và kiểm tra các quyết   định để đạt được mục tiêu nhằm tăng lợi thế cho doanh nghiệp.    Quản trị chiến lược được thực hiện qua bốn giai đoạn chính: ­ Phân tích tình hình: Bao gồm cả môi trường bên trong và bên ngoài. Phân tích này thường tính luôn  cả  phân tích chính trị, môi trường, xã hội, công nghệ; phân tích những yếu tố   ảnh hưởng đến tổ  chức và phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. ­ Xây dựng chiến lược: Bao gồm việc xác định sứ  mệnh, thiết lập các mục tiêu, đề  ra các chiến   lược, chính sách. ­ Triển khai thực hiện chiến lược: Bao gồm các chương trình hành động, ngân sách, quy trình. ­  Đánh giá và kiểm soát: Bao gồm tất cả  việc đánh giá kết quả  và đưa ra những hiệu chỉnh cần   thiết.      Đảm bảo thực hiện các giai đoạn trong quá trình quản trị  chiến lược nêu ra trên đây, sẽ  giúp   doanh nghiệp có thể phát triển ổn định, lâu bền.        Joel Ross & Michael Kami  với câu nói nổi tiếng : “Thiếu vắng một chiến lược, một tổ  chức   giống như một con thuyền không có bánh lái.” Qua đó ta thấy được quản trị chiến lược giữ vai trò  quan trọng đối với doanh nghiệp. Thứ  nhất, giúp các doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn chiến  lược, sứ  mạng (nhiệm vụ) và mục tiêu của mình.  Các nhà quản trị  có thể  dự  báo được các xu  hướng biến động của môi trường kinh doanh và xác định nơi nào mà doanh nghiệp cần đi đến trong  tương lai, những gì cần phải làm để đạt được những thành quả lâu dài. Thứ hai, quản trị chiến lược  giúp doanh nghiệp luôn có các chiến lược tốt, thích nghi với môi trường. Chiến lược được hình   thành dựa vào các thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và được lựa chọn theo một tiến  trình mang tính khoa học. Đồng thời, trong quá trình quản trị chiến lược, các nhà quản trị luôn luôn   giám sát những biến động của môi trường kinh doanh và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.  Thứ  ba, Quản trị  chiến lược giúp doanh nghiệp chủ  động trong việc ra quyết định nhằm khai thác kịp   thời các cơ hội và ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro trong môi trường bên ngoài, phát huy các điểm  mạnh và giảm các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp.   Dưới thách thức của biến đổi môi trường  doanh nghiệp có thể  dự báo các cơ hội có khả năng xuất hiện để chuẩn bị kế hoạch hoặc khi gặp  nguy cơ, các nhà quản trị  có thể  chủ  động tác động vào môi trường để  giảm bớt rủi ro hoặc chủ  động né tránh. Mặt khác, khi môi trường thay đổi điểm mạnh sẽ nhanh chóng trở thành điểm yếu và  1
  2. có nguy cơ  bị  đối thủ  cạnh tranh khai thác  nên  nếu quản trị  chiến lược, hệ  thống thông tin của  doanh nghiệp luôn rà soát điểm mạnh, điểm yếu để nhà quản trị có cơ sở tận dụng các điểm mạnh   nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời có kế hoạch làm giảm các điểm yếu để hạn chế rủi ro.  Cuối cùng, Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả  cao hơn so với không quản   trị. Việc vận dụng quản trị chiến lược sẽ giảm bớt rủi ro gặp phải các vấn đề  trầm trọng và tăng   khả năng của doanh nghiệp trong việc tranh thủ các cơ hội trong môi trường khi chúng xuất hiện.     Rất nhiều Doanh nghiệp đã nhận thức sai lầm rằng khi hoạt động kinh doanh đang tiến triển tốt   đẹp thì chưa cần xây dựng chiến lược phát triển. Vấn đề ở chỗ chúng ta đang hoạt động trong bối  cảnh thế giới thay đổi rất quá nhanh: nhận thức của khách hàng, công nghệ, nguồn lực … thay đổi   chóng mặt từng ngày. Mọi thứ sẽ trở  nên lỗi thời và tồi tệ  đi rất nhanh, kéo theo doanh thu giảm,   chi phí gia tăng và cả  sự  đình trệ. Như  vậy, một Doanh nghiệp thông minh sẽ  không chờ  đến khi   trời mưa mới lo sửa mái. Việc xây dựng chiến lược cũng giống như  việc giữ  gìn sức khỏe cho   doanh nghiệp: không bao giờ là quá đủ, kết quả không nhìn thấy ngay nhưng đó là việc cần ưu tiên   trước mắt.       Nhìn chung, quản trị  chiến lược  đề  ra những mục tiêu cụ  thể. Hoàn thành những mục tiêu đó  chính là đạt được mục đích của mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty. Vì vậy nó là một công cụ hiệu quả  đối với bất cứ  một doanh nghiệp, công ty nào muốn tiến xa, tiến nhanh và chắc chắn trên con   đường phát triển của mình. * Công tác quản trị chiến lược của Vinamilk Việt Nam Công ty sữa Vinamilk có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, tên gọi khác: Vinamik. Đây  là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy   móc liên quan tại Việt Nam. Hiện đang là một doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các   sản phẩm từ sữa tại Việt Nam.  1. Phân tích môi trường của công ty và các đơn vị  thành viên từ  đó xác định những cơ  hội, đe dọa,   điểm mạnh và điểm yếu của công ty. ­ Phân tích môi trường bên ngoài. ­ Phân tích môi trường ngành. ­ Phân tích môi trường bên trong. 2. Đi đến thống nhất Tầm nhìn, Sứ mạng, và các Giá trị cốt lõi ­ Tầm nhìn:“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe  phục vụ cuộc sống con người “. ­ Sứ  mạng: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng   nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với  cuộc sống con người và xã  hội” ­ Giá trị  cốt lõi: “Trở  thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và  sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “ 2
  3.    + Chính trực: liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.     + Tôn trọng: tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng Công ty, Tôn trọng đối tác,   Hợp tác trong sự tôn trọng.    + Công bằng: công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.    + Đạo đức: tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức.     + Tuân thủ: tuân thủ  Luật pháp, Bộ  Quy Tắc  Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của  Công ty. 3.  Hình thành định hướng các chiến lược phát triển có thể  có cho công ty và đi đến khẳng định   chiến lược phát triển: Hội đồng Quản trị  Vinamilk xác định tầm nhìn chiến lược dài hạn để  định   hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục duy trì vị  trí số  1 tại thị  trường Việt Nam và  tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về doanh thu, Vinamilk xác  định chiến lược phát triển với 3 trụ cột chính được thực thi, bao gồm: ­ Đi đầu trong việc đổi mới sáng tạo, mang tính ứng dụng cao:  Tập trung vào ngành sữa và các sản  phẩm liên quan đến sữa, vốn là ngành kinh doanh cốt lõi tạo nên thương hiệu Vinamilk. ­ Củng cố  vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam: Đẩy mạnh tập trung vào phân khúc sản phẩm cao  cấp với nhiều giá trị gia tăng, đặc biệt ở khu vực thành thị. ­ Trở  thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị  nhất Đông Nam Á: Tiếp tục thâm nhập các thị  trường  xuất khẩu mới với chiến lược chuyển đổi mô hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình  thức hợp tác sâu với các đối tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới.  4. Cụ thể hóa các mục tiêu phát triển thành các kế hoạch hành động như: ­ Chiến lược phát triển sản phẩm: đầu tư  về  công nghệ  cho đến phát triển sản phẩm,   thiết lập  một hệ  thống phân phối lớn mạnh để  thúc đẩy quá trình tiêu thụ  sản phẩm ra khắp thị  trường,   nghiên, cứu để cho ra mắt những dòng sản phẩm mới,... ­ Chiến lược chi phí thấp: cố gắng cắt giảm đi những khoản chi phí không cần thiết cùng với đó là  việc gia tăng phủ đều và kiểm soát các điểm phân phối bán lẻ. ­ Chiến lược mở rộng thị phần trong nước: mở rộng các kênh phân phối, “phủ sóng” các điểm bán   lẻ mà đơn vị này còn liên tục nghiên cứu, phân tích từng khu vực, từng phân khúc của thị trường. ­ Chiến lược marketing:  chú trọng và dành thời gian để nghiên cứu trong việc cải tiến bao bì, nội  dung cũng như thông điệp truyền thông của mìn. ­ Chiến lược quốc tế hóa: Thay vì việc xuất khẩu trực tiếp ngay từ đầu, Vinamilk đã bắt đầu với   việc góp vốn, đầu tư mua cổ phần của các hãng sữa nước ngoài ở thị trường mình muốn tham gia.   Từ đó từng bước, từng bước một thâm nhập vào các thị trường quốc tế và dần tạo nên dấu ấn cũng  như ảnh hưởng của mình.      Ngay trong bối cảnh chung nhiều thách thức năm qua, Vinamilk bền bỉ  với định hướng quản trị  doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế, Vinamilk tiếp tục cho thấy giá trị của một tầm nhìn xa và sự đầu  tư vào những vấn đề quản trị cốt lõi khi được vinh danh là Công ty minh bạch và quản trị tốt nhất   trong khuôn khổ  giải thưởng Quản trị tốt toàn cầu 2021). Điều này không chỉ  cho thấy vị  thế của   ngành sữa Việt Nam đã ngày một thăng hạng trên bản đồ  thế  giới, mà còn khẳng định thực lực và  thế  mạnh về  quản trị  của doanh nghiệp trong một giai đoạn có quá nhiều biến động. Vinamilk là   một trong những số ít những thương hiệu Việt không chỉ  thành công rực rỡ  tại thị  trường nội địa,  3
  4. với những bước tiến đầy chắc chắn trong tương lại chắc chắn ràng những thành quả  khác sẽ  lại  tiếp tục đến với họ. Nhìn nhận từ công tác quản trị  của Vinamilk có thể  nhận thấy rằng mỗi một  chiến lược, quyết định của họ  đều được nghiên cứu với định hướng lâu dài nhưng vẫn mang tính  linh động cao. Dù có thể là chậm nhưng lại mang tính chắc chắn, an toàn cho từng bước tiến trong   tương lai. Đồng thời là sự  điều chỉnh kịp thời trong các chiến lược kinh doanh trước những biến  động của thị. Ba cấp  chiến lược  trong những  doanh  nghiệp  lớn,  hoạt  động  trong nhiều lĩnh vực  kinh  doanh. Những doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh thường sẽ có mấy cấp  chiến lược. Tại sao?    Đầu tiên, chúng ta cần hiểu được thuật ngữ chiến là lựa chọn con đường, cách thức để đạt mục  tiêu của tổ chức mang tính tổng quát và dài hạn. Còn bản chất chiến lược là tập hợp mục tiêu, cách  thức, quyết định, chính sách, kế hoạch hướng tới mục tiêu.    Ba cấp chiến lược trong những doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh thường sẽ  có 2 cấp gồm:    ­ Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là chiến lược kinh doanh tổng thể  ­ Chiến lược cấp công ty:  Chiến lược cấp doanh nghiệp bao hàm định hướng chung của doanh   nghiệp về vấnđề tăng trưởng, quản lý các thành viên, phân bổ nguồn lực tài chính và các nguồn lực   khác giữa những đơn vị  thành viên này; Xác định một cơ cấu mong muốn của sản phẩm, dịch vụ,  của các lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh; Xác định ngành kinh doanh (hoặc  các ngành kinh doanh) mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ  phải tiến hành mỗi ngành cần được kinh  doanh như thế nào (Ví dụ: liên kết với các chi nhánh khác của công ty hoặc kinh doanh độc lập...);   Tại mỗi ngành kinh doanh, xác định đặc trưng, đề ra chính sách phát triển và những trách nhiệm đối  với cộng đồng của doanh nghiệp. ­ Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh: nhằm xây dựng lợi  ­ Chiến lược cấo đơn vị kinh doanh (của công ty đa ngành): tập trung vào việc cải thiện vị  thế  cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ  của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh hoặc là một kết   hợp sản phẩm thị trường mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh   bao gồm chủ đề cạnh tranh mà doanh nghiệp lựa chọn để  nhấn mạnh, cách thức mà nó tự  định vị  vào thị trường để  đạt lợi thế  cạnh tranh và các chiến lược định vị khác nhau có thể  sử dụng trong   bối cảnh khác nhau của mỗi ngành.    ­ Chiến lược cấp chức năng: là chiến lược của các bộ  phận chức năng (sản xuất, marketing, tài  chính, nghiên cứu và phát triển…). Các chiến lược này giúp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả  họat   động trong phạm vi công ty, do đó giúp các chiến lược kinh doanh, chiến lược cấp công ty thực   hiện một cách hữu hiệu. Để  không ngừng nâng cao khả  năng cạnh tranh, hiệu quả họat động của   cong ty đáp  ứng yêu cầu của khách hàng, của thị  trường, cần xây dựng hệ  thống các chiến lược  hoàn thiện họat động của công ty ở các bộ phận chức năng.      Chiến lược kinh doanh thường được ví như  kim chỉ  nam dẫn dắt mọi hoạt  động của doanh  nghiệp trong từng thời kỳ  nhất định. Việc xác định được một hệ  thống chiến lược và kế  hoạch   thống nhất, khoa học, hợp lý và linh hoạt là một trong những điều kiện tiền đề  giúp cho doanh  nghiệp đạt được những mục tiêu tài chính ngắn hạn và những mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn.  4
  5. Ngoài việc xác định rõ hướng đi, đích đến, chiến lược kinh doanh còn giúp doanh nghiệp nắm bắt   và tận dụng các cơ hội kinh doanh, tránh né hoặc giảm nhẹ tác động của các nguy cơ, đe dọa; góp   phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và làm căn cứ  để  ra các quyết định trong quá trình  tổ chức kinh doanh sau này.      Hệ thống chiến lược trong doanh nghiệp đơn ngành và đa ngành về cơ bản là giống nhau về các  thức xây dựng, nội dung và triển khai. Tuy nhiên, trong doanh nghiệp đơn ngành hệ  thống chiến   lược thường đơn giản nhằm hỗ  trợ  doanh nghiệp triển khai trong một lĩnh vực kinh doanh đơn   nhất. Ngược lại, trong doanh nghiệp đa ngành, hệ  thống chiến lược thường phức tạp và được tổ  chức thành nhiều cấp hơn.      Các nội dung chủ yếu của quản trị chiến lược. Sự hình thành chiến lược ở  các công ty nhỏ  có sự khác biệt thế nào so với trong các doanh nghiệp lớn. 1. Khái niệm: 2. Các giai đoạn quản trị: 3. Mô hình quản trị  (coi slide): Mô hình vạch ra những nhiệm vụ, những mục tiêu và những chiến   lược của một công ty là một bước khởi đầu hết sức logic và cần thiết trong quản trị  chiến lược,   bởi lẽ vị trí hiện tại và tình trạng của công ty có thể ngăn không thểáp dụng một số chiến lược, mà  thậm chí có thể là ngăn cản một loạt những công việc. Mỗi một tổ chức đều có những nhiệm vụ,   những mục tiêu và chiến lược của nó, cho dù chúng được xây dựng, viết ra hoặc thông tin một cách   vô tình. Câu trả lời cho vị trí tương lai của công ty sẽđược xác định chủ yếu nhờ vị trí hiện tại của   nó. 4. Phân tích:    Trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia, các doanh nghiệp nhỏ và vừa  chiếm vị trí và vai trò  rất quan trọng, được coi là “cỗ máy tạo việc làm”, là động lực cho tăng trưởng. Với quy mô nhỏ và   cơ cấu tổ chức đơn giản, các doanh nghiệp này có thể  linh hoạt thích ứng kịp thời với những thay   đổi của thực tế.    Quản trị chiến lược là một quy trình xác định các định hướng lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi,   cải thiện và củng cố vị  thế  cạnh tranh của mình. Việc ứng dụng hầu như  cho đến nay mới chỉ  là  “mảnh đất riêng” của các doanh nghiệp lớn. Vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa quan  tâm đến công tác này. Điều này được giải thích bởi nhiều lý do khác nhau: ­Do không có thời gian: người chủ  doanh nghiệp thường là người điều hành trực tiếp, do đó thời  gian chủ yếu của họ chủ yếu được giành cho việc giải quyết những vấn đề  tác nghiệp hàng ngày  và hầu như không còn thời gian để quan tâm tới việc hoạch định dài hạn. ­Do không quen với việc quản trị chiến lược: có nhiều chủ doanh nghiệp chưa nhận thức được tác  dụng. ­Do thiếu kỹ năng: Các chủ doanh nghiệp nhỏ, do hạn chế về trình độ  nên thường thiếu những kỹ  năng cần thiết. Nhưng ngược lại nó mang đến một số điều kiện thuận lợi nhất định: 5
  6. ­Thứ nhất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện giao tiếp tốt hơn, đặc biệt giữa các bộ phận   trong nội bộ doanh nghiệp, và điều này cho phép tránh các nguy cơ sai lệch do thông tin không phải  truyền đi qua các kênh “chính thức và quan liêu” thường thấy trong các doanh nghiệp lớn. ­Thứ hai, do đặc trưng về quy mô nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tính linh hoạt cao hơn, đặc   biệt là trong việc ra quyết định. Nhờ đó doanh nghiệp có thể điều chỉnh một cách nhanh chóng mục  đích hay chiến lược và chuyển nhanh từ quyết định sang hành động. ­Thứ  ba, là thị  trường thường phản  ứng ít quyết liệt hơn (thậm chí không có phản  ứng) trước   những thay đổi chiến lược của các doanh nghiệp nhỏ  và vừa, do tác động của những thay đổi này  đến thị  trường là không đáng kể  (một doanh nghiệp nhỏ tăng gấp đôi thị  phần từ  1% lên 2% sẽ  ít  gây chú ý hơn là một doanh nghiệp lớn tăng 10% thị phần của họ, từ 30% lên 33%). Các nghiên cứu trước đây nhìn chung đều kết luận rằng quy trình hoạch định chiến lược của các   doanh nghiệp nhỏ  và vừa (nếu được áp dụng) thường ít mang tính chính thống so với các doanh   nghiệp lớn. Thậm chí, họ còn cho rằng việc quá hình thức hóa quy trình chiến lược có thể làm giảm   hiệu quả kinh doanh, với giải thích là khi quá chú trọng đến một kế hoạch văn bản có thể dẫn đến   sự cứng nhắc trong việc quyết định và làm giảm sự linh hoạt trong kinh doanh – vốn được xem là  một trong những thế  mạnh ít  ỏi của doanh nghiệp nhỏ  và vừa. Do đó, chính quy trình hoạch định  chiến lược, chứ không phải bàn kế hoạch chiến lược, mới là chìa khóa để cải thiện hiệu quả kinh   doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, một quy trình hoạch định chiến lược chính thống sẽ là quá nặng nề và không hiệu quả với  các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Để  hoạch định chiến lược thực sự có ích cho các doanh nghiệp  này, cần thiết phải có những thay đổi cho phù hợp với trình độ  và những thói quen làm việc của   lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ý tưởng sau đây có thể là một cách để biến sự cần thiết của  hoạch định chiến lược thành một giải pháp cụ thể cho việc ứng dụng hoạch định chiến lược trong  các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, và ở Việt Nam nói riêng. Chẳng hạn, để bắt đầu một quy  trình hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chúng ta nên đặt ra một số câu hỏi đơn  giản như chúng ta sẽ trở thành gì? Chúng ta sẽ cố gắng đạt được cái gì? Làm thế nào chúng ta đạt được điều đó?... Sứ  mạng của một tổ chức là gì? Sứ mạng có vai trò gì trong quá trình quản trị  chiến lược?  Phân tích sứ mạng của một công ty trong thực tiễn.  1. Sứ mạng là gì? slide/ 27 2. Vai trò: slide/28 3. Phân tích:       Thành quả  kinh tế  của một quốc gia phụ  thuộc rất nhiều vào sự  phát triển bền vững của các   doanh nghiệp và Tập đoàn Vingroup là một trong số   ấy.  Vingroup tự  hào sứ  mệnh "Vì một cuộc   sống tốt đẹp hơn cho người Việt" được cộng đồng, dư luận xã hội đánh giá cao không chỉ  bởi uy  tín trong từng hành động, từng dự án luôn giữ chữ tín tuyệt đối với mọi khách hàng, mà hơn thế nữa  Vingroup đã tạo dựng nên hình ảnh của một tập đoàn kinh tế luôn sẵn sàng chia sẻ những giá trị đạt  được với cộng đồng. Điều đó đã được minh chứng khi Vingroup công bố chuyển toàn bộ hệ thống  bệnh viện Vinmec và trường học Vinschool sang mô hình hoạt động phi lợi nhuận.  Toàn bộ  lợi  6
  7. nhuận thu được từ các hoạt động của Vinmec và Vinschool được dùng để tái đầu tư, nâng cao chất   lượng, phục vụ đời sống của người dân Việt Nam.     Bên cạnh giáo dục, Vingroup cũng đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào hệ thống Vinmec. Chỉ sau một  thời gian ngắn thương hiệu này đã trở  thành bệnh viện Đa khoa đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng  chỉ JCI ­ chứng nhận uy tín bậc nhất trên thế giới trong lĩnh vực y tế.  Và điều tuyệt vời là Vingroup  sử dụng toàn bộ lợi nhuận từ hệ thống y tế Vinmec để tái đầu tư, chia sẻ với cộng đồng. Với nỗ lực không ngừng, Vingroup đã phát triển và hình thành nên một hệ sinh thái các sản phẩm ­   dịch vụ đẳng cấp tại Việt Nam, bao gồm 4 lĩnh vực: Bất động sản; Du lịch nghỉ dưỡng & vui chơi   giải trí; Bán lẻ  tiêu dùng và hạ  tầng xã hội ­ tự  hào cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam góp   phần kiến tạo hình ảnh của một Việt Nam đổi mới, năng động và phát triển.      Ngoài ra,Vingroup đã tạo nên hàng loạt thương hiệu đẳng cấp như: Vinhomes – xác lập nên   những giá trị mới cho thị trường bất động sản Việt Nam. Và điểm rất dễ nhận thấy trong tất cả các  dự  án bất động sản của Vingroup là luôn gắn liền với hệ  thống giáo dục, y tế, thương mại, thể  thao, công viên giải trí, không gian xanh… liên tục gia tăng giá trị  tài sản cho cư dân theo thời gian   và thiết lập tiêu chuẩn sống chất lượng cao tại các khu đô thị Việt Nam.  Cùng với sự phát triển của  Vinhomes và Vincom tại các đô thị lớn, Vinpearl liên tục mở rộng hệ thống tại các địa danh du lịch  nổi tiếng Việt Nam.      Sau khi đã xây dựng thành công hàng loạt thương hiệu đẳng cấp, năm 2015, Vingroup đã công bố  thêm một thương hiệu mới trong lĩnh vực nông nghiệp là VinEco với mục tiêu quyết liệt thực hiện   mục tiêu cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu các sản   phâm nông sản sạch Việt Nam ra thế giới.      Tháng 9/2016, hệ  thống siêu thị tiêu dùng VinMart & VinMart+ đã mang tới cho khách hàng một  phong cách tiêu dùng hoàn toàn mới mẻ.Khẳng định hướng đi chiến lược của Tập đoàn trong việc   trở thành nhà bán lẻ số 1 Việt Nam, vị thế và uy tín của Vincommerce đặc biệt được nâng cao khi   trở thành cầu nối của cộng đồng doanh nghiệp trong chương trình “Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp   Việt” do Vingroup khởi xướng, nhằm chung tay xây dựng các thương hiệu Quốc gia, tiến tới là các   thương hiệu đẳng cấp quốc tế. Thành công của Vingroup được ghi nhận, không chỉ ở những thành tích kinh doanh mà còn ở vai trò   và trách nhiệm xã hội.Vingroup còn thường xuyên tổ chức các chương trình xây dựng nhà tình nghĩa  cho người nghèo như: Tặng trâu bò cho nhà nông, xây những ngôi trường khang trang cho trẻ  em   vùng cao…; Trung tâm Từ thiện Phật tích che chở cho những số phận kém may mắn…; Quỹ đầu tư  và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam – PVF vì tương lai con trẻ và bóng đá nước nhà. Với những gì đã và đang thể hiện, Vingroup khẳng định tầm vóc, uy tín và trách nhiệm xã hộp với  sứ mệnh “Vì một cuộc sống tốt đẹp cho người Việt”. Khái niệm và phân loại mục tiêu chiến lược? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xác định  mục tiêu chiến lược. 1. Khái niệm: slide/32 2. Phân loại: slide/ 33 3. Phân tích: 7
  8.    Mục tiêu là các chuẩn đích, là các thành quả mong đợi mà doanh nghiệp phấn đấu, theo đuổi đạt   được trong một tương lai nhất định khi thực hiện Chiến lược. Mục tiêu Chiến lược thường có thời  hạn thực hiện khá dài, cho nên nó thường trùng với mục tiêu dài hạn. Và thường có thời hạn  khoảng 2, 5, 10 năm trở lên.       Mục tiêu được đề ra xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp nhưng nó phải được   biểu thị  một cách rõ ràng và cụ  thể  hơn, phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài, bên   trong mà doanh nghiệp đang đối diện, đồng thời phải đáp  ứng được những nguyện vọng, mong   muốn của các bên liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. * Các yếu tố bên trong: ­  Nguồn lực:   Những người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh   nghiệp, họ  thường quan tâm đến quyền lợi thiết thực của họ như: tiền lương, tiền thưởng, phúc   lợi, điều kiện làm việc, chế độ bảo hiểm, học hành … ­ Quan điểm của lãnh đạo: thường quan tâm nhiều đến sự phát triển doanh nghiệp, đến lợi nhuận   và sự tăng trưởng của vốn đầu tích lũy…trong mối quan hệ giữa tích lũy – tiêu dùng, trước mắt –   lâu dài. ­ Hoạt động và thành tích trong quá khứ:... ­ Các đối tượng hữu quan bên trong (cổ đông, người lao động):... * Các yếu tố bên ngoài:  ­ Các điều kiện của môi trường tổng quát: đó là những yếu tố nhà quản trị cần thu thập, phân tích  để đưa ra các quyết định định giá bán sản phẩm phù hợp. Các yếu tố này bao gồm số lượng dân số,   điều kiện tự nhiên của các vùng miền, trình độ  kỹ  thuật, công nghệ  của từng nơi. Các yếu tố  này   thông thường có mối quan hệ với nhau trong quá trình phân tích để đưa ra quyết định. ­ Các điều kiện của môi trường ngành:    + Khách hàng: Là những người đến với doanh nghiệp để thỏa mãn những nhu cầu nhất định của   họ. Họ luôn quan tâm đến những vấn đề như: giá cả, chất lượng dịch vụ, khả năng cung cấp sản   phẩm, lợi ích trước mắt và lâu dài của sản phẩm, mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng…    + Đối thủ cạnh tranh: đây là nhân tố rất quan trọng trong các quyết định định giá bán sản phẩm.   Đối với các sản phẩm độc quyền bán, nhà quản trị có thể định giá bán sản phẩm cao nhằm thu tối   đa lợi nhuận. Đối với các sản phẩm cạnh tranh nhà quản trị đưa ra giá bán phù hợp vì nếu giá bán   cao quá sẽ không tiêu thụ được, hoặc giá bán thấp quá, doanh nghiệp sẽ mất đi một mức lợi nhuận.   Ngoài ra cần xây dựng chiến lược khác biệt sản phẩm.    + Nhà cung cấp: ...    + Áp lực xã hội: Bao gồm các lực lượng chính quyền, đoàn thể, giới trung gian… Họ thường đòi  hỏi doanh nghiệp có sự quan tâm đúng mức đến các vấn đề như: ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài   nguyên thiên nhiên, phúc lợi cộng đồng, trách nhiệm kinh doanh, trách nhiệm xã hội… 8
  9. Mục đích của việc phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp. Tóm tắt lĩnh vực kinh  doanh của 1 công ty và cho biết tiến trình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay đã đem lại cho  công ty đó sẽ có những cơ hội và thách thức gì?  1. Khái niệm:  Môi trường bên ngoài bao gồm tất cả  các nhân tố  bên ngoài  ảnh hưởng đến hoạt  động kinh doanh của doanh nghiệp. Để thuận tiện cho việc phân tích, dự báo, các nhà khoa học tiếp   tục phân chia môi trường bên ngoài thành: ­ Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá ­ xã hội, tự nhiên, dân  số và công nghệ nằm ngoài doanh nghiệp, có tác động ở phạm vi rộng và tác động lâu dài đến mọi   hoạt động của doanh nghiệp. ­ Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành liên quan trực tiếp đến việc hoàn thành những   mục tiêu của doanh nghiệp như: khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ  cạnh tranh hiện tại, đối thủ  cạnh tranh tiềm ẩn và sản phẩm thay thế. ­ Môi trường kinh doanh quốc tế là môi trường đa chiều bao gồm các yếu tố như rủi ro chính trị, sự  khác biệt về văn hóa, rủi ro trao đổi, các vấn đề pháp lí và thuế... 2. Mục đích: Môi trường bên ngoài là nơi cung cấp các điều kiện để  mọi tổ  chức tồn tại và phát  triển . Các doanh nghiệp có thể  được so sánh như  những thực thể  sinh thái có mối quan hệ  phụ  thuộc lẫn nhau với các thực thể  khác trong môi trường sống của chúng. Giống như  bất kì một hệ  sinh thái nào, môi trường của một tổ chức hay một doanh nghiệp cũng chứa đựng trong nó những cơ  hội và đồng thời cả  những mối đe doạ. Vì vậy, sự  vận hành và biến đổi của môi trường có ảnh   hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ví dụ các cuốn bách khoa toàn thư có   lịch sử lâu đời đang dần bị đe dọa thay thế bởi các trang web như Wikipedia. Do đó, nhiệm vụ sống  còn của bất kỳ  doanh nghiệp nào là phải thường xuyên phân tích môi trường bên ngoài để  nhận   dạng và dự báo (nếu có thể) các ảnh hưởng từ sự vận động liên tục của môi trường bên ngoài, từ  đó xác định được các thời cơ và thách thức đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Giáo sư  M. Porter đã nhận định: “Bản chất chính yếu của việc hình thành chiến lược kinh doanh là gắn kết   doanh nghiệp với môi trường của nó”. 3. Phân tích:   Lĩnh vực kinh doanh:    ­ Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và   các sản phẩm từ sữa khác; ­ Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm và nhiều loại cà phê; ­ Chăn nuôi bò sữa, cung cấp giống vật nuôi và kỹ thuật nuôi;  ­ Các lĩnh vực khác theo giấy phép kinh doanh.    Để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, Vinamilk có thể nắm bắt một số những cơ hội  có lợi để phát triển thương hiệu và tăng doanh số bán hàng như sau: Cơ hội 9
  10. ­ Thương hiệu lâu năm và nổi tiếng: kể  từ  khi bắt đầu hoạt động vào năm 1976, Vinamilk đã xây   dựng lên một thương hiệu mạnh cho sản phẩm sữa tại thị  trường Việt Nam. Vinamilk có kinh  nghiệm, am hiểu xu hướng và thị hiếu tiêu dùng, điều này giúp công ty tập trung, nỗ lực để xác định  và hoàn thiện các đặc tính sản phẩm ­  Lượng khách hàng tiềm năng cao và có nhu cầu lớn: Việt Nam vẫn là một đất nước có lượng  khách hàng tiềm năng cao và có nhu cầu tiêu thụ  sữa lớn mà Vinamilk có thể  tận dụng.  Bên cạnh  việc bổ  sung dinh dưỡng, nhiều người còn sử  dụng các sản phẩm từ  sữa cho việc làm đẹp hoặc   nấu ăn. ­ Công nghệ kỹ thuật sản xuất hiện đại: dù ở bất cứ thời đại nào, vào bất kỳ thời điểm nào, yếu tố  quyết định đến sự sống còn của một thương hiệu chính là chất lượng sản phẩm.  Hiểu được điều  đó, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại. Công nghệ  sản xuất sữa và bột dinh dưỡng của công ty đều hiện đại và tiên tiến nhất, dựa trên công nghệ của   các nước hàng đầu thế giới, nhằm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, việc   sở hữu những kỹ thuật sản xuất hiện đại là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Vinamilk. ­ Tiếp cận được với thị  trường quốc tế  phù hợp với nguồn lực công ty : thông thường, các doanh  nghiệp sẽ  không có đủ  tiềm lực tài chính để  dẫn đầu tất cả  các lĩnh vực, do vậy, cần tập trung   nguồn lực vào một số  lĩnh vực nhất định và dẫn đầu trong lĩnh vực đó. Vinamilk lựa chọn định vị  “chất lượng quốc tế” để nhấn mạnh với người tiêu dùng quốc tế rằng, các sản phẩm mang thương   hiệu Vinamilk có chất lượng đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế, hoàn toàn có thể cạnh tranh với các  thương hiệu sữa hàng đầu trên thế giới. Lợi thế cạnh tranh này của Vinamilk góp phần rất tích cực  vào việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm mang thương hiệu Vinamilk trên toàn thế  giới. Thương  hiệu Vinamilk trong tâm trí người tiêu dùng đo là “Sản phẩm Việt Nam mang chất lượng quốc tế”.  Thách thức  Bên cạnh cơ hội thì Vinamilk cũng cần đối mặt với một số những thách thức. Các thách thức chính  trong phân tích SWOT của Vinamilk có thể được liệt kê như sau: Nhiều đối thủ  cạnh tranh gia nhập thị trường: Thị trường sữa cũng là thị  trường có mức độ  cạnh  tranh cao. Vì vậy, đây là một thách thức mà Vinamilk phải đối mặt. Nguồn nguyên liệu đầu vào không  ổn định: Tuy sở  hữu những trang trại bò sữa chuẩn quốc tế,   nguyên liệu của Vinamilk vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu. Khách hàng Việt Nam có xu hướng chuộng sữa ngoại: Đối với những sản phẩm liên quan đến sức  khỏe, khách hàng có xu hướng chuộng hàng ngoại hơn.  Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter. Mô hình này giúp gì cho doanh nghiệp trong quá  trình quản trị chiến lược.     Mô hình này được tạo ra bởi giáo sư Michael Porter của Trường Kinh Doanh Harvard, giúp giải   thích lý do tại sao các ngành khác nhau để có thể duy trì các mức lợi nhuận khác nhau. Mô hình 5 áp   lực cạnh tranh thường được sử  dụng để  đo lường mức độ  cạnh tranh, mức độ  hấp dẫn và lợi   nhuận của một ngành hoặc thị trường. Có thể nói, mô hình này đã trở  thành một trong những công   cụ chiến lược kinh doanh phổ biến nhất và được đánh giá cao. 10
  11.    Porter cho rằng các công ty có thể theo dõi chặt chẽ các đối thủ, nhưng ông khuyến khích doanh  nghiệp nên nhìn xa hơn các hành động của các đối thủ  và kiểm tra những yếu tố  khác có thể  tác  động đến môi trường kinh doanh. Ông đã xác định 5 yếu tố tạo nên môi trường cạnh tranh và có thể  làm giảm lợi nhuận của công ty, bao gồm: 1. Môi đe doa t ́ ̣ ừ cac đôi thu m ́ ́ ̉ ới Các đối thủ cạnh tranh tiềm  ẩn có thể xâm nhập thị trường và ảnh hưởng mức độ  cạnh tranh của   thị trường ngành trong tương lai. Nguy cơ này cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập   ngành và phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện có. Doanh nghiệp sẽ  phải đối mặt với các đối thủ  cạnh tranh tiềm  ẩn  ở  mức độ  cao trong các điều  kiện: Chi phí gia nhập ngành kinh doanh thấp Chi phí sản xuất không giảm theo quy mô và theo kinh nghiệm sản xuất Các kênh phân phối hiện tại và các kênh mới xây dựng dễ thâm nhập Sự khác biệt về sản phẩm giữa các doanh nghiệp thấp Còn nhiều lỗ hổng, khoảng trống trên thị trường cho các doanh nghiệp mới Các rào cản gia nhập thị trường thay đổi. Ví dụ như hết hạn bằng sáng chế, khả năng nghiên   cứu sản phẩm của đối thủ... ̀ ọt nguy c ­  Đây la m ̂ ơ  mà doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Đối thủ  có thể  là động lực để  doanh nghiệp tạo ra sản phẩm khác biệt, nhưng đối thủ cũng có thể chiếm hết thị phần khách hàng   của bạn.Theo mô hình 5 Forces, đối thủ  có thể  đang hoạt động trong ngành nhưng cũng có thể  họ  chưa tham gia vào ngành nhưng sẽ là mối đe dọa lớn cho doanh nghiệp nếu họ lấn sân. Bởi vậy các  doanh nghiệp cần có kế hoạch, lộ trình phát triển lâu dài, gây dựng uy tín và không ngừng mở rộng   khách hàng tránh bị đe dọa từ đối thủ mới.  2. Sức mạnh cua nha cung câp ̉ ̀ ́ Sản phẩm được tạo ra từ  nguyên vật liệu đầu vào nên nhà cung cấp có tác động cực lớn đến giá  bán sản phẩm,  ảnh hướng đến lợi nhuận và thu nhập của doanh nghiệp.  Nhà cung cấp có thể gây  sức ép đối với nhà sản xuất bằng nhiều cách, như tăng giá bán nguyên liệu.   3. Sức mạnh cua khach hang ̉ ́ ̀    Hay còn gọi là ảnh hưởng của khách hàng đối với ngành hàng nào đó. Nó đươc đanh gia b ̣ ́ ́ ởi viẹĉ   ́ ̉ ̆ khach hang co kha nang gay ap l ́ ̀ ̂ ́ ực tơi doanh nghi ́ ệp để giam gia san phâm/dich vu. ̉ ́ ̉ ̉ ̣ ̣  Quyền lực của  khách hàng cao nhất khi có rất nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một khách hàng. Vì thế, họ luôn sở  hữu một quyền lực vô hạn quyết định đến vận mệnh của toàn doanh nghiệp. Lúc này khách hàng  hoàn toàn có thể “ép” được giá, đòi hỏi quyền lợi khác cao hơn. Ngược lại nếu yếu tố khách hàng   yếu, thì quyền lực của doanh nghiệp lại được thực hiện khi doanh nghiệp có cơ hội tăng giá, kiếm   lợi nhuận.     Tuy nhiên khách hàng hoàn toàn có thể liên kết với nhau để gây áp lực với doanh nghiệp để được   mua hàng với giá hợp lý. Vì thế quyền lực khách hàng thể hiện sô lu ́ ̛ợng khach hang, tâm quan trong ́ ̀ ̀ ̣   ̉ ưng khach hang đôi v cua t ̀ ́ ̀ ́ ới doanh nghiệp, chi phi đê m ́ ̉ ột khach hang chuyên t ́ ̀ ̉ ừ nha cung câp nay ̀ ́ ̀  sang nhà cung cấp khac...́   11
  12. ́ ̉ cạnh tranh trong cung m 4. Đôi thu  ̀ ọt nganh ̂ ̀    Thực tế, các doanh nghiệp đều muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh nhất định so với đối thủ để chiếm  thị phần. Nếu như mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ thấp thì thị trường kinh doanh của ngành còn  tiềm năng.     Ngược lại nếu như mức độ  cạnh tranh khốc liệt thì khả  năng doanh nghiệp có được lợi nhuận   cao là rất khó. Để cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp có những chiến lược khác nhau, có thể  thông qua  giá thành sản phẩm, số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm, các chương trình khuyến mại, mở  rộng nhà phân phối, mở rộng thị phần…Mức độ cạnh tranh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như số  lượng doanh nghiệp, thị trường tăng trưởng, chi phí lưu kho, chi phí chuyển đổi...  5. Nguy cơ san phâm, dich vu thay thế ̉ ̉ ̣ ̣    Nguy cơ sản phẩm, dịch vụ thay thế la m̀ ọt ap l ̂ ́ ực đang kê trong canh tranh. Theo các nhà kinh t ́ ̉ ̣ ế,   nguy cơ  thay thế  xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị  ảnh h ưởng bởi s ự thay đổi giá của   một hàng hóa thay thế. Nguy cơ này luôn thường trực, bởi vậy các thương hiệu luôn không ngừng  tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường, thậm chí để  thay thế  những sản  phẩm, dịch vụ trước đó của chính doanh nghiệp mình.    Sản phẩm thay thế phải là những sản phẩm nổi trội so với sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung   cấp, có sức cạnh tranh đối với đối thủ  và chúng có khả  năng thay thế  trong tiêu dùng.  Sự  đe dọa  đến từ sản phẩm thay thế trong mô hình này phụ thuộc vào yếu tố như chi phí chuyển đổi trong sử  dụng sản phẩm, nhu cầu thay đổi của khách hàng, sự cạnh tranh của sản phẩm đối thủ, mối quan  hệ giữa chất lượng và giá thành sản phẩm thay thế... Lợi ích Nắm được bức tranh kinh doanh ngành  Môi trường kinh doanh rất đa dạng và phong phú nhưng cũng rất phức tạp và thay đổi liên tục theo   từng ngày với sự tham gia của nhiều đối thủ mới, cạnh tranh từ đối thủ  cũ. Mô hình 5 Forces giúp   doanh nghiệp có cái nhìn bao quát, tổng thể về thị trường, từ đó có kế hoạch kinh doanh hiệu quả.   Đánh giá sức mạnh của doanh nghiệp Biết người biết ta trăm trận trăm thắng chính là nhờ vào khả  năng tự  đánh giá doanh nghiệp, hiểu   được điểm yếu, điểm mạnh của doanh nghiệp từ  đó có giải pháp phù hợp và đưa ra chiến lược   kinh doanh tốt hơn. Có giải pháp kịp thời  Nếu không hiểu được đối thủ, không xác định được nguy cơ  thì doanh nghiệp rất dễ  bị đào thải.  Bởi vậy, khi áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh, chúng ta có thể hình dung áp lực nào tác động lớn  nhất đến doanh nghiệp. Xác định thị trường tiềm năng Các doanh nghiệp cũng hay sử dụng mô hình 5 Forces để  xem xét có nên gia nhập một thị  trường   nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không, từ đó có quyết định đầu tư hợp lý, duy   trì lợi nhuận, cung cấp chiến lược cạnh tranh với đối thủ.    3. Phân tích  Áp lực từ nhà cung cấp Có thể nói, các doanh nghiệp đầu ngành trong thị  trường sữa đều có mục tiêu là xây dựng sự  phát   triển lâu dài với các nhà cung cấp lớn nhỏ  trong và ngoài nước. Điều này giúp Vinamilk đảm bảo  nguồn nguyên liệu thô ổn định với giá cả vả chất lượng tốt nhất. Nguồn sữa mà Vinamilk có thì đa   12
  13. phần đến từ trang trại mà hãng cùng những hộ nông dân xây dựng. 95% số bò sữa được nuôi ở các  hộ gia đình và 5% còn lại đến từ các trang trại chuyên biệt của Vinamilk, mỗi trang trại có khoảng   1 – 200 chú bò. Ngoài ra, sữa được Vinamilk thu mua từ  các nông trại cũng phải đáp  ứng và đạt tiêu chuẩn đã ký  kết giữa Vinamilk và các nông trại sữa khác. Với 95% số bò được nuôi ở trang trại của người dân   thì áp lực Vinamilk nhận được chính là chất lượng chưa  ổn định vì có những hạn chế  trong kỹ  thuật chăm sóc. Điều này khiến khả  năng thương lượng của Vinamilk với các công ty sản xuất bị  giảm đi đáng kể. Hơn nữa, quy mô trang trại nhỏ dẫn đến việc bò sữa thường xuyên bị mắc bệnh. Áp lực từ đối thủ cùng ngành Như  chúng ta đã biết thì ngành sữa Việt Nam hiện nay là một ngành vô cùng cạnh tranh vì các   thương hiệu sữa luôn muốn khẳng định chất lượng và vị thế của mình với người tiêu dùng. Từ  đó  mà Vinamilk phải chịu rất nhiều áp lực từ đối thủ cạnh tranh cùng ngành trong nước và ngoài nước,   một vài cái tên trong số đó có thể kể đến như: TH True Milk, Nutifood, Abbott, Nestle,… Ở  riêng mặt hàng sữa nước, mặt hàng chiếm đa số doanh thu của các doanh nghiệp ngành sữa thì  Vinamilk phải đối mặt với các thương hiệu có máu mặt như: Th True Milk, Cô gái Hà Lan, Mộc   Châu,… Trong những cái tên này thì TH True Milk là cái tên mà Vinamilk phải dè chừng vì TH có  những bước đi nhanh và có được sự tin dùng của người tiêu dùng. Ngoài các sản phẩm sữa ra thì Vinamilk cũng có một số sản phẩm khác như đường, phomai, cà phê.  Tuy nhiên, các sản phẩm này chưa tạo nên những tiếng vang lớn vì Vinamilk đi sau các ông lớn khác  trong ngành. Áp lực từ khách hàng Khách hàng là những người mang lại doanh thu cho mỗi doanh nghiệp, chính vì thế khách hàng luôn  là yếu tố mà các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu và Vinamilk không phải ngoại lệ. Những đổi mới,   những sự  phát triển sản phẩm mới đều có mục đích chung là mang đến trải nghiệm tốt nhất cho   khách hàng. Khách hàng ở đây không chỉ là những khách hàng lẻ mà còn là những siêu thị, đại lý, tạp   hóa,… Thị trường sữa luôn là thị trường cạnh tranh nên các thương hiệu trong ngành liên tục cho ra những  sản phẩm mới. Các sản phẩm mới ra thường được các thương hiệu đầu tư lớn từ mẫu mã, hương  vị cho đến giá trị dinh dưỡng bên trong. Có thể thấy, khi mà xã hội phát triển thì người dùng không  chỉ quan tâm về giá cả mà còn quan tâm tới nhiều yếu tố khác. Các yếu tố như thương hiệu, giá trị  dinh dưỡng hay mẫu mã bắt mắt đều được quan tâm hơn vấn đề giá rẻ. Hiểu được điều đó nên các  doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng hình ảnh bằng những sản phẩm chất lượng, sau đó mới xét đến   gia cả. Bởi lẽ, người sử dụng sữa hiện nay chủ yếu là trẻ  em, người già và các bà bầu. Chính vì   vậy, nguyên liệu và chất lượng dinh dưỡng của sữa được quan tâm hơn cả. Tuy nhiên, hiện nay những đại lý phân phối hay các nhà buôn bán nhỏ lẻ đều có những chiêu trò để  điều hướng người tiêu dùng. Nếu thương hiệu không có sự thay đổi theo hướng mới mẻ, không có  những chính sách hoa hồng hay chiết khấu tốt thì sẽ mất đi số lượng khách hàng tiềm năng lớn. Áp lực từ những sản phẩm thay thế Hiện nay, nhằm đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng thì thị trường thực phẩm luôn được nâng  cao và đa dạng hóa sản phẩm. Vinamilk cũng phải chịu áp lực rất lớn từ các sản phẩm thay thế sữa  nước thông thường như sữa hạt, ngũ cốc uống, nước giải khát có sữa. Đây là những dòng sản phẩm   13
  14. được hình thành từ nhu cầu của người dùng vì họ luôn muốn uống một thức uống không béo nhưng   vẫn đảm bảo đầy đủ giá trị dinh dưỡng. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng thị trường sữa có tiềm năng cao, chi phí sx cao => đối thủ mới  thấp Hiện nay, để  có thể  có được vị  thế  trong thị trường sữa  ở  Việt Nam và thị  trường nước ngoài thì  Vinamilk đã phải trải qua nhiều rào cản. Đặc biệt khi mà thị  trường ngày một bão hòa và sự  ảnh  hưởng của dịch Covid 19. ­ Chi phí gia nhập ngành: Tùy vào quy mô, số lượng và loại sản phẩm mà chi phí này sẽ có thay đổi   khác nhau. Đối với Vinamilk thì chi phí cho việc đầu tư nghiên cứu, phát triển và quảng bá các sản  phẩm sữa nước và sữa chua là tốn nhất. ­ Các kênh phân phối: Hiện nay, Vinamilk đã mở  rộng hệ thống phân phối của mình ra rộng khắp   63 tỉnh thành trên dải đất hình chữ S. Các sản phẩm được phân phối rộng rãi từ  siêu thị, cửa hàng   tiện lợi, tạp hóa nhỏ lẻ. ­  Đặc trưng hóa sản phẩm: Hiện nay thì ngành sữa đã không còn xa lạ  vì các thương hiệu trong   ngành này ra đời nhiều hơn bao giờ hết. Để có thể tồn tại và có chỗ đứng thì các thương hiệu phải   có sự đổi mới với chất lượng khác biệt. Tuy nhiên, sự khác biệt phải được đảm bảo song song với  giá trị cốt lõi của thương hiệu và khách hàng. Các yếu tố  xác định mức độ  cạnh tranh hiện hữu trong ngành kinh doanh. Lấy ví dụ  để  minh chứng cho mức độ  cạnh tranh theo các yếu tố trên của một ngành kinh doanh mà bạn  biết. Như câu trên Bài tập EFE Môi trường vĩ mô 14
  15. Các yếu tố  môi trường nội bộ  của doanh nghiệp. Để  nhận dạng những điểm mạnh, điểm   yếu của doanh nghiệp, khi phân tích môi trường nội bộ cần phải sử dụng kỹ thuật phân tích  nào?  1. KN: slide/56 2. Các yếu tố: Mục đích của việc phân tích môi trường nội bộ  của doanh nghiệp. Tóm tắt lĩnh vực kinh  doanh của 1 công ty, từ  đó nhận định những điểm mạnh và điểm yếu của công ty so với   những đối thủ cạnh tranh chủ yếu Điểm mạnh Thương hiệu mạnh 15
  16. ­ Thương hiệu sữa Vinamilk với hơn 40 năm xây dựng và phát triển lớn mạnh, ngày càng khẳng   định vị trí là thương hiệu sữa tươi số 1 Việt Nam, với các sản phẩm sữa tươi không chỉ  được   người dùng trong nước tin tưởng mà còn xuất khẩu sang những thị trường nước ngoài khó tính  nhất. ­ Là doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần 37%, trong đó chiếm 45% thị  phần trong   thị  trường sữa nước, 85% thị phần về sữa đặc và sữa chua. Bởi vậy nên Vinamilk có khả  năng   định giá bán trên thị trường trong nước. ­ Vinamilk được người tiêu dùng bình chọn “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995   – 2009. ­ Đa dạng các sản phẩm, có nhiều sản phẩm sữa hàng đầu Việt Nam: sữa đặc ông Thọ, Ngôi sao,  Dielac, Yogurt Vinamilk….. ­ Sản phẩm chất lượng cao nhưng giá thấp hơn sản phẩm nhập ngoại cùng loại và sở  hữu thị  phần lớn nhất Việt Nam trong số các nhà cung cấp sản phẩm cùng loại. ­ Sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng. Với giá thành phù hợp với người   tiêu dùng của từng phân khúc. Đặc biệt dòng sản phẩm sữa đặc “Ông Thọ  và Ngôi sao” là sản   phẩm giá rẻ, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của đa số người dân Việt Nam hiện nay Mạng lưới phân phối phủ rộng ­ Mạng lưới phân phối sản phẩm sữa Vinamilk trải dài khắp cả  nước và còn xuất khẩu sang thị  trường nước ngoài, kết hợp nhiều kênh phân phối hiện đại và truyền thống. ­ Vinamilk hiện đã phủ rộng mạng lưới phân phối khắp 64 tỉnh thành, hơn 250 nhà phân phối và   hơn 135.000 điểm bán hàng trên toàn quốc. Với mạng lưới rộng lớn này giúp Vinamilk chiếm  lĩnh được số lượng lớn khách hàng và đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến lược   tiếp thị hiệu quả trên cả nước. ­ Hệ thống phân phối đa kênh: Có mặt tại tất cả các kệ  hàng trong siêu thị, cửa hàng. Thậm chí  người dùng cũng có thể  dễ  dàng đặt mua trực tuyến trên website hoặc các trang thương mại  điện tử. ­ Năm 2019, Vinamilk đã nâng sở hữu tại GTNFoods lên 75%, gián tiếp sở hữu 51% tại Sữa Mộc   Châu. Việc làm này không chỉ  mở  rộng hệ  sinh thái thị  trường sữa của Vinamilk mà còn được  đánh giá là bước đi chiến lược cho sự phát triển của hãng trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của  doanh nghiệp sữa lớn nhất thị trường đang có xu hướng chững lại. Đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện đại, chất lượng cao : Tất cả các nhà may sản xuất sữa của  Vinamilk đều được đầu tư  công nghệ  hiện đại và tân tiến, nhập khẩu từ  các nước châu Âu như  Đức, Ý, Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Vinamilk là công ty duy nhất tại Việt Nam   sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, đảm bảo sản phẩm   sữa chất lượng đến với người tiêu dùng. Nguồn sữa tự nhiên chất lượng, trang trại đạt chuẩn quốc tế ­ Công ty đầu tư xây dựng những trang trại bò sữa Organic theo tiêu chuẩn quốc tế, hỗ trợ người   dân nuôi bò sữa nhằm chủ động về nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, công ty còn có dự án nuôi   bò sữa  ở  New Zealand (quốc gia xuất khẩu sữa nguyên liệu nhiều nhất vào thị  trường Việt  Nam). 16
  17. ­ Các nhà máy sản xuất sữa của Vinamilk được đặt tại các vị  trí chiến lược gần nông trại, cho   phép Vinamilk ngoài việc duy trì và đẩy mạnh quan hệ với nhà cung cấp còn đảm bảo thu mua   được sữa tươi với chất lượng tốt. ­ Vinamilk tiêu thụ  hơn 1/2 sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước, đây cũng là  doanh nghiệp có khả năng điều hướng giá thành sữa trên thị trường Việt Nam. Chiến lược Marketing bài bản, chuyên nghiệp ­ Với một tập đoàn lớn, có bề  dày thành tích như  Vinamilk thì các chương trình quảng cáo, PR,  Marketing đều rất bài bản và chuyên nghiệp, mang tính nhân văn cao, chạm đến trái tim người  dùng, điển hình như các chương trình Sữa học đường, Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam,   chiến dịch  “Quỹ một triệu cây xanh Việt Nam”… ­ Bên cạnh đó, Vinamilk có một bộ  phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm lớn mạnh. Vinamilk   rất coi trọng việc nghiên cứu thị  trường và tìm hiểu thị  hiếu người dùng, cũng như  các hoạt  động bán hàng của các nhà phân phối, lắng nghe phản hồi của người tiêu dùng trên nhiều   phương diện, tận dụng tốt phương tiện truyền thông mạng xã hội để  làm thương hiệu và cũng   nhờ đó, Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa tốt và phù hợp nhất cho người tiêu dùng. Tài chính mạnh ­ Trong khi nhiều doanh nghiệp đang khó khăn vì lãi suất vay thì Vinamilk có cơ  cấu vốn khá an  toàn, khả  năng tự chủ tài chính tốt. Thêm nữa, việc gián tiếp thâu tóm sữa Mộc Châu cũng góp  phần nâng cao và mở rộng vốn tài chính của hãng. ­ Công ty Cổ  phần Sữa Việt Nam Vinamilk  công bố  BCTC hợp nhất quý 3/2019 với cả  chỉ  tiêu   doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng với lãi ròng 9 tháng đầu năm gần 8,380 tỷ  đồng, thực  hiện được 80% kế hoạch năm. Theo số liệu của Kantar Worldpanel, trong Q2 – 2019, sữa và các  sản phẩm từ  sữa tiếp tục là ngành hàng dẫn đầu thị  trường  FMCG với mức tăng trưởng  ấn  tượng. Bên cạnh đó mảng xuất khẩu cũng tăng trưởng nhờ mở rộng ASEAN. Vào tháng 9/2019,   Vinamilk cũng đã chính thức xuất khẩu vào thị  trường tiềm năng là Trung Quốc và nhận được   nhiều phản hồi tích cực. Điểm yếu: Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu Do nhu cầu sữa tươi của người dùng ngày càng tăng cao, nguồn nguyên liệu của trong nước mới chỉ  đáp  ứng được khoảng 30% nhu cầu sản xuất, còn 70% là nhập khẩu từ  New Zealand, Mỹ, Eu và   Nhật Bản. Chính bởi vậy, chi phí đầu vào tăng và giá thành sản phẩm cũng tăng lên. Tuy nhiên,   Vinamilk cũng đang đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng   của người dân trong nước. Thị phần sữa bột chưa cao Với nhu cầu ngày một khắt khe hơn từ người dùng cùng với sự cạnh tranh đến từ  các thương hiệu  sữa ngoại, nhập khẩu từ Anh, Mỹ, Hà Lan …. khiến sữa Vinamilk không còn nắm vị trí độc quyền   thị  trường sữa. Theo một báo cáo cho thấy, tại thị  trường Việt Nam sữa nhập khẩu chiếm 65%,   Vinamilk chiếm 16% và Dutch Lady chiếm 20% Mô hình phân tích chuỗi giá trị  của doanh nghiệp. Vận dụng để  đánh giá nội bộ  cho một   doanh nghiệp. * Khái niệm: 17
  18.     Thuật ngữ chuỗi giá trị  chỉ  ý tưởng coi một công ty là một chuỗi các hoạt động chuyển hóa các   đầu vào thành các đầu ra tạo giá trị cho khách hàng.     Chuỗi giá trị của doanh nghiệp là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến việc   làm tăng giá trị  cho khách hàng. Việc thực hiện có hiệu quả  các hoạt động trong chuỗi giá trị  sẽ  quyết định hiệu quả hoạt động chung và tạo ra những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.     Chính vì lẽ đó, việc phân tích môi trường bên trong để xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh   nghiệp phải gắn với quá trình phân tích chuỗi giá trị. Theo M. Porter trong cuốn sách Competitive  Advantage – lợi thế cạnh tranh vào năm 1985, đã đưa ra khái niệm về  chuỗigiá trị  như  sau: Chuỗi   giá trị được hiểu là một chuỗi các hoạt động có liên kết theo chiều dọc nhằm tạo lập và gia tăng giá   trị cho khách hàng.    Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt   động sản phẩm lại được cộng thêm một số giá trị nào đó. Trong kinh doanh, giá trị là mức tiền mà  người mua sẵn lòng thanh toán cho sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Doanh nghiệp có lãi nếu   giá trị cung cấp cho thị trường vượt qúa các chi phí liên quan đến việc tạo ra sản phẩm. Chuỗi các   hoạt động cung cấp cho sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt   động cộng lại. Ví dụ: Việc chế tác cắt kim cương có thể chỉ tốn thêm một ít chi phí, nhưng việc đó  thêm vào nhiều giá trị cho sản phẩm cuối cùng do một viên kim cương thô rẻ hơn rất nhiều so với   một viên kim cương đã được chế tác.  * Vai trò chuỗi giá trị Chuỗi giá trị được sử dụng như là công cụ phân tích nội bộ doanh nghiệp do   Micheal Porter giới thiệu lần đầu và phổ  biến vào năm 1985 trong cuốn Lợi thế cạnh tranh: Sáng  tạo và duy trì năng lực vượt trội. Chuỗi giá trị  đã được sử  dụng như  một công cụ  phân tích hiệu  quả, phục vụ cho việc hoạch định chiến lược của một tổ chức. Mục đích của các hoạt động trong   chuỗi giá trị nhằm tạo ra giá trị tối đa thông qua giảm thiểu chi phí.     Phân tích chuỗi giá trị là một phương pháp có hệ thống đánh giá tất cả các hoạt động chức năng   của tổ chức và khả năng tạo ra giá trị khách hàng. Một chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động mà một   công ty hoạt động trong một ngành công nghiệp cụ  thể. Các sản phẩm thông qua tất cả  các hoạt   động trong chuỗi giá trị  theo đúng trật tự, và ở  mỗi hoạt động, các sản phẩm lại tăng thêm giá trị.   Chuỗi hoạt động tạo thêm giá trị cho các sản phẩm và là tập hợp giá trị gia tăng của tất cả các hoạt  động. Việc không nhầm lẫn khái niệm chuỗi giá trị  với các chi phí phát sinh thông qua các hoạt  động là rất quan trọng. Có thể lấy máy cắt kim cương làm ví dụ  cho sự khác biệt này. Hoạt động   cắt có thể có chi phí thấp nhưng hoạt động cắt này đã tạo thêm giá trị  cho sản phẩm  ở  giai đoạn  cuối mặc dù một viên kim cương thô sẽ ít giá trị hơn một viên kim cương đã được cắt.     Chuỗi giá trị là một phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm kiểm tra sự phát triển của lợi thế cạnh   tranh. Chuỗi giá trị bao gồm một loạt các hoạt động tạo và dựng giá trị. Chúng tạo thành giá trị tổng   hợp mà một tổ chức có thể tạo ra.     Theo chuỗi giá trị thì giá trị của một doanh nghiệp tạo ra được đo bằng giá trị  mà người mua sẵn   sàng trả  cho sản phẩm hay dịch vụ. Doanh nghiệp có lãi nếu giá trị  tạo ra đó lớn hơn chi phí. Để  đạt được một lợi thế  cạnh tranh, các bộ  phận chức năng của doanh nghiệp hoặc phải tạo ra một   giá trị với chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, hoặc là phải làm cho sản phẩm của mình khác   biệt với sản phẩm của đối thủ  cạnh tranh nhằm tạo ra mức bán cao hơn trên thị  trường. Và như  vậy có nghĩa là doanh nghiệp phải theo đuổi chiến lược chi phí thấp hoặc chiến lược khác biệt hóa  18
  19. sản phẩm. Chuỗi giá trị mang tới cho một bức tranh tổng thể về các hoạt động chính yếu cũng như  hỗ trợ của doanh nghiệp, từ đó cho phép doanh nghiệp thấy điểm mạnh, điểm yếu chính mang tính   cạnh tranh chiến lược của doanh nghiệp. 19
  20. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2