intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập tố tụng hành chính

Chia sẻ: Nguyễn Lập Đức | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:53

768
lượt xem
144
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương tố tụng hành chính, được biên soạn theo chương trình giảng dạy của Khoa Luật, ĐHQG HN, rất tiện lợi cho các bạn học luật ôn tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập tố tụng hành chính

  1. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU ĐỀ CƯƠNG ÔN TÂP TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̣ ̀ ́ ********* ̉ Câu hoi Trang CÂU 1.KHÁI NIỆM TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH ......................................................................... 3 CÂU 2 .CÁC MÔ HÌNH TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI........................................ 3 CÂU 3: KHÁI NIỆM VÀ DẶC ĐIỂM CỦA TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM.................4 CÂU 4: ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.............................................................................................. 5 CÂU 5. PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC TÔN TRỌNG PHÁP CHẾ XHCN TRONG TTHC...........6 CÂU 6. NGUYÊN TẮC HỘI THẨM ND NGANG QUYỀN VỚI THẨM PHÁN KHI XÉT XỬ V Ụ ÁN HC....................................................................................................................................... 6 CÂU 7: PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT KHI XÉT XỬ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH?.................................... 7 CÂU 8: PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC XÉT XỬ TẬP THỂ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH?.................... 8 CÂU 9: PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC XÉT XỬ CÔNG KHAI VỤ ÁN HÀNH CHÍNH VAHC).....8 CÂU 10: PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC 2 CẤP XÉT XỬ TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH....10 CÂU 11. NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO BÌNH ĐẲNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ TRONG T Ố TỤNG HÀNH CHÍNH.............................................................................................................. 11 CÂU 12. QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VÀ TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA NGƯỜI KHỞI KIỆN TRONG LUẬT TTDS............................................................................................................................ 12 CÂU 13: PHÂN TICH NGUYÊN TĂC ĐAM BAO QUYÊN BAO VỆ QUYÊN VÀ LỢI ICH ́ ́ ̉ ̉ ̀ ̉ ̀ ́ HỢP PHAP CUA ĐƯƠNG SỰ TRONG TTHC...................................................................... 12 ́ ̉ CÂU 14: PHÂN TICH NGUYÊN TĂC ĐAM BAO SỰ VÔ TƯ CUA NHỮNG NGƯỜI TIÊN ́ ́ ̉ ̉ ̉ ́ HANH TỐ TUNG HOĂC NGƯỜI THAM GIA TỐ TUNG HANH CHINH................................ 13 ̀ ̣ ̣ ̣ ̀ ́ CÂU 15: PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC QUYỀN DÙNG TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT CỦA DÂN TỘC TRƯỚC TÒA ÁN........................................................................................................... 13 CÂU 16: PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO QUYỀN KHIẾU NẠI TỐ CÁO TRONG TTHC...................................................................................................................................... 13 CÂU 17: KHAI NIÊM THÂM QUYÊN XET XỬ VỤ AN HANH CHINH CUA TOA AN NHÂN ́ ̣ ̉ ̀ ́ ́ ̀ ́ ̉ ̀ ́ DÂN........................................................................................................................................ 14 CÂU 18: NHỮNG KHIÊU KIÊN HANH CHINH THUÔC THÂM QUYÊN GIAI QUYÊT CUA ́ ̣ ̀ ́ ̣ ̉ ̀ ̉ ́ ̉ ̀ ́ TOA AN.................................................................................................................................. 14 CÂU 19: CÓ PHẢI MỌI QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH, HÀNH VI HÀNH CHÍNH ĐỀU ĐƯỢC KHỜI KIỆN RA TÒA.............................................................................................................. 14 CÂU 20: CÓ PHẢI MỌI QUYẾT ĐỊNH, HÀNH VI CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NẾU B Ị KHỞI KIỆN ĐỀU TRỞ THÀNH ĐỐI TƯỢNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN ?............................... 15 CÂU 21: THẨM QUYỀN THEO LÃNH THỔ CỦA TÒA ÁN TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH. ................................................................................................................................................ 15 CÂU 22: TA NHÂN DÂN CẤP HUYỆN CÓ QUYỀN XÉT XỬ CÁC KHIẾU KIỆN H/C LIÊN QUAN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH, HÀNH VI H/C VÀ QUYẾT ĐỊNH LỶ LUẬT BUỘC THÔI VI ỆC CỦA NHỮNG CƠ QUAN , TỔ CHỨC SAU:......................................................................... 17 CÂU 23: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH CÓ QUYỀN XÉT XỬ CÁC KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH/ HÀNH VI HÀNH CHÍNH VÀ QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT BUỘC THÔI VIỆC CỦA NHỮNG CƠ QUAN TỔ CHỨC NÀO?........................................... 17 1
  2. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU CÂU 24: KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG?......................................................................................................... 18 CÂU 25: KHÁI NIỆM NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH..................................... 19 CÂU 26: KHÁI NIỆM CHỨNG CỨ VÀ NGHĨA VỤ CUNG CẤP CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH ............................................................................................................. 21 CÂU 27: KHÁI NIỆM CHỨNG MINH VÀ NGHĨA VỤ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH......................................................................................................................... 23 CÂU 28: KHÁI NIỆM KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH...................................................... 23 CÂU29. ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH........................................................ 24 CÂU 30. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH............................ 25 CÂU 31: PHÂN TICH QUYÊN VÀ NGHIA VỤ CUA NGƯỜI KHỞI KIÊN TRONG VỤ AN ́ ̀ ̃ ̉ ̣ ́ ̀ ́ HANH CHINH......................................................................................................................... 26 CÂU 32: KHAI NIÊM THỤ LÍ VỤ AN HANH CHINH.............................................................. 27 ́ ̣ ́ ̀ ́ CÂU 33: CĂN CỨ THỤ LÍ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH.................................................................. 27 CÂU 34:CÁC TRƯỜNG HỢP TÒA ÁN TRẢ LẠI ĐƠN KIỆN............................................... 29 CÂU 35: PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN VÀ ĐÌNH CH Ỉ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH?..................................................................................... 30 CÂU 36: CÓ NHỮNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI NÀO TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH? CHO VÍ DỤ?............................................................................................................ 30 CÂU 37: AI CÓ QUYỀN YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM TH ỜI TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH? VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM TRONG YÊU CẦU ÁP D ỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?................................... 32 CÂU 38: KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA GIAI ĐOẠN CHUẨN B Ị XÉT X Ử S Ơ TH ẨM.............33 CÂU 39. NHỮNG CÔNG VIỆC CHÍNH TÒA ÁN CẦN TIẾN HÀNH TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM.............................................................................................. 33 CÂU 40. CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN B Ị XÉT XỬ S Ơ THẨM..................................................................................................................................... 36 CÂU 41: KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH?..............38 CÂU 43: TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH, TÒA ÁN XEM XÉT TÍNH H ỢP PHÁP HAY TÍNH HỢP LÍ CỦA QUYẾT ĐỊNH/ HÀNH VI HÀNH CHÍNH?......................................................... 41 CÂU 44: KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH?.........41 CÂU 45: CĂN CỨ ĐỂ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH.................................................. 42 CÂU 46: QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM ?....................................... 42 CÂU 47. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH.............44 CÂU 48. CĂN CỨ ĐỂ GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH.......................................... 45 CÂU 49. QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỐC THẨM................................................ 46 CÂU 50. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH.............46 CÂU 51: CĂN CỨ ĐỂ TÁI THẨM MỘT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH ?.......................................... 47 CÂU 52: QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG TÁI THẨM ?......................................................... 47 CÂU 53: THỦ TỤC XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO............................................................................................................. 49 CÂU 54: KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN VỀ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH....................................................................................................... 50 CÂU 55. MÔ HÌNH CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ THI HÀNH VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Ở VI ỆT NAM........................................................................................................................................ 51 2
  3. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU CÂU 56. THEO ĐIỀU 241: NHỮNG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN V Ề V Ụ ÁN HÀNH CHÍNH ĐƯỢC THI HÀNH BAO GỒM: ...................................................................... 52 CÂU 57. THỦ TỤC THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN VỀ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH..................................................................................................................................... 52 CÂU 58. SỰ ÁP DỤNG LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH............53 Câu 1.Khái niệm tài phán hành chính Tài phán hành chính là hoạt động xét xử các vụ án hành chính ,theo quy định của luật Tố tụng hành chính ,do Tòa án nhân dân và các thẩm phán hành chính thực hiện nhằm bảo vệ quy ền và l ợi ích h ợp pháp của công dân ,tổ chức cảu họ và cơ quan nhà nước ,nh ằm bảo đảm nguyên tắc pháp chế XHCN ,góp phần nâng coa hiệu lực qu ản lý nhà nước . Câu 2 .Các mô hình tài phán hành chính trên thế giới 1. Một số nước theo hệ thống luật chung - Các nước theo hệ thống luật này bao gồm : Hợp chủng quốc Anh .Mỹ ,Canada..,ngoài ra có một số nước Đông Nam Á như Malasia….Hệ thống luật này phát triển dựa trên cơ sở của Án lệ . - Các tranh chấp hành chính ở các nước này được giải quyết trước hết bởi các cơ quan đã ban hành ra quyết định hành chính bị khiếu nại ,hoặc bởi các cơ quan cấp trên của cơ quan đó . - Tài phán hành chính theo quan niệm của các quốc gia này là giải quyết tất cả các tranh chấp hành chính phát sinh giữa công dân và công quyền thuộc thẩm quyền của rất nhiều cơ quan ,tổ chức khác nhau :hệ thống cơ quan tòa án tư pháp .cơ quan hành chính… 2. Các nước theo hệ thống Châu Âu lục địa - Các nước theo hệ thống luật này bao gồm các nước n ằm trong hệ thống Châu Âu lục địa :Pháp.Đức…ngoài ra nhiều quốc gia cũng 3
  4. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU chịu ảnh hưởng.:các nước Châu Mỹ La tinh.các nước Trung Cận đông … - Tài phán hành chính ,theo quan niệm của các quốc gia theo h ệ thống lục địa là hoạt động xét xử các tranh chấp giữa công dân và các tổ chức của họ với các tổ chức cá nhân công quyền và hoạt động tư vấn pháp luật cho chính phủ. 3. Các nước theo hệ thống XHCN trước đây. - Được xây dựng ý thức hệ tư tưởng Mác-Lênin nên các nước XHCN trước đây đều chung quan niệm “ Nhà nước XHCN là nhà nước của đại diện tất cả các tầng lớp nhân dân lao động “ ,” các quyền và lợi ích chính đáng của họ đều được Nhà nước tôn trọng và b ảo v ệ “và do đó “ khó có thể tồn tại các tranh chấp giữa Nhà nước với công dân “ - Một điểm nhấn mạnh các nước thuộc hệ thống luật XHCN trước đây phần lớn đều có nguồn gốc từ hệ thống luật Châu Âu l ục địa ,do đó,sau khi tan rã ,các nước này đều quay trở v ề “gia đình lu ật” với việc công nhận sự tồn tại 2 hệ thống tài phán : tìa phán hành chính và tài phán tư pháp . 4. Nhật Bản .Trung Quốc và các nước theo giải pháp trung gian - Trung Quốc thuộc các nhóm chọn giải pháp trung gian :thành lập những tòa chuyên trách xét xử các tranh ch ấp hành chính bên c ạnh các tòa dân sự .hình sự …nằm trong cơ cấu tòa án của nhân dân . - Quan niệm về tài phán hành chính ở Nhật Bản hiện nay cũng giống với các nước thuộc hệ luật chung ,tức là việc xứt xử hành chính sẽ do tòa án thường giải quyết để đảm bảo chức năng xét xử chung của một loại cơ quan tài phán nhưng lại áp dụng một th ủ t ục đ ặc bi ệt để giả quyết theo Luật kiện tụng hành chính. Câu 3: khái niệm và dặc điểm của tài phán hành chính ở Vi ệt Nam. - Khái niệm: + Là hoạt động xét xử các vụ án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính, do Tòa án nhân dân ( các tòa hành chính chuyên trách ) và các thẩm phán hành chính thực hiện  Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức của họ và cơ quan nhà nước, nhằm bảo đảm nguyên tắc pháp chế XHCN, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. - Đặc điểm: + Tài phán hành chính là tổ chức và hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính phát sinh khi có đơn khởi kiện v ụ án hành chính 4
  5. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU giữa công dân và tổ chức của họ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công quyền. + Cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam là Tòa hành chính thuộc hệ thống tòa án nhân dân. + Đối tượng của tài phán hành chính ở Việt Nam là các quyết định hành chính cá biệt hoặc các hành vi hành chính của cơ quan, cá nhân công quyền bị công dân khởi kiện sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục khiếu nại. + Hoạt động tài phán hành chính tuân theo trình tự thủ tục do pháp luật tố tụng hành chính quy định. Câu 4: Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều ch ỉnh c ủa Luật tố tụng hành chính Việt Nam. 1. Đối tượng điều chỉnh : Khai niêm: Là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải ́ ̣ quyết các vụ án hành chính. Những quan hệ xã hội được quy ph ạm pháp luật tố tụng hành chính điều chỉnh sẽ trở thành quan h ệ pháp lu ật tố tụng hành chính. Nếu lấy tiêu chí các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hành chính thì có thể chia thành các nhóm: + Nhóm 1: những quan hệ xã hội phát sinh giữa các ch ủ thể được trao quyền lực nhà nước để thực hiện các hoạt động nhằm giải quyết vụ án hành chính. • Tòa án với tòa án( tòa án cấp sơ thẩm với cấp phúc thẩm • Tòa án với viện kiểm sát khi VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp • Giữa các thành viên của hội đồng xét xử vụ án hành chính. + Nhóm 2: các quan hệ xã hội phát sinh giữa chủ thể tiến hành tố tụng hành chính với các chủ thể tham gia tố tụng hành chính. • Quan hệ giữa thẩm phán được phân công giải quyết vụ án với luật sư, đương sự tại phiên tòa…. 5
  6. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU + Nhóm 3: các quan hệ xã hội phát sinh giữa các đương sự với nhau tại phiên tòa hành chính. 2. Phương pháp điều chỉnh: Kết hợp giữa phương pháp quyền lực phục tùng với phương pháp bình đẳng dựa trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng ch ứng cứ khách quan . Câu 5. Phân tích nguyên tắc tôn trọng pháp chế XHCN trong TTHC - Đối với cơ quan, người tiến hành TTHC phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật về thẩm quyền và trình t ự tố t ụng hành chính, không được từ chối hay thực hiện vượt quá thẩm quyền của mình. Bởi, họ là những ng nhân danh NN giải quy ết tranh ch ấp HC phát sinh nên nếu họ lạm quyền hay vị phạm trình tự thì sẽ trực tiếp xâm hại đến quyền lời của các bên tham gia TTHC - Đối với những người tham gia TTHC: nghiêm ch ỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ TTHC của mình=> Điều kiện cần để Tòa án HC xét xử 1 cách nghiêm túc, khách quan, nhanh chóng vụ án HC - Đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt đ ộng TTHC: tuy ko là chủ thể trực tiếp tham gia hay th ực hiện TTHC nh ưng tùy từng trường hợp cụ thể họ có vai trò, trách nhiệm nhất định trong quá trình giải quyết vụ án HC - Đối với Bản án, quyết định của Tòa án về vụ án HC có hiệu lực PL phải được tôn trọng, nghiêm chỉnh ch ấp hành và bảo đ ảm th ực hiện. Câu 6. Nguyên tắc Hội thẩm ND ngang quyền với thẩm phán khi xét xử vụ án HC - Điều 129 Hiến pháp 1992 quy định :” Việc xét xử cuả Tòa án nhân dân có hội thẩm nhân dân, của Tòa án quân sự có hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của PL. Khi xét x ử h ội th ẩm ngang quy ền với thẩm phán” - Hội thẩm ND là các cá nhân không phải là cán bộ, công chức, không bị ràng buộc trực tiếp bởi các quy tắc công vụ. Họ là đại diện cho nhân dân, sự tham gia của họ vào Hội đồng xét xử là bi ểu hi ện c ụ thể cho hình thức nhân dân trực tiếp tham gia vào quản lý NN, có ý nghĩa quan trọng trong việc xóa bỏ định kiến :” Tòa án và người bị 6
  7. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU kiện đều là cơ quan NN nên họ sẽ bao che cho nhau”=> Tòa án xét xử 1 cách công bằng, khách quan hơn - Nguyên tắc này được áp dụng trong cả quá trình sơ thẩm cũng như nghị án Câu 7: Phân tích nguyên tắc thẩm phán và h ội th ẩm nhân dân đ ộc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử vụ án hành chính? Điều 14 luật TTHC quy định: + Khi xét xử vụ án hành chính, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. + Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, cản trở Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình xét xử, thẩm phán và hội thẩm là những người được Nhà nước trao quyền xem xét và giải quyết vụ án, đồng thời chịu trách nhiệm trước PL về các phán quyết của mình.  Nguyên tắc này nhằm đề cao trách nhiệm cá nhân của th ẩm phán và hội thẩm, góp phần ngăn chặn việc can thi ệp trái PL vào ho ạt động xét xử và cả khi ra các phán quyết của Tòa án. Nguyên tắc này có các biểu hiện cụ thể: + Độc lập với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. • Có quy định này bởi vì Thẩm phán và HTND là thành viên của Hội đồng xét xử, những người này đưa ra những phán quyết có tính chất bắt buộc thi hành đối với các bên có liên quan. • Độc lập có nghĩa là không có cá nhân hoặc tổ chức nào có thể ép buộc, gây ảnh hưởng đối với Thẩm phán và HTND để họ xét xử trái pháp luật; • Thẩm phán và Hội thẩm không lệ thuộc ý kiến của Chánh án hoặc TAND cấp trên; mặc dù có thể trao đổi ý kiến để tham khảo; không lệ thuộc vào ý kiến của VKS nhân dân. • Không bị chi phối bởi bất kỳ ý kiến tác động của các cơ quan nhà nước liên quan. • Độc lập với các tài liệu, chứng cứ các bên cung cấp + Độc lập giữa các thành viên của Hội đồng xét xử: Các Thẩm phán và HTND không bị phụ thuộc lẫn nhau, nhất là giữa Hội thẩm và Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân sẽ 7
  8. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU không bị chi phối bởi quan điểm của Thẩm phán. Bởi vì khi nghị án, Thẩm phán và HTND mỗi người 1 lá phiếu và quy ết theo đa s ố, ý ki ến thiểu số được bảo lưu. + Thẩm phán và hội thẩm phải căn cứ vào PL hiện hành để phán quyết các vấn đề của vụ án. Khi xét xử phải căn cứ trên các quy định của pháp luật hiện hành trong việc đưa ra các phán quy ết c ủa mình. Thẩm phán phải quyết định việc giải quyết vụ án trên cơ sở hiểu biết pháp luật, trách nhiệm và lương tâm ngh ề nghi ệp, và nh ất là niềm tin nội tâm khi đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật. Chỉ có pháp luật mới là căn cứ để Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân quy ết định và bảo đảm để Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập. Độc lập và tuân theo pháp luật có mối quan hệ hữu cơ. Độc lập ph ải tuân theo pháp luật đế tránh tùy tiện, trên cơ sở pháp luật mới độc l ập đ ược vì trên cơ sở pháp luật thì không bị chi phối b ởi ý ki ến các cá nhân, c ơ quan, tổ chức khác.  Nguyên tắc này đảm bảo tính thống nhất trong xét xử, phù h ợp v ới nguyên tắc pháp chế và đảm bảo tính thuyết phục và khả thi của các phán quyết của tòa án. Câu 8: Phân tích nguyên tắc xét xử tập thể vụ án hành chính? Điều 16 luật TTHC quy định: “Tòa án xét xử tập thể v ụ án hành chính và quyết định theo đa số”. Tuy yêu cầu bảo đảm sự độc lập của thẩm phán và h ội th ẩm là ̀ cần thiết trong hoạt động xét xử, nhưng không có nghĩa là thẩm phán hay hội thẩm có toàn quyền quyết định các vấn đề của vụ án theo ý chí chủ quan, tùy tiện. Họ không thể tùy tiện thể hiện ý chí chủ quan của cá nhân mình mà các đa phán quyết này phải thể hiện ý chí thống nhất của NN trên cơ sở những căn cứ pháp lý cụ thể. PL quy đ ịnh: Hội đồng xét xử quyết định theo đa số.  Đảm bảo nguyên tắc pháp chế và thể hiện ý chí thống nhất của NN trên cơ sở những căn cứ pháp lý cụ thể. Câu 9: Phân tích nguyên tắc xét xử công khai vụ án hành chính VAHC) - Phù hợp với nguyên tắc Hiến định (Điều 131 Hiến pháp 1992): “Tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định” Điều 17 Luật TTHC quy định: “Việc xét xử vụ án hành chính được tiến hành công khai. Trường hợp cần giữ bí mật nhà nước hoặc giữ bí mật của đương 8
  9. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.” - Ngoài mục đích bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, bảo đảm tính pháp quyền trong quản lý hành chính nhà nước, việc xét xử VAHC còn có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục, tuyên truyền pháp luật.  Nguyên tắc xét xử công khai đòi hỏi việc xét xử VAHC phải được tiến hành công khai tại trụ sở của tòa án hoặc phiên tòa l ưu động trên cơ sở bảo đảm quyền của các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo đảm cho đương sự, cơ quan, tổ chức có liên quan được bi ết các ch ứng cứ pháp lý làm cơ sở để giải quyết VAHC.  Công khai, minh bạch vừa là yêu cầu của thực tiễn pháp luật, vừa là đòi hỏi của quá trình dân chủ XHCN ở nước ta. - Xét xử công khai còn có ý nghĩa quan trọng trong: + Đề cao trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng hành chính và người tham gia tố tụng hành chính. + Bảo đảm quyền giám sát của nhân dân đối với các hoạt động tố tụng hành chính. - Một số trường hợp pháp luật quy định việc xét xử VAHC có thể được tiến hành không công khai: + Trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ (bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư...)  Tòa án xét xử kín (phiên tòa xét xử VAHC không có s ự tham gia của nhân dân).  Cơ quan, người tiến hành tố tụng hành chính không công bố công khai các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ VAHC.  Trong mọi trường hợp Tòa án đều phải tuyên án công khai. + Trong một số trường hợp pháp luật quy định cụ th ể phù hợp với từng giai đoạn của tố tụng hành chính, tòa án tiến hành phiên tòa giải quyết VAHC mà không có mặt của đương sự, người đại di ện của đương sự, người bảo vệ quyền & lợi ích hợp pháp của đương s ự. Những trường hợp này có thể là do: 9
  10. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU • Người vắng mặt đã có đơn yêu cầu tòa án xét xử vắng mặt họ . • Họ đã được tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt. • Tòa án xét thấy không cần thiết phải triệu tập họ tham gia phiên tòa giải quyết VAHC. Câu 10: Phân tích nguyên tắc 2 cấp xét xử trong tố tụng hành chính - Để bảo vệ triệt để quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự trong tố tụng hành chính và bảo đảm quyền kiểm tra của tòa án c ấp trên với tòa án cấp dưới trong việc giải quyết VAHC, Luật TTHC quy định: Điều 19: Thực hiện chế độ 2 cấp xét xử. - Điều 19 có đề cập việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc th ẩm hoặc tái th ẩm nhưng xét về phương diện lý luận thì 2 cấp xét xử trong TTHC ch ỉ gồm có xét xử theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm, còn giám đ ốc th ẩm hay tái thẩm được xác định là thủ tục đặc biệt trong TTHC. - Có quan điểm như vậy là vì việc giải quyết VAHC theo th ủ tục sơ thẩm và phúc thẩm (2 cấp xét xử) có nhiều điểm khác biệt so với việc giải quyết VAHC theo thủ tục giám đốc th ẩm, tái thẩm. Cụ thể: TIÊU CHÍ THEO THỦ TỤC THEO THỦ TỤC SƠ THẨM VÀ PHÚC THẨM GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM 1. Việc giải - Các tổ chức, cá nhân với tư - Người có thẩm quyền theo quy quyết VAHC cách là đương sự trong TTHC định của pháp luật: Thẩm quyền được tiến hành khi họ thực hiện quyền chủ kháng nghị của Chánh án Tòa án cấp trên cơ sở yêu quan của mình (quyền khởi tỉnh, Chánh án TAND tối cao, Viện cầu của:... kiện của người khởi kiện, trưởng VKSND cấp tỉnh, Viện quyền kháng cáo của đương sự) trưởng VKSND tối cao. 2. Mục đích chủ - Bảo vệ quyền và lợi ích - Bảo đảm quyền kiểm tra của yếu của việc hợp pháp của các đương sự VKS cấp trên, Tòa án cấp trên đối giải quyết với Tòa án cấp dưới trong việc giải VAHC quyết VAHC 3. Nội dung chủ - Giải quyết các tranh chấp - Tòa án cấp trên trực tiếp xử lại yếu của xét xử hành chính (tranh chấp giữa các bản án, quyết định đã có hiệu lực VAHC đương sự phát sinh trong việc pháp luật của Tòa án cấp dưới nhưng ban hành QĐHC, QĐ kỷ luật bị kháng nghị buộc thôi việc, thực hiện hành 10
  11. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU vi hành chính...) - Luật TTHC không áp dụng nguyên tắc 2 cấp xét xử đối với việc giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND là hợp lý. Vì: + Đây là khiếu kiện đặc biệt, việc giải quyết loại khiếu kiện này phải được tiến hành nhanh chóng để có th ể kịp th ời đảm bảo cho người khởi kiện thực hiện quyền bầu cử hợp pháp của mình theo đúng thời gian bầu cử đã được cơ quan nhà nước có thẩm quy ền xác định. + Tòa án cấp sơ thẩm chỉ được giải quyết loại khiếu kiện này trong trường hợp người khởi kiện trước đó đã “khiếu nại với cư quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết th ời h ạn gi ải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với cách giải quy ết khiếu nại”.  Việc giải quyết khiếu kiện này có thể được tiến hành với 2 cơ quan có thẩm quyền khác nhau: cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại & Tòa án cấp sơ thẩm.  Khó khăn, không thực sự cần thiết nếu áp dụng nguyên tắc 2 cấp xét xử đối với việc giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đ ại bi ểu H ội đ ồng nhân dân. Câu 11. Nguyên tắc đảm bảo bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính. - Theo quy định tại điều 10 về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính: 1. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Toà án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp. 2. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác. 3. Các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. - Đây là nguyên tắc có tính chất hiến định. Nó được quy định nhằm bảo đảm sự bình đẳng của các bên tham gia tố tụng. Tránh trường hợp do quan hệ “quyền uy- phục tùng”, sự phân cấp hành chính giữa các bên tham gia mà các cơ quan hành chính được quyền đứng trên 11
  12. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU và hưởng nhiều lơi ích hơn người khởi kiện. Điều đó có thể dẫn tới những sai lầm và hạn chế nhất định trong xét xử. - Theo quy định của nguyên tắc này, mọi chủ thể tham gia vào vụ án hành chính đều có quyền lợi nhất định phù hợp với địa vị pháp lý của mình trong xét xử. Đi kèm với đó sẽ là các nghĩa vụ tương thích phải thực hiện trước tòa. Các bên đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. - Chỉ có đảm bảo sự công bằng giữa nguyên đơn và bị đơn mới đảm bảo tính công minh của Tòa An, đảm bảo nguyên tắc chỉ tuân thủ theo luật và hơn hết là đảm bảo tính nhân văn, nhân đạo và công bằng đã được thể hiện trong Hiến Pháp và đường lối chính sách của Đảng Câu 12. Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện trong luật ttds - Theo quy định tại Điều 7 về Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện: Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình theo quy định của Luật này. - Nguyên tắc này được xây dựng với mục đính đảm bao tốt nhất cho quyền và lợi ích liên quan của đương sự. Nó có quan hệ chặt chẽ với quan hệ với nguyên tắc thỏa thuận của các bên tham gia. Sự kết hợp này giúp các bên có thể giải quyết các mâu thuẫn, thông cảm hơn với nhau. Nó góp phần làm cho mối quan hệ giữa người dân với nhà nước gắn bó mật thiết hơn để nhà Nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Câu 13: Phân tich nguyên tăc đam bao quyên bao vệ quyên va ̀ l ợi ́ ́ ̉ ̉ ̀ ̉ ̀ ich hợp phap cua đương sự trong TTHC. ́ ́ ̉ Điều 11 luật TTHC. Cái này hiểu là: việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình là quyền của đương sự. và nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm cho đ ương s ự có đủ phương tiện để thực hiện quyền đó. Điều này được thể hiện ở Điều 5, điều 7, điều 8,điều 9,điều 22, điều 24, điều 26, và các điều ở chương IV luật TTHC. Mọi ng đọc trong đó để đi thi chém ra là okie. 12
  13. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU Câu 14: Phân tich nguyên tăc đam bao sự vô tư cua những người ́ ́ ̉ ̉ ̉ tiên hanh tố tung hoăc người tham gia tố tung hanh chinh. ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ̀ ́ Điều 18 luật TTHC Vô tư trong xét xử là yêu cầu đặt ra đối với ơ quan tư pháp của mọi chế độ. Để đảm bảo cho việc đó thì những người tiến hành tố tụng phải gần như không có mối liên hệ lợi ích nào với các bên trong quan h ệ t ố tụng. Điều này còn được thể hiện rõ hơn ở các điều tf Điều 41-Điều 46. Câu 15: Phân tích nguyên tắc quyền dùng tiếng nói, ch ữ vi ết c ủa dân tộc trước tòa án - Luật tố tụng hành chính quy định “người tham gia tố tụng được quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này cần phải có phiên dịch” - Đảm bảo nguyên tắc này thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc đồng thời để biểu đạt chính xác yêu cầu của đương sự, tạo điều kiện cần thiết để những người ko sử dụng tiếng việt có thể tham gia tích cực vào tố tụng hành chính. Qua đó tòa có th ể xét x ử m ột cách khách quan, công bằng và đúng pháp luật. Tòa án ko ch ỉ có trách nhi ệm tôn trọng quyền này mà còn cần phải cử người phiên dịch thích h ợp trong từng trường hợp cụ thể. Câu 16: Phân tích nguyên tắc đảm bảo quyền khiếu nại tố cáo trong tthc - Điều 26 luật tthc quy định: “ cá nhân, cơ quan tổ chức có quy ền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo những việc làm sai trái của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tthc hoặc của bất cứ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào trong hoạt động tthc”. - Nguyên tắc này được quy định trong luật tthc thể hiện tính dân chủ, giám sát của các cá nhân, tổ chức đối với hoạt động tthc. Nó cho phép cá nhân, tổ chức thể hiện, bày tỏ thái độ quan điểm của mình đối với hoạt động xét xử hành chính. Qua đó nâng cao hơn nữa trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng hành chính để hoạt động tthc trở nên chặt chẽ, khách quan và chính xác hơn nữa. 13
  14. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU Câu 17: Khai niêm thâm quyên xet xử vụ an hanh chinh cua toa an ́ ̣ ̉ ̀ ́ ́ ̀ ́ ̉ ̀ ́ nhân dân. - Khai niêm “thâm quyên” (nghia rông): khả năng cua chủ thể ́ ̣ ̉ ̀ ̃ ̣ ̉ trong viêc xem xet và giai quyêt hay đinh đoat môt công viêc nao đó trên ̣ ́ ̉ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ̀ cơ sở luât đinh. ̣ ̣ - Khai niêm “thâm quyên xet xử vụ an hanh chinh cua toa an nhân ́ ̣ ̉ ̀ ́ ́ ̀ ́ ̉ ̀ ́ dân”: là pham vi thực hiên quyên lực nhà nước cua Toa an trong viêc ̣ ̣ ̀ ̉ ̀ ́ ̣ giai quyêt cac tranh châp hanh chinh giữa môt bên là công dân, tổ chức ̉ ́ ́ ́ ̀ ́ ̣ và bên kia là cơ quan công quyên, theo thủ tuc tố tung hanh chinh nhăm ̀ ̣ ̣ ̀ ́ ̀ bao đam và bao vệ lợi ich cua Nhà nước, cua xã hôi, quyên và lợi ich ̉ ̉ ̉ ́ ̉ ̉ ̣ ̀ ́ hợp phap cua công dân. ́ ̉ Thâm quyên được hiêu là cả quyên han, nhiêm vụ và trach nhiêm ̉ ̀ ̉ ̀ ̣ ̣ ́ ̣ ̉ cua Toa an. ̀ ́ Câu 18: Những khiêu kiên hanh chinh thuôc thâm quyên giai quyêt ́ ̣ ̀ ́ ̣ ̉ ̀ ̉ ́ ̉ ̀ ́ cua toa an. (Theo điêu 28) ̀ - Khiêu kiên quyêt đinh hanh chinh, hanh vi hanh chinh (trừ ́ ̣ ́ ̣ ̀ ́ ̀ ̀ ́ trường hợp liên quan đên bí mât nhà nước; viêc nôi bộ cơ quan) (chú y: ́ ̣ ̣ ̣ ́ QĐHC phai là quyêt đinh cá biêt, lân đâu, tac đông trực tiêp đên quyên ̉ ́ ̣ ̣ ̀ ̀ ́ ̣ ́ ́ ̀ lợi công dân) - Khiêu kiên về danh sach cử tri bâu cử đai biêu Quôc hôi, Hôi ́ ̣ ́ ̀ ̣ ̉ ́ ̣ ̣ ̀ đông nhân dân. - Khiêu kiên quyêt đinh kỷ luât buôc thôi viêc (công chức giữ ́ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ chức vụ từ Tông cuc trưởng và tương đương trở xuông) ̉ ̣ ́ - Khiêu kiên quyêt đinh giai quyêt khiêu nai về quyêt đinh xử lý vụ ́ ̣ ́ ̣ ̉ ́ ́ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ viêc canh tranh. Câu 19: Có phải mọi quyết định hành chính, hành vi hành chính đều được khời kiện ra tòa. Theo qui định tại pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính sửa đổi, bổ sung thì đến nay chỉ có 22 loại khiếu kiện được tòa hành chính thụ lý, trong đó có 16 loại khiếu kiện được quyền khởi kiện ra tòa sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai như: quyết định xử phạt vi phạm hành chính; quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính; quy ết đ ịnh hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng bi ện pháp buộc tháo dỡ nhà ở; trong việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí; thu tiền sử dụng đất...). Còn sáu loại khiếu kiện còn lại được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. 14
  15. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU Ví dụ: Đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đ ất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích s ử d ụng đ ất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu h ồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất, tòa án chỉ thụ lý khi: + Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu của chủ tịch UBND cấp huyện và không ti ếp t ục khi ếu nại đến chủ tịch UBND cấp tỉnh; + Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu của chủ tịch UBND cấp tỉnh. Câu 20: Có phải mọi quyết định, hành vi của cơ quan hành chính nếu bị khởi kiện đều trở thành đối tượng xét xử của tòa án ? Câu trả lời là : KHÔNG Ngay tại khoản 1, điều 28, luật tố tụng hành chính đã qui định rõ: Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án : “ Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí m ật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục dp Chính phủ qui định và các quyết đinh hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, nhà nước.” Câu 21: Thẩm quyền theo lãnh thổ của tòa án trong vụ án hành chính. Thẩm quyền lãnh thổ của Tòa hành chính được xác định như sau: Hệ thống Tòa án nhân dân ở nước ta đc tổ chức theo cấp hành chính: TA nhân dân huyện, TA nhân dân tỉnh và TA nhân dân t ối cao. Thẩm quyền của Tòa hành chính thuộc TA nhân dân đc phân chia như sau: a) TA nhân dân huyện, quận , thị xã , thành phố thuộc tỉnh ( sau đây gọi chung là TA câp huyện ) giải quyết thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây: - Khiếu kiện quyêt định h/c, hành vi h/c của cơ quan nhà nc t ừ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giởi h/c với TA hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nc đó; 15
  16. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU - Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới h/c với TA đối với công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan , tổ chức đó; - Khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc h ội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới h/c với TA. b) TA nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây: - Khiếu kiện quyết định h/c, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, văn phòng chủ tịch nc, văn phòng quốc hội, kiểm toán nhà nc, TA nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyêt định h/c, hành vi h/c của người có th ẩm quy ền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm vi ệc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới h/c với TA; trường hợp người kh ởi kiện không có nơi cư trú , nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ VN thì thẩm quyền giải quyết thuộc TA nơi cơ quan, người có th ảm quy ền ra quyết định h/c; có hành vi h/c; - Khiếu kiện quyết định h/c , hành vi h/c của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nc quy định tại điểm a khoản này và quyết định h/c, hành vi hành chính của người có thẩm quy ền trong các c ơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoạc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới h/c với TA; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú , nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh th ổ VN thì th ẩm quy ền gi ải quyết thuộc TA nơi cơ quan, người có thảm quyền ra quyết định h/c; có hành vi h/c; - Khiếu kiện quyết định h/c, hành vi h/c của cơ quan nhà nc c ấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới h/c với TA và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nc đó; - Khiếu kiện quyets định h/c, hành vi h/v của cơ quan đại diện ngoại giao của nc CHXHCNVN ở nc ngoài hoặc của người có th ẩm quyên trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cung phạm vi địa giới h/c với TA. Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại VN, thì TA có thẩm quyền là TA nhân dân thành ph ố HN hoặc TA nhân dân thành phố HCM; - Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ . ngành TƯ mà người khởi kiện khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với TA; 16
  17. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU - Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc canh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới h/c với TA; - Trong trường hợp cần thiêt , TA cấp tỉnh có thể lấy lên đ ể gi ải quyêt khiếu kiện thuộc thẩm quyền của TA cấp huyện. c) TA nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định tại điều này. Câu 22: TA nhân dân cấp huyện có quyền xét xử các khi ếu ki ện h/c liên quan đến quyết định, hành vi h/c và quy ết đ ịnh l ỷ lu ật buộc thôi việc của những cơ quan , tổ chức sau: TA nhân dân huyện, quận , thị xã , thành phố thuộc tỉnh ( sau đây gọi chung là TA câp huyện ) giải quyết thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây: - Khiếu kiện quyêt định h/c, hành vi h/c của cơ quan nhà nc t ừ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giởi h/c với TA hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nc đó; - Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới h/c với TA đối với công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan , tổ chức đó; - Khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc h ội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới h/c với TA. Câu 23: Tòa án nhân dân tỉnh có quyền xét xử các khiếu ki ện hành chính liên quan đến quyết định/ hành vi hành chính và quy ết định kỷ luật buộc thôi việc của những cơ quan tổ chức nào? 1. QĐHC, HVHC: - Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, vp chủ tịch nước, vp Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, VKS nhân dân tối cao và của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính vs tòa án; TH người khởi kiện ko có nơi cư trú , nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh th ổ VN thì th ẩm quy ền gi ải quyết thuộc tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra QĐHC, HVHC. 17
  18. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU - Cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với tòa án và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nc đó. - Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người bị kiện có cùng nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với tòa án ( ko có thì thẩm quy ền thu ộc TAND HN/ TP HCM) 2. Quyết định kỉ luật buộc thôi vc: - Khiếu kiện quyết định kỉ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người kh ởi kiện có nơi làm việc khi bị kỉ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với tòa án Câu 24: Khái niệm và vai trò của các cơ quan ti ến hành t ố t ụng, ng ười tiến hành tố tụng? 1. Cơ quan tiến hành tố tụng CƠ QUAN KHÁI NIỆM VAI TRÒ Là cơ quan xét xử của - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp nước CHXHCNVN. Tòa pháp của công dân, tổ chức, cơ hành chính là một trong quan nhà nước bị xâm hại hoặc có những tòa chuyên trách khả năng bị xâm hại bởi QĐHC, Tòa án được thiết lập tại TAND HVHC. nhân dân tối cao và TAND tỉnh, thành - Góp phần bảo đảm pháp chế phố trực thuộc TƯ XHCN, nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lí hành chính và hoạt động quản lí N2 Là cơ quan thực hành Đảm bảo cho việc giải quyết vụ quyền công tố và kiểm sát án hành chính kịp thời, đúng pháp VKSND các hoạt động tư pháp theo luật. quy định của hiến pháp và pháp luật. 2. Người tiến hành tố tụng CƠ QUAN KHÁI NIỆM VAI TRÒ Chánh án Là người đứng đầu Tòa án nhân Chỉ đạo các công việc tòa án dân chung của Tòa án nhân dân Thẩm phán Là người được bổ nhiệm theo Thẩm tra, xác minh và tiến 18
  19. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU quy định của pháp luật để làm hành lập hồ sơ vụ án; đưa ra nhiệm vụ xét xử những vụ án và những quyết địh cần thiết giải quyết những việc khác thuộc phù hợp để giải quyết vụ án thẩm quyền của tòa án ( pháp lệnh hành chính ở các giai đoạn thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử; tham gia xét xử; đưa 2002). ra quyết định cuối cùng Là người được bầu cử hoặc cử Cùng tham gia xét xử với Hội thẩm theo quy định của pháp luật để làm thẩm phán nhân dân nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án. Là cán bộ của tòa án, được tuyển Tiến hành quá trình giải dụng theo quy định của pháp luật quyết vụ án hành chính theo Thư kí tòa về cán bộ, công chức. là người trực đúng trình tự thủ tục tố tụng án tiếp thực hiện những hoạt động mang tính tác nghiệp trong quá trình tòa án giải quyết vụ án hành chính Là người đứng đầu, lãnh đạo Giám sát, lãnh đạo những VKSND cv chung của VKS Viện Trình dự án luật, pháp lệnh trưởng Chịu trách nhiệm và báo VKS cáo công tác trc QH và chủ tịch nước Là người được bổ nhiệm theo Kiểm sát việc tuân theo quy định của pháp luật để làm pháp luật trong quá trình nhiệm vụ thực hành quyền công tố TAND giải quyết vụ án hành Kiểm sát và kiểm sát các hoạt động tư pháp. chính theo quy định của PL viên Trình bày quan điểm của VKSND về vc giải quyết vụ án hành chính. Câu 25: Khái niệm người tham gia tố tụng hành chính - Người tham gia tố tụng hành chính là những cá nhân hay tổ chức tham gia vào việc giải quyết vụ án hành chính với tư cách là cá nhân hay tổ chức độc lập, có những quyền và nghĩa vụ nhất định, th ực hiện các hành vi tố tụng trong quá trình TAND xem xét, giải quyết vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. - Người tham gia tố tụng hành chính bao gồm hai nhóm: + Nhóm đương sự: người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người đại diện h ợp pháp của đương sự 19
  20. ĐỀ CƯƠNG TỐ TUNG HANH CHINH ̣ ̀ ́ K55CLC - SOL - VNU + Nhóm người tham gia tố tụng khác: người làm chứng, người phiên dịch, người giám định, người bào chữa a/ Nhóm đương sự - Người khởi kiện: là cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cán bộ, công chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định k ỉ luật buộc thôi việc nên đã khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án nhân dân có thẩm quyền. - Người bị kiện: là cá nhân, cơ quan nhà nước. tổ chức có quy ết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc bị khởi kiện. - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: là cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức do có việc khởi kiện vụ án hành chính mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi hoặc nghĩa vụ của họ. - Người đại diện hợp pháp của đương sự: Pháp luật quy định đương sự có thể ủy quyền cho bất cứ người nào đại diện cho mình tham gia tố tụng (trừ những người không được đại diện do pháp luật quy định). * Chú y: ́ + Người thừa kế của đương sự có thể trở thành người tham gia tố tụng trong TH đương sự là cá nhân đã chết mà quy ền và nghĩa vụ của họ được thừa kế. + Nếu đương sự là cơ quan, tổ chức bị sáp nhập, chia, giải thể thì cá nhân, pháp nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ của pháp nhân cũ sẽ trở thành người tham gia tố tụng để thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của pháp nhân đó. + Về năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính thì mọi cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức đều có quyền khởi kiện vụ án hành chính (năng lực pháp luật). Tuy nhiên, bên cạnh năng lực pháp luật đó, để trở thành chủ thể trong quan hệ t ố t ụng hành chính thì cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức phải có năng lực hành vi tố tụng. b/ Nhóm người tham gia tố tụng khác - Người làm chứng: là người biết những tình tiết liên quan đến vụ án hành chính, có thể tự mình (tự nguyện) hoặc được tòa án hay viện kiểm sát triệu tập đến để làm chứng (pháp luật quy định s ự có mặt của họ là bắt buộc). - Người giám định: là người có chuyên môn được tòa án hay VKS triệu tập hoặc theo yêu cầu của đương sự để giám định một cách khách quan, trung thực đối tượng được yêu cầu giám định. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2